Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Bộ sách Lục tỉnh cầm ca gồm 4 quyển: Đường vào hát bội, Đường vào diễn xướng dân gian Nam bộ, Đường vào đờn ca tài tử và Đường vào cải lương, tập hợp nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm tổ chức các chương trình Diễn xướng Nam bộ của nhóm Đối thoại Văn hóa Cộng đồng (CCD).

Với một bộ sách mang âm hưởng dân tộc Việt Nam, mang giá trị văn hoá Việt mãi trường tồn, có lẽ là một điều quý giá giữa xã hội hiện đại này. Mỗi tập khoảng 60 trang, mỗi câu từ đều trình bày nên những kiến thức cơ bản, khắc họa sâu sắc những sự độc đáo của nghệ thuật dân gian Việt Nam.

Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Nhóm sáng tác “Lục Tỉnh Cầm Ca” gồm bốn người là Nguyễn Tấn Khiêm, Đặng Thị Ngọc Tú, Lục Phạm Quỳnh Nhi, Phan Khắc Huy. Lục Phạm Quỳnh Nhi sinh năm 1997, yêu thích hát bội từ lớp 11. Cô luôn có mặt tại các buổi diễn trong lễ giỗ ở Lăng Lê Văn Duyệt, quan sát, ghi chép cách mọi người biến hóa trên sân khấu. Nhóm còn quảng bá các loại hình nghệ thuật qua dự án Thư Viện Diễn Xướng Nam Bộ Lục Tỉnh Cầm Ca, Vang Vọng Trống Chầu – làm mới các loại hình diễn xướng với cách diễn mới, lượt bớt các điển tích cổ xưa để gần gũi với hiện đại.

Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Nhóm sáng tác “Lục Tỉnh Cầm Ca”

“Lục tỉnh cầm ca” đưa đến cho người đọc những cái hay, cái đẹp trong các loại hình diễn xướng của miền Nam. Có 4 loại hình nghệ thuật được nhắc đến trong sách một cách cô đọng, từ bối cảnh lịch sử hình thành các loại hình diễn xướng, sân khấu hóa chất liệu âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền với góc nhìn đương đại, giúp khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ tiếp cận và chung tay tiếp tục giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa cổ truyền.

Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Buổi giới thiệu tác phẩm Lục tỉnh cầm ca vào ngày 24/10 tại Đường Sách TP.HCM

  • Đường vào Diễn xướng dân gian Nam bộ: Sách quý giới thiệu bốn loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu ở hai thể loại “hầu như đã mất đi hoặc có nhiều biến đổi xa xôi so với cội nguồn”. Đó là Diễn xướng trữ tình (hò, dân ca, Lý Nam bộ) và Diễn xướng nghi lễ (hát bóng rỗi – một hình thức diễn xướng tổng hợp của nghi lễ thờ nữ thần vốn có phong cách và làn điệu ổn định, hát sắc bùa…).
  • Đường vào Hát bội: Trong sách Đường vào Hát bội, tài liệu quý đánh giá hát bội là “loại hình sân khấu ước lệ, tượng trưng, từng chiếm vị trí rất quan trọng trong văn hóa Việt, nhất là ở miền Nam.
  • Đường vào Đờn ca tài tử: Tác giả trẻ Lục Phạm Quỳnh Nhi (23 tuổi) tự nhận mình là “một người trẻ đem lòng mến mộ cổ nhạc và vẫn đang bước trên con đường học hỏi về đờn ca tài tử, mong cuốn sách là một lời mời chân thành để âm nhạc tài tử có thể xuất hiện trong playlist của người trẻ”.
  • Đường vào Cải lương: Theo sách Đường vào Cải lương thì hai từ “cải lương” hiểu theo nghĩa chiết trung nhất là “thay đổi làm cho mới, đẹp hơn”, là hệ quả của quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây, tác động lên nhiều mặt của xã hội Việt Nam đương thời.

Đây được xem là một trong những bộ sách quý về nghệ thuật cổ truyền Nam Bộ. Vì mỗi tập sách sẽ là một cách diễn đạt khác nhau, mỗi đặc trưng thể loại khác nhau. Đưa người đọc mở ra một thế giới truyền thống mới, không nhàm chán qua từng trang chữ. Có thể nói, bộ sách Lục tỉnh cầm ca đánh dấu nhiều cột mốc lịch sử – văn hóa gắn với nghệ thuật dân gian, được tập hợp công phu qua nhiều nguồn tư liệu quý hiếm, kết hợp kinh nghiệm tổ chức các chương trình Diễn xướng Nam bộ của CCD với các nhóm nghệ sĩ tham gia dự án gồm: Ban đờn ca tài tử Sáu Hưng, Đoàn hát bội Ngọc Khanh, nghệ sĩ Lý Kiều Hạnh, nghệ sĩ Thanh Sơn và học trò, Bản sắc bùa Phú Lễ…

Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Lục Tỉnh Cầm Ca đưa hát bội và đờn ca tài tử đến với giới trẻ

Trong buổi giới thiệu tác phẩm Lục tỉnh cầm ca vào ngày 24/10 tại Đường Sách TP.HCM, trưởng nhóm tác giả – anh Phan Khắc Huy – cho biết viết sách là nhờ nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng truyền cảm hứng. Có sự giúp đỡ của nhà văn hóa học, sử gia, nhóm tiếp cận nhiều nguồn tài liệu như Nhìn về sân khấu Hát bội Nam Bộ (Đinh Bằng Phi, 2005), Hò trong dân ca người Việt (Lư Nhất Vũ, Lê Anh Trung, Lê Giang, 2004),… Nghệ sĩ cải lương Lý Kiều Hạnh, Thanh Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Vương Hoài Lâm đóng góp ý kiến, nêu nhận xét trong quyển sách.

Loading...
error: Content is protected !!