Âm Thanh Và Cuồng Nộ

Chương 8
Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
Tiếp

Thế rồi tôi để mặc cho họ mua bán với nhau mỗi điểm một đồng kền. Tôi túm được một gã đen và sai gã đi lấy xe cho tôi còn tôi đứng đợi ở góc phố. Vì đứng đây tôi không nhìn thấy cửa hiệu nên tôi cũng không thấy Earl ngó ngược ngó xuôi ra đường, một mắt vẫn liếc đồng hồ. Có lẽ phải đến cả thế kỷ sau gã đen mới đem xe tới.

“Mày trốn ở đâu mà lâu thế?” tôi nói. “Đánh một vòng làm le với gái hả?”

“Tôi lái thẳng lại đây chứ” gã nói. “Tôi phải đi vòng qua quảng trường vì vướng mấy cái xe ngựa”.

Tôi chưa thấy một thằng mọi đen nào lại không có tài viện lý do lý trấu cho bất kỳ việc gì nó làm. Nhưng cứ hễ giao xe cho đứa nào là đứa đó làm một màn trình diễn ngay. Tôi lên xe và vòng qua quảng trường. Tôi thoáng thấy Earl qua khe cửa bên kia quảng trường.

Tôi đi thẳng xuống bếp và bảo Dilsey dọn bữa gấp.

“Quentin chưa về” bà nói.

“Thế là thế nào?” tôi nói. “lần sau chắc mammy bảo tôi đợi cả thằng Luster nữa hả? Quentin nó biết nhà này ăn vào giờ nào. Mammy dọn bàn nhanh lên!”

Mẹ ở trong phòng. Tôi đưa thư cho bà. “Nào” tôi nói. “Đốt cho xong. Không mẹ lại khóc”.

Bà cầm diêm nhưng không đánh lửa. Bà cứ ngồi đó nhìn tờ ngân phiếu. Thật đúng như tôi nói.

“Mẹ không muốn làm thế” bà nói.” Thêm gánh nặng cho con vì con Quentin…”

“Tôi nghĩ mình vẫn xoay xở được mà” tôi nói. “Nào, làm cho xong đi!”

Nhưng bà cứ ngồi thừ ra cầm tờ ngân phiếu. “Tờ này lại ở ngân hàng khác” bà nói. “Các tờ trước đều là ở ngân hàng Indianapolis”.

“Phải” tôi nói. “Đàn bà cũng có quyền làm thế”.

“Làm gì?” bà nói.

“Gởi tiền vào hai ngân hàng” tôi nói.

“Ừ” bà nói. Bà nhìn tờ ngân phiếu một lúc. “Mẹ mừng thấy nó cũng …nó cũng khá… Chúa chứng giám là mẹ làm đúng”, bà nói.

“Nào” tôi nói “làm đi. Làm cho thanh thản”.

“Thanh thản à?” bà nói “Khi mẹ nghĩ”

“Tôi tưởng mỗi tháng mẹ đốt hai trăm đô la thế là thanh thản chứ” tôi nói. “Nào, mẹ để tôi đánh diêm nhé?”

“Mẹ nghĩ có nhận cũng không sao” bà nói. “Thì cũng cho con cái. Mẹ không phải khái tính gì”.

“Mẹ chẳng bao giờ vừa lòng” tôi nói. “mẹ biết thế mà. Mẹ đã quyết định thế nào thì cứ để mọi việc như thế. Mình vẫn có thể xoay xở được”.

“Mẹ để con quyết định mọi việc.” bà nói. “Nhưng đôi khi mẹ sợ là làm như vậy mẹ đã tước đoạt của con những gì mà con có quyền hưởng. Có lẽ rồi mẹ sẽ phải trả giá cho chuyện đó. Nếu con muốn mẹ sẽ dẹp mọi tự ái mà nhận tiền”.

“Bây giờ mới bắt đầu thì còn hay ho gì nữa, khi mẹ đã đốt cả mười lăm năm trời?” tôi nói. “Nếu mẹ tiếp tục đốt thì mẹ chẳng mất gì cả. Nếu mẹ bắt đầu nhận coi như mẹ đã mất năm vạn đô la. Cho đến giờ mình vẫn xoay xở được, phải không nào?” tôi nói. “Mẹ vẫn chưa phải vào viện tế bần mà”.

“Phải” bà nói. “Họ Bascomb chúng ta đâu cần ai bố thí. Nhất là lại của một đứa con gái sa đoạ”.

Bà đánh diêm châm vào tờ ngân phiếu và để nó vào xẻng, rồi cả lá thư nữa và nhìn lửa cháy.

“Con không bao giờ biết được” bà nói “Ơn Chúa con sẽ không bao giờ biết được nỗi lòng của một người mẹ ra sao”.

“Trên đời này thiếu gì đàn bà con gái chẳng hơn gì chị ấy” tôi nói.

“Nhưng họ không phải con gái mẹ” bà nói. “Không phải vì mẹ” bà nói “mẹ sẵn lòng để nó trở về, dù nó có tội lỗi gì, nó là đứa con mẹ dứt ruột đẻ ra mà. Chỉ vì con Quentin…”

Rõ thật là, tôi có thể bảo rằng còn ai làm con Quentin hư thêm được nữa, nhưng như tôi nói, tôi chẳng mong gì ngoài việc được yên thân đừng có mấy người đàn bà trong nhà hết cãi nhau rồi lại khóc lóc.

“Cả vì con nữa” bà nói “Mẹ biết con nghĩ gì về chị con”.

“Cứ để chị ấy về” tôi nói. “Tôi thì sao cũng được”.

“Không” bà nói. “Mẹ làm thế là để yên lòng bố con”.

“Nhất là khi bố lúc nào cũng thuyết phục mẹ cho chị ấy về lúc Herbert tống cổ chị ấy ra khỏi cửa chứ gì?”

“Con không hiểu” bà nói “Mẹ biết con không cố ý làm cho mẹ thêm khó xử. Nhưng con dại cái mang” bà nói. “Mẹ có thể chịu đựng được mà”.

“Theo tôi nghĩ thì mẹ hay tự giày vò không cần thiết”. Tôi nói. Giấy đã cháy hết. Tôi đem đổ vào lò. “Tôi thấy đốt đi những khoản tiền có ích này cũng không phải” tôi nói.

“Cầu cho mẹ không bao giờ thấy ngày con phải nhận nó. Thứ tiền dơ bẩn của tội lỗi” bà nói. “Thà mẹ thấy con nằm trong quan tài thì hơn”.

“Tuỳ mẹ thôi” tôi nói. “Mình ăn bữa chiều luôn thể chứ?” tôi nói. “Vì nếu không tôi phải đi làm đây. Hôm nay nhiều việc lắm”. Bà đứng lên. “Tôi đã bảo mammy rồi” tôi nói. “Nhưng hình như bà ấy còn đợi Quentin hay Luster hay ai đó. Thôi mẹ, để tôi gọi. Chờ chút đi”. Nhưng bà đã đi đến cầu thang và gọi.

“Quentin nó chưa về” Dilsey nói.

“Thôi tôi phải đi đây” tôi nói. “Tôi có thể ăn tạm miếng sandwich dưới phố. Tôi không muốn xen vào việc của Dilsey” tôi nói.

Chỉ có thế là bà lại bắt đầu khóc, còn Dilsey thì khập khiễng đi tới đi lui lẩm bẩm.

“Được rồi, được rồi. Tôi sẽ dọn thật nhanh ngay đây”.

“Mẹ đã cố làm vừa lòng tất cả” bà nói. “Mẹ đã cố làm sao cho các con được thoải mái”.

“Tôi có kêu tướng gì đâu?” tôi nói. “Có đúng là tôi chỉ sống tôi phải trở lại cửa hàng không?”

“Mẹ biết” bà nói “mẹ biết con không được may mắn như mấy đứa kia, con phải chôn chân ở một cửa hiệu nhà quê, vặt vãnh. Mẹ cũng muốn con được tiến thân. Mẹ biết bố con không bao giờ chịu hiểu rằng chỉ con là có đầu óc kinh doanh, và rồi mọi sự đổ vỡ cả, mẹ cứ tin là sau khi chị con cưới, và Herbert…nó đã hứa…”

“Thôi, có lẽ anh ta cũng nói dối” tôi nói. “Có khi anh ta cũng chẳng có ngân hàng ngân hiếc gì đâu. Và giá như có, tôi nghĩ anh ta chẳng dại gì đến tận Mississippi này để thuê người”.

Chúng tôi ngồi ăn một lúc. Tôi nghe tiếng Ben ở dưới bếp. Luster đang cho nó ăn. Như tôi nói, nếu phải cáng đáng thêm một miệng ăn nữa mà bà lại không chiịu nhận thứ tiền kia, sao không gửi quách nó đi Jackson cho rảnh nợ. Ở đấy với những thằng như nó, có khi nó lại sung sướng hơn. Tôi nói có Chúa biết nhà này chả còn sĩ diện vào đâu được nữa, nhưng đâu phải cứ mắc bệnh sĩ mới không muốn thấy một gã đàn ông ba mươi tuổi chơi rong ngoài sân với một thằng nhãi đen, chạy đi chạy lại dọc hàng rào và rống lên mỗi lần người ta đánh golf bên kia. Tôi bảo nếu cho nó đi Jackson ngay từ đầu thì bây giờ mình đã khá hơn. Tôi bảo mẹ đã làm tròn trách nhiệm của mẹ với nó rồi, mẹ đã làm tất cả những gì người ta chờ đợi ở mẹ và chẳng phải ai cũng làm được như mẹ, vậy sao không gửi nó vào đó và hưởng cái lợi của những thuế má mà mình đã đóng. Rồi bà nói chả mấy lúc mà mẹ chết mẹ biết mẹ chỉ là gánh nặng cho con và tôi nói mẹ nói chuyện ấy bao lần rồi đến nỗi tôi cũng bắt đầu tin đấy chỉ có điều tôi nói mẹ nên hiểu rõ và đừng báo cho tôi biết là mẹ đi vì ngay đêm đó tôi sẽ cho nó lên chuyến tàu số 12 và tôi nói tôi nghĩ là tôi còn biết một nơi họ nhận cả con bé kia nữa và đấy chẳng phải phố Sữa hay đại lộ Mật gì đâu. Rồi bà bắt đầu khóc và tôi nói được rồi được rồi tôi cũng hãnh diện về dòng dõi của mình như ai dẫu ngay cả họ từ đâu tới tôi cũng không biết.

Chúng tôi ăn được một lúc. Mẹ lại bảo Dilsey ra cửa trước tìm Quentin.

“Tôi đã nói với mẹ bao lần là nó không về ăn đâu mà” tôi nói.

“Nó phải biết chứ” mẹ nói. “Nó phải biết rằng mẹ không cho phép nó la cà ngoài đường vào giờ ăn chứ. Dilsey xem kỹ chưa?”

“Thì đừng cho nó đi” tôi nói.

“Mẹ biết làm sao” bà nói. “Các con đứa nào chả coi thường mẹ. Xưa nay vẫn thế”.

“Nếu mẹ không can thiệp vào, tôi đã dạy cho nó biết” tôi nói. “Chỉ một lần thôi là đâu vào đấy ngay”.

“Con sẽ quá tay với nó” bà nói. “Con nóng nảy giống cậu Maury”.

Câu ấy nhắc tôi nhớ đến bức thư. Tôi lấy ra đưa cho bà. “Mẹ khỏi cần mở” tôi nói. “Ngân hàng sẽ báo cho mẹ biết lần này là bao nhiêu”.

“Địa chỉ gửi cho con mà” bà nói.

“Mẹ cứ mở ra đi” tôi nói. Bà mở thư đọc và đưa cho tôi.

“Cháu thân mến” thư viết.

“Chắc cháu cũng mừng nếu biết rằng hiện giờ cậu đang có khả năng nắm được một cơ hội mà, vì những lý do cậu sẽ giải thích cho cháu sau, cậu không đi vào chi tiết để một dịp khác cậu sẽ tiết lộ cho chắc hơn. Kinh nghiệm kinh doanh của cậu đã dạy cậu là chỉ nên chuyển giao những điều riêng tư qua một phương tiện truyền đạt cụ thể hơn là ngôn ngữ, và sự thận trọng tối đa của cậu trong trường hợp này đủ cho cháu một ý niệm về giá trị của nó. Chắc cháu cũng biết, cậu vừa hoàn tất một cuộc khảo nghiệm hết sức gay go về mọi mặt, và cậu không hề lưỡng lự cho cháu hay rằng đây là cơ hội vàng chỉ đến một lần trong đời, và giờ đây cậu thấy rõ trước mắt mình cái đích mà cậu đã mong mỏi và theo đuổi không nản chí, tức là củng cố lần chót công cuộc của cậu nhờ đó cậu có thể khôi phục địa vị chính đáng của gia đình mà cậu có vinh hạnh là kẻ nối dõi duy nhất còn lại, cái gia đình mà lúc nào cậu cũng bao gồm thân mẫu của cháu và các con bà.

Nhưng cũng ngẫu nhiên mà cậu không hoàn toàn có đủ lợi thế để tận dụng triệt để cơ hội này như nó đã hứa hẹn chắc chắn, nên thay vì tiến hành độc lập với gia đình, cậu xin rút ở tài khoản của mẹ cháu một số tiền nhỏ vừa đủ để bổ sung vào số đầu tư ban đầu của cậu, và vì thế cậu gửi kèm đây, gọi là đúng luật, chứng từ vay nợ của cậu với lãi suất tám phần trăm mỗi năm. Cũng chẳng cần nói rằng đó chỉ là vấn đề hình thức, để dự phòng an toàn cho mẹ cháu trong trường hợp con người chỉ là món đồ chơi của tạo hoá. Và dĩ nhiên cậu sẽ đầu tư số tiền đó như tiền của cậu và nhờ thế mẹ có thể được hưởng cái cơ hội mà cuộc khảo nghiệm gay go của cậu cho tôi đó là một mỏ vàng – cho phép cậu được nói nôm na – trinh nguyên nhất và tinh ròng nhất.

Đây là chuyện riêng tư, chắc cháu cũng hiểu, giữa những nhà kinh doanh với nhau, rồi chúng ta sẽ có đất đai trại ấp riêng chứ phải không cháu? Cậu biết sức khoẻ mẹ cháu không được tốt, lại tính nhút nhát của các mệnh phụ miền Nam quen sống trong nhung lụa và cái thiên hướng hay tiết lộ những vấn đề này khi chuyện vãn, nên cậu đề nghị cháu đừng cho bà biết gì. Nghĩ cho kỹ cậu khuyên cháu nên làm vậy. Đơn giản là cứ một ngày nào đó hoàn lại số tiền vào ngân hàng, nghĩa là cả những khoản lặt vặt khác mà cậu còn nợ bà, và không nói gì hết thì tốt hơn. Bổn phận của chúng ta là tránh cho bà khỏi phải dính dấp với thế giới vật chất nhơ bẩn này được chừng nào hay chừng nấy.

Cậu thân yêu của cháu,

Maury L. Bascomb”

“Mẹ nghĩ sao về chuyện này?” tôi nói, quẳng bức thư qua bàn.

“Mẹ biết con bực mình vì mẹ cho cậu ấy” bà nói.

“Tiền đó là của mẹ” tôi nói. “Mẹ muốn ném cho chim chóc thì cũng là việc của mẹ”.

“Cậu ấy là em ruột của mẹ” mẹ nói. “Cậu ấy là người cuối cùng của dòng họ Bascomb. Khi nào mẹ và cậu chết đi là không còn ai nữa”.

“Nghe mà nẫu ruột” tôi nói. “Được rồi, được rồi. Tiền của mẹ. Mẹ muốn làm gì thì làm. Mẹ muốn tôi bảo ngân hàng chi ra không?”

“Mẹ biết con bực cậu ấy lắm” bà nói. Mẹ thấy con nặng gánh gia đình thế nào. Khi mẹ đi rồi con sẽ thoải mái hơn”.

“Ngay bây giờ tôi cũng thoải mái chứ sao” tôi nói. “Thôi được rồi, được rồi, tôi không nhắc lại chuyện đó nữa. Mẹ muốn lập cả cái bệnh viện tâm thần ở đây cũng được”.

“Nó là em ruột con” bà nói “dù nó có bệnh hoạn gì”.

“Tôi lấy sổ tiết kiệm của mẹ” tôi nói. “Hôm nay tôi gửi tiền”.

“Anh ta bắt con đợi những sáu ngày” mẹ nói.”Con có chắc là công việc ở đấy sẽ suôn sẻ không? mẹ thấy la. Một điều là việc làm ăn trôi chảy mà người ta lại không có tiền trả cho nhân viên ngay”.

“hẳn không sao đâu” tôi nói. “An toàn như nhà ngân hàng vậy. Tôi đã bảo hắn khỏi phải lo gì cho tôi đến khi quyết toán cuối tháng xong xuôi. Vì thế mà đôi khi muộn tiền”.

“Mẹ sẽ không chịu đựng nổi nếu con lại mất nốt chút vốn liếng mẹ thu góp được cho con”. Bà nói “Mẹ cứ nghĩ Earl chả phải tay làm ăn cừ. Mẹ biết, anh ta chẳng tin cậy con đến mức bảo đảm cho cả những khoản đầu tư của con đâu. Mẹ phải nói chuyện với anh ta mới được”.

“Thôi mẹ cứ mặc hắn” tôi nói. “Đấy là việc của hắn”.

“Con bỏ vào đó những một ngàn đô la kia mà”.

“Mẹ cứ mặc hắn” tôi nói. “Tôi sẽ trông chừng mọi việc. Tôi có giấy uỷ quyền của mẹ rồi. Chẳng sao đâu”.

“Con không biết con là nguồn an ủi thế nào đối với mẹ” bà nói. “Con vẫn là niềm hãnh diện và niềm vui của mẹ nhưng khi tự ý con cứ nhất định gửi lương tháng của con vào tài khoản của mẹ, thì mẹ cảm tạ Chúa đã để con lại cho mẹ khi Chúa gọi đi những người khác”.

“Họ cũng được mà” tôi nói. “Họ đã làm hết sức mình còn gì”.

“Khi con nói thế là mẹ biết con còn oán bố con lắm” bà nói. “mẹ nghĩ con có quyền oán trách. Nhưng nghe con nói mẹ cứ đứt từng khúc ruột”.

Tôi đứng lên. “Nếu mẹ định khóc” tôi nói “thì mẹ sẽ phải khóc một mình đấy, vì tôi phải đi làm. Tôi lấy sổ tiết kiệm”.

“Để mẹ lấy” bà nói.

“Mẹ cứ ngồi” tôi nói “Tôi sẽ lấy”. Tôi lên gác lấy cuốn sổ tiết kiệm trong ngăn kéo của bà và ra phố. Tôi đến ngân hàng gửi chỗ tiền trong ngân phiếu và bưu phiếu cộng với mười đô la nữa, và rẽ qua bưu điện. Cao hơn lúc mở cửa một điểm. Tôi đã mất tới mười ba điểm chỉ vì con ranh ấy đến gây chuyện ở đó lúc mười hai giờ, rầy rà tôi về lá thư.

“Thông báo này đến lúc nào?”

“Một giờ trước ” hắn nói.

“Một giờ trước?” tôi nói. “Vậy chúng tôi trả tiền cho anh để làm gì?” tôi nói. “Báo cáo hàng tuần chắc? thế này thì anh mong người ta làm ăn kiểu nào đây? Cả lũ mẹ kiếp có sạt nghiệp cũng không biết chứ đừng nói”.

“Tôi chẳng mong các ông làm kiểu nào cả” anh ta nói. “Người ta đổi đạo luật về việc đầu cơ thị trường bông rồi”.

“Đổi rồi à?” tôi nói. “Sao tôi không nghe? Chắc là họ đã gửi thông báo đến Liên hiệp miền Tây?”

Tôi trở về cửa hàng. Mười ba điểm. Mẹ kiếp, tôi tin chắc chẳng có ma nào biết chuyện này trừ mấy thằng cha ngồi ở văn phòng New York nhìn lũ ngốc tứ phương đến xin dâng tiền cho chúng. Hừm, một tay mơ thì đào đâu ra lòng tin, và như tôi nói đấy nếu không nghe theo lời khuyên của họ thì trả tiền cho họ để làm gì. Hơn nữa, bọn họ ở trong cuộc, họ biết rõ đầu đuôi xuôi ngược. Tôi sờ thấy bức điện trong túi áo. Tôi còn phải chứng minh rằng họ dùng công ty điện tín để lừa gạt thiên hạ. Rồi nó sẽ thành một thứ cửa hàng bán thùng. Và tôi cũng chẳng cần phân vân lâu đến thế đâu. Chỉ có điều một công ty kếch xù như Liên hiệp miền Tây mà không thể có thông báo kịp thời thì quả là lạ. ít ra cũng nhanh bằng phân nửa thời gian họ gửi cho mình bức điện Tài khoản của ông đã có. Nhưng họ cần có gì đến ai. Họ thông đồng với bọn New York. Ai chả thấy.

Khi tôi bước vào, Earl nhìn đồng hồ. Nhưng hắn không nói gì cả đến khi người khách hàng đã đi khỏi. Rồi hắn nói:

“”Cậu về nhà ăn trưa hả?”

“Tôi phải đến nha sĩ” tôi nói bởi vì việc tôi ăn ở đâu nhằm nhò gì đến hắn mà là việc tôi sẽ phải trông cửa hàng với hắn suốt buổi chiều kia. Miệng hắn cứ lèm bèm liên tục mặc dù tôi đã chịu đựng đến thế. Cứ bốn gã chủ hiệu ở cái xó nhà quê này thì phải có hai gã coi năm trăm đô la lớn bằng năm vạn.

“Sao cậu không bảo tôi trước?” hắn nói “Tôi tưởng cậu đi rồi về ngay”.

“Tôi đổi cho anh cái răng này các thêm mười đô la nữa đấy” tôi nói “nếu anh không thích tôi như thế thì anh làm gì chứ làm”.

“Cũng có lúc tôi đã nghĩ vậy” hắn nói “Nếu không sợ bà cụ cậu thì tôi đã làm từ lâu rồi. Bà cụ là một người đàng hoàng, tôi rất mến, Jason ạ. Có điều là tôi biết nhều người sẽ không để vậy đâu”.

“Thì cứ việc giữ lấy cái cảm tình của anh” tôi nói. “Khi nào cần chúng tôi sẽ báo anh biết trước thật dài ngày”.

“Jason, tôi đã che chắn cho cậu chuyện ấy từ lâu” hắn nói.

“Thế à?” tôi nói, đợi hắn tiếp tục. Để xem hắn nói gì trước khi tôi khiến hắn câm họng.

“Tôi dám chắc tôi biết rõ hơn bà cụ là cái xe kia ở đâu ra”

“Anh nghĩ thế hả?” tôi nói. “Khi nào thì anh sẽ đi rêu rao rằng tôi ăn cắp tiền của mẹ tôi đấy?”

“Tôi không nói vậy” hắn nói. “Tôi biết cậu có giấy uỷ quyền của bà cụ. Và tôi cũng biết bà cụ vẫn tin rằng một ngàn đô la kia là bỏ vào cửa hiệu này”.

“Được rồi” tôi nói. “Anh đã biết rõ thế thì tôi còn cho anh biết rõ hơn, anh cứ đến ngân hàng hỏi xem mười hai năm nay cứ vào ngày đầu tháng tôi gửi một trăm sáu chục đô la vào tài khoản của ai”.

“Tôi không nói gì hết” hắn nói “Tôi chỉ bảo cậu từ nay trở đi nên cẩn thận hơn”.

Tôi không bao giờ nói hơn điều gì. Vô ich. Tôi hiểu ra rằng một khi người ta đã sa lầy tốt nhất là cứ mặc xác người ta. Và khi người ta đã nhất định rằng người ta nói ra là có lợi cho mình thì thôi, xin chào. Tôi cũng thấy mừng là mình không có cái lương tâm để cứ phải nâng niu ấp ủ suốt ngày như một con chó cưng ốm. Tôi mà lại chi li tính toán như hắn, co bèo gạt tép để ăn tám phân lãi thì thật chán. Tôi nghĩ chắc hắn chẳng dám tính lời quá tám phân vì sợ bị truy tố là cho vay nặng lãi. Chôn chân ở cái xó này với công việc như thế thì đến mãn kiếp chưa ngóc đầu lên được. Cái cửa hiệu của hắn, chỉ một năm nữa tôi sẽ mua lại còn hắn cứ việc ngồi đó mà hưởng, chỉ có điều là trước sau gì hắn cũgn đem cúng cho nhà thờ hoặc đâu đó hết thôi. Cái thứ làm cho tôi sôi máu là quân đạo đức giả khốn kiếp. Kẻ nào nghĩ rằng những chuyện mà hắn không hiểu rõ ất giáp ra sao hẳn phải là những chuyện bịp bợm thì hễ có dịp thế nào hắn cũng ngồi lê đôi mách những chuyện chẳng dính dáng gì đến hắn bằng một giọng đầy đạo đức. Như tôi nói đấy giả sử như có một người nào đó làm điều gì mà ta không hiểu tường tận rằng điều đó có phải là bịp bợm hay không thì đã có sổ sách kia mà tôi thiết tưởng chẳng đến nỗi khó khăn lắm mới rõ chẳng cần phải chạy đi kể lể với ai những chuyện hai năm rõ mười ấy, cứ theo như tôi biết giờ đây thiên hạ còn hiểu rõ chuyện ấy hơn tôi nhiều, mà giả sử như họ không hiểu cũng chẳng việc quái gì đến tôi và hắn nói “Sổ sách của tôi ai xem cũng được. Bất kỳ ai có yêu sách gì hay tưởng rằng có thể yêu sách gì trong chuyện này thì cứ lại mà xem xin mời”.

“Hẳn rồi, anh sẽ không nói” tôi nói. “Anh đâu có hối lộ lương tâm cái kiểu đó được. Anh đưa người ta đến để người ta tự tìm. Chứ như anh thì đời nào anh nói ra”

“Tôi không cố xen vào việc của cậu đâu” hắn nói. “Tôi biết cô đã cũng mất mát ít nhiều như Quentin trước kia. Nhưng số phận mẹ cậu kể ra cũng không may, và nếu bà cụ có lại đây hỏi tại sao cậu bỏ việc thì tôi cũng đành nói chứ sao. Không phải vì một ngàn đô la. Cậu biết đấy. Mà là vì sổ sách không rõ ràng thì làm ăn sao được. Vả lại tôi sẽ không nói dối ai hết, dù vì mình hay vì người”.

“À ra thế” tôi nói “Tôi nghĩ chắc cái lương tâm ấy của anh là một thằng thư ký mẫn cán hơn tôi, nó không phải về nhà ăn trưa. Có điều đừng để nó làm tôi ăn mất ngon”, tôi nói bởi vì tôi làm gì cho ra hồn được, với cái gia đình khốn nạn này và bà cụ không hề cố gắng kiểm soát con bé hay bất cứ ai, giống như có lần bà vô tình thấy một thằng hôn Caddy và suốt ngày hôm sau bà mặc áo đen đeo mạng rồi ngay cả bố cũng không cạy răng bà ra được một lời bà chỉ khóc và nói rằng đứa con gái bé bỏng của bà đã chết và Caddy lúc đó khoảng mười lăm tuổi có điều cứ đà ấy thì chỉ ba năm sau chắc là bà sẽ phải mặc áo vải gai hay áo giấy nhám. Thử nghĩ làm sao tôi chịu nổi khi nó lang thang ngoài đường với bất kỳ thằng đánh trống nào đến thị trấn này, tôi nói, rồi thằng đến trước mách thằng đến sau rằng tới Jefferson muốn có món bở thì tìm ở đâu. Tôi chẳng phải sĩ diện, chuyện đó tôi không kham được, lại còn nuôi một bếp ăn đầy bọn mọi đen và cướp của nhà thương điên tiểu bang một ngôi sao mới mọc nữa. Huyết thống, tôi nói thống đốc với chả đại tướng. Mẹ kiếp, phúc bảy mươi đời là con chưa đẻ ra vua hay tổng thống đấy, không thì cả nhà chắc đã xuống Jackson đuổi bướm. Tôi bảo giá như tôi khùng cứ không phải nó cũng đã đủ mạt rồi, điều ra cũng còn biết chắc khởi đầu là thằng khốn ấy, còn bây giờ thì đến cả Chúa cũng không dám chắc.

Rồi một lúc sau tôi nghe thấy dàn nhạc bắt đầu chơi, và rồi mọi người biến đâu sạch. Đi xem hát tuốt, không chừa ai. Mặc cả một sợi dây cương hai mươi xu, để rồi có một bọn Yankee nào đến là sẵn sàng ném ra cả mười đô la để được yêu cầu một bản nhạc. Tôi đi ra phía sau.

“Hừm” tôi nói “nếu lão cứ ngóng cổ ra ngoài, cái bù loong đó sẽ mọc chồi vào tay lão đấy. Rồi tôi sẽ phải lấy rìu mà chặt. Lão không lấy máy xới ra bán cho người ta làm vụ bông tới thì rồi người ta lấy gì mà ăn?” tôi nói. “Nhai ngải cứu chắc?”

“Bọn gánh hát đang thổi kèn” lão nói. “Có thằng cha chơi nhạc bằng cái cưa như chơi đàn banjo ấy”.

“Nghe này” tôi nói. “Lão biết bọn gánh hát ấy phải trả bao nhiêu cho thị trấn này không? mười đô la” tôi nói. “Mười đô la ấy thằng cha Buck Turpin bây giờ đã đút túi rồi”.

“Họ đưa ông Buck mười đô la để làm gì?” lão nói.

“Để được diễn ở đây” tôi nói. “Lão thấy là họ chơi những gì chứ?”

“Ông nói họ phải trả mười đô la để được diễn ở đấy?” lão nói.

“Đúng thế” tôi nói. “Lão có biết bao nhiêu…”

“Chà chà” lão nói. “Ông bảo là họ phải trả tiền mới được diễn? Tôi mà có tiền, tôi chi ngay mười đô la để gã kia chơi nhạc bằng cái cưa cho tôi nghe. Cứ thế th` đến sớm mai tôi vẫn còn nợ họ chín đô la sáu xu ấy chứ”.

Và rồi một tay Yankee lên nói nghe nhức cả đầu rằng phải giúp dân đen tiến bộ. Giúp chúng tiến bộ, chuyện gì thế nhỉ. Giúp chúng tiến bộ để rồi cho chó săn lùngkp miền nam Louisville này cũng không ra một thằng. Bởi vì khi tôi bảo lão chỉ một đêm thứ Bảy họ đã vơ vét được của thị trấn này một ngàn đô la, lão nói:

“Tôi thấy chả làm sao. Tôi cũng có được hai đồng”.

“Hai đồng quỷ nào” tôi nói. “Ăn nhằm gì. Hai đồng ấy hay với mười lăm xu lão sẽ mua một hộp kẹo hay thứ gì đó chỉ đáng hai xu. Còn thời gian mà lão đang phí phạm để dài cổ lên nghe cái ban nhạc ấy nữa chứ”.

“Đúng thế” lão nói. “Ờ, nếu mười hai giờ tôi về thì họ còn được thêm hai đồng nữa ở cái tỉnh này”.

“Thế thì lão là đồ ngốc” tôi nói.

“Hừm” old nói “Tôi thấy chẳng làm sao. Nếu đấy là một tội thì bọn đeo xiềng đã chẳng phải toàn dân đen”.

Thì đúng lúc đó tôi vô tình nhìn ra đường và thấy con bé. Tôi bước lùi lại và xem đồng hồ nên lúc đó tôi không nhìn rõ thằng kia là ai bởi vì tôi mải xem đồng hồ. Hai giờ rưỡi, không ai trừ tôi mong thấy nó ngoài đường sớm những bốn mươi lăm phút như thế này. Vì thế khi tôi nhìn qua có lẽ cái đầu tiên đập vào mắt tôi là chiếc cà vạt đỏ trên cổ thằng kia và tôi nghĩ một thằng thắt cà vạt đỏ là loại người gì. Nhưng nó đang len lén đi ngoài phố, mắt canh chừng cửa, nên tôi không để ý đến thằng kia đến khi chúng đi khuất. Tôi tự hỏi liệu nó còn coi trọng tôi chút nào không khi mà nó không những bỏ học đi chơi mà còn dám ngang nhiên đi qua trước cửa hiệu để thách tôi thấy nó. Có điều nó không thể nhìn thấy gì trong cửa hiệu vì ánh nắng soi thẳng vào, chẳng khác nào nhìn qua đèn pha xe hơi, vì thế tôi đứng đó thấy nó đi ngang qua, mặt mũi bôi xanh bôi đỏ như mặt hề và tóc chải keo xoắn tít và cái áo thì quả thực hồi tôi còn nhỏ mấy mụ ở đường Gayoso hay Beale mặc ra đường mà không có cái gì che đậy chân cẳng thì co mà đi bộ. Mẹ kiếp chúng nó ăn mặc như thể mời mọc tất cả đàn ông trên nẻo phố chúng đi qua đưa tay ra vỗ lên đó. Và lúc tôi đang nghĩ một thằng đeo cà vạt đỏ là loại người chó chết nào thì đột nhiên tôi hiểu rằng nó là một thằng trong gánh hát chắc như chính nó bảo tôi vậy. Hừm, tôi tài chịu đựng lắm, chứ không thì mẹ kiếp tôi đâu thoát khỏi một mớ bòng bong, thế nên chúng vừa rẽ góc phố là tôi nhảy ra đi theo. Tôi, đầu không mũ, ngay giữa trưa, đi rình hết ngõ này đến hẻm kia cũng chỉ vì cái danh thơm của bà mẹ tôi. Như tôi nói nó nta làm gì được với một đứa con gái như thế. Nó đã có cái máu ấy trong người thì quả thật vô phương cứu chữa. Chỉ có cách là tống cổ nó đi, mặc xác nó sống với cái loại như nó.

Tôi đi ra đường cái, nhưng chúng đã biến mất. Còn tôi thì đứng đó, đầu không mũ, trông chẳng khác gì thằng điên. Người ta hẳn phải nghĩ thế, chứ một thằng khùng một thằng nhảy sông tự tử còn một con bị chồng đá ra đường, những kẻ còn lại không điên sao được. Lúc nào tôi cũng thấy có đứa hau háu rình tôi như diều hâu, chờ dịp là phán. Đấy, biết ngay mà, thì tôi vẫn nghĩ nhà ấy toàn những đồ điên. Bán đất để gửi anh ta đi Harvard và nai lưng ra đóng thuế cho đại học tiểu bang mà tôi chẳng hề thấy gì ngoài hai trận bóng chày và không cho ai nhắc đến tên cô con gái ở đây đến khi ít lâu sau bố cũng không ra phố nữa chỉ ngồi ở nhà suốt ngày với cái bình rượu tôi thấy vạt áo ngủ với hai chân trần của ông và nghe thấy cái bình rượu lanh canh cuối cùng T.P. Phải rót cho ông và bà nói con không kính trọng vong linh bố con và tôi nói tôi không biết sao lại không chắc chắn là điều đó được bảo tồn đến cùng chỉ có điều nếu tôi cũng điên nốt thì có Chúa biết sẽ làm gì chỉ có nhìn nước thôi tôi cũng xây xẩm mặt mày rồi tôi cũng uống xăng như uống whisky và Lorraine bảo bạn bè rằng anh ấy không rượu chè nhưng mày bảo anh ấy không phải đàn ông thì để tao chỉ cho mày biết cách biết nàng bảo nếu em mà bắt được anh đi với một đứa nào thì anh biết em sẽ làm gì không em sẽ xé xác nó túm lấy nó mà xé chừng nào em còn thấy nó nàng nói và tôi nói anh uống hay không là chuyện riêng của anh nhưng em đã thấy bao giờ anh không biết điều chưa tôi nói nếu em muốn anh sẽ mua bia về cho em tắm bởi vì tôi biết tôn trọng một con điếm lương thiện bởi vì sức khoẻ của mẹ và cái địa vị mà tôi đang bám giữ qcó được nàng với những gì tôi cố làm cho nàng chẳng thể tỏ ra tôn trọng nàng hơn là giữ sao cho tên nàng và tên tôi và tên mẹ tôi đừng thành chuyện đàm tiếu trong tỉnh.

Nó đã biến đâu mất. Chắc nó thấy tôi đi ra và lẩn vào một con hẻm khác, lượn lờ khắp đường ngang ngõ tắt với một thằng kép hát đeo cà vạt đỏ để bàn dân thiên hạ dòm ngó xì sầm cái thứ người thắt cà vạt là thứ người gì. Thằng bé vẫn nói với tôi và tôi cầm bức điện tín mà không biết là mình đã cầm. Tôi không hiểu chuyện gì đến khi tôi ký nhận xong. Tôi bóc ra mà cũng chẳng buồn đọc. Tôi biết thừa nó nói gì rồi. Thì chỉ có chuyện ấy chứ còn chuyện gì nữa, nấn ná đợi khi ngân phiếu được vào sổ.

Tôi không hiểu sao một thành phố chỉ lớn bằng New York mà lại chứa đủ những tên bòn rút tiền bạc của bọn tay mơ thập phương chúng tôi. Làm như trâu như ngựa suốt ngày, gửi tiền cho chúng để rồi nhận lại một mảnh giấy báo. Kết toán tài khoản của ông là 20.62. Ve vãn mình chán rồi nhử mình chút lời lãi trên giấy, rồi đùng một cái! Kết toán tài khoản của ông là 20.62. Thế đã đủ đâu, còn phải trả mười đô la mỗi tháng cho một thằng khốn cho nó chỉ dẫn mình cách trắng tay sao cho nhanh, hoặc nó chẳng biết cái cóc khô gì hoặc nó đã móc ngoặc với công ty điện tín cũng nên. Thôi, tôi cũng xin chào thua chúng. Chúng rút ruột tôi lần này lần chót. Trừ những đứa khùng đi tin lời bọn Do Thái cứ ngu mấy cũng thấy ngay rằng thi trường vẫn đang khởi sắc, khi cả vùng hạ du sắp bị lụt và bông lại bật gốc trôi sạch như năm ngoái. Mùa màng của người ta thì cứ mặc cho mất trắng trong khi đó ở Washington họ vẫn chi mỗi ngày năm vạn đô laq duy trì đạo quân ở Nicaragua hay đâu đó. Hẳn nhiên là vụ này mất sạch rồi, và giá bông sẽ khoảng ba mươi xu một cân. Hừm, tôi chỉ muốn giã cho chúng một trận và đòi lại tiền. Tôi không muốn giết chóc, chỉ có dân cờ bạc tỉnh lẻ mới ưa sự giết chóc, tôi chỉ muốn lấy lại tiền mà bọn Do Thai khốn nạn đã gạt tôi bằng những tin mách nước bảo đảm. Xong là thôi chúng cứ việc liếm gót giày tôi may ra thì được một xu.

Tôi trở lại cửa hàng. Đã gần ba giờ rưỡi. Không còn thời gian để làm một việc gì, nhưng tôi cũng quen rồi. Chẳng cần phải tới Harvard mới học được điều đó. Ban nhạc đã ngừng chơi. Người ta đã vào chật rạp, họ hơi đâu mà thổi mãi. Earl nói:

“Nó tìm thấy cậu không? nó vừa dem tới đây lúc nãy. Tôi nghĩ cậu đứng đâu đó phía sau”.

“Phải” tôi nói “Tôi cầm rồi. Làm sao họ giữ được tôi cả buổi chiều? Thị trấn bé xíu ấy mà. Tôi phải về nhà một lát” tôi nói. “Anh cứ trừ lương tôi nếu muốn”.

“Cứ đi đi” hắn nói “Tôi xoay xở một mình cũng xong. Không có chuyện gì bực mình chứ?”

“Anh đến bưu điện mà hỏi” tôi nói. “Họ sẽ nói anh biết. Tôi không có thời gian”.

“Tôi chỉ hỏi vậy thôi” hắn nói. “Bà cụ cậu biết là có thể tin ở tôi”.

“Bà cụ cảm ơn anh” tôi nói. “Xong việc là tôi về ngay”.

“Cứ thoải mái” hắn nói. “Bây giờ một mình tôi cũng đủ. Cậu cứ đi đi”.

Tôi lấy xe về nhà. Một lần buổi sáng, hai lần buổi trưa, lại bây giờ nữa, với bà già thì như thế, phải chạy theo rình mò nó khắp tỉnh để rồi về xin họ cho mình ăn chút gì trong khi mình còng lưng ra nuôi họ. Đôi khi tôi nghĩ những cái đó để làm gì. Gặp toàn những chuyện như thế mà vẫn tiếp tục sống thì tôi quả là điên. Và bây giờ tôi nghĩ mình về nhà thật đúng lúc qchạy như bòra sau một thúng cà chua hay gì đó suốt chặng đường dài rồi phải lộn về thị trấn sặc sụa mùi xí nghiệp long não khiến đầu tôi như sắp nổ tung trên vai. Tôi vẫn bảo bà cụ rằng aspirin chẳng có cái quái gì, ngoài bột hoà với nước cho những con bệnh tưởng. Tôi nói mẹ không biết nhức đầu là như thế nào đâu. Tôi nói mẹ tưởng tôi cứ ngồi trên cái xe quỷ ấy suốt ngày là vì tôi thích thế chắc. Tôi nói tôi không có xe cũng chẳng sao tôi quen không có nhiều thứ rồi nhưng nếu mẹ muốn phó thác cái mạng mình cho chiếc xe ngựa cà tàng kia với một thằng nhãi đen thì cũng được thôi bởi vì tôi nói Chúa phù hộ Ben, Chúa phải biết làm gì cho nó nhưng nếu mẹ tưởng tôi sẽ giao một cỗ máy tinh vi hàng ngàn đô la cho một thằng nhãi đen hoặc ngay cả một thằng đen lớn xác thì tốt nhất mẹ nên tự mua lấy một chiếc bởi vì tôi nói mẹ thích đi xe mẹ biết mẹ thích mà.

Dilsey nói mẹ ở trong phòng. Tôi đi vào hành lang và lắng nghe, nhưng chẳng thấy gì cả. Tôi lên gác nhưng ngay khi tôi đi qua cửa phòng thì bà gọi.

“Mẹ chỉ muốn biết ai đó thôi” bà nói. “Mẹ ở đây một mình lâu quá nên mẹ cứ lắng nghe mọi tiếng động”.

“Ai bắt mẹ ở đây đâu” tôi nói. “Sao mẹ không đi đây đó thăm hỏi mọi người như các bà ấy, nếu mẹ muốn”. Bà đi ra cửa.

“Mẹ nghĩ có lẽ con ốm” bà nói. “Ăn uống tất tưởi như thế”.

“Lần sau chắc may mắn hơn” tôi nói. “Mẹ cần gì không?”

“Có chuyện gì vậy?” bà nói.

“Chuyện gì được?” tôi nói. “Sao cứ hễ tôi về nhà buổi chiều là thấy nhà cửa loạn cả lên?”

“Con có thấy Quentin không?”

“Nó ở trường” tôi nói.

“Hơn ba giờ rồi” bà nói. “Mẹ nghĩ chuông đánh cũng phải nửa tiếng trước. Giờ này lẽ ra nó phải có mặt ở nhà”.

“Lẽ ra?” tôi nói. “Có khi nào mẹ thấy nó về trước khi trời tối không?”

“Lẽ ra nó phải về rồi” bà nói. “Hồi mẹ còn bé…”

“Thì mẹ có người dạy bảo mẹ” tôi nói. “Nó thì không”.

“Mẹ làm gì được với nó?” bà nói. “Mẹ đã cố mãi rồi”.

“Chẳng hiểu tại sao mẹ không để tôi thử” tôi nói. “Lẽ ra mẹ phải hài lòng chứ?” tôi đi tiếp về phòng mình. Tôi vặn nhẹ chìa khoá và đợi đến khi tay nắm cửa xoay. Rồi bà nói:

“Jason!”

“Gì ạ?” tôi nói.

“Mẹ nghĩ chắc có chuyện không hay”.

“Không phải ở đây” tôi nói. “Mẹ lầm chỗ rồi”.

“Mẹ không định làm phiền con” bà nói.

“Nghe vậy mà tôi mừng” tôi nói. “Tôi không dám chắc. Tôi cứ tưởng tôi lầm. Mẹ có cần gì không?”

Một lát sau bà mới nói “Thôi. Không có gì cả”. Rồi bà bỏ đi. Tôi lấy cái hộp xuống, lấy tiền ra đếm rồi giấu cái hộp vào chỗ cũ và mở khoá cửa đi ra. Tôi nghĩ đến mùi long não, nhưng dù sao cũng quá muộn rồi.và tôi đã phải chạy xem một vòng. Bà đứng đợi ở cửa.

“Mẹ có cần mua gì dưới phố không?” tôi nói.

“Không” bà nói. “mẹ không muốn xen vào công việc của con. Jason, nhưng chẳng may mà con gặp chuyện gì không biết mẹ sẽ ra sao”.

“Tôi không sao” tôi nói. “Chỉ hơi nhức đầu”.

“Mẹ muốn con uống vài viên aspirin” bà nói. “Mẹ biết co ndw có chịu rời chiếc xe”.

“Xe thì dính dáng gì?” tôi nói. “Xe khiến người ta đau đầu làm sao được?”

“Con biết đấy, con đâu có chịu được mùi xăng” bà nói. “Từ hồi bé con đã thế. Mẹ muốn con uống vài viên aspirin”.

“mẹ cứ việc muốn” tôi nói. “Chuyện ấy chả hại gì”.

Tôi chui vào xe và trở lại thị trấn. Tôi vừa rẽ vào phố chính thì thấy một chiếc xe Ford phóng như bị ma đuổi về phía tôi. Đột ngột nó dừng lại. Tôi nghe cả tiếng bánh xe trượt nghiến rồi chiếc xe lộn lại phóng đi và đúng lúc tôi đang nghĩ không hiểu người ta định giở trò gì thì tôi thấy chiếc cà vạt đỏ. Rồi tôi nhận ra khuôn mặt nó ngoái lại qua cửa sổ xe. Nó ngoặt vào một con hẻm nhưng khi tôi tới đó thì nó đã biến mất hút, chạy như bị ma đuổi vậy. Tôi giận ứ máu. Lại thấy chiếc cà vạt đỏ sau khi tôi đã cạn lời với nó, tôi không còn nhớ gì nữa. Tôi quên cả nhức đầu tới lúc đến ngã ba đầu tiên và phải dừng xe lại. Mình đã đóng góp không biết bao nhiêu tiền để sửa đường sửa xá vậy mà mẹ kiê”p chẳng khác gì đi xe trên mái tôn lượn sóng. Ngay cả xe cút kít cũng chưa chắc đã giữ được thăng bằng. Tôi giữ gìn xe tôi lắm, tôi đâu có vừa đi vừa phá đến khi nó tan từng mảnh như chiếc xe Ford kia. Có khi đấy là xe chúng lấy cắp được, thế thì chúng cần quái gì. Tôi đã nói mà, huyết thống là thế đấy. Một khi người ta đã mang cái dòng máu như vậy thì cái gì mà người ta chẳng dám làm. Tôi bảo dù mẹ có bổn phận gì với nó thì mẹ cũng đã làm trọn, tôi bảo từ nay mẹ chỉ có thể tự trách mình thôi vì mẹ thừa biết nếu mẹ khôn ngoan thì phải làm thế nào. Tôi nói nếu tôi phải bỏ một nửa thời gian đi làm cái trò thám tử chết tiệt ấy thì thà tôi tìm chỗ nào họ trả lương cho tôi làm việc đó.

Tôi phải dừng ở ngã ba ấy. Rồi tôi chợt nhớ đến chuyện nhức đầu. Tôi cảm thấy như có ai đang nện búa trong đầu tôi.tôi bảo tôi cố giữ cho mẹ khỏi buồn vì nó, tôi bảo nếu phải tay tôi thì nó có muốn xuống địa ngục cũng mặc, càng sớm lại càng hay. Tôi bảo mẹ mong gì nữa ngoài mấy thằng đánh trống với kép hát rẻ tiền mò đến đây còn ngay cả mấy thằng đĩ đực dưới thị trấn cũng chán nó rồi mẹ không biết chuyện gì đang xảy ra tôi nói mẹ không nghe người ta dè bỉu mẹ chỉ biết bắt tôi làm họ câm mồm. Tôi bảo ở đấy ai cũng có nô lệ vậy mà cửa hiệu chỉ bằng cái lỗ mũi còn đất đai chẳng thằng mọi đen nào thèm ngó ngàng.

Giá mà chúng chịu cày cấy. May là Chúa còn dồi dào ơn phúc cho cái xứ này, cứ mấy thằng dân ở đây nào có làm gì cho nó. Chiều thứ Sáu đứng đây nhìn ra tôi thấy hàng dặm đất chưa hề được vỡ. Và bao nhiêu gã đàn ông sức dài vai rộng trong tỉnh đều kéo nhau ra phố xem hát. Giả sử tôi là kẻ từ xa tới sắp chết đói muốn hỏi thăm đường đến thị trấn cũng chẳng có ma nào mà hỏi. Còn bà cụ thì bắt mình uống aspirine. Tôi bảo khi nào đến bữa thì tôi vào bàn. Tôi bảo mẹ cứ kể lể rằng mẹ phải ăn nhịn để dành cho con cái ra sao trong khi tiền mua hàng đống thuốc chết tiệt kia đủ sắm mỗi năm mười bộ đồ. Thuốc với men mà làm gì tôi chỉ cần được nghỉ ngơi yên tĩnh không phải khổ sở chịu đựng họ nhưng chừng nào tôi còn phải làm mười tiếng một ngày để một ổ mọi đen dưới nếp sống theo cái lề thói của chúng xưa nay đã vậy còn phải cho chúng tiền đi xem hát như cả lũ đen trong tỉnh, chỉ có điều thằng đen kia đến muộn mất rồi. Lúc hắn đến thì người ta đã diễn xong.

Một lát sau hắn đến cạnh xe và cuối cùng khi tôi nhồi được vào cái đầu hắn câu hỏi có thấy hai người trên chiếc Ford đi qua đây không thì hắn bảo có. Nên tôi đi tiếp và khi tới chỗ đường tàu rẽ thì tôi thấy vết bánh xe. Ab Russell đang đứng trên khu đất nhà hắn nhưng tôi không buồn hỏi và khi chuồng bò của hắn chưa khuất tôi đã thấy chiếc Ford. Chúng đã cố giấu chiếc xe. Nó giấu cũng giỏi như nó làm những việc khác.

Như tôi nói chẳng phải tôi khó dễ gì, có lẽ nó không thể hơn khác, chẳng qua là vì nó đâu có thèm quan tâm gì đến gia đình để mà phải thận trọng giữ gìn. Chỉ sợ rồi có lúc tôi tóm được chúng nó ngay giữa phố hay dưới gầm xe trên quảng trường như hai con chó thôi.

Tôi dừng xe và bước ra. Giờ thì tôi phải đi quanh và băng qua một thửa ruộng đã cày, thửa ruộng cày duy nhất mà tôi gặp từ lúc rời thị trấn, mỗi bước đi như có ai ở đàng sau đập chày vào đầu. Tôi cứ nghĩ rằng qua khỏi thửa ruộng ít ra đất cũng bằng phẳng, không đến nỗi mỗi bước lại như chui tụt xuống địa ngục thế này, nhưng khi tôi đến bìa rừng thì cây cối rậm rạp khiến tôi phải đi vòng vèo và tới một cái hào đầy những bụi gai. Tôi đi dọc hào một lúc, nhưng cây càng ngày càng rậm và bất cứ lúc nào Earl cũng có thể phôn về nhà hỏi tôi đâu và mẹ lại sắp lo cuống lên.

Cuối cùng khi tôi thoát được đám cây đó tôi đã lạc hướng đến mức phải dừng lại và đoán xem chiếc xe ở phía nào. Tôi biết chúng không đi đâu xa, chỉ ở bụi cây nào đó quanh đây thôi vì vậy tôi quay lại và lần mò trở ra đường cái. Rồi không biết mình đã đi bao xa, tôi phải dừng lại lắng nghe, và như thế chân tôi không còn cần đến máu nữa nên máu dồn lên đầu khiến đầu tôi muốn nổ tung lập tức, và mặt trời lặn vừa đúng tầm để xói thẳng vào mắt tôi và tai tôi ù lên khiến tôi không nghe thấy gì cả. Tôi đi tiếp, cố bước thật êm, rồi tôi nghe tiếng một con chó hay cái gì đó và tôi biết rằng nếu nó đánh hơi thấy tôi nó sẽ bổ nhào tới như quỷ sứ và thế là hỏng bét.

Bọ xít, cành khô và rác rưởi rơi đầy trên người tôi, vào cả quần áo và giày và khắp nơi, và rồi khi nhìn quanh tôi vô tình quờ tay phải bụi gai độc. Có điều tôi không hiểu tại sao lại chỉ là cành gai độc mà không phải là con rắn hay cái gì khác. Nên tôi cũng không buồn nhấc tay ra. Tôi chỉ đứng đó tới khi con chó bỏ đi. Rồi tôi lại đi tiếp.

Giờ thì không còn biết cái xe nằm ở đâu nữa. Tôi cũng không nghĩ được gì ngoài cơn đau đầu, và tôi cứ đứng chôn chân ở đó băn khoăn không biết tôi có thấy chiếc Ford thực hay không, và tôi cũng chẳng cần biết mình có thấy hay không nữa. Như tôi đã bảo, cứ mặc xác nó lang chạ với bất cứ cái thứ gì mặc quần trong thị trấn này chẳng việc quái gì đến tôi. Tôi chẳng nợ nần gì cái đứa không coi tôi ra gì, khốn nạn là nó lại để chiếc Ford ở đó và làm tôi mất toi một buổi chiều và Earl không chừng lại đưa bà cụ tới cửa hiệu và cho bà xem sổ sách chỉ vì hắn quá đạo đức so với cái thế giới này. Tôi bảo anh có lên thiên đàng cũng sẽ thấy chán phè vì chẳng có công việc của ai để anh chõ mũi vào có điều đừng để tao bắt quả tang, tôi nói, tao nhắm mắt làm ngơ cũng vì bà ngoại mày, nhưng mày mà để tao tóm được mày làm bậy một lần thôi ở đây ở cái nơi mẹ tao đang sống. Bọn nhãi ranh đầu láng ấy cứ mong muốn làm ma làm quỷ gì cũng được chắc, thì để tao cho chúng biết ma quỷ nó thế nào tôi nói cả mày nữa. Tao sẽ cho thằng ấy thấy rằng cái cà vạt đỏ của nó sẽ là sợi dây lôi cổ nó xuống địa ngục, nó tưởng rằng nó có thể dắt cháu gái tao vào rừng làm trò khốn nạn được à?

Nắng chói làm tôi hoa cả mắt và bốc máu lên đầu tôi cứ nghĩ đầu tôi sẽ vỡ tung lúc nào không biết và thế là xong, với gai góc và đủ mọi thứ móc vào người, rồi tôi cũng đến được rãnh cát chỗ chúng ẩn trước đó và tôi nhận ra cái cây nơi xe đậu, và tôi vừa bước ra khỏi rãnh cát và chạy đến thì tôi nghe tiếng xe rồ máy. Nó phóng vụt đi, bóp còi ầm ĩ. Chúng vẫn bóp còi như thể chiếc xe đang reo hò. Yah. Yah. Yaaaahhhhh. Rồi biến. Tôi ra đến đường cái chỉ kịp thấy chúng mất hút.

Lúc tôi đến được chỗ xe tôi đậu thì vệt bụi của chúng cũng không còn, chỉ văng vẳng tiếng còi. Tôi cũng chẳng nghĩ đến điều đó ngoài việc nhủ thầm Chạy. Chạy về thị trấn. Chạy về thị trấn và trấn an bà rằng tao không hề thấy mày trên chiếc xe ấy. Cố làm cho bà tin rằng tao không biết thằng ấy là thằng nào. Cố làm cho bà tin rằng không phải tao chỉ chậm mười bước nên tóm hụt mày ở cái rãnh đó. Cố làm cho bà tin rằng mày cũng đang đứng.

Tiếng còi vẫn kêu Yahhhh, Yahhhh, Yaaaahhhhh nhỏ dần. Rồi hết hẳn và tôi nghe tiếng bò rống ở chuồng gia súc nhà Russell. Và tôi vẫn chẳng nghi ngờ gì. Tôi đến bên xe mở cửa và đặt chân lên. Tôi thoáng nghĩ rằng chiếc xe nghiêng hơn độ dốc của đường, nhưng không nhận ra mãi đến khi tôi lên xe nổ máy.

Thế là tôi ngồi đấy. Trời đã sâm sẩm và thị trấn cách chừng năm dặm. Chúng không đủ can đảm để chọc thủng hay cắt bánh xe. Chúng chỉ xì hơi. Tôi đứng sững một lúc nghĩ đến cả một nhà bếp đầy bọn đen mà không một đứa nào thèm nhấc một cái bánh xe lên giá hay siết vài con ốc cho mình. Kể cũng khôi hài vì ngay cả con ranh con chắc cũng không tính xa đến mức lấy cái bơm đi trừ khi nó chợt nghĩ đến điều đó lúc thằng kia đang xì hơi bánh xe. Có lẽ đứa nào đó lấy cho thằng Ben làm súng xịt nước thì chắc hơn, bởi vì nó mà đã đòi thì chúng dám tháo cái xe ra từng mảnh lắm và Dilsey nói, Ai đụng vào xe của cậu? ai ngu mà muốn đụng vào nó? và tôi bảo mammy là dân đen mammy có phước lắm mammy biết không? Tôi nói tôi sẵn sàng đổi chỗ với bà bất cứ lúc nào vì làm một người da trắng có được gì ngoài chuyện điên đầu vì hành động của một con đĩ ranh.

Tôi đi bộ đến chỗ Russell. Hắn có bơm. Chắc hẳn chúng không nghĩ ra điều này. Có điều tôi vẫn không tin rằng nó táo gan đến thế. Tôi cứ nghĩ ngợi linh tinh. Tôi không hiểu tại sao hình như tôi không học được một điều là không có gì đàn bà lại không dám làm. Tôi vẫn nghĩ, mình hãy quên đi trong chốc lát cả những gì tao nghĩ về mày và mày nghĩ về tao: tao sẽ không chơi mày như thế. Tao sẽ không chơi lại mày dù mày đã chơi tao những vố như thế nào. Vì như tôi nói huyết thống là huyết thống làm sao tránh khỏi. Đây đâu phải trò đùa của một đứa bé lên tám, mà là việc để chính cậu của mày thành một trò cười cho một thằng thắt cà vạt đỏ. Chúng đến tỉnh này và gọi chúng ta là một lũ nhà quê và cho rằng cái tỉnh này quá nhỏ để dung nạp chúng. Hừm, hắn đâu ngờ rằng hắn nói quá đúng. Và cả con ranh kia nữa. Nếu nó cũng cảm thấy thế thì nên xéo ngay đi và thế là rảnh nợ.

Tôi dừng lại trả bơm cho Russelll và lái xe về thị trấn. Tôi đến hiệu thuốc làm một ly Coca Cola rồi tạt qua bưu điện. Nó đứng ở 12.21, xuống bốn mươi điểm. Bốn mươi lần năm đô la, như thế thì còn mua cái gì nữa và nó sẽ nói, tôi phải có tiền tôi cần phải có và tôi sẽ nói cái đó thì quá tệ chắc mày phải hỏi ai khác thôi, tao làm gì có tiền, tao còn lúc nào rảnh để mà kiếm tiền.

Tôi chỉ nhìn hắn.

“Tôi sẽ nói cho anh một vài tin tức” tôi nói “Anh sẽ lấy làm lạ là tôi quan tâm đến thị trường bông” tôi nói. “Anh có bao giờ nghĩ thế chưa?”

“Tôi đã cố hết sức giao nó cho ông” hắn nói. “Tôi đã thử đến cửa hàng hai lần và gọi điện về nhà ông, nhưng không ai biết ông ở đâu” hắn nói, lục lọi trong ngăn kéo.

“Giao cái gì?” tôi nói. Hắn đưa tôi một bức điện. “Cái này đến lúc nào?” tôi nói.

“Khoảng ba giờ rưỡi” hắn nói.

“Và bây giờ là năm giờ năm phút” tôi nói.

“Tôi đã cố giao nó cho ông” hắn nói. “Tôi không tìm được ông”.

“Nghĩa là đâu phải lỗi tại tôi, đúng không?” tôi nói. Tôi mở ra chỉ cốt để xem lần này họ bịp mình thế nào. Có hoạ là bọn vét đĩa mới phải đến tận Mississippi này để ăn cắp mỗi tháng mười đô la. Bán đi, bức điện viết. Thị trường sẽ hỗn loạn có xu hướng hạ. Đừng hoảng hốt làm theo thông báo của chính phủ.

“Bức điện này hết bao nhiêu?” tôi nói. Hắn bảo tôi.

“Họ trả rồi” hắn nói.

]”Vậy thì tôi nợ họ chừng đó” tôi nói. “Tôi biết tin ấy rồi. Gửi cho tôi bức điện này”. Tôi nói và lấy một tờ mẫu. Mua, tôi viết, thị trường sắp đến điểm bùng nổ. Thỉnh thoảng lại nhốn nháo để câu thêm vài thằng nhà quê ngu dốt chưa kịp đến bưu điện. Đừng hoảng hốt. “Ghi người nhận trả” tôi nói.

Hắn nhìn bức điện rồi nhìn đồng hồ. “Thị trường đóng cửa một giờ trước” hắn nói.

“Hừm” tôi nói. “Cái đó cũng đâu phải lỗi tại tôi. Tôi đâu có bày ra cái trò này, tôi chỉ mua một ít và có cảm tưởng rằng công ty điện tín sẵn sàng báo cho tôi biết mọi chuyện đang xảy ra”.

“Lúc nào có thông báo là bọn tôi dán lên ngay” hắn nói.

“Tôi đã đổi ý từ lâu” tôi nói. Tôi viết thêm một bức nữa và đếm tiền. “Cả bức này nữa, nếu anh biết đánh vần chữ m-u-a”.

Tôi trở lại cửa hàng. Tôi nghe thấy ban nhạc đang chơi ở cuối phố. Cấm rượu là một cái hay. Trước kia họ thường đến vào thứ Bảy cả nhà có dộc một đôi giày ông bố đi và họ kéo nhau đến bưu cục tốc hành lấy hàng, bây giờ tất cả bọn họ chân đất đi xem hát, đám nhà buôn đứng trong cửa như một lũ hổ trong chuồng nhìn họ đi qua. Earl nói:

“Tôi hy vọng không có gì nghiêm trọng”.

“Cái gì?” tôi nói. Hắn nhìn đồng hồ. Rồi hắn đi ra cửa nhìn đồng hồ toà án. “Anh nên sắm lấy cái đồng hồ một đô la” tôi nói “Chẳng đến nỗi đắt để anh tin nó mỗi lầ nó nói dối anh”.

“Cái gì?” hắn nói.

“Chẳng có gì” tôi nói. “Hy vọng là tôi không làm phiền anh”.

“Cũng không bận lắm” hắn nói. “Họ đi xem hát cả. Không sao”.

“Nếu có sao” tôi nói “anh định làm gì cứ làm”.

“Tôi bảo không sao mà” hắn nói.

“Tôi nghe rồi” tôi nói. “Nếu có sao, anh định làm gì cứ làm”.

“Cậu muốn bỏ việc à?” hắn nói.

“Đấy không phải chuyện của tôi” tôi nói. “Ý muốn của tôi đâu có quan trọng. Nhưng anh đừng nghĩ rằng anh giữ tôi lại là che chở tôi”.

“Này Jason, nếu cậu muốn cậu có thể trở thành nhà kinh doanh tài ba đấy”.

“Ít ra tôi cũng biết lo việc tôi và để mặc việc người” tôi nói.

“Tôi không hiểu sao cậu cứ muốn làm tôi phải đuổi cậu” hắn nói. “Cậu biết là cậu có thể nghỉ việc lúc nào cũng được và giữa chúng ta vẫn chẳng có sứt mẻ gì”.

“Có lẽ vì thế mà tôi không nghĩ” tôi nói. “Chừng nào tôi còn làm tròn bổn phận, anh còn trả lương tôi mà”. Tôi đi ra đàng sau uống nước và xuống luôn cửa hậu. Cuối cùng thì già Job cũng lắp xong mấy cái máy xới. Ở đây yên tĩnh nên chỉ một lát sau đầu tôi đỡ nhức. Tôi nghe tiếng họ hát, rồi ban nhạc lại chơi. Hừm, thì cứ để bọn họ vét sạch những đồng kền đồng xu ở cái xứ này, chả can gì đến tôi. Tôi đã làm hết sức mình rồi, đã sống đến tuổi này mà còn không biết lúc nào cần nghỉ việc hoạ có là thằng ngốc. Nhất là khi chẳng phải việc của tôi. Nếu nó là con giá tôi thì chuyện đã khác, bởi vì nó sẽ không có thì giờ, nó sẽ phải làm quần quật để nuôi mấy đứa điên khùng quặt quẹo với một lũ mọi đen nhưng tôi còn mặt mũi nào đưa ai về nhà nữa. Tôi phục sát đất ai làm được điều đó. Tôi là một thằng đàn ông, tôi chịu đựng được, đó là máu mủ của tôi, và tôi muốn nhìn tận mặt kẻ nào dám coi thường một người đàn bà là bạn tôi chính những người đàn bà tử tế đáng thương ấy mới làm được thế thử xem có người đàn bà ngoan đạo nay lễ mai bái nào bằng nửa Lorraine chưa, điếm với chả điếm. Như tôi nói nếu tôi lấy vợ thì mẹ sẽ sướng lên mây và mẹ biết thế mà và bà nói mẹ muốn con hạnh phúc có gia đình riêng chứ đâu muốn con suốt đời phải cực nhọc vì cái nhà này. Nhưng chẳng lâu nữa đâu mẹ sẽ chết rồi con có thể cưới vợ nhưng con sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một người đàn bà nào xứng đáng với con và tôi nói có chứ. Mẹ sẽ dậy từ dưới mồ nếu mẹ biết. Tôi nói thôi cảm ơn mẹ giờ thì tôi chẳng thiếu đàn bà để chăm sóc nếu tôi mà lấy vợ nữa thì e vợ tôi cũng thành một đứa xì giữ hay gì đó mất thôi. Nhà này chỉ còn thiếu có thế, tôi nói.

Mặt trời đã xuống phía sau nhà thờ Giám lý, đàn bồ câu lượn quanh tháp chuông, và khi ban nhạc ngừng chơi tôi nghe tiếng chim gù. Từ Giáng sinh đến nay cũng đã phải bốn tháng mà đàn bồ câu vẫn đông. Tôi nghĩ giờ này chắc Parasol Walthall đã ních chim đầy bụng rồi. Nói ra lại mang tiếng kể xấu thiên hạ, nhưng lão ta miệng thì thuyết giáo mà tay cứ lăm lăm khẩu súng bắn bồ câu. Vậy mà lải nhải nào là hoà bình trên Trái Đất, điều lành cho mọi người ngay cả một con sẻ cũng được yên thân. Nhưng lão thì cần gì đàn chim đông hay không, lão có bổn phận nào đâu, cũng chẳng cần quan tâm đến thời giờ. Lão không phải đóng thuế, quanh năm chẳng mất một xu lau chùi chiếc đồng hồ toà án mà nó vẫn chạy. Người ta vẫn phải bỏ ra bốn mươi lăm đô la để trả công lau chùi nó.

Tôi đếm đến hơn một trăm con mới ra ràng đậu dưới đất. Không hiểu sao chúng ngu đến mức không bỏ cái tỉnh này mà đi. Tôi vẫn bảo là may mà tôi không bị ràng buộc gì hơn một con chim câu.

Ban nhạc lại chơi, một điệu nhanh và ồn ào, có vẻ như để giải tán. Chắc bây giờ thì ai cũng mãn nguyện cả rồi. Có lẽ cũng đã đủ để người ta khoan khoái đánh ngựa nhanh mười lăm dặm về nhà rồi tháo yên cương trong bóng tối. Sau đó cho gia súc ăn và vắt sữa. Thế nào chả huýt sáo theo điệu nhạc vừa nghe và nói đùa với lũ bò ngựa trong chuồng, rồi thử tính nhẩm là nếu không đưa gia súc đi xem hát thì tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Một gia đình có cả thảy năm đứa con với bảy con la sẽ mất toi một đồng tư nếu như cả người lẫn la cùng đi xem hát. Đúng thế đấy. Earl trở lại với hai gói hàng.

“Có mấy thứ này để gửi đi” hắn nói. “Già Job đâu rồi?”

“Chắc lại chuồn đi xem” tôi nói. “Không canh chừng lão là không xong”.

“Lão không đi đâu” hắn nói. “Có thể tin lão được”.

“Anh nói cạnh tôi đấy à?” tôi nói.

Hắn đi tới cửa nhìn ra ngoài, lắng tai nghe.

“Ban nhạc này chơi được đấy” hắn nói. “Chắc cũng đến giờ giải tán rồi, tôi đoán thế”.

“Nếu như họ không ngủ đêm luôn tại đó” tôi nói. Chim chóc bắt đầu bay ra, và tôi nghe thấy đàn sẻ lách chách tụ tập trong tán cây bên sân toà án. Chốc chốc chúng lại bay vù lên lượn trên mái nhà, rồi bay đi. Theo tôi thì chúng cũng khó chịu chả khác gì bồ câu. Ngay cả ngồi ở sân toà án cũng không yên với chúng. Lập tức đánh bịch một cái. Đúng vào mũ mình. Giá thử có bỏ năm xu là bắn được một con thì phải triệu phú mới dám. Chỉ cần rải ít thuốc độc ra quảng trường thì sau một ngày là thoát nợ, còn như một gã lái ngựa mà không biết giữ ngựa khỏi chạy lung tung thì tốt nhất ngoài đuổi gà ra gã chỉ nên buôn một thứ gì không phải ăn, như máy cày hay hành tây. Và nếu người ta không cần đến chó giữ nhà thì bởi vì người ta không thích nuôi chó hoặc là người chả có gì để mà canh với giữ. Như tôi nói nếu tất cả các tay buôn thành phố lại làm ăn theo kiểu nhà quê thì đấy sẽ là một cái thành phố nhà quê.

“Nếu tan rạp bây giờ kể cũng bất tiện” tôi nói. “Người ta phải đóng ngựa và về nhà vào lúc nửa đêm”.

“Ờ” hắn nói “họ lại thích thế. Thỉnh thoảng cũng phải để họ có chỗ giải trí và tiêu tiền một chút chứ. Nông dân vùng trung du làm thì cực mà kiếm chẳng được là bao”.

“Ai bắt họ phải lên đồi làm ruộng” tôi nói “hay phải làm ở nơi này nơi nọ đâu”.

“Nếu họ không ở đấy thì tôi với cậu ở đâu?” hắn nói.

“Thì bây giờ đã ở nhà” tôi nói “nằm dài mà chườm nước đá lên đầu rồi”.

“Lúc nào cũng thấy cậu đau đầu” hắn nói. “Sao cậu không khám răng cho cẩn thận? cả buổi sáng cũng không khámxong à?”

“Ai khám?” tôi nói.

“Cậu bảo sáng nay cậu đến nha sĩ mà”.

“Anh không cho tôi được phép nhức đầu trong giờ của anh chắc?” tôi nói. “Giải tán thật à?” Người ta đang băng qua hẻm từ phía rạp hát.

“Họ đến kia kìa” hắn nói “Để tôi ra đàng trước”. Hắn đi ra. Thật kỳ cục chẳng biết mình bị làm sao mà một thằng cha thì cứ bảo mình đi khám răng còn một bà già thì cứ xui mình lấy vợ. Toàn những người chẳng làm nên trò trống gì lại cứ đi dạy khôn mình. Như cái bọn giáo sư đại học không có tiền mua một đôi tất lại dạy người ta cách vớ bạc triệu chỉ trong mười năm, và một mụ đàn bà không kiếm nổi tấm chồng lại dạy người ta cách cai quản gia đình.

Già Job đánh xe về. Một lúc sau lão mới quấn xong sợi dây vào cán roi.

“Thế nào” tôi nói “diễn hay chứ?”

“Tôi đã xem đâu” lão nói “Nhưng tối nay thế nào tôi cũng phải chui vào cái lều ấy mới được”.

“Lão mà chui vào thì trời sập” tôi nói. “Lão đi từ lúc ba giờ. Ông Earl vừa đến đây tìm lão đấy”.

“Tôi bận công việc” lão nói. “Ông Earl phải biết tôi ở đâu chứ”

“Lão cứ việc gạt ông ta” tôi nói. “Tôi không tố cáo lão đâu”.

“Nếu thế thì chỉ có mỗi ông ấy là tôi phải gạt thôi” lão nói. “Tôi phí thì giờ đi gạt một người mà tôi chả cần biết có gặp tối thứ Bảy không làm gì? Tôi chả gạt ông đâu” lão nói. “Ông thì khôn quá rồi. Cả tỉnh này có ai khôn bằng ông. Ông còn gạt được một người khôn đến mức lừa được cả chính mình kia” lão nói, leo lên xe và tháo dây cương.

“Ai vậy?” tôi nói.

“Đó là ông Jason Compson” lão nói. “Đi nào, Dan!”

Một bánh xe gần như long khỏi trục. Tôi đứng xem lão có ra đến đường trước khi nó văng ra hay không. Cứ giao xe cộ cho bọn mọi đen là như thế đấy. Tôi nói lão già ba hoa này đúng là cái gai trong mắt, còn mình cứ việc đứng chờ trong nhà xe dễ đến cả trăm năm để thằng nhãi ấy mỗi tuần một lần rong xe đến nghĩa trang. Tôi nói nó đâu phải đứa đầu tiên phải làm những điều nó không muốn. Tôi sẽ bắt nó ngồi xe cho đàng hoàng không thì ở nhà. Nó làm sao biết được nó đang đi đâu hay nó đang cưỡi trên cái gì, còn chúng tôi thì phải sắm xe ngựa để nó đi dạo chiều Chủ Nhật.

Lão Job thì cần gì biết bánh xe có long ra hay không miễn sao không phải cuốc bộ một quãng xa là được. Như tôi nói chỗ cho chúng là ở ngoài đồng, nơi chúng phải còng lưng từ lúc tinh mơ đến tối mịt kia. Chúng đâu có đáng được hưởng sự sung túc hay công việc nhẹ nhàng. Hễ đứa nào sống quanh quẩn với người da trắng ít lâu là y rằng đổ đốn. Chúng sẽ bịp mình, trốn việc ngay trước mắt mình, như Roskus đã phạm cái lỗi lầm duy nhất của lão là một lần lão cẩu thả và bỏ mạng. Trốn việc, ăn cắp và ngày càng láo xược đến lúc người ta phải lấy chày nện vào đầu. Hừ, đó là việc của Earl. Nhưng tôi ghét chuyện của mình bị đem kháo khắp tỉnh từ miệng một thằng khọm đen đi không vững với một cái xe mà mỗi lần rẽ tưởng đâu sắp văng ra từng mảnh.

Bây giờ ánh nắng đã hắt ngược lên trời và trong nhà bắt đầu tối. Tôi ra cửa trước. Quảng trường vắng tanh. Earl ra phía sau khoá tủ sắt và chuông đồng hồ bắt đầu điểm.

“Cậu khoá giùm cửa sau” hắn nói. Tôi xuống khoá cửa rồi trở lại. “Tối nay cậu đi xem chứ?” hắn nói. “Hôm qua tôi đưa cậu hai vé rồi phải không?”

“Phải” tôi nói. “Anh muốn lấy lại hả?”

“Không, không” hắn nói “Tôi quên không biết đã đưa cho cậu chưa. Đừng bỏ phí”.

Hắn khoá cửa và nói về nhé rồi đi. Đàn sẻ vẫn nhốn nháo trong tàn cây, nhưng quảng trường đã vắng ngắt chỉ còn vài chiếc xe. Trước hiệu thuốc có một chiếc Ford, nhưng tôi chẳng buồn nhìn. Tôi biết lúc nào là lúc tôi chán ngấy mọi sự.chẳng phải tôi ngại cứu vớt nó, nhưng tôi chán quá rồi. Tôi nghĩ mình có thể dạy thằng Luster lái xe, rồi ai muốn theo rình nó suốt ngày thì theo, còn mình sẽ nằm nhà chơi với thằng Ben.

Tôi bước vào mua hai điếu xì gà. Rồi tôi nghĩ có khi mình lại sắp lên cơn nhức đầu nữa cũng nên và tôi đứng lại nói chuyện với họ một lúc.

“Thế nào?” Mac nói. “Tôi đoán năm nay chắc cậu lại cá tụi Yankee”.

“Cá cái gì?”

“Đoạt Pennant 1” hắn nói. “Không đội nào trong Liên đoàn địch nổi bọn ấy đâu”.

“Chuyện tào lao” tôi nói. “Bọn ấy sụm rồi, có ai mà gặp may mãi được”.

“Đâu phải chuyện gặp may” Mac nói.

“Tôi nhất định không cá trận nào có thằng cha Ruth chơi” tôi nói. “Dù trận đó chắc thắng mấy đi nữa”.

“Sao vậy?” Mac nói.

“Trong liên đoàn có hàng tá cầu thủ chơi hay hơn hắn”

“Sao cậu kỵ thằng cha Ruth đến thế?”

“Kỵ gì đâu” tôi nói. “Tôi chẳng có chuyện gì với hắn, cái mặt hắn tôi cũng chẳng buồn nhìn nữa là”. Tôi đi ra. Phố đã lên đèn và người ta vội vã về nhà. Đôi khi phải đến tối mịt bầy chim sẻ mới im tiếng. Vào cái đêm họ mắc dây đèn mới quanh sân toà án, chúng bị mất giấc ngủ, bay tán loạn và đâm đầu vào đèn suốt đêm. Cứ thế hai ba đêm liền, rồi một buổi sáng chúng kéo nhau đi sạch. Thế rồi khoảng hai tháng sau chúng lại về đông đủ.

Tôi lái xe về nhà. Đèn trong nhà chưa bật, nhưng chắc ai cũng ngóng ra ngoài cửa sổ, và Dilsey đang lầm bầm dưới bếp như thể bữa chiều mà bà phải ủ nóng chờ tôi là của bà không bằng. Nghe bà nói chắc người ta tưởng trên thế giới này chỉ có một bữa chiều duy nhất và đó là bữa mà bà phải dọn chậm vài phút vì tôi. Chà, ít ra cũng có một lần tôi được về nhà mà không phải thấy thằng Ben và thằng mọi kia đu lên cánh cổng như một con gấu với một con khỉ nhốt chung một chuồng. Hễ cứ chiều xuống là nó đâm đầu ra ngõ như con bò cái lần về chuồng, rồi đu lên cánh cổng gục gặc đầu và rền rĩ một mình. Đúng là cái nợ truyền kiếp. Giả sử tôi cũng như nó cũng đánh đu ở cánh cổng như thế thì tôi còn dám vác mặt nhìn ai nữa. Tôi thường tự hỏi không biết nó nghĩ gì khi đu ở cánh cổng nhìn bọn con gái đi học về, cố ao ước một cái gì mà nó không nhớ ra mà nó không muốn nữa mà có muốn cũng chẳng được nữa. Và nó nghĩ gì khi người ta cởi quần áo cho nó và rồi vô tình nhìn thấy chính mình nó oà lên khóc như thế. Nhưng như tôi nói người ta biết thế nào là đủ. Tôi nói tôi biết mẹ cần gì, mẹ muốn người ta làm gì với thằng Ben thì mẹ bảo. Và nếu mẹ không hiểu tôi nói gì, mẹ hỏi Dilsey khắc rõ.

Phòng mẹ có ánh đèn. Tôi cất xe rồi xuống bếp. Luster và Ben đang ở đó.

“Dilsey đâu rồi?” tôi nói. “Chưa dọn bữa à?”

“Mammy ở trên gác với cô Cahline” Luster nói. “Họ lại ầm ĩ ở trên ấy. Suốt từ lúc cô Quentin về đến giờ, mammy phải giữ cho họ đừng đánh nhau. Gánh hát chưa đến hả cậu Jason?”

“Rồi” tôi nói.

“Cháu nghe tiếng kèn” nó nói. “Ước gì được đi xem nhỉ” nói nói. “Có đồng kền là cháu đi ngay”.

Dilsey bước vào. “Cậu về đấy à?” bà nói. “Cả buổi chiều cậu đi đâu? Cậu biết tôi bận thế nào chứ? sao cậu không về đúng bữa?”

“Có lẽ tôi đi xem hát” tôi nói. “Sắp ăn chưa?”

“Ước gì mình được đi” Luster nói. “Có đồng kền là tha hồ”.

“Mày không có xem hát xem hiếc gì hết” Dilsey nói. “Vào nhà rồi ngồi yên đấy” bà nói. “Đừng có lên gác để rồi người ta lại ầm ĩ nữa nghe chưa”.

“Chuyện gì vậy?”

“Quentin về ban nãy bảo cậu đi theo dõi nó cả buổi chiều thế là cô Cahline la nó. Cậu không để mặc nó được à? Cậu cháu ruột ở cùng nhà mà cứ phải dằn vặt nhau thế à?”

“Tôi dằn vặt nó sao được?” tôi nói “từ sáng đến giờ tôi có thấy mặt mũi nó đâu? Nó định đổ vạ gì cho tôi nữa đây? tại tôi bắt nó đi học chắc? hết chịu nổi rồi” tôi nói.

“Cậu cứ lo việc của cậu còn để mặc nó” Dilsey nói “nếu cậu và cô Cahline cho phép thì cứ để nó cho tôi. Cậu lên trên kia đi và đừng gây chuyện gì cả để tôi dọn bữa chiều”.

“Giá như tôi có một đồng kền” Luster nói “thì tôi đã đi xem hát”.

“Và giá thử mày có cánh mày bay lên thiên đàng chắc”. Dilsey nói “Tao không muốn nghe câu nào nhắc đến hát hỏng nữa đâu đấy”.

“Mày nhắc tao mới nhớ” tôi nói “tao có hai cái vé người ta cho”. Tôi lấy trong túi áo ra.

“Cậu có định đi không?” Luster nói.

“Tao thì không” tôi nói “cho ta mười đô la tao cũng không thèm đi”.

“Cậu Jason, cho cháu một cái đi” nó nói.

“Tao bán cho mày đấy” tôi nói. “Thế nào?”

“Cháu có tiền đâu” nó nói.

“Vậy khỏi” tôi nói. Tôi vờ bỏ đi.

“Cậu Jason, cho cháu một cái đi” nó nói. “Cậu cần gì tới hai cái”.

“Câm miệng” Dilsey nói “mày không biết là cậu ấy chẳng cho không cái gì bao giờ à?”

“Cậu bán bao nhiêu?” nó nói.

“Năm xu” tôi nói

“Cháu làm gì có nhiều thế” nó nói.

“Mày có bao nhiêu?” tôi nói.

“Cháu chẳng có gì cả” nó nói.

“Thì thôi” tôi nói. Tôi bỏ đi.

“Cậu Jason” nó nói.

“Mày có câm ngay không?” Dilsey nói. “Cậu ấy trêu mày đấy. Cậu ấy cũng dùng đến chứ? Đi đi Jason, mặc kệ nó”.

“Tao chẳng dùng đến” tôi nói. Tôi tới gần lò. “Tao vào đây để đốt nó đi. Mày có mua mỗi vé một xu không?” tôi nói, nhìn nó và mở nắp lò.

“Cháu không có tiền” nó nói.

“Thôi vậy”, tôi nói. Tôi vứt một tấm vào lò.

“Cậu Jason” Dilsey nói. “Cậu không biết xấu hổ hả?”

“Cậu Jason” nó nói. “Cháu xin cậu. Cháu sẽ trông coi bánh xe hàng ngày cho cậu một tháng liền”.

“Tao cần tiền mặt” tôi nói. “Mày cứ đưa đây một xu là có”.

“Câm ngay Luster!” Dilsey nói. Bà kéo nó lại. “Đốt đi!” bà nói. “Ném vào lò kia đi! Đốt đi! Cho xong chuyện”.

“Mày chỉ đưa một xu là có” tôi nói.

“Đốt đi!” Dilsey nói. “Nó không có xu nào đâu. Đốt đi! Ném vào lò đi!”

“Thôi vậy” tôi nói. Tôi ném vào lò và Dilsey sập nắp lò xuống.

“Lớn đầu như cậu” bà nói. “Ra khỏi bếp đi! Câm miệng!” bà bảo Luster. “Mày sắp làm Benjy khóc bây giờ. Tối nay tao sẽ xin Frony một đồng cho mày rồi tối mai mày đi xem. Giờ thì im ngay”.

Tôi đi lên phòng khách. Tôi không nghe trên gác có động tĩnh gì cả. Tôi giở tờ báo. Một lát sau Ben và Luster vào. Ben đi đến chỗ tường bị vết ố nơi trước kia treo tấm gương, xoa xoa tay lên đó rồi khóc sướt mướt và rên rỉ. Luster bắt đầu cời lửa.

“Mày làm gì đấy?” tôi nói. “Tối nay đâu cần đốt lửa”.

“Cháu dỗ cậu ấy nín” nó nói. “Phục sinh bao giờ cũng lạnh”.

“Nhưng hôm nay đâu phải Phục sinh” tôi nói. “Kệ nó đấy!”

Nó cất thanh cời lò và lấy cái nệm ghế của mẹ cho Ben, rồi nó ngồi co ro trước cửa lò và nín thinh.

Tôi đọc báo. Trên gác vẫn không một tiếng động khi Dilsey vào đuổi Ben và Luster xuống bếp và bảo bữa chiều đã dọn.

“Được rồi” tôi nói. Bà đi ra. Tôi cứ ngồi đó đọc báo. Một lát sau tôi cảm thấy Dilsey đứng ở cửa nhìn vào.

“Sao cậu không xuống ăn?” bà nói.

“Tôi đợi dọn bàn” tôi nói.

“Dọn lên bàn rồi” bà nói. “Tôi đã bảo cậu rồi mà”.

“Thế à?” tôi nói. “xin lỗi. Sao tôi không nghe thấy ai xuống cả?”

“Họ không xuống đâu” bà nói. “Cậu đi ăn đi, để tôi còn đem lên cho họ”.

“Họ ốm à?” tôi nói. “Bác sĩ bảo sao? Hy vọng không phải lên đậu chứ?”

“Xuống ăn đi, Jason” bà nói. “Để tôi còn dọn dẹp”.

“Được rồi” tôi nói, lại cầm tờ báo lên. “Tôi chờ”.

Tôi cảm thấy bà đứng ở cửa nhìn tôi. Tôi vẫn đọc báo.

“Cậu định làm trò gì thế?” bà nói. “Cậu phải biết là tôi cũng đã đủ chuyện buồn bực rồi chứ?”

“Nếu mẹ ốm hơn mọi ngày không xuống ăn được thì thôi” tôi nói. “Nhưng chừng nào tôi còn phải nuôi các ông trẻ bà trẻ thì các ông trẻ bà trẻ ấy phải xuống bàn mà ăn chứ. Bao giờ dọn bàn xong hãy gọi tôi” tôi nói và lại đọc báo. Tôi nghe tiếng bà lên cầu thang, kéo lê chân và càu nhàu rên rỉ như thể cầu thang dựng đứng và mỗi bậc cách nhau cả thước vậy. Tôi nghe tiếng bà ở phòng mẹ, rồi bà gọi Quentin, có vẻ như cửa khoá, rồi bà trở xuống phòng mẹ và mẹ đi ra nói với Quentin. Rồi họ xuống cầu thang. Tôi vẫn đọc báo.

Dilsey trở lại cửa. “Đi ăn đi” bà nói “cậu lại sắp nghĩ ra những trò ma quỷ nữa bây giờ. Tối nay mấy người cứ tự hành hạ mình”.

Tôi đi sang phòng ăn. Quentin ngồi đầu cúi gằm. Nó lại tô mặt vẽ mày nữa. Mũi nó bóng như cái ống sứ cách điện.

“Tôi mừng là mẹ vẫn đủ sức xuống phòng ăn” tôi nói với mẹ.

“Xuống nhà ăn cho con vui đâu có đáng kể gì” bà nói. “Dù mẹ có bệnh thế nào đi nữa, mẹ cũng hiểu rằng một người đã làm việc quần quật suốt ngày thích được ngồi ăn tối quây quần cả gia đình. Mẹ muốn làm vui lòng con. Mẹ chỉ ước gì con với Quentin hoà thuận hơn. Được thế mẹ sẽ yên tâm”.

“Chúng tôi có chuyện gì với nhau đâu” tôi nói. “Nó có khoá cửa giam mình trong phòng cả ngày cũng không sao. Nhưng tới bữa ăn tôi không muốn thấy cái cảnh nhốn nháo sưng sỉa thế này. Tôi biết như vậy là đòi hỏi ở nó quá nhiều, nhưng sống trong nhà của tôi là phải như thế. Ý tôi muốn nói là nhà của mẹ”.

“Nhà này của con” mẹ nói “giờ thì con là chủ nhà”.

Quentin không ngẩng đầu lên. Tôi xúc thức ăn vào đĩa và nó bắt đầu ăn.

“Thịt ăn được không?” tôi nói. “Nếu không tao lựa cho miếng khác ngon hơn”.

Nó không nói gì cả.

“Tao hỏi thịt có được không?” tôi nói.

“Cái gì?” nó nói. “À, được rồi”.

“Cần thêm không?” tôi nói.

“Không” nó nói.

“Để tao lấy cho ít nữa” tôi nói.

“Tôi đủ rồi” nó nói.

“Không có gì” tôi nói. “Cứ tự nhiên”.

“Con đỡ đau đầu chưa?” mẹ nói.

“Đau đầu à?” tôi nói.

“À,” tôi nói. “Không, về sau không đau nữa. Bận túi bụi cả buổi đến nỗi quên phắt chuyện đó”.

“Có phải vì thế mà con về muộn không?” mẹ nói. Tôi nhìn thấy Quentin đang lắng nghe. Tôi nhìn nó. Dao nĩa của nó vẫn hoạt động nhưng tôi bắt gặp nó liếc nhìn tôi, rồi lại cúi xuống đĩa. Tôi nói:

“Không. Tôi cho một thằng bạn mượn xe lúc ba giờ và phải đợi nó quay lại” tôi ngồi ăn một lúc.

“Ai thế?” mẹ nói.

——————————–

1. Pennant: cờ luân lưu trao cho hai đội bóng chày đứng đầu hai liên đoàn bóng chày (National và American) của Mỹ thời đó.

Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!