Anh em nhà Karamazov

Chương 3 – Những người đàn bà sùng tín
Trước
image
Chương 8
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Lần này tất cả phụ nữ xúm xít ở phía dưới dãy hành lang bằng gỗ giáp bức tường ngoài, khoảng hai mươi người.

Họ được cho biết trưởng lão sẽ ra, vì vậy họ tụ tập chờ đợi. Mẹ con bà điền chủ Khokhlakova cũng ra hành lang, họ cũng chờ trưởng lão, nhưng họ ở trong căn phòng dành cho khách cao quý. Đấy là bà mẹ và cô con gái. Bà Khokhlakova là một phu nhân giàu có, ăn vận bao giờ cũng trang nhã, còn khá trẻ và nom rất ưa nhìn, nước da hơi tái, mắt rất linh lợi và gần như đen. Bà ta mới hơn ba mươi ba, góa chồng đã năm năm. Cô con gái mười bốn tuổi của bà bị liệt chân. Cô bé đáng thương không đi lại được đã nửa năm nay và được đưa đi bằng chiếc ghế bành dài thuận tiện có bánh xe. Khuôn mặt xinh xắn của cô rất có duyên, hơi gầy vì đau ốm, nhưng vui vẻ. Đôi mắt to thẫm màu dưới hàng mi dài ánh lên một vẻ gì nghịch ngợm. Bà mẹ đã định đưa con ra nước ngoài từ mùa xuân, nhưng mùa hè họ mắc thu xếp việc điền trang nên không đi được. Họ ở thành phố chúng tôi đã được một tuần, vì công việc nhiều hơn là để cầu xin ơn lành, nhưng cách đây ba ngày đã có lần họ đến thăm trưởng lão. Bây giờ bỗng nhiên họ lại đến tuy họ biết trưởng lão hầu như không thể tiếp ai cả và họ năn nỉ xin một lần nữa “được có ơn phước chiêm ngưỡng đấng cao cả có phép chữa lành bệnh”.

Trong khi chờ trưởng lão ra, bà mẹ ngồi trên chiếc ghế cạnh ghế bành của con gái, đứng cách bà hai bước là một thầy tu già, không phải người tu viện này, mà từ một nơi xa xăm ít ai biết ở phương Bắc đến đây. Ông ta cũng muốn được trưởng lão ban phước. Nhưng đến hành lang, trưởng lão đi thẳng tới chỗ dân chúng. Đám đông chen nhau tới bậc tam cấp nối dãy hành lang thấp với mặt đất. Trưởng lão đứng ở bậc trên cùng choàng tấm khăn lễ và bắt đầu ban phước cho những phụ nữ chen nhau tới gần Cha. Người ta nắm hai tay lôi tới trước Cha một phụ nữ “ngộ dại”. Nhác thấy trưởng lão, người này bắt đầu vừa nấc lên vừa gào rú một cách kỳ quái và toàn thân run bần bật như lên cơn kinh giật. Trưởng lão trùm chiếc khăn lễ lên đầu chị ta, đọc một đoạn kinh ngắn, chị ta lặp tức ắng lặng và trở nên bình tĩnh. Tôi không biết bây giờ thì thế nào, nhưng thời thơ ấu tôi thường có dịp nhìn thấy và nghe tiếng gào rú của những người đàn bà “ngộ dại” ấy ở các làng và các tu viện. Người ta đưa họ đến buổi lễ, họ kêu ăng ẳng và sủa như chó, vang động khắp nhà thờ, nhưng khi thánh thể được đưa ra và người ta lôi họ tới đó thì “cơn bệnh quỷ ám” hết liền và người bệnh bao giờ cũng yên được một thời gian. Hồi nhỏ việc ấy làm tôi rất đỗi kinh ngạc. Nhưng hồi ấy tôi có nghe một số địa chủ, nhất là các thầy giáo tỉnh thành của tôi giảng giải – khi tôi hỏi họ, – rằng đấy chỉ là trò vờ vĩnh để trốn tránh làm việc, bao giờ cũng có thể diệt trừ các tệ đó bằng sự nghiêm khắc thích đáng, và họ kể những chuyện tiếu lâm này nọ để xác nhận điều đó. Nhưng sau này, tôi ngạc nhiên khi được các chuyên viên y tế cho biết rằng đấy chẳng phải là trò vờ vĩnh gì cả, mà đấy là một bệnh khủng khiếp của phụ nữ, hình như có nhiều nhất ở nước Nga chúng ta, nó chứng tỏ số phận nặng nề của phụ nữ nông thôn nước ta, một thứ bệnh phát ra do phải làm việc cực nhọc ngay sau những lần sinh nở vất vả, không được chăm nom đúng cách, không có sự săn sóc y tế nào cả.

Ngoài ra, do đau xót tuyệt vọng, do bị đánh đập và vân vân, một số phụ nữ không chịu đựng nổi tình cảnh đó như mọi chị em khác. Việc những phụ nữ hoá dại đang lên cơn lồng lộn mà khỏi ngay tức thì một cách kỳ lạ khi được đưa đến chịu mình thánh – điều mà người ta giải thích với tôi rằng đấy là do người bệnh giả vờ, hoặc hơn nữa, là trò quỷ thuật mà chính “các thầy tu” dựng nên – có lẽ chỉ là sự diễn biến hết sức tự nhiên mà thôi, cả những người đàn bà dẫn con bệnh đến chịu mình thánh, nhất là bản thân con bệnh, hoàn toàn tin, như con một chân lý hiển nhiên, rằng quỷ nhập vào người bệnh không bao giờ chịu đựng nổi khi người ta đưa người bệnh đến cúi đầu trước thánh thể. Bởi thế, điều bao giờ cũng xảy ra (và nhất định phải xảy ra) ở người phụ nữ mắc bệnh thần kinh, và cố nhiên cả bệnh tâm thần nữa, là nhất định người đó rung chuyển toàn thân lúc cúi mình trước thánh thể, sự rung chuyển do mong chờ phép lạ chữa bệnh nhất định sẽ diễn ra và do bản thân sự tin tưởng hoàn toàn rằng nó sẽ diễn ra. Và phép lạ đã xảy ra dù chỉ trong giây lát. Cũng hệt như bây giờ nó đã xảy ra khi trưởng lão vừa phủ tấm khăn lễ lên cô gái ốm bệnh.

Nhiều phụ nữ trong số những người chen lại gần Cha trào nước mắt, cảm kích và phấn khởi vì hiệu quả tức thời; một số người hôn tà áo Cha, dù chỉ là tà áo thôi, số khác than vãn điều gì không rõ. Cha ban phước cho tất cả, và nói chuyện với một số người. Người phụ nữ “ngộ dại” thì Cha đã biết người này ở một làng cách tu viện có sáu dặm, trước đây đã được đưa đến gặp Cha.

– Còn đây là người từ xa đến! – Cha trỏ một phụ nữ chưa già chút nào, nhưng rất gầy và hốc hác, mặt không phải là sạm màu, mà đen nhẻm. Thiếu phụ quỳ gối và giương mắt đờ đẫn nhìn trưởng lão. Luồng mắt của chị ta như ngây dại.

– Từ xa đến, thưa Cha, từ xa đến cách đây ba trăm dặm. Từ xa đến lạy Cha, từ xa đến. – Người phụ nữ cất giọng ngân nga như hát, đầu lắc lư nhịp nhàng từ bên này sang bên kia, tay đỡ má.

Chị ta nói như than vãn. Trong dân chúng có nỗi đau xót thầm lặng và hết sức nhẫn nại; nó ẩn sâu vào bên trong và im tiếng. Nhưng cũng có nỗi đau xót vỡ tung ra: nó bột phát ra ngoài thành nước mắt và từ phút ấy, nó biến thành lời than vãn. Nhất là ở phụ nữ. Nhưng nó không nhẹ nhõm hơn nỗi đau xót thầm lặng. Lời than vãn chỉ làm nguôi lòng vì nó khiến con tim mưng mủ và tan nát. Nỗi đau xót như thế không muốn được an ủi, nó được nuôi dưỡng bằng cảm giác không thể nguôi đi được của mình. Sự than vãn chỉ là nhu cầu không ngừng khơi sâu thêm vết thương.

– Con là thị dân hẳn thôi? – Trưởng lão nói tiếp, nhìn chằm chằm vào chị ta.

– Chúng con là người thành phố, thưa Cha, người thành phố chúng con vốn là dân quê, nhưng ở thành phố, chúng con sống ở thành phố. Thưa Cha, con đến để nhìn thấy Cha. Chúng con có nghe nói về Cha, thưa Cha, chúng con có nghe nói. Con đã chôn cất thằng con bé bỏng, con ra đi kêu cầu Chúa Trời. Con đã đến ba tu viện, người ta chỉ cho con: “Natasca, chị hãy đến đây” tức là đến với Cha, Cha thân yêu, đến với Cha ấy mà. Con đã đến, hôm qua con đứng suốt đêm trong nhà thờ, hôm nay con đến Cha.

– Vì sao con khóc?

– Con thương thằng bé nhà con, thưa Cha, nó lên ba, chỉ kém có ba tháng là tròn ba tuổi. Con khổ tâm vì nó, thưa Cha, vì thương nhớ cháu. Nó là đứa con trai cuối cùng còn lại, con với Nikituska có bốn đứa, nhưng bọn trẻ không ở với chúng con. Cha kính mến, chúng không ở. Con đã chôn ba đứa mà không thương tiếc lắm, còn đứa cuối cùng thì con không thể nào quên được. Cứ như là nó vẫn đứng trước mặt con, không chịu đi. Nó làm con héo hắt cõi lòng. Cứ nhìn đến áo lót, áo sơ mi và giày của nó là con khóc gào lên. Con bày những thứ còn lại của nó ra, từng thứ một, nhìn và gào khóc. Con bảo anh Nikituska chồng con: hãy để tôi đi kêu cầu Chúa Trời, ông chủ ạ.

Chồng con là người đánh xe, chúng con không nghèo, thưa Cha, không nghèo, chúng con tự đảm đương việc đánh xe chuyên chở, chúng con có đủ mọi thứ, cả ngựa và xe. Nhưng bây giờ chúng con cần gì của cải nữa? Không có con, anh ấy hẳn đã say sưa rượu chè, anh Nikitusa của con, hẳn nhiên là thế, ngay cả nước kia cũng vậy: hễ con xa rời anh ấy một chút là anh ấy đâm ra yếu mềm. Còn bây giờ thì con chẳng nghĩ gì đến anh ấy nữa. Đã hơn hai tháng nay, con không ở nhà. Con đã quên hết mọi thứ và không muốn nhớ đến nữa; con sẽ làm thế nào với anh ấy bây giờ? Con đã dứt bỏ anh ấy, dứt bỏ, dứt bỏ mọi thứ trên đời. Bây giờ con không muốn nhìn đến nhà cửa của mình, của cải của mình, con không muốn nhìn đến cái gì nữa hết.

– Này bà mẹ ạ, – trưởng lão lên tiếng. – Có lần một Đại thánh thời xưa nhìn thấy trong đền thờ một phụ nữ cũng như con, một bà mẹ đang khóc lóc, và cũng khóc con, đứa con duy nhất đã được Thượng đế gọi về với ngài. Vị thánh nói với người phụ nữ ấy: “Hay con không biết rằng những trẻ thơ như thế táo bạo dường nào trước ngai của Thượng đế? Thậm chí trên nước thiên đàng không có ai táo bạo hơn chúng: Lạy Chúa Trời, Ngài đã ban sự sống cho chúng con, – chúng nói với Thượng đế. – vậy mà chúng con vừa nhìn thấy nó là Ngài đã lấy lại luôn. Chúng cầu xin và chất vấn táo tợn đến nỗi Thượng đế lập tức ban cho chúng chức thiên thần. Cho nên – vị thánh dạy – con phải vui mừng, chứ đừng khóc, bởi đứa nhỏ của con bây giờ ở bên Chúa Trời, dự vào hàng thiên thần”. Thuở xưa vị thánh đã nói như thế với người đàn bà đang khóc. Đấy là vị thánh vĩ đại và Ngài không thể nói sai sự thật được.

Vậy thì hỡi người mẹ, con nên biết rằng đứa nhỏ của con hiện giờ chắc hẳn đang đứng trước ngai của Chúa, nó vui sướng, nó nô đùa và cầu Chúa cho con. Vì vậy con đừng khóc mà hãy vui sướng.

Người đàn bà nghe trưởng lão nói, một tay đỡ má, mắt gằm xuống. Chị thở dài não ruột.

– Anh Nikituska cũng an ủi con đúng như thế, hệt như Cha, anh ấy bảo: “Mình thật không biết suy xét khóc cái nỗi gì kia chứ con trai chúng ta bây giờ chắc hẳn đang ở bên Chúa, ca hát cùng các thiên thần”. Anh ấy bảo con như thế, nhưng chính anh ấy khóc, con thấy anh ấy cũng khóc như con. Con nói với anh ấy: “Tôi biết chứ, anh Nikituska ạ, nó không ở bên Chúa thì còn ở đâu nữa, có điều bây giờ nó không còn ở đây, bên cạnh chúng ta, anh Nikiluska ạ, nó không ngồi bên cạnh ta như trước nữa!” Ước gì con được nhìn nó dù chỉ một lần thôi, ước gì dù chỉ một lần thôi con lại được nhìn thấy nó, con sẽ không đến với nó, không thốt lên một lời, con sẽ náu trong xó nhà. Ước gì được thấy mặt nó chỉ một lát thôi, được nghe tiếng nó chơi ở sân, rồi nó đến, như trước đây vẫn thường như thế, và la lên bằng cái giọng thanh thanh: “Mẹ ơi, mẹ ở đâu đấy?” Ước gì con được nghe thấy nó đi trong phòng bằng đôi chân bé bóng của nó, một lần nữa thôi, chỉ một lần nữa thôi, đôi chân bé bỏng của nó giậm lạch bạch, chân nó bước liền liền, lon ton, con còn nhớ đôi khi nó chạy đến với con, la hét và cười, ước gì con được nghe thấy từng bước chân nó, nhận ra tiếng chân nó! Nhưng nó không còn nữa. Cha ơi, nó không còn nữa, không bao giờ con còn nghe thấy tiếng nó nữa! Chiếc thắt lưng của nó đây này, vậy mà nó không còn nữa, và từ nay không bao giờ con còn nhìn thấy nó, nghe thấy nó nữa…

Chị ta lấy trong ngực áo ra chiếc thắt lưng bé nhỏ viền kim tuyến của con trai mình, vừa nhìn thấy nó toàn thân chị đã run lên trong tiếng nức nở, chị lấy tay che mắt, nước mắt chảy ròng ròng qua kẽ ngón tay.

– Thế đấy, trưởng lão thốt lên. – Đúng lúc sự tích xưa: “Rasen khóc các con mình và không sao nguôi được, vì chúng không còn nữa”(1) số phận các con trên đời này là thế đấy, hỡi những người mẹ. Và đừng tự an ủi, con không nên tự an ủi, đừng tự an ủi và cứ khóc đi, nhưng mỗi lần khóc thì hãy luôn luôn nhớ rằng con trai con là một trong những thiên thần của Chúa, đang từ trên ấy nhìn con và nhìn thấy con, nó vui sướng vì nước mắt của con và chỉ cho Chúa xem những giọt nước mắt ấy. Cao cả thay sự than khóc của người mẹ, và nó còn lâu mới hết, nhưng cuối cùng nó sẽ biến thành niềm vui sướng bình lặng, và những giọt nước mắt cay đắng của con sẽ chỉ là những giọt nước mát cảm kích êm dịu và làm trong sạch trái tim, cứu thoát khỏi tội lỗi. Ta sẽ cầu cho linh hồn thằng bé của con được bình yên, tên nó là gì?

– Alecxei, thưa Cha.

– Cái tên đáng yêu. Theo tên Alecxei người của Chúa(2) phải không?

– Người của Chúa, vâng thưa Cha. Alecxei người của Chúa!

– Một vị thánh cao trọng! Ta sẽ cầu nguyện cho nó, bà mẹ ạ, ta cầu nguyện và sẽ nhắc đến nỗi đau buồn của con trong lời cầu nguyện, ta sẽ cầu cho sức khỏe của chồng con. Nhưng con bỏ mặc chồng là có tội đấy. Hãy về với chồng và chăm sóc chồng. Thằng nhỏ của con ở trên kia sẽ nhìn thấy con bỏ mặc bố nó và sẽ khóc vì bố mẹ; sao lại làm vẩn đục hạnh phúc của nó? Nó vẫn sống kia mà, nó vẫn sống, bởi vì linh hồn con người sống mãi mãi. Tuy nó không có mặt ở trong nhà, nhưng nó vẫn ở cạnh các con mà không ai nhìn thấy được. Làm sao nó có thể vào nhà được nếu con nói rằng con căm ghét ngôi nhà của con. Nó sẽ về với ai nếu không thấy bố mẹ ở với nhau? Bây giờ con chiêm bao thấy nó và con đau khổ, nhưng khi ấy nó sẽ hiện đến với con trong những giấc chiêm bao êm dịu. Hãy về với chồng đi, hỡi người mẹ, về ngay hôm nay đi.

– Con sẽ về, thưa Cha thân thương, con sẽ về theo lời Cha dạy. Cha nhìn thấy lòng con. Anh Nikituska, Nikituska của em, anh đang đợi em. Anh thân yêu, anh đang đợi em! – Người đàn bà cất lời than vãn, nhưng trưởng lão đã quay về phía một bà già nhỏ bé ăn vận không theo kiểu hành hương, mà theo kiểu thành thị.

Nhìn mắt bà ta thì thấy rõ bà ta đến có việc gì đó và muốn cho biết điều gì. Bà ta tự giới thiệu là vợ goá một hạ sĩ quan, ở cách đây không xa, vẫn trong thành phố chúng tôi thôi. Bà ta có đứa con trai tên là Vaxenka, làm ở một sở cảnh sát nọ, đã đi Sibir đến Irkut. Có viết thư về hai lần, nhưng đã một năm nay không có thư từ gì cả. Bà đã hỏi tin con, nhưng thực ra cũng chẳng biết hỏi ở đâu. Mới đây một bà nhà buôn giàu có Xtepanida Ilinitrna Bednaghima bảo con: Bà Prokhorovna ạ, bà hãy ghi tên con bà vào tấm thẻ đem đến nhà thờ(3) và cầu cho linh hồn của nó được bằng an. Linh hồn nó sẽ luôn nhớ và nó sẽ viết thư cho bà. “Đấy là cách chắc chắn nhất, đã được thử thách nhiều lần” – Xtepanida Ilinitrna nói vậy. Nhưng con vẫn nghi ngờ… Cha là ánh sáng của chúng con, xin Cha cho biết có thật vậy không, làm như vậy có được không?

– Chớ có nghĩ đến chuyện ấy. Hỏi điều đó cũng là đáng xấu hổ rồi. Sao lại có thể cầu cho linh hồn người đang sống được yên nghỉ, mà lại là mẹ đẻ nữa chứ! Đấy là tội lỗi rất lớn, tương tự như phép phù thuỷ, chỉ vì con không biết nên mới có thể tha thứ được. Tốt hơn hết là con nên cầu khẩn Thánh mẫu ban sức khỏe cho con con, Ngài bao giờ cũng sẵn sàng che chở và cứu giúp người trần, và cầu xin Ngài tha thứ cho con đã có ý nghĩ không đúng. Ta bảo con thế này này, Prokhorovna ạ: hoặc là chính con trai con chẳng bao lâu nữa sẽ về thăm con, hoặc là sẽ gửi thư về. Nên biết như vậy. Về và cứ yên tâm. Con trai con vẫn sống, ta báo con thế đấy.

– Cha yêu quý của chúng con, Chúa ban thưởng cho Cha, Cha nhân đức của chúng con, Cha là người cầu nguyện cho tất cả chúng con và cầu xin tha tội cho chúng con…

Nhưng trưởng lão đã nhận thấy trong đám đông hai tia mắt cháy rực chiếu vào Cha: ấy là luồng mắt của một phụ nữ nông dân còn trẻ, kiệt quệ, nom như người ho lao. Chị lãng lãng nhìn, đôi mắt cầu xin điều gì, nhưng chị dường như không dám đến gần.

– Con cần gì, con của ta?

– Xin Cha giải nỗi lo sợ cho tâm hon con. Cha kính yêu. – Chị ta nói khẽ và thong thả, quỳ xuống và rạp mình dưới chân Cha.

– Con phạm tội, thưa Cha kính yêu, con sợ tội lỗi của con.

Trưởng lão ngồi xuống bậc thềm dưới, người phụ nữ vẫn quỳ, lết đến gần Cha.

– Con goá chồng đã hơn hai năm – Chị ta nói gần như thì thầm, toàn thân như run lên. – Con sống với chồng cũng khổ lắm, lão đã già, thường đánh con đau lắm. Khi lão ốm liệt giường, con nhìn lão và nghĩ: nếu lão khỏi bệnh, lại trở dạy được thì sao? Từ đó ý nghĩ ấy cứ bám lấy con…

– Khoan, – trưởng lão nói và ghé tai sát môi chị ta. Người phụ nữ lại thì thầm rất khẽ, thành thử hầu như không nghe thấy gì.

Lát sau chị ta ngừng lời.

– Năm thứ ba rồi ư? – Trưởng lão hỏi.

– Năm thứ ba. Lúc đầu con không nghĩ đến, nhưng bây giờ con bắt đầu ốm, con đâm ra phiền não không ngơi.

– Con ở xa đến ư?

– Cách đây năm trăm dặm ạ.

– Con đã xưng tội rồi chứ?

– Có ạ, hai lần rồi.

– Con có được ban thánh thể không?

– Có ạ con sợ, con sợ chết.

– Đừng sợ gì hết, và đừng bao giờ sợ, cũng đừng lo buồn. Miễn là sự ăn năn của con không suy giảm là Chúa sẽ tha thứ hết. Trên đời này không có tội lỗi nào mà Chúa không tha thứ cho kẻ thực lòng ăn năn. Con người ta không thể phạm tội nào dù lớn đến đâu mà có thể làm cạn tình yêu vô lượng của Chúa. Chẳng lẽ có tội nào vượt quá được cả tình yêu của Chúa chăng? Con chỉ nên luôn luôn chăm lo ăn năn hối lỗi và xua đuổi hẳn nỗi sợ đi. Hãy tin rằng Chúa yêu con đến độ con không tưởng tượng được đâu Chúa yêu con mặc dù tội lỗi của con và trong tội lỗi của con. Một người hối cải làm cho trên trời có nhiều niềm vui hơn là mười người công chính, sách kinh có nói từ lâu. Về đi và đừng sợ. Đừng phiền trách mọi người, đừng tức giận vì bị xúc phạm. Hãy rộng lòng tha thứ cho người đã khuất tất cả những gì mà ông ta đã xúc phạm con, hãy thực sự làm lành với ông ta. Con ăn năn tức là con yêu. Mà con yêu tức là con đã thuộc về Chúa… tình yêu chuộc được hết, cứu rỗi được hết. Ta cũng như con, là kẻ có tội, mà ta còn cảm động và thương con thì Chúa còn thương đến đâu. Tình yêu là của báu vô giá có thể mua được cả thế gian, chẳng nhữngg con sẽ chuộc được tội lỗi của con, mà còn chuộc được cả tội lỗi của người khác nữa.

Con về đi và đừng sợ.

Cha làm dấu cho chị ta ba lần, tháo bức ảnh thánh nhỏ bé trên cổ ra, đeo cho chị ta. Chị ta lẳng lặng cúi rạp sát đất bái tạ. Cha đứng lên và vui vẻ nhìn một người đàn bà khỏe mạnh bế đứa con còn bú trên tay.

– Con ở Vusegonie đến, thưa Cha yêu quý.

– Sáu dặm, nhưng bế đứa bé từ đấy đi thật vất vả. Con cần gì?

– Con đến để được nhìn thấy Cha. Con đã từng đến đây, Cha quên rồi ư? Trí nhớ của Cha không được tốt lắm, có thế Cha mới quên con chứ. Con nghe nói Cha ốm, ờ thế thì con sẽ đến thăm Cha, con nghĩ, bây giờ con nhìn thấy Cha ở đây, Cha có ốm đau gì đâu nào? Cha còn sống hai chục năm nữa, thực đấy, Chúa ở cùng Cha! Mà có biết bao người cầu nguyện cho Cha, Cha ốm làm sao được?

– Cảm ơn con lắm lắm, con yêu dấu.

– Tiện đây con có một việc nhỏ cậy Cha; con đem đến sáu mươi kopek, thưa Cha yêu quý, xin Cha hãy đem cho người phụ nữ nào nghèo hơn con. Khi đến đây con nghĩ: nhờ Cha đem cho thì hơn. Cha biết nên cho ai.

– Cảm ơn con yêu dấu, cảm ơn, con thật tốt bụng. Ta yêu con. Nhất định ta sẽ làm việc đó. Đứa con trên tay con là con gái ư?

– Con gái ạ, thưa Cha sáng láng, Elizaveta.

– Chúa ban phúc cho cả hai mẹ con, cả con và Elizaveta bé bỏng. Con làm ta vui lòng, hỡi người mẹ. Tạm biệt, các con yêu dấu, tạm biệt, các con yêu quý.

Cha ban phước cho tất cả và kính cẩn chào mọi người.

Chú thích

(1) Mathieu. XI. XVM (N.D).

(2) Thánh Alecxei người của Chúa (N.D)

(3) Ghi tên vào danh sách cầu nguyện (N.D)

Trước
image
Chương 8
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!