Anh em nhà Karamazov

Chương 4 – Một bà kém Đức tin
Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Suốt thời gian trưởng lão chuyện trò với dân chúng và ban phước cho họ, bà khách địa chủ âm thầm nhỏ lệ và dùng mùi xoa lau nước mắt. Đấy là một phụ nữ thượng lưu đa cảm và có nhiều đức tính tốt, chân thành. Khi trưởng lão cuối cùng cũng đến chỗ bà ta, bà ta hoan hỉ chào đón:
– Con phải hết sức đau lòng khi nhìn cảnh tượng cảm động ấy! – Bà ta xúc động, nói không hết lời. – Ôi, con hiểu dân chúng yêu Cha, chính con cũng yêu nhân dân, làm sao không yêu nhân dân cho được, nhân dân Nga của chúng ta tuyệt vời, chất phác trong sự hùng vĩ của mình!

– Sức khỏe của con gái con ra sao? Hai mẹ con lại muốn nói chuyện với ta ư?

– Ôi, con khẩn khoản cầu xin, con van nài, con sẵn lòng quỳ xuống và quỳ suốt ba ngày dưới cửa sổ buồng Cha cho đến khi Cha cho chúng con vào gặp. Chúng con đến gặp Cha, ôi đấng chữa bệnh vĩ đại, để bày tỏ lòng biết ơn hân hoan của chúng con Cha đã chữa khỏi bệnh cho Liza của con, khỏi hẳn rồi, là bởi hôm thứ năm Cha đã nguyện kinh cho nó, Cha đã đặt tay lên nó. Chúng con nóng lòng muốn hôn đôi tay ấy, muốn bày tỏ tình cảm của chúng con và lòng sùng kính của chúng con.

– Vậy là chữa lành hẳn rồi ư? Cháu nó vẫn còn nằm trong ghế bành kia thôi?

– Nhưng đã hết hẳn sốt đêm, đã hai ngày nay rồi, kẻ từ thứ năm. – Bà mẹ vội nói một cách nóng nảy. – Hơn thế nữa, chân cháu đã vững. Sáng nay trở dậy cháu nó khỏe mạnh, nó ngủ được suốt đêm. Cha xem, mặt nó hồng hào, mắt long lanh. Trước kia nó cứ khóc suốt, bây giờ thì nó cười vui vẻ sung sướng. Hôm nay nó cứ một mực đòi nâng nó đứng dậy, nó đứng được suốt một phút, không cần ai đỡ. Nó cược với con rằng hai tuần nữa nó sẽ nhảy được điệu cardi. Con cho mời ông bác sĩ Gherxenstube ở vùng này. Ông ấy nhún vai nói: tôi ngạc nhiên, tôi không hiểu. Vậy mà Cha lại muốn chúng con đừng quấy rầy Cha, làm sao chúng con có thể không bay ngay đến đây để tạ ơn Cha kia chứ? Liza, Liza, cảm ơn Cha đi, cảm ơn đi!

Khuôn mặt nhỏ nhắn, dễ thương, tươi cười của Liza bỗng trở nên nghiêm trang, cô nhỏm dậy trong ghế bành ráng hết sức trong chừng mực có thể được, và nhìn trưởng lão, chắp hai tay lại nhưng cô không nén nổi và phá lên cười…

– Con cười anh ấy, cười anh ấy! – Cô trỏ Aliosa với vẻ phụng phịu trẻ con vì mình không nén được và đã cười phá lên. Lúc ấy ai nhìn Aliosa đứng sau trưởng lão, cách chừng một bước thì sẽ thấy mặt anh đỏ lên, hai má phút chốc ửng hồng. Mắt anh long lanh và anh cúi nhìn xuống.

– Nó có một việc nhờ anh, Alecxei Fedorovich ạ… Sức khỏe anh thế nào? – Bà mẹ đột nhiên nói với Alecxei và chìa cho anh bàn tay nhỏ nhắn đeo găng nom rất thanh nhã. Trưởng lão quay lại chăm chú nhìn Aliosa. Anh tới gần Liza, mỉm cười ngượng ngập một cách hơi kỳ lạ, chìa tay ra cho cô. Liza giữ vẻ mặt nghiêm trang.

– Ekaterina Ivanovna nhờ tôi chuyển cho anh cái này – Cô đưa cho anh một lá thư nhỏ. – Chị ấy thiết tha mời anh đến chơi càng sớm càng hay, anh đừng để chị ấy thất vọng, thể nào cũng đến đấy nhé.

– Chị ấy mời tôi đến? Mời tôi đến nhà… để làm gì nhỉ? – Aliosa lẩm bẩm, hết sức ngạc nhiên. Mặt anh bỗng lộ vẻ lo ngại.

– Ồ, đấy là vì Dmitri Fedorovich và… về tất cả những chuyện mới xảy ra gần đây. – Bà mẹ giải thích qua quít. – Ekaterina Ivanovna hiện giờ đã có quyết định… nhưng muốn dứt khoát thì chị ấy nhất thiết phải gặp anh… để làm gì ư? Cố nhiên là tôi không biết, nhưng chị ấy mong anh đến càng sớm càng tốt. Và anh sẽ đến, hẳn là anh sẽ đến, tình cảm cơ đốc buộc anh phải làm như thế.

Tôi mới gặp chị ấy có một lần – Aliosa nói tiếp, vẫn băn khoăn như trước.

– Ôi đấy là một người rất đỗi cao cả, không sao hiểu thấu được! Dù chỉ xét theo những đau khổ của chị ấy… Hãy tưởng tượng những gì chị ấy đã phải chịu đựng, những gì chị ấy đang phải chịu đựng và những gì đang chờ đợi chị ấy… thật là khủng khiếp, khủng khiếp!

– Được tôi sẽ đến. – Aliosa quyết định, sau khi đọc lướt qua mẩu thư ngắn ngủi, bí ẩn, trong đó chị khẩn khoản mời anh đến, chứ không giải thích gì cả.

– Anh thật là tốt, như vậy thì hay quá đấy. – Liza đột nhiên hớn hở reo lên. – Vậy mà em vẫn bảo mẹ em: không đời nào anh ấy đến đâu, anh ấy đang mải tìm sự cứu rỗi mà. Anh tốt quá đi thôi! Thì em vẫn luôn luôn nghĩ rằng anh là người rất tốt mà, bây giờ em thật vui lòng nói với anh điều đó!

– Liza! – Bà mẹ nói bằng giọng oai nghiêm, nhưng lại mỉm cười ngay.

– Anh đã quên mẹ con chúng tôi, anh Alecxei Fedorovich ạ, anh chẳng muốn đến nhà tôi. Thế là Liza đã hai lần nói với tôi rằng chỉ khi có anh nó mới vui thích.

Aliosa ngước mắt lên, đột nhiên lại đỏ mặt và tự dưng lại mỉm cười, chẳng biết là cười gì.

Nhưng trưởng lão đã không để ý đến anh nữa. Cha đã nói chuyện với ông thầy tu từ nơi khác đến, ông ta như đã nói – vẫn chờ đợi Cha ở cạnh chiếc ghế bành của Liza. Rõ ràng đấy là một thầy tu rất bình thường, nghĩa là chức sắc tầm thường, tầm mắt hạn hẹp và cứng nhắc, nhưng sùng tín và thuộc loại ương gàn.

Ông ta cho biết ông ta từ phương Bắc xa xôi đến, ở Ovdorsk(1), dòng thánh Xinvextr ở một tu viện nghèo chỉ có chín tu sĩ.

Trưởng lão ban phước cho ông và mời ông đến phòng mình lúc nào thấy tiện.

– Sao ông dám làm nhưng việc như thế này? – Thầy tu bỗng hỏi, đồng thời trỏ Liza với thái độ oai nghiêm và trịnh trọng.

Ông ta ám chỉ “việc chữa khỏi bệnh” cho Liza.

– Nói đến việc ấy bây giờ cố nhiên là còn sớm. Đỡ chưa có nghĩa là khỏi và có thể còn do nhưng nguyên nhân khác. Nhưng điều gì đã xảy ra thì chỉ là do ý Chúa, chứ không có quyền phép nào khác. Tất cả là do Chúa. Mời cha đến thăm tôi, – Trưởng lão nói thêm với thầy tu, – vì không phải lúc nào tôi cũng tiếp khách được: tôi ốm và tôi biết sự sống của tôi chỉ còn tính từng ngày.

– Ồ không, không, Chúa sẽ không bắt con phải thiếu vắng Cha, Cha sẽ còn sống lâu, còn sống lâu. – Bà mẹ kêu lên.

– Mà Cha có ốm đau gì đâu? Cha nom khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc thế kia mà.

– Hôm nay ta thấy dễ chịu hơn nhiều lắm, nhưng ta biết, chỉ là chốc lát thôi. Bây giờ ta biết chắc chắn bệnh của ta.

Nếu các con thấy ta vui vẻ như thế thì đấy là vì chưa bao giờ các con có thể làm điều gì khiến ta vui lòng như câu nói vừa rồi, bởi vì con người sinh ra để hưởng hạnh phúc, và người nào hoàn toàn hạnh phúc thì người đó có quyền tự nhủ: “Ta đã làm đúng đạo Chúa trên cõi thế gian này”. Tất cả những người công chính, tất cả các thánh, tất cả những người tuẫn đạo thánh thiện đều là người hạnh phúc.

– Ôi, Cha nói những lời mới can đảm và cao cả làm sao. – Bà mẹ kêu lên. – Lời Cha nói như xuyên thấu lòng người.

Thế nhưng hạnh phúc, hạnh phúc ở nơi đâu? Ai có thể nói rằng mình là người hạnh phúc? Ôi, Cha đã quá tốt cho chúng con, hôm nay được gặp Cha lần nữa thì xin Cha hãy nghe tất cả những điều mà lần trước con không nói hết, không dám nói, tất cả! Con đau khổ, thứ lỗi cho con, con đau khổ… – Trong lúc tình cảm nồng nhiệt đang bồng bột, bà ta chắp tay lại trước mặt Cha.

– Nhưng về chuyện gì kia chứ?

– Con đau khổ… vì không tin…

– Không tin Chúa sao?

– Dạ không, không, con không dám nghĩ đến điều ấy, nhưng đời sống mai hậu sao mà bí ẩn quá! Chưa có ai giải đáp về nó! Thưa Cha, Cha là đấng chữa bệnh vĩ đại, Cha hiểu rõ tâm hồn con người. Đành rằng con không dám mong mỏi Cha tin con hoàn toàn, nhưng con xin lấy danh dự cam đoan với Cha rằng giờ đây không phải do nông nổi mà con nói rằng ý nghĩ ấy về đời sống ở thế giới bên kia làm con lo lắng đến đau khổ, đến khiếp sợ. Con không biết hỏi ai, chưa bao giờ con dám… Bây giờ con đánh bạo giải bày với Cha… Trời ơi, bây giờ Cha sẽ cho con là thứ gì! – Bà ta đập hai tay vào nhau.

– Đừng lo ngại về ý kiến của ta. – Trưởng lão trả lời. – Ta hoàn toàn tin rằng nỗi lo buồn của con là thành thật.

– Ôi con cảm ơn Cha biết chừng nào! Thưa Cha, nhiều khi con nhắm mắt lại và nghĩ: mọi người đều tin cả, vậy vì sao mà tin? Người ta nói quyết rằng tất cả những cái đó thoạt đầu là do sợ hãi những hiện tượng thiên nhiên ghê gớm, và chẳng làm gì có những cái đó. Thế đấy, con nghĩ, cả đời con đã tin rằng khi con chết đi thì chẳng còn gì nữa hết, chỉ có “cụm ngưu bàng mọc trên mồ”, như lời một nhà văn mà con đã đọc. Thế thì khủng khiếp quá! Làm cách nào mà lấy lại được đức tin? Nhưng con tin chỉ là vì hồi ấy con còn bé dại tin một cách máy móc, không nghĩ gì hết… Lấy gì chứng minh điều đó, bây giờ con đến quỳ trước mặt Cha cầu xin Cha giảng giải cho. Vì nếu con bỏ lỡ dịp này thì suốt đời sẽ không có ai giải đáp cho con. Lấy gì chứng minh, lấy gì làm bằng để mà tin? Ôi, khốn khổ cho con! Con thấy xung quanh mọi người đều dửng dưng, hầu hết mọi người, bây giờ chẳng ai bận tâm đến điều ấy, một mình mang nỗi niềm ấy trong lòng con không thể chịu đựng nổi. Thật là nguy hại, nguy hại!

– Hẳn là nguy hại. Nhưng cũng không thể chứng minh được, chỉ có thể tin mà thôi.

– Bằng cách nào? Lấy gì làm tin?

– Bằng kinh nghiệm của tình yêu thể hiện trong hành động. Hãy cố gắng luôn luôn yêu đồng loại bằng tình yêu thể hiện trong hành động. Con càng tấn tới trong tình yêu thì sẽ càng tin vào sự hiện hữu của Chúa và vào sự bất diệt của linh hồn con. Nếu con đạt tới sự hy sinh hoàn toàn trong tình yêu đồng loại thì không một mối hồ nghi nào có thể len vào tâm hồn con. Điều đó đã được thử thách đúng như vậy đấy.

– Tình yêu thể hiện trong hành động? Đây lại là một câu hỏi, mà một câu hỏi hóc búa! Thưa Cha, con yêu nhân loại đến mức, chẳng biết Cha có tin không, – đôi khi con mơ ước vứt bỏ tất cả tất cả những gì con có, bỏ cả Liza đi làm bà phước. Con nhắm mắt, nghĩ ngợi và mơ ước, những lúc ấy con cảm thấy mình có sức mạnh vô địch. Không một vết thương nào, không một vết loét mưng mủ nào có thể làm con sợ. Con muốn tự tay mình băng bó và rửa các vết thương, con muốn làm hộ lý chăm sóc cho những người đau khổ ấy, con sẵn lòng hôn những vết loét ấy…

– Con mơ ước như vậy, chứ không mơ ước gì khác thì cũng là nhiều rồi và đó là điều tốt đẹp. Rồi sẽ có lúc tình cờ con thực sự làm một việc thiện.

– Vâng, nhưng liệu con có thể chịu đựng được lâu dài một cuộc sống như thế không? – Bà ta nói tiếp bằng giọng nồng nhiệt và gần như điên loạn. – Đấy là câu hỏi quan trọng nhất! Đấy là câu hỏi làm con khổ tâm hơn hết. Con nhắm mắt lại và tự hỏi liệu ta có thể chịu dựng được lâu dài trên con đường ấy hay không? Nếu người bệnh được ta rửa vết thương không tức thời biểu lộ sự biết ơn, mà ngược lại còn trái tính trái nết hành ta, không quý trọng và không biết đến sự phục dịch đầy lòng nhân ái của ta, còn quát mắng ta, đòi hỏi thô lỗ, thậm chí kêu ca với cấp trên của ta (điều này thường xảy ra với những người quá đau khổ): nếu vậy thì sao? Tình yêu của ta có còn không? Thế rồi, Cha tưởng tượng xem, con đã rùng mình mà quyết định: nếu có cái gì có thể làm nguội lạnh tức khắc tình yêu “trong hành động” của con đối với nhân loại thì đấy chỉ là sự vô ơn. Tóm lại, con làm việc để được trả công, con đòi phải trả công ngay, nghĩa là phải được khen ngợi, tình yêu phải được đền đáp bằng tình yêu!

Bà ta đang phẫn kích, hết sức thành thật tự đả kích, nói xong bà nhìn trưởng lão với vẻ kiên quyết như khiêu khích.

– Thật đúng hệt như một ông bác sĩ đã có lần kể với Cha, tuy đã lâu lắm rồi. – Trưởng lão nói – ông ta là một người đứng tuổi và hiển nhiên là thông minh. Ông ta nói cũng thắng thắn như con, tuy bằng giọng bông đùa, nhưng bông đùa một cách đau xót: tôi yêu nhân loại, ông ta nói, nhưng tôi ngạc nhiên về chính bản thân tôi: tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức là tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước nhiều khi tôi đã có nhưng dự định say mê phụng sự nhân loại và có lẽ tôi thực sự muốn lên cây thập giá chịu tội thay cho mọi người, nếu như bỗng nhiên cần phải như vậy, thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng, kinh nghiệm cho tôi biết như vậy. Hễ người khác đến gần tôi một chút là cá tính người đó đè nén tự ái của tôi và chèn ép tự do của tôi. Trong hai mươi tư giờ tôi có thể căm ghét ngay cả một người ưu tú nhất: người này thì ăn quá lâu, người kia thì xổ mũi hắt hơi liên miên. Tôi trở thành kẻ thù của mọi người, ông ta nói, hễ họ tiếp xúc với tôi. Nhưng ngược lại, bao giờ cũng thế, tôi càng thù ghét từng người riêng biệt thì tình yêu nhân loại nói chung của tôi càng nồng cháy. Nhưng vậy thì làm thế nào?

– Thế thì biết làm thế nào? Thất vọng ư? Không, chỉ riêng việc con lấy thế làm buồn phiền cũng là đủ rồi. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được và điều đó sẽ được ghi nhận. Con đã làm được nhiều, bởi vì con đã tự hiểu được mình một cách sâu sắc và thành thật như thế! Nếu như lúc này con nói với ta thành thật như thế chỉ cốt để ngay bây giờ con được ta khen là thành thật thì con sẽ không đạt được công quả gì trong tình yêu thể hiện bằng hành động: nếu vậy thì tất cả sẽ vẫn chỉ ở trong mơ ước của con và cả cuộc đời sẽ thoáng qua như một ảo ảnh. Như vậy thì đương nhiên là con sẽ quên đời sống ở thế giới bên kia và cuối cùng con sẽ có cách tự làm cho mình yên tâm.

– Cha làm cho con khổ tâm vô cùng! Mãi đến bây giờ, giây lát này Cha nói, con mới hiểu rằng quả thật con chờ mong Cha khen con thành thực khi con kể với Cha rằng con không chịu nổi sự vô ơn Cha đã nhắc nhở con, Cha hiểu thấu tâm can con và đã giảng giải cho con!

– Con nói thật đấy ư? Thế thì bây giờ, sau khi con thú nhận như thế, ta tin rằng con thành thực và tốt bụng. Nếu con chưa đạt được hạnh phúc thì hãy luôn luôn nhớ rằng con ở trên con đường đúng và cố gắng đừng rời bỏ con đường đó. Cần nhất là phải tránh sự dối trá, mọi sự dối trá, đặc biệt là tự dối mình. Hãy theo dõi sự dối trá của mình và nhìn kỹ nó từng giờ, từng phút. Hãy tránh khinh người, kể cả khinh người khác và khinh miệt bản thân mình: chỉ riêng việc nhận thấy cái mà con cảm thấy là xấu xa trong bản thân con cũng đủ làm cho nó trở nên thanh sạch rồi.

Cũng nên tránh sự sợ hãi, tuy sợ hãi chỉ là hậu quả của sự dối trá, đừng bao giờ sợ mình non gan trong việc theo đuổi tình yêu, cũng đừng quá sợ những hành động xấu của mình trong trường hợp này. Tiếc rằng ta không thể nói với con điều gì khiến con yên lòng hơn, bởi vì tình yêu thể hiện bằng hành động so với tình yêu mơ mộng là một cái gì khác nghiệt và đáng sợ. Tình yêu mơ mộng khao khát công quả mau chóng, khao khát được thoả mãn ngay, và nó muốn mọi người để ý đến thành quả của nó. Ở đấy thực sự người ta sẵn lòng hy sinh cả tính mệnh, miễn là cái đó không kéo dài, mà diễn ra mau như trên sân khấu, sao cho mọi người đều nhìn thấy và khen ngợi. Tình yêu thể hiện bằng hành động, đấy là công việc và sự tự chủ, mà đối với một số người thì có lẽ đó là cả một khoa học.

Nhưng Cha báo trước, ngay lúc con khiếp sợ thấy rằng mặc dù con đã gắng hết sức, con chẳng những không tiến gần đến đích, mà còn ra xa hơn, thì chính lúc ấy, Cha nói trước cho con biết con sẽ đột nhiên đạt được mục đích và sẽ thấy rõ quyện phép thần kỳ của Chúa đối với con, và Chúa lúc nào cũng yêu con và luôn luôn dẫn dắt con một cách bí ẩn. Thứ lỗi cho Cha, Cha không thể tiếp con lâu hơn, người khác đang đợi Cha. Tạm biệt.

Bà khách khóc:
– Liza, Liza, xin Cha ban phước cho nó, Cha ban phước cho nó! – Bà ta bỗng hăm hở hẳn lên.

– Nó không đáng được yêu mến mà. Cha đã thấy nó cứ bỡn cợt suốt. – Trưởng lão nói đùa. – Tại sao con cứ chế giễu Alecxei hoài?

Quả thật Liza đã giở trò tinh nghịch suốt thời gian ấy. Đã lâu rồi từ lần trước kia, cô nhận thấy Aliosa ngượng ngùng trước mặt cô và cố không nhìn cô, cô lấy thế làm thích thú lắm. Cô chăm chú đón bắt luồng mắt anh: anh không chịu đựng nổi cái nhìn dai dẳng nhằm vào anh. Một sức mạnh không cưỡng nổi khiến Aliosa bỗng chốc lại vô tình nhìn về phía cô, lập tức cô nở nụ cười đắc thắng như chọc vào mắt anh. Aliosa càng ngượng ngập và bực tức hơn.

Cuối cùng anh quay mặt hẳn đi và nấp sau lưng trưởng lão. Mấy phút sau, bị lôi cuốn bởi một sức mạnh không sao cưỡng nổi, anh quay lại xem Liza có nhìn anh không, và anh thấy Liza nhoài hẳn ra khỏi ghế bành, gập người xuống nhìn anh từ phía bên, gắng chờ anh lại nhìn cô. Bắt được cái nhìn của anh, cô cười phá lên đến nỗi trưởng lão cũng không nén nổi:
– Cô bé tinh nghịch kia, sao con cứ làm cho anh ấy xấu hổ vậy?

Bỗng nhiên, hoàn toàn bất ngờ. Liza đỏ mặt, mắt lóe lên, mặt trở nên hết sức nghiêm trang, và cô bỗng nói liến thoắng, nóng nảy, giọng oán trách sôi nổi, phẫn uất:

– Thế tại sao anh ấy quên hết cả? Hồi con còn bé, anh ấy vẫn bế con, con chơi đùa với anh ấy. Chính anh ấy dạy con đọc, Cha có biết không? Hai năm trước, khi chia tay, anh ấy nói rằng anh ấy sẽ không bao giờ quên, rằng chúng con mãi mãi là bạn, mãi mãi, mãi mãi. Thế mà bây giờ bỗng nhiên anh ấy sợ con, con ăn thịt anh ấy chắc?

Tại sao anh ấy không muốn đến gần con, tại sao anh ấy không nói chuyện với con? Tại sao anh ấy không muốn đến nhà con. Đâu phải Cha không cho anh ấy đi: anh ấy vẫn đi khắp mọi nơi, con biết mà. Con mời anh ấy đến thì không tiện, chính anh ấy phải nhớ ra trước tiên, nếu như anh ấy chưa quên. Ồ không, bây giờ anh ấy đang tu để cứu rỗi linh hồn mà? Sao Cha lại cho anh ấy mặc bộ áo thầy tu dài lượt thượt thế kia… chạy thì ngã mất…

Không nén được, đột nhiên, cô bưng mặt và phá lên cười, tràng cười dài mãnh liệt, không ra tiếng, nóng nảy, run bắn lên.

Trưởng lão mỉm cười nghe cô bé nói và ban phước cho cô. Khi hôn tay Cha, cô bỗng áp bàn tay đó vào mắt và oà khóc:
– Cha đừng giận con, con là đứa ngốc nghếch, chẳng ra gì… có lẽ Aliosa có lý, anh ấy không muốn đến thăm con bé lố lăng như con là rất phải.

– Nhất định Cha sẽ bảo anh ấy đến. – Trưởng lão cả quyết.

Chú thích

(1) Một thị trấn nhỏ phía cực Bắc tỉnh Tobonxe (tây Sibir) (N.D).

Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!