Anh em nhà Karamazov

Chương 4 – Nỗi khổ tâm thứ hai
Trước
image
Chương 58
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Ông không thể tin được rằng ông đã khích lệ chúng tôi đến mức nào đâu, ông Dmitri Fedorovich ạ, là bởi ông sẵn lòng… – Nikolai Parfenovich nói, cặp mắt to, lồi màu xám nhạt, cận thị nặng mà trước đó một lát ông ta vừa bỏ kính ra sáng lên một vẻ long lanh thích thú. – Ông vừa nói một cách có lý về việc chúng ta phải tin cậy lẫn nhau, như thế này, nếu như người bị tình nghi thực sự mong muốn, hy vọng và có thể bào chữa cho mình. Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng tất cả những gì tuỳ thuộc vào chúng tôi, chính ông đã có thể thấy chúng tôi tiến hành công việc như thế nào… Ông tán thành chứ, ông Ippolit Kirinlovich? – ông ta nói với viên biện lý.

– Ô tất nhiên rồi. – Viên biện lý đồng ý, tuy có hơi khô khan so với sự hăm hở của Nikolai Parfenovich.

Xin lưu ý một điều để từ nay về sau khỏi nhắc lại nữa: Nikolai Parfenovich mới đến vùng chúng tôi, ngay từ khi mới đến, ông ta đã cảm thấy ông biện lý Ippolit Kirinlovich đáng kính trọng lạ thường, thậm chí là hai người ý hợp tâm đầu với nhau. Ông ta gần như là người duy nhất tin chắc rằng Ippolit Kirinlovich có tài thấu hiểu tâm lý và tài hùng biện phi thường mà “không được cất nhắc xứng đáng”, ông hoàn toàn tin rằng viên biện lý bị đối xử bất công. Ông ta đã được nghe nói về viên biện lý từ hồi ở Peterburg kia. Về phần mình viên dự thẩm trẻ tuổi cũng là người duy nhất trên cõi thế gian này mà viên biện lý “bị đối xử bất công” của chúng ta thành thật yêu mến. Trên đường đến đây, họ đã kịp thoả thuận và giao hẹn với nhau một đôi điều về công việc sắp tới và bây giờ, ngồi bên bàn, đầu óc nhạy bén của Nikolai Parfenovich chớp được và hiểu ngay từng chỉ dẫn, từng diễn biến nét mặt của người đồng sự cao tuổi hơn, chỉ cần nói nửa chừng, một tia nhìn, một cái nháy mắt là anh ta đã hiểu.

– Thưa các ông, chỉ cần các ông để cho tôi nói, đừng ngắt lời tôi về những điều vặt vãnh là tôi sẽ trình bày hết với các ông trong nháy mắt. – Mitia sôi lên.

– Hay lắm. Cảm ơn ông. Nhưng trước khi chuyển sang nghe ông nói, ông cho phép tôi xác nhận một sự kiện nhỏ nhưng hết sức đáng chú ý đối với chúng tôi: ấy là số tiền mười rúp mà hôm qua, lúc gần năm giờ chiều, ông đã vay của ông bạn ông là Petr Ilych Perkhotin, và cầm mấy khẩu súng tay của ông làm tin.

– Có tôi có đem cầm để vay mười rúp, thưa các ông, nhưng thế thì sao? Chuyện chỉ có vậy thôi, sau khi đi xa về, tôi có đem cầm.

– Vậy ra ông đã đi xa về à? Ông ra ngoài thành phố?

– Vâng, thưa các ông, tôi đến một nơi cách xa bốn mươi dặm, thế các ông không biết ư?

Viên biện lý và Nikolai Parfenovich nhìn nhau:

– Nói chung, giá như ông bắt đầu bằng cách thuật lại có hệ thống toàn bộ ngày hôm qua của ông, kể từ sáng thì tốt hơn chăng? Chẳng hạn, xin cho biết: ông rời khỏi thành phố có việc gì, đi và về khi nào, tất cả những sự việc ấy…
Thế thì đáng lẽ các ông cứ hỏi vậy ngay từ đầu là xong, – Mitia cười rộ, – và nếu các ông muốn thì nên kể từ hôm kia, từ sáng hôm kia, khi ấy các ông sẽ hiểu tôi đi đâu, đi bằng phương tiện gì, tại sao đi bộ rồi lại đi xe. Thưa các ông, sáng hôm kia tôi đi bộ đến thương gia Xamxonov ở đây để vay ông ta ba ngàn rúp có bảo đảm chắc chắn, ấy là vì đột nhiên có chuyện cần gấp, thưa các ông, đột nhiên cần gấp…

– Xin phép ngắt lời ông, – viên biện lý ngắt lời một cách lễ phép, – tại sao bỗng nhiên ông lại cần tiền đến như vậy, mà cần đúng số tiền như vậy, ba ngàn rúp?

– Ồ, thưa các ông, không nên sa vào những việc vặt vãnh: bằng cách nào, khi nào và tại sao, tại sao cần đúng số tiền như thế, chứ không phải số tiền khác, toàn là chuyện dông dài… như vậy thì ghi đến ba tập cũng không hết, còn phải thêm phần kết nữa!

Tất cả những điều đó Mitia nói với giọng suồng sã đôn hậu nhưng nôn nóng của một người muốn nói hết sự thật và đầy thiện ý.

– Thưa các ông, – chàng dường như chợt hiểu ra, – các ông đừng trách tôi bướng bỉnh, tôi lại một lần nữa cầu xin các ông: xin hãy tin rằng tôi hoàn toàn kính trọng các ông và tôi hiểu tình thế hiện nay. Đừng tưởng rằng tôi say. Bây giờ tôi tính hẳn rồi. Mà có say đi nữa thì chẳng trở ngại gì. Với tôi thì thế này này:

Hết say, đúng gã cù lần

Cứ say mèm lại tuyệt trần thông minh!

Ha – ha! Tuy nhiên, thưa các ông, tôi thấy lúc này tôi mà pha trò trước các ông thì thật không phải nhẽ, nghĩa là trong lúc chúng ta còn chưa thật hiểu nhau. Cho phép tôi vẫn giữ lòng tự trọng của mình: Tôi hiểu sự khác biệt giữa chúng ta lúc này: dù sao trước các ông tôi vẫn là kẻ phạm tội, vì vậy địa vị giữa chúng ta thật một trời một vực, các ông có nhiệm vụ theo dõi tôi: các ông sẽ không xoa đầu tôi về việc Grigori, quả thực không thể đánh vỡ đầu người già mà không bị trừng trị, các ông sẽ đưa tôi ra toà, tôi sẽ lãnh án sáu tháng hay một năm trong nhà trừng giới, tôi không biết toà án của các ông sẽ xử thế nào, tuy rằng sẽ không mất quyền công dân, không mất quyền công dân, phải không ông biện lý? Vậy đấy, thưa các ông, tôi hiểu sự khác nhau đó… Nhưng các ông hãy đồng ý rằng các ông có thể làm cho chính Chúa Trời cũng phải rối trí bằng những câu hỏi như thế: đi đâu, bằng cách nào, khi nào, vào đâu? Cứ như thế thì tôi cũng sẽ rối trí, còn các ông sẽ lập tức ghi tỉ mỉ từng ly từng tí; như vậy rồi sẽ ra sao?

Chẳng ra sao cả! Sau hết, nếu tôi đã bắt đầu nói dối thì tôi sẽ đi đến cùng, còn các ông là những người học thức cao và hết sức cao quý, các ông sẽ tha thứ cho tôi. Để kết thúc, tôi xin các ông hãy bỏ cái lối hỏi cung đã thành khuôn sáo ấy đi, tức là thoạt đầu hỏi một điều gì nhỏ mọn, chẳng nghĩa lý gì: anh ngủ dậy như thế nào, ăn gì, nhổ bọt ra sao, và “sau khi đã ru ngủ sự chú ý của kẻ phạm tội” thì đột nhiên bổ cho hắn một câu hỏi choáng người:

“Anh đã giết ai, ăn cắp của ai?” Ha – ha! Đấy là cái khuôn sáo nghề nghiệp của các ông, nó là một quy tắc đối với các ông, tất cả mánh khoé của các ông là ở đó! Nhưng xin các ông hãy dùng mánh lưới ấy với bọn nông thôn, chứ đừng dùng với tôi. Tôi hiểu chứ, chính tôi đã từng làm viên chức nhà nước, ha-ha-ha! Xin các ông đừng giận, các ông tha thứ cho sự xấc xược của tôi chứ? – Chàng la lên, nhìn họ với một vẻ gần như hiền từ pha lẫn sự ngạc nhiên. – Thì đấy là lời của Mitka Karamazov nói mà ra, vậy thì có thể bỏ qua được, bởi vì người thông minh mà như thế thì không thể bỏ qua được, còn Mitka thì bỏ qua cho hắn được! Ha – ha!

Nikolai Parfenovich cũng cười theo. Viên biện lý tuy không cười nhưng không rời mắt khỏi Mitia, chăm chú nhìn dường như không bỏ qua một lời nào, một cử chỉ nhỏ nhặt nào, một thoáng rung động nhỏ trên nét mặt chàng.

– Nhưng chúng tôi đã làm như thế với ông ngay từ đầu, – Nikolai Parfenovich đáp, vẫn tiếp tục cười. – Chúng tôi không làm ông rối trí bằng những câu hỏi: buổi sáng ông trở dậy như thế nào và ăn gì, mà thậm chí bắt đầu từ một điều quá quan trọng.

– Tôi hiểu, tôi đã hiểu và quý trọng, và giờ đây càng quý trọng hơn lòng nhân từ thực sự của ông đối với tôi, lòng nhân từ có một không hai, xứng với những tâm hồn vô cùng cao cả. Cả ba chúng ta ở đây đều là những con người cao quý, hãy làm sao cho mọi việc giữa chúng ta đều dựa trên sự tin cậy lẫn nhau của những người có học, thuộc giới thượng lưu, gắn bó với nhau bởi dòng dõi quý tộc và danh dự. Dẫu sao hãy hoặc cho phép tôi coi các ông là những người bạn tốt nhất của tôi trong giây phút này của đời tôi giây phút mà danh dự của tôi bị hạ nhục! Nói vậy các ông không bực chứ, thưa các ông, các ông không bực chứ?

– Trái lại, ông nói hay lắm, ông Dmitri Fedorovich ạ. – Nikolai Parfenovich hoan nghênh với vẻ trịnh trọng.

– Còn những điều vặt vãnh, tất cả những điều vặt vãnh bới móc ấy thì vứt quách nó đi. – Mitia hân hoan kêu lên. – Không thì có mà quỷ biết được sự thể sẽ ra sao, phải không?

– Tôi sẽ theo đúng những lời khuyên hợp lý của ông. – Viên biện lý bỗng xen vào, nói với Mitia. – Nhưng tôi vẫn không từ bỏ một câu hỏi. Chúng tôi rất cần biết một điều cực kỳ trọng yếu: Ông cần đúng số tiền như thế, nghĩa là đúng ba nghìn, để làm gì?

– Để làm gì ấy à? A, để… là để… trả nợ.

– Trả ai vậy?

Điều đó thì tôi nhất quyết không chịu nói, thưa các ông! Các ông ạ, không phải là tôi không thể nói được, hay không dám, hay tôi sợ, mà vì đấy là chuyện dấm dớ, chẳng đáng kể, tôi không nói vì đây là vấn đề nguyên tắc: đấy là đời tư của tôi, tôi không cho phép ai xọc vào đời tư của tôi. Đối với tôi đấy là vấn đề nguyên tắc. Câu hỏi của ông không liên quan đến công việc, mà tất cả những gì không dính líu đến công việc là đời tư của tôi! Tôi muốn trả món nợ, món nợ danh dự, còn trả cho ai thì tôi không nói đâu.

– Xin để chúng tôi ghi lại điều đó. – Viên biện lý nói.

– Xin cứ việc. Cứ ghi như thế: tôi không nói ra, điều đó là bất lương. Các ông sao mà có lắm thời gian ghi chép đến thế kia chứ!

– Thưa quý ông, cho phép chúng tôi báo trước và một lần nữa nhắc nhở ông, nếu như ông không biết một điều, – viên biện lý nói với giọng quở trách đặc biệt, rất nghiêm nghị, – ông hoàn toàn có quyền không trả lời câu hỏi chúng tôi đưa ra với ông, ngược lại chúng tôi không có quyền gì buộc ông phải trả lời, nếu như ông không muốn trả lời vì lý do này hay lý do khác. Đấy là tuỳ ý ông thôi. Những chúng tôi phải nói cho ông rõ ràng trong trường hợp như hiện nay, ông không chịu cho biết điều này hay điều khác thì chỉ có hại cho ông thôi. Tôi đề nghị tiếp tục.

– Thưa các ông, tôi không bực tức đâu… tôi… – Mitia nói lý nhí, hơi ngượng về lời quở trách, – thì đây, thưa các ông, lần ấy tôi đến ông Xamxonov…

Cố nhiên chúng tôi sẽ không lặp lại ở đây câu chuyện tỉ mỉ của chàng mà bạn đọc đã biết. Người kể chuyện nôn nóng muốn kể lại hết, cho đến từng chi tiết nhỏ nhặt, cũng là để cho chóng xong việc. Nhưng trong lúc chàng nói thì người ta ghi biên bản, vì vậy phải bảo chàng dừng lại. Dmitri Fedorovich phản ứng về việc đó, nhưng vẫn chịu thua, chàng cáu kỉnh, tuy vẫn hồn hậu. Của đáng tội, đôi khi chàng kêu lên: “Thưa các ông, các ông làm thế thì đến cả Chúa Trời cũng phát khùng lên mất” hay “Các ông có biết rằng các ông chỉ làm tôi nổi cáu lên một cách vô ích không?”, nhưng tuy thế, chàng vẫn còn muốn thổ lộ tâm tình trên tình thần bạn bè. Như vậy, chàng kể về việc hôm kia Xamxonov đã cho chàng “một quả lừa” ra sao. (Bây giờ chàng đã biết rõ ràng hôm ấy chàng đã bị một quả lừa).

Việc bán chiếc đồng hồ lấy sáu rúp để có tiền đi đường thì viên dự thẩm và viên biện lý chưa biết, điều đó lập tức khiến họ hết sức chú ý và làm cho Mitia phẫn nộ vô cùng: họ thấy cần thiết phải ghi lại tỉ mỉ sự việc đó vì nó là bằng chứng thứ hai xác nhận rằng hôm trước chàng hầu như không có một xu dính túi. Dần dần Mitia trở nên cau có, tiếp đó, sau khi thuật lại chuyến đi gặp Liagavyi, đêm trong căn nhà gỗ ngạt hơi bếp lò v.v., chàng kể cả việc mình trở lại thành phố, và đến đây, chẳng cần ai đặc biệt yêu cầu, tự chàng bắt đầu miêu tả nỗi ghen tuông giày vò về Grusenka. Người ta im lặng chăm chú nghe chàng và đặc biệt chú ý đến việc từ lâu chàng đã đặt một trạm quan sát để rình Grusenka ở phía sau nhà Fedor Pavlovich, trong vườn nhà Maria Kondratievna và Xmerdiakov là kẻ thông tin cho chàng: họ rất quan tâm đến điều đó và ghi vào biên bản. Chàng nói về sự ghen tuông của mình một cách sôi nổi và rườm rà, tuy trong thâm tâm chàng xấu hổ vì đã phơi bày những tình cảm thầm kín nhất của mình, có thể nói là “nhục với bàn dân thiên hạ”, nhưng rõ ràng chàng vượt qua sự xấu hổ để được coi là chân thực. Luồng mắt nghiêm khắc lạnh lùng của viên dự thẩm, đặc biệt của viên biện lý, cứ xoáy vào chàng suốt thời gian chàng kể lể cuối cùng đã làm cho chàng bối rối: Thằng nhãi Nikolai Parfenovich này mà mấy ngày trước ta còn tán nhăng với hắn về phụ nữ, và thằng cha biện lý ốm o này không đáng mặt để thổ lộ tâm tình với chúng, – một ý nghĩ buồn rầu thoáng qua trong óc chàng, – nhục nhã!… “Hãy kiên nhẫn, cam chịu và lặng im!”(1) – chàng kết luận ý nghĩ của mình bằng câu thơ ấy, nhưng chàng lại nén lòng để tiếp tục làm việc.

Chuyển sang kể về bà Khokhlakova, chàng thậm chí lại trở nên vui vẻ toan kể một chuyện cười mới đây về bà ta tuy chuyện không ăn nhập gì với công việc, nhưng viên dự thẩm ngăn lại và lễ phép đề nghị chàng “đi vào cái căn bản hơn”. Cuối cùng, sau khi tả lại nỗi thất vọng của mình và kể về lúc ra khỏi nhà bà Khokhlakova, chàng đã nghĩ đến chuyện “thà cắt cổ một kẻ nào để xoay cho được ba ngàn rúp”, người ta lại bảo chàng ngừng lại và ghi câu “muốn cắt cổ một người nào”. Mitia mặc cho ghi.

Cuối cùng đến chỗ chàng đột nhiên biết Grusenka đã đánh lừa chàng, rời khỏi nhà Xamxonov ngay sau khi chàng đưa nàng tới đấy trong khi chính nàng bảo rằng sẽ ở nhà ông già đến nửa đêm. “Thưa các ông nếu lúc ấy, tôi không giết con Fenia thì chỉ vì tôi không có thì giờ” – kể đến chỗ ấy, chàng bỗng buột miệng nói. Câu này người ta cũng ghi lại cẩn thận. Mitia rầu rĩ chờ, rồi bắt đầu thuật lại việc chàng chạy vào vườn nhà bố mình, lúc ấy viên dự thẩm ngăn lại và mở chiếc cặp lớn vẫn đặt cạnh ông ta trên đi văng, lấy ra cái chày bằng đồng.

– Ông biết vật này chứ? – ông ta chìa ra cho Mitia.

– A có! – Chàng nhếch mép cười ảo não. – Không biết sao được! Cho tôi xem nào… – Quái quỷ, không cần!

– Ông đã quên không nói đến nó. – Viên dự thẩm nhận xét.

– Quỷ thật! Tôi không định giấu các ông, chẳng lẽ cái đó cần cho các ông đến thế ư, các ông nghĩ sao? Chẳng qua là tôi chẳng nhớ gì đến nó nữa.

– Xin ông làm ơn kể tỉ mỉ về việc ông đã lấy nó làm vũ khí như thế nào?

– Vâng được thôi, xin sẵn lòng, thưa các ông.

Mitia kể lại việc chàng đã lấy cái chày rồi chạy đi như thế nào.

– Nhưng ông nhằm mục đích gì khi lấy vật đó làm vũ khí?

– Mục đích à? Chẳng có mục đích gì cả! Vơ lấy rồi chạy đi thôi.

– Không có mục đích thì cầm đi làm gì!

Mitia giận sôi lên. Chàng nhìn chằm chằm vào “thằng nhãi”, nhếch mép cười ảo não và hằn học. Chàng mỗi lúc một hổ thẹn hơn vì vừa nãy đã thành thật thổ lộ với “những kẻ như thế này” câu chuyện ghen tuông của mình.

– Tôi cóc cần bận tâm đến cái chày! – Chàng buột thốt lên.

– Thế nhưng ông vẫn cầm nó đi.

– Ờ, là để đuổi chó, đêm tối mà… để phòng xa,

– Nếu ông sợ bóng tối đến như thế thì trước đây, mỗi khi ra khỏi nhà, ông cũng mang theo một dụng cụ gì chứ?

– Hừ, quái quỷ! Đúng là không thể nào nói chuyện với các ông được! – Mitia kêu lên, cáu hết sức và quay về phía viên lục sự, mặt đỏ gay vì giận dữ, nói nhanh với y, giọng chứa đựng một âm thanh cuồng nộ.

– Ghi ngay đi, ghi ngay đi… “tôi vơ lấy cái chày để chạy đi giết cha tôi., Fedor Pavlovich… đánh một cú vào đầu!”.

Nào, bây giờ thì các ông vừa lòng rồi chứ? Hả dạ rồi chứ? – Chàng nói, nhìn chằm chằm vào viên dự thẩm và viên biện lý với vẻ khiêu khích.

– Chúng tôi hiểu quá rõ ràng ông khai như thế là vì cáu với chúng tôi và bực tức về những câu hỏi chúng tôi đề ra mà ông cho là vặt vãnh, nhưng thực ra rất quan trọng. – Viên biện lý đáp lại bằng giọng khô khan.

– Xin miễn thứ cho, thưa các ông! Thì tôi có mang theo cái chày… A vâng, trong những trường hợp như thế thì cầm theo một vật gì đó để làm gì? Tôi không biết để làm gì. Vơ quàng lấy rồi chạy đi. Có thế thôi. Thật xấu hổ, thưa các ngài, passons(2) không thì tôi thề rằng sẽ không kể lể gì nữa!

Chàng chống khuỷu tay lên bàn, gục đầu xuống lòng bàn tay. Chàng ngồi xoay nghiêng người về phía họ và nhìn vào tường, cố nén sự bực tức. Quả thật chàng rất muốn đứng dậy tuyên bố rằng chàng sẽ không nói một lời nào nữa, “dù các ông có đưa tôi đi hành hình” cũng mặc.

– Các ông thấy đấy, thưa các ông, – chàng cố nén lòng, nói – các ông thấy đấy. Nghe các ông, tôi tưởng như đang ở trong giấc mộng… các ông ạ, đôi khi trong giấc ngủ tôi mơ thấy… có một giấc chiêm bao thường hay đến với tôi, cứ lặp đi lặp lại, tôi mơ thấy có người nào truy đuổi tôi, một người nào đó mà tôi rất sợ, hắn đuổi theo tôi trong bóng tối, ban đêm tìm tôi, còn tôi trốn hắn, nấp vào sau cánh cửa hay sau tủ, trốn tránh một cách nhục nhã, cái chính là hắn thừa biết tôi trốn đâu, nhưng hắn cứ tảng lờ như không biết, để hành hạ tôi lâu hơn, để khoái chí về sự sợ hãi của tôi… Bây giờ các ông cũng đang làm như thế đấy! Tương tự như thế.

– Ông vẫn mơ thấy như vậy à? – Viên biện lý hỏi.

– Vâng, tôi vẫn có những giấc mơ như vậy… Các ông muốn ghi lại chứ? – Mitia cười mỉa mai.

– Không, không cần ghi, nhưng những giấc chiêm bao của ông cũng kỳ đấy.

– Bây giờ thì không còn là chiêm bao nữa! Là thực, thưa các ông, thực tế của đời sống thực! Tôi là con chó sói, còn các ông là thợ săn, các ông là thợ săn, các ông đang lùng săn con sói.

– Ông so sánh như vậy là không đúng… – Viên dự thẩm nói bằng giọng hết sức mềm mỏng.

– Không sai đâu, thưa các ông, không phải là sai đâu! – Mitia lại sôi lên, tuy rõ ràng là cơn giận bùng nổ ra đã làm chàng nguôi nguôi và càng nói thì chàng càng dịu đi. – Các ông có thể không tin một kẻ phạm tội hay kẻ bị cáo mà các ông đang hành hạ bằng những câu hỏi vặn vẹo, nhưng không tin một con người hết sức cao quý, không tin những hứng khởi cao cả nhất của tâm hồn (tôi dám lớn tiếng nói lên điều đó) thì không thể được! Các ông không thể… thậm chí không có quyền không tin…

Nhưng hãy lặng thinh, hỡi trái tim.

Hãy kiên nhẫn, cam chịu và lặng im!

Thế nào, tiếp tục chứ? – Chàng nói bằng giọng rầu rĩ.

– Tất nhiên rồi, xin ông cứ việc. – Nikolai Parfenovich đáp.

Chú thích:

(1) Một câu trong bài thơ Silentium của Tiuttrev

(2) Tiếng Pháp trong nguyên bản: nghĩa là “thôi, cho qua” (N.D).

Trước
image
Chương 58
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!