Anh em nhà Karamazov

Chương 4 – Bọ dừa
Trước
image
Chương 67
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Vẻ mặt quan trọng, Kolia tựa lưng vào tường rào và đợi Aliosa ra. Phải, nó muốn gặp Aliosa đã lâu. Nó đã nghe bọn trẻ nói nhiều về Aliosa, nhưng bề ngoài bao giờ nó cũng cỏ vẻ thờ ơ khinh miệt khi chúng nói với nó về Aliosa, thậm chí “phê phán” Aliosa khi nghe chúng bạn thuật chuyện về anh. Nhưng trong thâm tâm nó rất muốn làm quen với anh: Trong tất cả những chuyện về Aliosa mà nó đã nghe được, có điều gì dễ gây thiện cảm và hấp dẫn. Như vậy, giây phút này là quan trọng, thứ nhất là đừng để mình bẽ mặt, phải tỏ thái độ độc lập: không thì anh ta nhìn nhận ta chỉ là thằng nhóc mười ba tuổi và coi ta cũng như những đứa kia. Những đứa kia là cái gì dưới con mắt anh ta?

Bao giờ thân nhau ta sẽ hỏi. Tệ cái là ta thấp bé. Tuzikov ít tuổi hơn mà cao hơn nửa đầu. Nhưng mặt ta nom thông minh: ta không đẹp trai, ta biết là mặt ta nom gớm ghiếc, nhưng thông minh. Cũng không nên cởi mở quá, mới gặp đã ôm chầm lấy, rồi anh ta lại tưởng rằng… Hừ, tệ hại biết bao nếu anh ta nghĩ rằng…

Kolia hết sức hồi hộp, cố tỏ ra thực ung dung. Điều làm nó khổ tâm nhất là tầm vóc nó nhỏ bé, nó khổ tâm vì tầm vóc hơn là về khuôn mặt “gớm ghiếc”. Ở nhà, từ năm ngoái trong góc buồng, nó đã dùng bút chì đánh dấu lên tường chiều cao của mình, và cứ hai tháng nó lại đến đo lại, lòng hồi hộp: cao thêm được bao nhiêu? Nhưng than ôi, nó cao thêm được rất ít, điều đó đôi khi làm nó thực thất vọng. Còn về khuôn mặt thì kể ra chẳng “gớm ghiếc” chút nào, trái lại khá dễ thương, khá trắng, hơi nhợt nhạt, điểm vết tàn hương. Đôi mắc xám, không lấy gì làm to, nhưng linh lợi… đầy vẻ can đảm và thường rực lên ngọn lửa tình cảm. Gò má hơi cao, môi nhỏ, không dày lắm, nhưng đỏ chót; mũi nhỏ, hếch hẳn lên: “Đích là mũi tẹt, đích là mũi tẹt!” – Kolia lẩm bẩm một mình khi soi gương và mỗi lần rời khỏi tấm gương bao giờ lòng cũng đầy uất ức. “Có thật là mặt nom thông minh không?” – đôi khi nó nghĩ, thậm chí nghi ngờ điều đó. Tuy nhiên không nên cho rằng mối quản ngại về gương mặt và tầm vóc choán hết tâm hồn nó. Trái lại, mặc dù những phút đứng trước gương vô cùng cay cú cho nó, nhưng nó quên ngay, thậm chí quên lâu “dành hết tâm trí cho những ý tưởng và đời thực”, như nó tự xác định hoạt động của mình.

Lát sau Aliosa xuất hiện và vội vã đến chỗ Kolia. Còn cách mấy bước, Kolia đã thấy rõ Aliosa hân hoan ra mặt. “Anh ta vui sướng vì gặp ta thực?” – Kolia nghĩ, trong lòng thích thú, tiện thể xin lưu ý rằng Aliosa thay đổi rất nhiều từ khi chúng ta không nói đến anh nữa: anh đã bỏ bộ áo thầy tu và bây giờ anh mặc bộ áo đuôi tôm may tuyệt đẹp, đội chiếc mũ mềm tròn trĩnh, tóc cắt ngắn. Cách trang phục như thế tôn anh lên rất nhiều, anh nom đẹp trai lắm. Khuôn mặt đáng yêu của anh bao giờ cũng vui vẻ, nhưng đây là sự vui vẻ dịu hiện và trầm tĩnh. Kolia ngạc nhiên thấy Aliosa ra gặp nó mà không mặc bành tô, chắc là anh vội vã, từ trong buồng đi ngay ra. Anh chìa tay ra cho Kolia.

– Rốt cuộc cậu đã đến, chúng tôi mong cậu mà!

– Có những lý do mà lát nữa anh sẽ biết. Dù sao tôi vui mừng được làm quen với anh. Từ lâu tôi vẫn mong có dịp và được nghe nói nhiều về anh. – Kolia nói lúng búng, thở hổn hển.

– Chưa gặp mặt thì chúng ta cũng đã quen nhau rồi, tôi cũng đã nghe nói nhiều về cậu, nhưng cậu đến đây, tôi nói là đến đây, muộn mất rồi.

– Sự thể ở đây ra sao?

– Iliusa nguy kịch lắm, không sao qua khỏi được.

– Lẽ nào! Anh nên đồng ý với tôi rằng y học là cái trò bỉ ổi, anh Karamazov ạ. – Kolia kêu lên.

– Iliusa hay nhắc đến cậu, cứ nhắc luôn, ngay cả trong giấc mơ, trong cơn mê sảng. Rõ ràng là trước kia nó rất quý cậu… trước khi dùng dao đâm cậu. Ở đây còn có một nguyên nhân nữa… Này, con chó này của cậu à?

– Của tôi. Tên là Chuông rền.

– Không phải là Bọ dừa, – Aliosa nhìn vào mặt Kolia, vẻ rầu rĩ.

– Con ấy thế là mất tích?

– Tôi biết mọi người đều muốn tìm thấy Bọ dừa, tôi có nghe nói cả rồi. – Kolia nhếch méo cười bí ẩn. – Anh Karamazov này, tôi sẽ nói rõ đầu đuôi sự việc anh nghe, tôi đến và mời anh ra chính là để nói cho anh rõ tất cả câu chuyên xoay chuyển thế nào trước khi chúng ta cùng vào. – Nó hăm hở mở đầu. – Thế này này, anh Karamazov ạ, mùa xuân Iliusa vào lớp dự bị. Lớp dự bị thì anh biết đấy: bọn trẻ nhóc ấy mà. Chúng nó gây sự ngay với Iliusa. Tôi học trên hai lớp, và tất nhiên tôi đứng ngoài quan sát chúng nó. Tôi thấy thằng này nhỏ yếu, nhưng không chịu khuất phục, thậm chí đánh nhau với bọn kia, nó khí khái, mắt rực lên.

– Tôi yêu những đứa như thế. Nhưng tụi kia càng làm dữ. Đáng thương nhất là nó mặc chiếc măng tô rất tàng, quần thì hếch lên, ủng thì há hoác. Tụi kia coi khinh nó là vì thế. Chúng làm nhục nó. Không, tôi không ưa cái trò như chế, tôi bênh thằng kia và trị bọn chúng. Tôi nện chúng nó một trận, chúng nó đâm ra mến phục tôi, anh biết chuyện ấy không, anh Karamazov? – Kolia nói với vẻ khoe khoang, hào hứng. – Nói chung tôi yêu trẻ con. Hiện giờ ở nhà tôi cũng bấn bíu với hai nhóc con, hôm nay thậm chí chúng không để cho tôi đi. Vậy là chúng thôi không đánh Iliusa nữa, tôi che chở cho nó. Tôi thấy thằng bé khí khái, tôi nói với anh là nó rất khí khái mà, nhưng rốt cuộc nó tỏ ra nô lệ tôi, thực hiện từng mệnh lệnh nhỏ nhặt của tôi, vâng lời tôi như phục tùng Thượng đế, ra sức bắt chước tôi. Giờ ra chơi nó chạy ngay đến với tôi, chúng tôi cùng đi chơi với nhau. Chủ nhật cũng thế. Ở trường chúng nó chê cười tôi lớn đầu mà đi chơi bời ngang vai bằng vế với một thằng nhóc, nhưng đấy là một thành kiến. Tôi chơi ngang thế đấy, vậy thôi, phải không nào? Tôi dạy bảo nó, giúp cho nó trưởng thành, – anh ạ, tại sao tôi lại không thể giúp cho nó mau trưởng thành, một khi tôi thích nó? Như anh đấy, anh Karamazov ạ, anh kết bạn với tất cả tụi nhóc con ấy là vì anh muốn ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, làm cho chúng mau trưởng thành, trở nên người có ích, phải không nào? Thú thật, đặc điểm đó trong tính cách của anh mà tôi có nghe phong thanh làm tôi chú ý hơn hết. Nhưng ta vào việc thôi: tôi để ý thấy rằng thằng bé ngày càng đa cảm, mà anh ạ, tôi là kẻ thù quyết liệt của mọi thói ẽo ợt kiểu bê con, mới ra đời tôi đã ghét rồi. Với lại thật là mâu thuẫn: nó khí khái nhưng lại trung thành với tôi như tên nô lệ, như tên nô lệ, thế mà có khi mắt nó quắc lên, nó không chịu nghe theo tôi, tranh cãi, nổi khùng. Thỉnh thoảng tôi đưa ra một vài ý tưởng: nó không hẳn là không đồng ý với những ý tưởng đó, mà tôi thấy là nó chỉ cốt chống lại tôi thôi, vì đáp lại sự trìu mến của nó tôi lại có thái độ lạnh lùng. Thế là để rèn cặp nó, nó càng trìu mến thì tôi càng tỏ ra lạnh lùng, tôi cố ý như thế, đấy là chủ ý của tôi. Tôi muốn rèn luyện tính cách nó, uốn nắn cho nó nên người… ấy thế mà… tất nhiên chẳng nói thì anh cũng hiểu. Bỗng nhiên tôi nhận thấy nó rầu rĩ, một ngày, ngày thứ hai, ngày thứ ba, đau xóc, nhưng không phải về sự trìu mến của nó không được đáp lại, mà về một điều gì khác, hết sức mãnh liệt cao cả hơn. Tôi nghĩ, có chuyện bi thảm gì chăng? Tôi gặp hỏi mãi và dò ra được: không biết bằng cách nào nó bắt thân với thằng hầu Xmerdiakov của ông cụ đã quá cố nhà anh (hồi ấy ông cụ còn sống), thế là thằng hầu ấy dạy chằng bé ngốc nghếch một trò dại dột, một trò độc ác, hèn hạ: lấy một mẩu bánh, chỉ moi ruột thôi, cắm vào đấy chiếc kim găm, đem ném cho một con chó, loại chó đói đến nỗi được miếng bánh dù không nhìn mà nuốt luôn, rồi sẽ được xem sự thể ra sao. Chúng nó làm một miếng ruột bánh như thế và ném cho chính con Bọ dừa lông xù mà bây giờ câu chuyện liên can đến nó, đấy là con chó mà ở nhà người ta chẳng hề cho nó ăn, còn nó thì suốt ngày sủa gió.

(Anh Karamazov, anh có ưa tiếng chó sủa suông không? Tôi thì tôi không thể chịu nổi). Con vật lao đến nuốt chửng miếng ruột bánh và kêu ăng ẳng, quay cuồng rồi bỏ chạy, vừa chạy vừa kêu ăng ẳng, và biến mất, chính Iliusa tả lại với tôi như thế. Nó thú thật với tôi và khóc rằng, ôm lấy tôi, toàn thân run lên: “Nó chạy và kêu ăng ẳng, chạy và kêu ăng ẳng” – nó cứ nhắc đi nhắc lại như thế, cảnh tượng ấy làm nó bàng hoàng. Tôi thấy lương tâm nó bị giày vò. Tôi giữ thái độ nghiêm trang. Chủ yếu là tôi muốn cho nó một bài học về tính mềm yếu trước kia, vì vậy thú thật là tôi lập mẹo, vờ làm ra vẻ phẫn nộ mà trước đó có lẽ chưa bao giờ tôi như thế. Tôi nói: “Mày đã làm một việc hèn hạ, mày là thằng đê tiện, tất nhiên tao sẽ không nói lộ ra, nhưng tạm thời tao cắt đứt quan hệ với mày. Tao sẽ suy nghĩ kỹ về việc này và sẽ cho mày biết qua Xmurov (chính cái thằng vừa nãy đến cùng với tôi và bao giờ cũng trung thành với tôi): tao có còn giữ quan hệ với mày nữa không hay bỏ hằn, bỏ mãi mãi, vì mày là thằng đê tiện”. Điều đó khiến nó choáng váng ghê gớm. Thú thật, ngay lúc ấy tôi cũng cảm thấy là có lẽ tôi quá nghiêm khắc, nhưng biết làm thế nào được, lúc ấy tôi nghĩ như thế. Một ngày sau tôi bảo Xmurov đến Iliusa, nhắn rằng tôi “không thèm nói” với nó nữa, trong chúng tôi với nhau, như vậy là không chơi với nữa. Ý định thật mà tôi không lộ ra là tôi tẩy chay nó chỉ mấy ngày thôi, rồi thấy nó ăn năn hối hận, tôi lại làm lành với nó. Tôi nhất quyết như vậy. Nhưng anh có tưởng tượng được không: nghe Xmurov nói xong, mắt nó bỗng long lên: “Mày nhắn hộ lời tao nói với Kraxotkin, – nó quát lên, – rằng bây giờ tao sẽ quẳng ruột bánh mì có kim găm cho mọi con chó ăn, mọi con chó, tất tật”. – “A, – tôi nghĩ, – thằng này đâm ra buông tuồng quá rồi, phải trị mới được. Và tôi bắt đầu tỏ ra hết sức khinh miệt nó, gặp nó tôi quay đi hay cười mỉm. Thế rồi bỗng xảy ra sự việc nọ với bố nó, anh nhớ chứ, ông già “xơ mướp” ấy mà? Anh hiểu đấy, như vậy là cơn uất giận đã tích sẵn trong nó rồi, có dịp là bùng ra. Bọn trẻ thấy tôi bỏ nó liền xúm đến bắt nạt, trêu chọc nó: “Xơ mướp, xơ mướp”. Thế là giữa chúng xảy ra cuộc ẩu đã mà tôi rất lấy làm tiếc, vì lần ấy nó bị đánh rất đau. Có lần, tan học nó xông vào tất cả bọn kia ở sân, lần ấy tôi đứng cách mười bước nhìn nó. Xin thề là khi ấy tôi không cười, trái lại tôi rất thương nó, thương lắm, thiếu chút nửa là tôi xông vào bênh nó. Nhưng bỗng nhiên nó bắt gặp luồng mắt của tôi, nó cảm thấy thế nào, tôi không biết, nó rút con dao nhíp ra, xông tới đâm vào đùi tôi, bên chân trái này này. Tôi không nhúc nhích, thực tình mà nói, đôi khi tôi cũng gan góc, anh Karamazov ạ, tôi chỉ nhìn với vẻ khinh miệt, cái nhìn như muốn nói: “Muốn thì cứ đâm nữa đi, để đáp lại tất cả tình bạn của tao với mày, tao sẵn sàng chiều theo mày”. Nhưng nó không đâm nữa, nó không chịu đựng nổi, chính nó sợ hãi, ném dao đi, oà khóc và bỏ chạy. Tất nhiên tôi không mách lại và ra lệnh cho tất cả chúng nó phải ngậm miệng, không để các thầy biết, thậm chí chỉ khi vết đâm đã lành miệng tôi mới nói với mẹ, vả lại vết thương cũng xoàng thôi. Rồi tôi nghe nói hôm ấy nó ném đá vào anh và cắn ngón tay anh. Nhưng anh nên hiểu nó ở trong trạng thái như thế nào? Biết làm sao được, tôi đã hành động ngu ngốc: khi nó ốm, tôi không đến ngay để tha thứ cho nó, nghĩa là để dàn hoà, bây giờ tôi ân hận. Nhưng ở đây tôi đã nảy ra những dự định đặc biệt! Tất cả câu chuyện là như thế… có điều, hình như tôi làm một điều ngu dại…

– Ôi, tiếc biết bao, – Aliosa kêu lên với giọng xúc động, – tiếc rằng tôi không biết cậu với nó trước kia là như thế, không thì tôi đã đến rủ cậu cùng đi với tôi đến thăm nó. Chẳng biết cậu có tin không, trong cơn sốt, ốm đau, nó vẫn mê sảng gọi tên cậu. Vậy mà tôi không biết nó quý cậu đến dường nào! Chẳng lẽ cậu vẫn không tìm thấy con Bọ dừa ấy hay sao? Ông bố và các bạn nó đã lùng tìm khắp thành phố. Cậu có tin không chứ, nó ốm, nước mắt lã chã, ba lần nhắc lại trước mặt tôi: “Ba ơi, con ốm là vì hồi ấy con đã làm chết Bọ dừa, bởi thế Chúa trừng phạt con”, – không thể làm cho nó gạt bỏ ý nghĩ ấy! Giá như bấy giờ tìm được con Bọ dừa, chứng tỏ rằng con chó không chết, mà vẫn còn sống thì có thể Iliusa sẽ hồi phục vì vui sướng. Tất cả chúng tôi đâu hy vọng ở cậu.

– Này anh, vì lẽ gì anh hy vọng rằng tôi sẽ tìm được Bọ dừa, chính tôi? – Kolia hỏi với vẻ hết sức tò mò, – tại sao lại trông cậy vào chính tôi, chứ không phải ai khác?

– Có tin đồn rằng cậu đang tìm nó và khi nào tìm được thì cậu sẽ mang đến, Xmurov có nói đại loại như thế. Cái chính là chúng tôi luôn luôn cố làm cho Iliusa tin rằng Bọ dừa vẫn sống, người ta đã nhìn thấy nó ở đâu đó. Các cậu bé đã kiếm đâu được một con thỏ đem đến cho Iliusa, nó chỉ thoáng nhìn con thỏ, hơi mỉm cười và bảo đem thả con vật ra cánh đồng. Chúng tôi đã làm như thế. Vừa nãy ông bố trở về, mang vào một con chó con nòi Milan, ông cũng kiếm được ở đâu đó, tưởng rằng như thế sẽ an ủi được nó, nhưng té ra lại tệ hơn…

– Anh cho tôi biết thêm điều này nữa, anh Karamazov: ông bố Iliusa là người thế nào? Tôi biết ông ta, nhưng theo anh thì ông ấy là người thế nào: một tay hề hay một tay hay pha trò?

– Ồ không, có những người có tình cảm sâu sắc, nhưng mang trong lòng nỗi u uất do bị vùi dập. Trò hề của họ tựa như sự mỉa mai độc ác đối với những kẻ mà họ không dám nói không vào mặt do thói quen rụt rè hạ mình đã quá lâu rồi. Kraxotkin, hãy tin rằng cái trò hề như thế đôi khi rất đỗi bi thảm. Đối với ông ta bây giờ, Iliusa là tất cả, Iliusa mà chết thì ông ấy sẽ phát điên vì đau xót, hay sẽ tự vẫn. Tôi gần như tin chắc như thế, nhìn ông ta bây giờ tôi tin như thế!

– Tôi hiểu anh, anh Karamazov, tôi thấy anh hiểu biết người. – Kolia nói thêm bằng giọng thấm thía.

– Còn tôi, khi thấy cậu đến mang theo con chó tôi cứ tưởng rằng đấy chính là con Bọ dừa.

– Hẵng khoan, anh Karamazov ạ, có lẽ chúng ta sẽ tìm ra, còn con này Chuông rền. Bây giờ tôi sẽ cho nó vào phòng và sẽ làm cho Iliusa khuây khoả hơn là thấy con chó Milan. Hãy khoan, anh Karamazov, bây giờ anh biết được vài điều. Trời ơi, tôi giữ anh ở đây mãi! – Kolia bỗng hăm hở kêu lên. – Anh mặc độc có chiếc áo mỏng manh đứng ngoài trời lạnh thế này mà tôi cứ giữ anh mãi, anh thấy đấy, tôi ích kỷ quá đi. Ôi, tất cả chúng ta đều ích kỷ, anh Karamazov ạ!

– Đừng ngại, tiết trời có lạnh thực, nhưng tôi không dễ bị cảm đâu Ta vào thôi. Nhưng này, tên cậu là gì, tôi biết người ta gọi là Kolia, gọi đầy đủ thì thế nào?

– Nikolai, Nikolai Ivanovich Kraxotkin, hay nói theo lối hành chính là con trai Kraxotkin. – Kolia cười cái gì không rõ, rồi nói thêm. – Tất nhiên tôi căm ghét cái tên Nikolai của tôi.

– Tại sao vậy?

– Tầm thường, khuôn sáo…

– Cậu mười ba tuổi phải không? – Aliosa hỏi.

– Sắp mười bốn; hai tuần nữa thì mười bốn tuổi, chẳng mấy nữa. Thú thật với anh là tôi có một nhược điểm, anh Karamazov ạ nói điều đó với anh trong buổi đầu làm quen là để anh thấy ngay tất cả bản chất của tôi: tôi rất ghét người ta hỏi tuổi tôi, ghét cay ghét đắng… và sau hết, có kẻ đặt điều cho tôi là tuần trước tôi chơi trò “kẻ cướp” với bọn học trò lớp dự bị. Chơi thì có chơi thực, nhưng bảo tôi chơi cho tôi, chơi vì bản thân cảm thấy thích thú thì dứt khoát là nói vu. Tôi có căn cứ để nghĩ rằng chuyện ấy đã đến tai anh, nhưng tôi không chơi cho tôi, mà chơi cho bọn trẻ, bởi vì không có tôi, chúng chẳng nghĩ ra được cái gì cả ở thành phố chúng ta, người ta cứ phao ra những chuyện vô lý. Thành phố này có thói ngồi lê đôi mách, tôi cam đoan với anh như vậy.

– Chơi vì chính mình thích thú thì có làm sao kia chứ?

– Chơi cho mình… anh có chơi trò làm ngựa bao giờ không?

– Cậu hãy suy luận thế này này, – Aliosa mỉm cười, – chẳng hạn người lớn đến nhà hát, ở đấy người ta trình diễn những cuộc phiêu lưu của mọi loại nhân vật, đôi khi có cả bọn cướp và chiến tranh, chẳng phải đấy cũng là một loại trò chơi sao? Bọn trẻ chơi trò chiến tranh trong giờ ra chơi, hay chơi trò làm cướp thì đấy cũng là nghệ thuật chớm phát sinh, là nhu cầu nghệ thuật chớm phát sinh trong tâm hồn trẻ, và những trò chơi ấy đôi khi còn hay hơn những cảnh trình diễn trên sân khấu, chỉ khác cái là người ta đến nhà hát xem các diễn viên, còn đây thì chính những người trẻ tuổi làm diễn viên. Nhưng đấy là điều tự nhiên thôi.

– Anh nghĩ thế? Anh tin chắc như thế? – Kolia chăm chú nhìn Aliosa. – Anh ạ, anh đã nói ra một ý nghĩ khá lạ lùng.

Bây giờ về nhà, tôi sẽ nghĩ ngợi nhiều về điều đó. Thú thật là tôi vẫn trông chờ học được ở anh đôi điều gì đó. Tôi đến để học tập anh, anh Karamazov ạ. – Kolia kết luận bằng giọng cảm động và cởi mở.

– Còn tôi cũng học tập cậu. – Aliosa mỉm cười, xiết chặt tay thằng bé.

Kolia hết sức hài lòng về Aliosa. Nó ngạc nhiên vì anh đối xử với nó hoàn toàn như người ngang vai bằng vế, nói chuyện với nó như với “một người lớn hẳn hoi”.

– Tôi sắp cho anh xem một trò bất ngờ, cũng là một cảnh sân khấu, nó cười một cách kích động, – Chính vì vậy mà tôi đến đây.

– Ta hãy vào phía bên trái, chỗ người nhà ở đã, các bạn cậu để áo măng tô ở đấy cả, vì trong buồng chật và nóng.

– Ồ, tôi chỉ vào một chốc thôi, tôi sẽ mặc nguyên áo ngoài mà vào Chuông rền sẽ ở phòng ngoài này và sẽ chết: “Chuông rền, vào đây nằm xuống và chết đi!”. Anh thấy không, nó chết rồi đấy. Tôi vào xem tình hình thế nào đã, rồi khi cần, tôi sẽ huýt sáo: Lại đây, Chuông rền!”, và anh sẽ thấy nó lao bổ vào như hoá dại. Chỉ cần Xmurov dừng quên mở cửa đúng vào lúc ấy. Tôi sẽ thu xếp, và anh sẽ được xem một trò bất ngờ…

Trước
image
Chương 67
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!