Anh em nhà Karamazov

Chương 5 – Xin được như nguyện, Amen
Trước
image
Chương 10
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Trưởng lão vắng mặt trong phòng khoảng hai mươi phút. Đã mười hai giờ rưỡi mà Dmitri Fedorovich vẫn chưa đến, mặc dù vì chàng mà có cuộc hội họp này. Nhưng người ta hầu như đã quên chàng, và khi trưởng lão trở lại phòng thì thấy các vị khách đang bị cuốn vào cuộc chuyện trò chung hết sức sôi nổi. Trước hết phải kể đến Ivan Fedorovich và hai giáo sĩ. Cả Miuxov cũng dự phần, và có vẻ rất sôi nổi, nhưng ông lại vẫn không gặp may; rõ ràng ông bị lu mờ, người ta không buồn trả lời ông, tình thế mới mẻ này càng làm tăng thêm nỗi bực tức đã tích tụ lại. Số là trước kia ông cũng đã tranh tài biện bác với Ivan Fedorovich và ông không thể điềm nhiên chịu đựng được thái độ có phần ngạo mạn của chàng trai đối với ông: “Ít nhất là cho đến lúc này, ta vẫn đứng trên tầm cao của tất cả những gì nên đến ở châu Âu, vậy mà thế hệ mới này dứt khoát không thèm biết đến ta” – ông nghĩ bụng. Fedor Pavlovich ban nãy đã hứa sẽ ngồi yên không nói năng gì, quả thật ông ta im lặng được một thời gian, nhưng ông ta mỉm cười giễu cợt theo dõi Petr Alecxandrovich ngồi gần mình và thích thú ra mặt vì sự bực tức của ông này. Ông ta đã rắp tâm kiếm cách gì trả đũa từ lâu và bây giờ không muốn bỏ lỡ dịp. Cuối cùng, không nhịn được, ông ta cúi xuống gần vai Miuxov và thì thầm trêu chọc lần nữa:
– Ban nãy tại sao ông không bỏ về ngay sau câu chuyện về ông thánh hôn cái đầu, mà lại ưng chịu ở lại cùng với bọn người bất nhân như thế này? Là bởi ông cảm thấy bẽ bằng và bị xúc phạm. Ông ở lại để khoe tài trí hòng rửa hận. Bây giờ ông sẽ không đi chừng nào chưa phô phang được tài trí của mình.

– Ông lại giở trò hả? Thế thì tôi đi ngay đây.

– Ông sẽ là người về sau cùng, người sau cùng rời khỏi đây! – Fedor Pavlovich châm chọc lần nữa. Gần như đúng lúc ấy trưởng lão trở lại.

Cuộc tranh luận ngừng một lát nhưng trưởng lão, sau khi ngồi về chỗ cũ, đưa mắt nhìn tất cả mọi người, như niềm nở mời khách cứ tiếp tục. Aliosa đã thấu hiểu hầu hết mọi vẻ mặt của Cha, anh thấy rõ ràng Cha mệt lắm rồi và đang gắng gượng. Thời gian gần đây Cha thường bị ngất vì kiệt sức. Bây giờ mặt Cha cũng tái đi gần như mỗi lần sắp ngất, môi nhợt nhạt. Nhưng rõ ràng Cha không muốn giải tán cuộc họp: hình như Cha có một mục đích riêng gì đó, nhưng mục đích gì? Aliosa chăm chú dõi nhìn Cha.

– Chúng tôi bàn về một bài báo rất kỳ lạ của ông ấy, – Cha thủ thư Ioxif nói với trưởng lão và trỏ vào Ivan Fedorovich. – ông ấy nêu ra nhiều điều mới mẻ, vâng, nhưng luận đề dẫn đến hai kết luận “Bài viết về toà án giáo hội và phạm vi quyền hạn của nó”, nhằm trả lời một giáo sĩ đã viết cả một cuốn sách về vấn đề này…

Đáng tiếc tôi không đọc bài báo của ông, nhưng có nghe nói về nó. – Trưởng lão trả lời, chăm chú nhìn Ivan Fedorovich bằng con mắt tinh nhanh.

– Ông ấy đứng trên một quan điểm hết sức lạ. – Cha thủ thư nói tiếp. – Trong vấn đề toà án giáo hội rõ ràng là ông ấy bác bỏ việc tách giáo hội khỏi nhà nước.

– Thế thì lạ thật, nhưng theo ý nghĩa nào? – Trưởng lão hỏi Ivan Fedorovich.

Cuối cùng Ivan trả lời, nhưng không phải với giọng lễ độ kiêu kỳ như Aliosa vẫn lo sợ từ hôm trước, mà khiêm tốn và dè dặt, rõ ràng là ân cần, không chút ẩn ý.

– Tôi xuất phát từ luận điểm rằng sự pha trộn các yếu tố cán cốt của nhà thờ và của nhà nước lấy riêng biệt, tất nhiên là sẽ còn mãi mãi, mặc dù đấy là điều không thể được và không khi nào dẫn đến một tình trạng bình thường, chứ đừng nói là ít nhiều trường hợp, bởi vì sự giả dối nằm ngay trong cơ sở của sự việc. Sự thỏa hiệp giữa giáo hội và nhà nước về những vấn đề như toà án chẳng hạn, theo tôi, thực chất là hoàn toàn không thể có được. Vị giáo sĩ mà tôi bài bác khẳng định rằng giáo hội chiếm một vị trí rõ rệt và xác định trong nhà nước. Ngược lại với ông ta, tôi cho rằng giáo hội phải thâu tóm trọn vẹn nhà nước vào mình, chứ không phải là chỉ chiếm một góc nào đó, và nếu như hiện nay vì lẽ gì đó điều ấy chưa làm được thì xét về thực chất, chắc chắn nó phải trở thành mục đích trực tiếp và quan trọng nhất của toàn bộ sự phát triển sau này của xã hội Kito giáo.

– Hoàn toàn đúng! – Cha Paixi ít nói và thông thái thốt lên một cách cương quyết và nóng nảy.

– Đấy chẳng qua là chủ trương của phái bên kia núi(1) – Miuxov kêu lên, nôn nóng bắt chéo chân.

– Khốn nỗi ở ta làm gì có núi kia chứ! – Cha Ioxif kêu lên, hướng về phía trưởng lão, nói tiếp – Xin thêm là tác giả trả lời những luận điểm “nền tảng và cốt yếu” sau đây của đối phương, mà đối phương của ông ấy là một giáo sĩ, xin các vị chú ý cho.

Điểm thứ nhất: “Không một đoàn thể xã hội nào có thể và được phép chiếm đoạt quyền lực – sử dụng các quyền dân sự và chính trị của hội viên”. Thứ hai: “Quyền xét xử hình sự và dân sự không được nằm trong tay giáo hội và không phù hợp với bản chất của giáo hội, vì giáo hội là một định chế thánh thần, một tổ chức liên hiệp mọi người vì mục đích tôn giáo”, và sau hết, điểm thứ ba, “giáo hội là một triều đại không phải ở cõi thế gian này…”.

– Một trò chơi chữ rất không xứng đáng với một nhà tu hành! – Cha Paixi không kiên nhẫn được, lại ngắt lời người khác. – Tôi đã đọc cuốn sách mà ông phản bác, – ông ta nói với Ivan Fedorovich, – và tôi ngạc nhiên về lời của tu sĩ nọ nói rằng “giáo hội là triều đại không phải ở cõi thế gian này”. Nếu không phải thuộc cõi thế gian này thì tức là hoàn toàn không thể có trên trái đất. Trong kinh Phúc âm, những lời “không phải ở cõi thế gian này” được đùng theo nghĩa khác. Không thể đùa bỡn với những lời như thế được. Chúa Jesus Kito của chúng ta đến chính là để lập giáo hội trên trái đất. Nước thiên đàng tất nhiên không phải ở cõi thế gian này, mà ở trên trời, nhưng phải qua giáo hội mới lên thiên đàng được, mà giáo hội thì được gây dựng và thiết lập trên trái đất. Bởi vậy mọi trò chơi chữ kiểu thượng lưu về chuyện này đều không thể chấp nhận được và vô lối. Giáo hội thực sự là một triều đại và có sứ mệnh trị vì, và cuối cùng chắc chắn nó sẽ phải là một triều dại trên toàn trái đất, chúng ta đã có lời hứa về việc này…

Đột nhiên ông im bặt, như thể tự dằn lòng, Ivan Fedorovich từ nãy vẫn kính cẩn và chăm chú nghe, bây giờ chàng tiếp lời, hết sức bình tĩnh, nhưng vẫn hồ hởi và mộc mạc như trước, và nói với trưởng lão:
– Tư tưởng chủ đạo trong bài viết của tôi là thế này: thời cổ xưa, trong ba thế kỷ đầu của Kito giáo, đạo Kito xuất hiện trên trái đất như một giáo hội và chỉ là giáo hội. Khi nhà nước dị giáo La Mã muốn trở thành nhà nước Kito giáo thì điều không tránh khỏi đã xảy ra là sau khi trở thành nhà nước Kito giáo, nó chỉ kiêm tính luôn cả giáo hội vào, nhưng bản thân nó vẫn cứ là nhà nước dị giáo như trước trong vô vàn chức trách của mình. Thực ra điều đó tất phải xảy ra. La Mã, với tư cách là một nhà nước, vẫn còn thừa hưởng quá nhiều của nền văn minh và sự huyển ảo dị giáo, chẳng hạn như chính những mục đích và nền tảng của nhà nước. Còn giáo hội Kito, sau khi nhập vào nhà nước, chắc chắn không thể nhượng lại cái gì thuộc về nền móng của nó, tạo những hòn đá tảng trên đó nó được xây dựng, nó chỉ có thể theo đuổi chính những mục đích của nó, một khi những mục đích ấy do chính Chúa Trời kiên quyết đặt ra và chỉ cho nó: cải biến toàn thể giới, vì vậy là cải biến cả toàn bộ nhà nước dị giáo cổ đại thành giáo hội. Như vậy (nghĩa là nhằm vào tương lai), không phải giáo hội có nhiệm vụ tìm cho mình một chỗ đứng xác định trong nhà nước như “mọi đoàn thể xã hội” hay như “một liên minh vì mục đích tôn giáo” (như cách diễn đạt của tác giả mà tôi phản bác), mà trái lại, sau này mọi nhà nước thế tục sẽ phải hoàn toàn biến thành giáo hội và chỉ là giáo hội mà thôi, chứ không là cái gì khác, bằng cách gạt bỏ bất cứ cái gì không phù hợp với mục đích của giáo hội.

Tất cả những điều đó không mảy may hạ thấp nhà nước, làm mất danh dự hay vinh quang của nó là một nhà nước vĩ đại, cũng không hại gì đến vinh quang của những người nắm quyền lực nhà nước, mà chỉ đưa nó ra khỏi con đường giả trá lầm lạc, còn mang tính chất dị giáo để đi vào con đường đích thực, đúng đắn duy nhất dẫn đến những mục đích vĩnh cửu. Vì vậy tác giả cuốn “Những nền tảng của tòa án giáo hội” sẽ suy xét đúng nếu như khi đi tìm và trình bày những nền tảng đó, ông chỉ coi đó là sự thỏa hiệp tạm thời vẫn còn cần thiết trong giai đoạn tội lỗi và chưa hoàn tất của chúng ta, và chỉ thế mà thôi. Nhưng hễ người sáng tác ra nền tảng ấy dám cả gan tuyên bổ rằng các nền tảng mà ông đề nghị bây giờ và Cha Ioxif vừa kể ra một phần là nền tảng không gì lay chuyển được, tự phát và vĩnh cửu thì ông đã đi ngược hẳn với giáo hội và định mệnh thiêng liêng, vĩnh hằng và bất di bất dịch của nó. Tất cả bài viết của tôi, tóm tắt thật đủ, là như thế.

– Nghĩa là nói gọn lại, – Cha Paixi lại lên tiếng nhấn rõ từng lời theo một số chủ thuyết đã bộc lộ quá rõ trong thế kỷ mười chín chúng ta, giáo hội phải phát triển thành nhà nước, như từ một chủng loại thấp lên chủng loại cao, để sau đó biến mất trong nhà nước, nhường chỗ cho khoa học, tinh thần thời đại và nền văn minh. Nếu không muốn thế và chống cưỡng lại thì người ta sẽ chỉ dành cho nó một góc nào đó trong nhà nước, mà còn giám sát nó nữa. Hiện nay là như thế ở khắp mọi nơi trong các nước châu Âu thời nay. Nhưng theo quan niệm và ước vọng của người Nga thì không phải giáo hội phát triển thành nhà nước như từ kiểu hình thấp lên kiểu hình cao, mà cuối cùng nhà nước sẽ xứng đáng để trở thành giáo hội và chỉ là giáo hội mà thôi. Xin được như nguyện, Amen!

– Xin thú thực là Cha làm cho tôi phấn chấn lên đôi chút. – Miuxov nhếch mép cười, lại bắt chéo chân. – Theo như tôi hiểu thì đấy là sự thực hiện một lý tưởng nào đó, xa vô tận, khi đấng Kito trở lại thế gian. Ai mà chẳng mong như thế. Một mơ ước không tưởng tuyệt đẹp: sẽ không còn chiến tranh, các nhà ngoại giao, các nhà băng và vân vân.

Đấy là một cái gì thậm chí na ná như chủ nghĩa xã hội. Vậy mà tôi lại ngờ rằng tất cả những cái đó là thực và chẳng hạn bây giờ giáo hội sẽ xét xử các tội hình sự, sẽ dùng các hình phạt đánh đòn, khổ sai và có lẽ cả tử hình.

– Nếu như bây giờ chỉ còn có toà án giáo hội mà thôi thì giáo hội sẽ không dùng hình phạt đày đi khổ sai hay tử hình. Tội phạm và quan điểm về tội phạm lúc ấy chắc chắn sẽ phải thay đổi, cố nhiên là dần dần, không phải là đột ngột và ngay lúc này, nhưng cũng nhanh thôi… – Ivan Fedorovich nói một cách điềm tĩnh, không chớp mắt.

– Anh nói đứng đắn đấy chứ? – Miuxov nhìn chằm chằm vào anh ta.

– Nếu tất cả trở thành giáo hội, giáo hội sẽ tuyệt thông với kẻ phạm tội và kẻ không vâng lời chứ không chặt đầu họ.

– Ivan Fedorovich nói tiếp. – Tôi xin hỏi các vị: kẻ bị tuyệt thông sẽ đi đâu? Vì khi ấy kẻ đó chẳng những phải xa lánh mọi người, như bây giờ đây, mà còn xa lánh cả Chúa Kito. Bởi vì do phạm tội, y không những chống lại mọi người, mà còn chống cả giáo hội Kito nữa. Ngay cả bây giờ, hiểu theo nghĩa chặt chẽ thì cố nhiên cũng vẫn là như thế, nhưng điều đó không được tuyên bố ra, cho nên lương tâm kẻ phạm tội hiện nay rất hay tự thoả hiệp với mình: “Ta ăn cắp, nhưng ta không chống lại giáo hội. Ta không phải là kẻ thù của đấng Kito”, kẻ phạm tội ngày nay thường vẫn tự nhủ như vậy nhưng khi giáo hội sẽ thế chân nhà nước thì y khó mà nói điều đó được, trừ phi là phủ nhận cả giáo hội trên trái đất: Cả thiên hạ đều sai lầm, cả thiên hạ đều đi chệch hướng, giáo hội cũng trả giá, chỉ có ta, tên giết người và ăn cắp, là giáo hội Kito chân chính”. Rất khó nói điều đó với bản thân, muốn vậy phải có những điều kiện phi thường, những hoàn cảnh hiếm thấy. Mặt khác, bây giờ hãy xét quan điểm của chính giáo hội về hành vi phạm tội, chẳng lẽ quan điểm ấy không cần đổi khác so với quan điểm gần như dị giáo hiện nay, và thay vì chặt bỏ một cách máy móc bộ phận nhiễm trùng, như hiện nay người ta vẫn làm để bảo vệ xã hội, nó phải cải đổi hoàn toàn và không trả giá thành ý tưởng phục hưng con người, hồi sinh và cứu vớt con người…

– Thế là thế nào? Lại một lần nữa tôi không hiểu nổi, – Miuxov ngắt lời. – Lại một mơ ước nữa. Một cái gì không hình thù và không thể hiểu nổi. Sao lại tuyệt thông, tuyệt thông cái gì kia chứ? Tôi ngờ rằng đấy chỉ là anh nói giỡn, Ivan Fedorovich ạ.

– Nhưng hiện nay thực trạng chính là như vậy đấy. – Trưởng lão đột nhiên lên tiếng và mọi người nhất loạt hướng về Cha. – Nếu như bây giờ không có giáo hội Kito thì không có cái gì kìm tay kẻ phạm tội gây tội ác và kẻ đó không hề bị trừng phạt sau khi gây tội, đây là nói sự trừng phạt thực sự, không phải là máy móc như ông vừa đề cập đến: không phải thứ hình phạt mà trong phần lớn trường hợp chỉ làm người ta uất ức, mà là thứ hình phạt thực sự, duy nhất có hiệu quả, vừa đáng sợ vừa làm cho người ta yên lòng, vì nó nằm ngay trong sự tự thú của lương tâm.

– Thế nào thế nào, Cha cho biết rõ hơn được chứ ạ? – Miuxov hỏi, vẻ hết sức tò mò.

– Thế này nhé, – trưởng lão bắt đầu giảng giải. – Tất cả những cuộc đày ải khổ sai ấy, trước kia còn kèm theo cả đánh đập, không uốn nắn được ai, mà cái chính là hầu như không kẻ phạm tội nào sợ nó, và số hành vi phạm tội không những không giảm bớt, mà càng về sau càng tăng lên. Hẳn ông không thể bằng lòng với tình trạng ấy được.

Như vậy hoá ra xã hội hoàn toàn không được bảo vệ, bởi vì tuy phần tử có hại bị chặt rời ra một cách máy móc và đày đi xa khuất mắt, nhưng thay vào đó lập tức xuất hiện một kẻ phạm tội khác, có khi là hai. Nếu có cái gì bảo vệ xã hội trong thời buổi hiện nay và thậm chí cải tạo được kẻ phạm tội cải hoá được y thì đấy chỉ là luật của Chúa Kito thể hiện trong sự tự thú của lương tâm. Chỉ có nhận tội với tư cách là con của xã hội Kito, tức là con của giáo hội, kẻ đó mới nhận tội của mình với xã hội, tức là với giáo hội. Như vậy, kẻ phạm tội thời nay có khả năng nhận tội chỉ với giáo hội mà thôi chứ không phải với nhà nước. Nếu như toà án thuộc về xã hội với tư cách là một giáo hội thì xã hội có sẽ biết nên cắt bỏ vạ tuyệt thông cho kẻ nào để kẻ đó được trở lại với mình. Bây giờ giáo hội không có một toà án nào đang hoạt động, mà chỉ có khả năng lên án về tinh thần, giáo hội từ bỏ việc trừng trị bằng hình phạt thực thi đối với kẻ phạm tội. Giáo hội không tuyệt thông, mà răn bảo với tình cha con. Hơn nữa, giáo hội còn cố giữ toàn bộ mối liên hệ của nhà thờ Kito với kẻ phạm tội: cho dự lễ, cho chịu phép ban thánh thể, ra tay làm phúc nếu họ khốn khó, coi họ như kẻ bị cám dỗ hơn là kẻ có tội. Kẻ phạm tội sẽ ra sao, ôi lạy Chúa, nếu như xã hội Kito, tức là giáo hội, sẽ ruồng bỏ họ như luật dân sự ruồng bỏ và đoạn tuyệt với họ? Sự thể sẽ ra sao nếu giáo hội cùng tức tốc phạt vạ tuyệt thông mỗi khi họ bị pháp luật nhà nước trừng trị? Sẽ không có sự tuyệt vọng nào lớn hơn nữa, ít ra là với kẻ phạm tội người Nga, vì kẻ phạm tội người Nga vẫn còn có đức tin. Nhưng ai biết đâu khi ấy có thể xảy ra một điều khủng khiếp: có thể xảy ra sự mất đức tin trong trái tim tuyệt vọng của kẻ phạm tội, nếu vậy thì sao? Nhưng giáo hội như người mẹ dịu hiền dậy lòng yêu thương, tự mình từ bỏ sự trừng phạt bằng hành động, bởi vì không có sự trừng phạt của giáo hội thì kẻ phạm tội cũng đã bị toà án của nhà nước trừng phạt quá đau rồi, và phải có người thương xót họ chứ. Lý do chủ yếu khiến giáo hội không trừng phạt vì toà án giáo hội là toà án duy nhất thâu nhận được chân lý và do đó, về bản chất cũng như về tinh thần, không thể kết hợp với bất kỳ toà án nào khác và thậm chí không thể có sự thoả hiệp tạm thời. Ở đây không thể có sự câu kết. Người ta bảo người nước ngoài mà phạm tội thì ít khi ăn năn, bởi vì chính các học thuyết thời nay khiến họ đinh ninh trọng tội của họ không phải là tội, mà chỉ là sự nổi dậy chống lại lực lượng áp bức bất công. Xã hội chặt đứt liên hệ với họ bằng một sức mạnh chế áp họ một cách hoàn toàn máy móc và kèm theo sự tuyệt thông ấy lại còn dai thù họ (ít nhất là ở châu Âu người ta tự nói ra như thế) – căm thù và hoàn toàn thờ ơ với số phận sau này của họ, người anh em của mình, quên hẳn họ. Như vậy mọi việc diễn ra không có chút tình thương nào của giáo hội, bởi vì trong nhiều trường hợp ở đấy hoàn toàn không còn giáo hội, chỉ còn các thầy tu và những ngôi nhà thờ tráng lệ, ở đấy đã từ lâu chính giáo hội khao khát chuyển từ chủng loại thấp là giáo hội, lên chủng loại cao là nhà nước, để hoàn toàn biến mất trong nhà nước. Hình như ít nhất cũng là như thế ở các xứ theo đạo Luthơ. Ở La Mã đã một nghìn năm nay, nhà nước được thành lập thay thế cho giáo hội. Bởi vậy kẻ phạm tội không nhận ra mình là thành viên của giáo hội, và khi bị tuyệt thông thì họ thất vọng.

Nếu họ trở lại xã hội thì thường thường mang trong lòng mối hận thù về nỗi chính xã hội dường như chủ động đoạn tuyệt với họ. Kết cục sẽ ra sao, các vị có thể tự mình xét đoán. Trong nhiều trường hợp hình như ở ta cũng vậy.

Nhưng được cái là ngoài những toà án đã được thiết lập, ở ta còn có cả giáo hội không bao giờ để mất liên lạc với kẻ phạm tội, luôn luôn coi họ là đứa con thân thương vẫn đáng quý đáng mến, ngoài ra, toà án giáo hội vẫn còn tồn tại ít nhất là trong tâm tưởng, bây giờ tuy không thực sự hoạt động nhưng vẫn sống cho tương lai, ít ra là trong mơ ước, và chắc chắn là được chính kẻ phạm tội thừa nhận theo bản năng tâm hồn của họ. Có một điều đúng đắn ban nãy đã được nói ra ở đây: nếu toà án giáo hội thực sự bắt đầu hoạt động với hiệu lực đầy đủ, nghĩa là nếu toàn thể xã hội chuyển biến thành giáo hội, và chỉ là giáo hội mà thôi, thì chẳng những toà án giáo hội sẽ có ảnh hưởng chưa từng thấy đến việc cải hóa tội nhân, mà có lẽ chính sự phạm tội cũng giảm đi một mức độ khó tưởng tượng nổi. Vả chăng, không nghi ngờ gì nữa, trong tương lai, giáo hội trong nhiều trường hợp sẽ hiểu kẻ phạm tội và hành vi phạm tội khác hẳn hiện nay, và giáo hội có thể đưa kẻ bị tuyệt thông trở về với mình, ngăn ngừa kẻ có ý đồ phạm tội và vực dậy kẻ đã sa ngã. Thực ra, – trưởng lão nhếch mép cười, – hiện giờ xã hội Kito vẫn chưa sẵn sàng và vẫn chỉ dựa trên bảy nhà hiền triết(2); nhưng bởi vì họ không suy yếu đi, nên xã hội Kito vẫn không lay chuyển, vẫn chờ đến lúc nó chuyển biến hoàn toàn từ một xã hội vốn là một liên minh gần như tà giáo thành một giáo hội thống nhất bao trùm cả vũ trụ và nắm quyền trị vì.

– Xin được như nguyện, amen! Cho dù đến kỳ tận thế đi nữa: bởi vì mệnh trời đã định là chỉ cái đó được thành tựu!

Không nên bối rối về thời gian và kỳ hạn, bởi vì bí mật về thời gian và kỳ hạn ở trong sự anh minh ở Thượng đế, ở sự tiên tri và tình yêu của Ngài. Có những cái theo sự tính toán của con người có thể còn rất xa vời thì theo mệnh trời định sẵn, có lẽ đã sắp xuất hiện, đã ở ngay ngưỡng cửa. Xin được như nguyện, amen!

– Amen, amen! – Cha Paixi lặp lại một cách sùng kính và nghiêm khắc.

– Lạ thật, quá đỗi lạ lùng! – Miuxov thốt lên không hẳn là nóng nảy, và dường như là phẫn nộ ngấm ngầm.

– Ông thấy cái gì lạ lùng đến thế? – Cha Ioxif thận trọng hỏi.

– Nhưng thực ra thế là cái quái gì? – Miuxov kêu lên, dường như đột nhiên nổ bùng. – Nhà nước bị loại bỏ trên trái đất, còn giáo hội được tôn lên thành nhà nước! Đấy không phải là “chủ nghĩa giáo hoàng” nữa, mà là “chủ nghĩa giáo hoàng” cực cực đoan! Đến cả giáo hoàng Gregoa VII cũng chưa từng mơ tưởng như thế(3).

– Xin ông hiểu hoàn toàn ngược lại cho! – Cha Paixi nói một cách nghiêm nghị – Không phải giáo hội biến thành nhà nước, xin hãy hiểu điều đó. Đấy là La Mã và mơ ước của nó. Đấy là sự cám dỗ thứ ba của quỷ(4). Nhưng đây là trái lại. Nhà nước biến thành giáo hội, vươn lên thành giáo hội và trở thành giáo hội trên toàn trái đất, điều đó hoàn toàn đối nghịch với “chủ nghĩa giáo hoàng, với La Mã và cách lý giải của ông, đấy chỉ là định mệnh cao siêu của đạo chính thống trên trái đất. Ôi, từ phương Đông ngôi sao ấy đang mọc lên chói lọi.

Miuxov im lặng một cách suy nghĩ. Toàn bộ dáng vẻ của ông biểu lộ một phẩm cách phi thường. Một nụ cười vừa kiêu kỳ vừa bao dung thoáng hiện trên môi ông. Aliosa theo dõi mọi chuyện, tim đập thình thịch. Toàn bộ cuộc đàm thoại này làm anh vô cùng lo lắng, tình cờ anh nhìn Rakitin vẫn đứng không nhúc nhích ở chỗ của anh ta cạnh cửa, chăm chú lắng nghe và nhìn, tuy mắt gằm xuống. Nhưng, thấy má anh ta đỏ bừng, Aliosa đoán ra Rakitin cũng xúc động không kém gì mình. Anh biết anh ta lo lắng điều gì.

Cho phép tôi kể với các vị một giai thoại nhỏ, – Miuxov bỗng nói bằng giọng nghiêm trang, với dáng vẻ đặc biệt bệ vệ. – ở Paris mấy năm trước, ngay sau cuộc chính biến tháng Chạp(5) tôi có dịp đến thăm một người quen là một nhân vật rất quan trọng đương cầm quyền, ở nhà ông ta, tôi gặp một người hết sức kỳ lạ. Gã này không hẳn là do thám, nhưng đại loại là kẻ cai quản một đội những tên do thám chính trị, cũng là một chức vụ khá có thế lực. Nhân cơ hội, tôi nói chuyện với y, vì rất đỗi tò mò, bởi vì y không phải là chỗ quen biết của chủ nhà, mà là viên chức cấp dưới đến đại loại là để báo cáo, và thấy tôi là khách của cấp trên của y, y có phần thành thật với tôi, tất nhiên là ở mức độ nhất định, có nghĩa là lễ phép thì đúng hơn là thành thật, đúng như cung cách lễ độ của người Pháp, nhất là y thấy tôi là người nước ngoài. Nhưng tôi rất hiểu y. Chúng tôi nói về những người cách mạng theo chủ nghĩa xã hội mà hồi ấy đang bị đàn áp. Tôi bỏ qua phần chính yếu của cuộc nói chuyện, chỉ xin nêu ra đây một nhận xét rất đáng chú ý mà tay này buột miệng nói ra: “Nói cho đúng, chúng tôi không sợ tất cả những kẻ theo chủ nghĩa xã hội đó – những phần tử vô chính phủ, vô thần và cách mạng; chúng tôi vẫn theo dõi họ, đường đi nước bước của họ chúng tôi biết. Nhưng trong số họ có một số người đặc biệt, tuy không nhiều: đấy là những người tin Chúa và người Kito giáo mà lại theo chủ nghĩa xã hội. Chính những người ấy mới là loại mà chúng tôi sợ hơn cả, đấy là loại người đáng sợ. Người xã hội chủ nghĩa theo đạo Kito đáng sợ hơn người xã hội chủ nghĩa vô thần”. Những lời đó ngay hồi ấy cũng đã làm tôi sửng sốt, nhưng bây giờ, hầu tiếp các vị ở đây, thưa các vị, tôi bỗng nhớ lại…

– Nghĩa là ông đem những lời đó vận vào chúng tôi và coi chúng tôi là người theo chủ nghĩa xã hội chứ gì? – Cha Paixi hỏi chàng, không quanh co gì hết. Nhưng Petr Alecxandrovich chưa kịp trả lời thì cửa mở và Dmitri Fedorovich bước vào, đến như thế là quá muộn. Thực quả người ta không còn trông đợi chàng nữa, việc chàng xuất hiện bất ngờ khiến cho lúc đầu mọi người hơi ngạc nhiên.

Chú thích

(1) Ultramontamsme: một khuynh hướng tôn giáo chính trị của đạo Thiên Chúa, chủ trương giáo hoàng có toàn quyền can thiệp vào việc đời của bất cứ quốc gia nào. Trong thế kỷ XIX, nó là khuynh hướng phản động chống lại phong trào cách mạng (N.D)

(2) Bảy nhà hiền triết cổ Hy Lạp là tác giả của những châm ngôn về cách xử thế khôn ngoan (chẳng hạn “Hãy nhận biết bản thân mình” của Talet. “Đừng có gì quá đáng” của Xolon, v.v…). Thành phần của “bộ bảy” này thay đổi ở những văn bản khác nhau (N.D).

(3) Giáo hoàng Gregoa VII (1073-1085) ở La Mã, chủ trương giáo hoàng có quyền lực vô giới hạn (N.D)

(4) Theo lịch Kinh Thánh. Chúa Jesus bị quỷ ba lần cám dỗ. “Lần cám dỗ thứ ba” ở đây là chỉ sự cám dỗ bằng quyền lực thế gian (N.D).

(5) Cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp 1851. Luis Napoleon Bonapart tuyên bố lên ngôi hoàng đế (N.D).

Trước
image
Chương 10
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!