Anh em nhà Karamazov

Chương 5 – Viên đại pháp quan tôn giáo
Trước
image
Chương 36
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Đây không thể không có lời nói đầu, lời nói đầu cho tác phẩm văn học ấy mà, hừm. – Ivan bật cười. – Tôi thì có biết sáng tác quái gì đâu! Này nhé, chuyện của tôi xảy ra vào thế kỷ mười sáu hồi ấy trong các tác phẩm thơ có cái thông lệ là đưa các lực lượng thượng giới xuống trần thế. Tôi không nói về Dante. Các tu sĩ giới luật học ở Pháp và các thầy tu ở các tu viện thường tổ chức những cuộc trình diễn đưa lên sân khấu cả Madona, các thiên thần, các thánh, Chúa Kito và cả Đức Chúa cha. Tất cả những trò đó đều ngây ngô. Trong “Notre Dam de Paris”(1) của Victor Hugo, để mừng ngày sinh của thái tử Pháp, dưới triều Louis XI, trong phòng khánh tiết của tòa thị chính, người ta đã cho dân chúng xem một cuộc trình diễn không mất tiền, có ý nghĩa răn dạy, nhan đề là “Le bon jugement de la trèm sainte ét graorieuse Vierge Marie”(2). Ở Moskva của chúng ta, trước thời Petr đại đế, đôi khi cũng có những buổi diễn kịch gần như thế, đề tài rút từ Cựu ước. Nhưng, ngoài những buổi diễn kịch, trên toàn thế giới hồi ấy có nhiều truyện và thơ mà nhân vật hành động, tùy theo sự cần thiết, là các thánh, các thiên thần và mọi thiên binh thiên tướng. Trong các tu viện của chúng ta, người ta cũng dịch, chép lại và thậm chí sáng tác những bản trường ca như thế mà là từ thời kỳ Tarta thống trị kia. Chẳng hạn, có một bản trường ca của tu viện dĩ nhiên dịch từ tiếng Hy Lạp): “Hành trình của Đức Mẹ qua con đường đau khổ”, với những cảnh tượng và sự can đảm không kém gì tác phẩm của Dante. Đức Mẹ xuống thăm địa ngục, tổng thiên thần Misel đưa Đức Bà đi xem những khổ hình. Đức Mẹ nhìn thấy những kẻ tội lỗi và những khổ hình mà họ phải chịu đựng. Ngoài những cái khác, ở đây có một loại người phạm tội rất đáng chú ý, ở trong một cái hồ rực lửa: trong số họ có những kẻ chìm nghỉm đến nỗi không thể nổi lên được nữa, đấy là những “kẻ bị Chúa bỏ quên” – một cách diễn đạt cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ. Đức Mẹ kinh ngạc, khóc lóc quỳ gối trước ngai vàng của Chúa Trời, xin ân xá cho tất cả những kẻ tội lỗi mà Mẹ đã nhìn thấy dưới địa ngục. Cuộc nói chuyện của Đức Mẹ và Chúa Trời hết sức lý thú. Mẹ van vỉ, không chịu đi khi Chúa Trời trỏ cho Mẹ tay chân con trai Mẹ bị đóng đinh và hỏi: ta sẽ tha thứ cho những kẻ hành hạ Kito ư? – thì Mẹ truyền cho tất cả các thánh, tất cả các vị tuẫn đạo, tất cả các thiên thần và tổng thiên thần quỳ xuống cùng với Mẹ và cầu xin ân xá cho tất cả những kẻ tội lỗi, không trừ một ai. Cuối cùng Đức Mẹ nài xin Chúa Trời hàng năm ngừng hành tội từ ngày thứ sáu Thánh(3) đến ngày lễ Ba Ngôi, thế là những kẻ tội lỗi dưới địa ngục liền tạ ơn Chúa Trời và kêu lên: “Lạy Chúa Trời, Chúa xử thế là chí phải”.

Bản trường ca hạng bét của tôi đại loại cũng như thế, nếu nó ra đời vào thời ấy. Trong bản trường ca của tôi, Chúa xuất hiện trên sân khấu, Chúa chẳng nói năng gì, chỉ xuất hiện và chỉ đi qua đấy. Mười lăm thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chúa hứa sẽ trở lại nước của mình, mười lăm thế kỷ từ khi vị tiên tri của Ngài viết: “Chẳng bao lâu ta sẽ trở lại”.

“Về ngày giờ thì cả đến Đức chúa con cũng không biết, chỉ có Cha ta ở trên trời mới biết mà thôi”, chính Ngài đã phán truyền như thế trên trái đất này. Nhưng nhân loại vẫn chờ mong Chúa với niềm tin thiết tha như trước. Ôi, thậm chí niềm tin còn lớn lao hơn trước, bởi vì đã mười lăm thế kỷ trôi qua kể từ khi không còn có sự đảm bảo nào của Trời cho con người nữa:

Hãy tin vào trái tim mình

Trời xa xôi lắm. Uy linh chớ màng.

Chỉ còn biết tin vào tiếng nói của con tim! Của đáng tội, hồi ấy cũng diễn ra nhiều phép lạ. Có những vị thánh đã làm phép lạ chữa bệnh. Thánh Mẫu từ trên trời xuống thăm một số người công chính, cứ theo sự tích của họ. Nhưng quỷ không ngủ gật, và nhân loại bắt đầu nghi ngờ tính chân thực của những phép lạ ấy. Có lần một tà thuyết mới, khủng khiếp đã xuất hiện ở miền Bắc nước Đức. Một ngôi sao cực lớn “giống như cây đèn” (tức là giáo hội) “rơi xuống nguồn nước, làm nước trở nên đắng ngòm”, tà giáo ấy bắt đầu báng bổ phủ nhận phép lạ. Nhưng những người còn vững đức tin càng sốt mến đạo hơn. Nước mắt nhân loại vẫn vọng trông Chúa, hy vọng vào Chúa, khao khát được đau khổ và chết thay cho Chúa… Đã bao nhiêu thế kỷ nhân loại tràn đầy lòng tin, sốt sắng cầu khẩn:

“Cầu xin Chúa đến với chúng con”, đã bao thế kỷ nhân loại kêu xin Chúa đến nỗi trong sự đau khổ vô lượng của mình, Chúa đã muốn đến với những người cầu khẩn. Từ hồi còn ở cõi trần, Chúa đã hạ cố đến thăm một số bậc công chính, một số vị tuần đạo, một số vị ẩn tu, thánh thiện, như đã ghi trong “sự tích” của các vị. Ở ta, Tiuttrev tin tưởng sâu sắc lời mình nói là xác thực, đã tuyên bố:

Ôi Chúa trời,

Đội lốt kẻ lầm than

Cố sức vần cây thập giá,

Quên đau đớn – lượng nhân từ biển cả

Người đi khắp nhân gian ban tội phước lành.

Sự việc xảy ra đúng như thế, tôi sẽ kể với chú. Chúa muốn hiển hiện dù chỉ là thoáng chốc trước dân chúng – đám dân chúng quằn quại, đau khổ, hôi hám và tội lỗi, nhưng yêu Chúa với tấm lòng trẻ thơ. Chuyện tôi kể diễn ra ở thành Xevin Tây Ban Nha, vào thời pháp đình tôn giáo ghê rợn nhất, khi mà để làm sáng danh Chúa Trời, hàng ngày những giàn lửa thiêu rực cháy trong nước:

Quân tà đạo không còn thoát được.

Giàn lửa thiêu ngùn ngụt căm hờn

Cố nhiên đấy không phải là sự Chúa đến như đã hứa, vào kỳ tận thế, trong tất cả ánh vinh quang thiên đình, và đột ngột “như tia chớp lóe sáng từ Đông sang Tây”. Không, Chúa muốn đến thăm các con mình, dù chỉ chốc lát, chính ở nơi những giàn lửa thiêu kẻ dị giáo đang nổ lép bép. Vốn lòng lành vô cùng, một lần nữa Chúa đi qua giữa dân chúng, hình dạng Chúa vẫn như mười lăm thế kỷ trước khi Ngài sống giữa mọi người trong ba năm ròng. Ngài giáng lâm đến “các phố phường rực lửa” của đô thành phía Nam ấy. Ở đó chỉ mới hôm trước, trong “giàn lửa huy hoàng”, trước mặt đức vua, triều thần, các hiệp sĩ, các giáo chủ và các mệnh phụ kiều diễm nhất trong triều, trước đông đảo dân chúng thành Xevin, theo lệnh của giáo chủ Đại Pháp quan, người ta đã thiêu luôn một lúc ngót trăm kẻ dị giáo ad majirem gloriam Der(4). Chúa xuất hiện một cách lặng lẽ, không để ai nhận thấy, nhưng kỳ lạ thay, mọi người đều nhận ra Chúa. Đấy có thể là một trong những đoạn hay nhất của bản trường ca, nói về việc tại sao người ta nhận ra Chúa. Một sức mạnh không thể cưỡng lại được khiến dân chúng ùa đến với Chúa, vây quanh Chúa mỗi lúc một đông thêm, đi theo Chúa. Chúa im lặng đi qua giữa họ, miệng mỉm cười hiền từ, thương cảm vô hạn. Mặt trời ánh yêu rực sáng trong tim Chúa, tia ánh sáng, Giáo hoá và Sức mạnh từ nơi mắt Chúa toả chiếu khắp đám đông, khiến lòng người rung động vì yêu Chúa, Chúa giang tay ra với họ, ban phước cho họ, và chỉ cần chạm vào Chúa, thậm chí vào áo quần Chúa, là đã lành được tật bệnh. Trong đám đông, một ông già mù từ bé kêu xin: “Lạy Chúa, xin Chúa làm lành mắt cho con, để con được nhìn thấy Chúa”, thế là dường như màng vảy bong ra khỏi mắt, và ông già mù nhìn thấy Chúa. Dân chúng khóc và hôn mặt đất nơi Chúa bước chân lên. Trẻ em tung hoa trước mặt Chúa, hát và reo hò: Hoxama!”(5).… “Đấy là Ngài, chính là Ngài, một người nhắc đi nhắc lại, – hẳn phải là Ngài, chỉ có thể là Ngài”. Chúa dừng lại trên sân nhà thờ Xevin giữa lúc người ta khóc lóc khiêng vào đó một cỗ quan tài trẻ em màu trắng mở nắp: nằm trong quan tài là một bé gái bảy tuổi, con gái duy nhất của một người quyền quý ở tha phương. Xác đứa bé phủ đầy hoa. “Ngài sẽ làm con bà sống lại” đám đông reo lên với bà mẹ đang khóc lóc. Một linh mục của nhà thờ đang đi về phía cỗ quan tài cau mày nhìn, dáng vẻ băn khoăn. Nhưng bà mẹ của đứa bé đã khóc gào lên. Bà sụp xuống chân Chúa: “Nếu Ngài là Chúa thì xin hãy làm cho con tôi sống lại!” – bà ta giang hai tay cầu Chúa, kêu lên. Đám đưa tang dừng lại, đặt cỗ quan tài dưới chân Chúa. Chúa nhìn đầy vẻ thương xót, và một lần nữa Chúa khẽ thốt lên: “Ta-lia kumi!” – “bé em hãy trở dậy” – Cô bé ngồi dậy trong quan tài, mỉm cười, mắt mở to ngạc nhiên nhìn xung quanh. Hai tay em cầm bó hoa hồng mà em vẫn ôm ở trong quan tài. Dân chứng nhốn nháo, la hò, nức nở, đúng lúc ấy giáo chủ Đại Pháp quan đột nhiên đi qua quảng trường trước nhà thờ. Đấy là một ông già ngót chín mươi tuổi, thân hình cao, lưng thẳng, mặt khô quắt, mắt hõm sâu nhưng vẫn sáng quắc. Ồ, ông không mặc bộ đạo phục giáo chủ lộng lẫy mà hôm qua ông còn mặc khi ra trước dân chúng trong cuộc hoả thiêu những kẻ thù của đạo La Mã, không, lúc ấy ông chỉ mặc chiếc áo thụng cũ thô kệch của mình. Theo sau ông, cách một khoảng khá xa, là những người giúp việc mặt mày cau có, những nô lệ và đội “thánh binh”. Ông dừng lại trước đám đông và quan sát từ xa. Ông nhìn thấy hết. Ông nhìn thấy cỗ quan tài được đặt dưới chân Ngài, rồi con bé sống lại, và mặt ông sa sầm. Ông cau đôi lông mày sâu róm trắng bạc, ánh mắt ông lóe lên hung tợn. Ông trỏ ngón tay ra lệnh cho bọn vệ binh bắt Ngài. Uy quyền của ông rất lớn, dân chúng đã quen thần phục, ngoan ngoãn và run sợ tuân lệnh ông, đám đông lập tức dãn ra trước bọn vệ binh, và bọn này, trong bầu không khí im ắng như trong nhà mồ, túm lấy Ngài giải đi. Tức khắc, nghìn người như một, đám đông nhất loạt rập đầu sát đất trước vị Đại Pháp quan, ông ta lẳng lặng ban phước cho dân chúng và đi ngang qua chỗ họ. Vệ binh giải phạm nhân vào một ngục thất chật hẹp, tối tăm, có vòm cuốn trong toà nhà cổ của Pháp đình thánh tín và nhốt ở đó. Một ngày qua đi, rồi đêm đến, một đêm nóng bức ngột ngạt của Xevin. Không khí nồng “hương nguyệt quế và hương chanh”. Trong bóng tối sâu thăm thẳm, cửa sắt nhà ngục bỗng mở ra, và đích thân lão Đại Pháp quan cầm cây đèn chậm rãi đi vào. Ông ta đến một mình, cửa tức thời đóng lại sau lưng ông ta. Ông ta dừng lại một lúc lâu, chừng một vài phút, nhìn chằm chằm vào mặt Ngài. Cuối cùng ông ta nhẹ nhàng đến gần, đặt cây đèn xuống bàn, nói với Ngài: “Ông đấy ư? Ông ư?” – Nhưng không đợi trả lời, ông ta nói thêm luôn, – Đừng trả lời, cứ im lặng. Với lại, ông có thể nói gì được kia chứ? Tôi thừa biết ông sẽ nói gì. Ông không có quyền thêm một lời nào vào những gì ông đã nói trước kia. Tại sao ông xuống đây làm phiền chúng tôi? Ông đến là phiền cho chúng tôi, điều đó thì chính ông cũng biết.

Nhưng ông có biết ngày mai sẽ thế nào không? Tôi không biết ông là ai và không muốn biết có phải ông thật không hay chỉ là cái vẻ bên ngoài giống như ông, nhưng ngày mai tôi sẽ kết án ông và thiêu ông trên giàn lửa như một kẻ tà giáo độc ác nhất, và dân chúng hôm nay hôn chân ông thì ngày mai tôi chỉ vẫy tay một cái là họ đổ xô đến hất thêm than vào giàn lửa thiêu ông, ông có biết thế không? Ờ, có lẽ ông biết” – ông ta trầm ngâm nói thêm, mắt không lúc nào rời khỏi người bị bắt giam.

– Anh Ivan, tôi chẳng hiểu thế là thế nào? – Aliosa mỉm cười, từ nãy đến giờ anh vẫn lẳng lặng nghe. – Đấy phải chăng là trí tưởng tượng ngông cuồng vô hạn độ hay là một sai lầm của ông già, một quipro quo(6) kỳ quái?

– Thì cứ cho là thế đi, – Ivan bật cười, – nếu như chủ nghĩa hiện thực thời nay đã làm hỏng chú đến mức chú không thể chịu đựng nổi bất cứ sự quái dị nào, mà chú muốn cho là quipro quo thì cũng cứ được đi. Đấy là sự thật, – chàng lại phá lên cười, – ông già đã chín mươi tuổi, và tư tưởng của ông ta như thế thì ông ta có thể đã hoá điên từ lâu. Có thể là ngoại hình của người bị giam đã làm ông già sửng sốt. Cuối cùng, đấy có thể chỉ là cơn mê sảng, là hình ảnh tưởng tượng của ông già chín mươi tuổi trước khi chết, thêm nữa lại bị kích động vì cảnh hoả thiêu một trăm kẻ dị giáo ngày hôm qua. Nhưng chú và tôi thì cần quái gì, cho dù đấy là qu pro quo hay trí tưởng tượng ngông cuồng vô hạn độ? Vấn đề ở đây chỉ là ông già cần tự bộc lộ, nói ra những điều ông ta vẫn giữ kín suốt chín mươi năm trời.

– Thế người bị giam cũng im lặng ư? Chỉ nhìn ông già và không nói gì ư?

– Đành phải thế thôi chứ làm thế nào. – Ivan lại bật cười. – Chính ông già bảo với Chúa rằng Chúa không có quyền thêm gì vào những điều đã nói trước kia. Nếu chú muốn biết thì đấy chính là đặc điểm cơ bản nhất của đạo Thiên Chúa La Mã, ít ra đấy là ý kiến của tôi: “Chúa đã trao lại tất cả cho Giáo hoàng, như vậy bây giờ tất cả là của giáo hoàng, và đừng làm phiền chúng tôi, ít ra là trong lúc này”. Họ không chỉ nói, mà còn viết ra theo tinh thần đó, ít nhất là các tu sĩ dòng Tên. Chính tôi đã đọc ở các nhà thần học của họ. Ông có quyền tiết lộ với chúng tôi, dù chỉ một bí mật của cái thế giới mà ông vừa từ đấy đến không? – Lão già của tôi hỏi Chúa và chính lão trả lời thay. – Không, ông không có quyền, để không thêm gì vào những điều ông đã nói trước kia, để không tước đoạt mất của mọi người cái tự do mà ông đã ra sức bảo vệ hồi ông còn ở trên trái đất. Tất cả những gì ông tiết lộ thêm sẽ xâm phạm đến tự do tín ngưỡng của mọi người, bởi vì nó sẽ có vẻ như phép lạ, mà tự do tín ngưỡng là điều ông quý hơn hết cách đây một nghìn năm trăm năm. Chẳng phải hồi ấy ông thường nói: “Ta muốn làm cho các ngươi thành người tự do” đó sao? Nhưng bây giờ ông thấy những con người “tự do” ấy đấy, – ông già bỗng nói thêm, với nụ cười trầm mặc.

“Phải, chúng tôi đã phải trả một giá đắt cho việc làm của mình, – ông ta nói tiếp, nghiêm khác nhìn Chúa, – nhưng rốt cuộc chúng tôi đã làm xong công việc ấy nhân danh ông. Mười lăm thế kỷ chúng tôi khổ sở với cái tự do ấy, nhưng bây giờ thì xong rồi, xong hẳn rồi. Ông không tin là xong hẳn rồi ư? Ông nhìn tôi hiền từ, thậm chí không buồn tức giận tôi ư? Nhưng ông nên biết rằng bây giờ, chính hiện nay, những con người ấy tin chắc hơn bao giờ hết rằng họ hoàn toàn tự do, nhưng chính họ đã đem tự do của họ dâng chúng tôi và đặt nó dưới chân chúng tôi. Nhưng đấy là kết quả mà chúng tôi đã đạt được, còn ông có mong muốn thứ tự do như thế không?”

– Tôi lại không hiểu! – Aliosa ngắt lời. – ông ta mỉa mai, ông ta chế nhạo ư?

– Hoàn toàn không. Ông ta khoe mình và người của mình có công lao rốt cuộc đã đè nén được tự do và họ làm như thế là để con người có được hạnh phúc. Chỉ đến bây giờ (cố nhiên ông ta nói về thời pháp đình tôn giáo) lần đầu tiên mới có thể nghĩ đến hạnh phúc của loài người. Con người sinh ra vốn là kẻ nổi loạn, mà kẻ nổi loạn có thể có hạnh phúc được không? Ông đã được báo trước, – ông ta lại nói với Chúa, – ông không thiếu những lời báo trước và chỉ bảo, nhưng ông không nghe, ông gạt bỏ con đường duy nhất có thể đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng may thay, khi ra đi ông đã trao lại sự nghiệp cho chúng tôi. Ông đã hứa, ông đã có lời chính thức trao cho chúng tôi quyền trói và cởi trói vì thế cố nhiên bây giờ ông đừng có nghĩ đến chuyện lấy lại của chúng tôi cái quyền ấy. Vậy cớ gì ông xuống đây làm phiền chúng tôi?

– Câu này nghĩa là gì? “Không thiếu những lời báo trước và chỉ bảo” – Aliosa hỏi.

Đấy là điểm chủ chốt ông già cần nói. Quỷ ác độc và tinh ranh, quỷ của sự tự huỷ diệt và hư vô, – ông già nói tiếp, – quỷ vĩ đại đã nói với ông trong sa mạc, theo các sách còn truyền lại cho chúng tôi thì tuồng như quỷ đã “cám dỗ” ông. Có phải thế không? Liệu có thể nói được điều gì chân thực hơn những điều quỷ nêu ra trong ba câu hỏi mà ông đã bác bỏ và các sách gọi là “ba sự cám dỗ” không? Thế nhưng trên đời này, nếu có phép lạ nào đích thực và vang dội thì chính là vào ngày hôm ấy, ngày xảy ra ba sự cám dỗ đó. Chính việc đặt ra ba câu hỏi ấy đã là phép lạ.

Nếu như có thể tưởng tượng, dù chỉ là để thử và ví dụ, rằng ba câu hỏi của quý ác độc sẽ biến mất trong các sách và cần phải khôi phục lại, một lần nữa phải vắt óc sáng tác ra để lại đưa vào sách, vì vậy phải hội họp tất cả các nhà thông thái trên trái đất này lại – các nhà cầm quyền, các đại chủ giáo, các nhà bác học, các nhà triết học, các nhà thờ – và đặt ra cho họ một nhiệm vụ: hãy nghĩ ra, soạn ra ba câu hỏi không chỉ phù hợp với quy mô của sự kiện, mà chỉ bằng mấy lời, chỉ ba câu thôi, diễn đạt đủ toàn bộ lịch sử sau này của thế giới và nhân loại, thì ông có cho rằng tất cả sự anh minh của trái đất chung đúc lại có thể nghĩ ra điều gì mạnh mẽ và sâu sắc như ba câu hỏi mà quỷ đầy uy lực và tinh khôn quả thật đã đề ra với ông không? Chỉ xét ba câu hỏi ấy, chỉ xem việc chúng xuất hiện ra như một phép lạ là đủ hiểu rằng đấy không phải là trí tuệ thông thường của con người, mà trí tuệ vĩnh hằng và tuyệt đối, bởi vì ba câu hỏi ấy dường như đúc kết và tiên tri toàn bộ lịch sử nhân loại sau này, đấy là ba hình ảnh hội tụ mâu thuẫn lịch sử không thể giải quyết được của bản chất con người trên toàn trái đất. Lúc bấy giờ chưa thể thấy rõ được điều đó bởi vì không thể biết được tương lai, nhưng bây giờ, sau mười lăm thế kỷ, chúng ta thấy trong ba câu hỏi ấy mọi điều đã được đoán nhận và tiên tri, và tất cả đều đã thành sự thực, đến độ không thể thêm bớt gì vào đấy được nữa. Ông, hãy quyết định xem ai đúng: ông hay kẻ đã hỏi ông hồi ấy? Ông hãy nhớ lại câu hỏi thứ nhất; tuy không đúng từng lời, nhưng ý nghĩa của câu hỏi ấy là: “Chúa muốn tay không bước vào đời hứa hẹn với người đời thứ tự do mà người đời chất phác và bẩm tính càn rỡ không thể hiểu nổi, đâm ra khiếp sợ nó, bởi vì đối với con người và xã hội loài người, không bao giờ có cái gì khó chịu đựng hơn tự do. Chúa thấy những hòn đá trong sa mạc nóng bỏng, trơ trụi kia chứ? Hãy biến đá thành bánh mì đi, khi ấy loài người sẽ chạy theo Chúa như một đàn cừu, biết ơn và ngoan ngoãn, tuy luôn luôn run sợ Chúa sẽ rút tay về thì sẽ không còn bánh mì do Chúa hoá phép ra nữa”. Nhưng ông không muốn tước bỏ tự do của ông, nên đã khước từ đề nghị đó, vì ông lập luận rằng sự vâng lời mua chuộc được bằng bánh mì thì còn gì là tự do nữa? Ông bác lại rằng con người không phải, chỉ sống bằng bánh mì, nhưng ông có biết đâu rằng chính vì bánh mì trần thế ấy mà thần linh của trái đất sẽ nổi lên chống lại ông, sẽ giao tranh với ông và thắng ông, và tất cả sẽ chạy theo vị thần ấy mà kêu lên: “Kẻ nào giống như con thú này, nó đã đem lửa trời xuống cho chúng ta”. Ông có biết hay không rằng nhiều thế kỷ qua đi, rồi nhân loại qua miệng các nhà hiền triết và bác học của mình, sẽ tuyên bố rằng không có tội ác, vì vậy cũng không có tội lỗi, mà chỉ có những người đói mà thôi. “Hãy cho người ta ăn no, khi ấy hãy đòi hỏi người ta phải có đạo đức!” – Đấy là khẩu hiệu người ta sẽ viết trên lá cờ giương lên để chống lại ông và là lá cờ sẽ làm cho đền thờ ông sập đổ. Ở chỗ đền thờ ông sẽ dựng nên một tòa nhà mới, lại một tháp Baben khủng khiếp nữa, và tuy tháp này cũng bị bỏ dở như tháp thứ nhất, nhưng lẽ ra Chúa có thể tránh được cái tháp mới này và rút bớt cho loài người một ngàn năm đau khổ, bởi vì sau một ngàn năm khổ sở với cái tháp ấy, họ sẽ đến với chúng tôi! Họ sẽ đi tìm chúng tôi ở dưới mặt đất, trong các hầm mộ nơi chúng tôi ẩn trốn bởi vì chúng tôi sẽ bị truy bức và hành hạ, họ tìm thấy và kêu lên: “Hãy cho chúng tôi ăn, vì những người đã hứa cho chúng tôi, lửa trời lại chẳng cho gì cả”. Khi ấy chúng tôi sẽ xây nốt tháp cho họ, bởi vì cho họ ăn tức là xây xong tháp, và chỉ có chúng tôi sẽ cho họ ăn nhân danh Chúa, chúng tôi nói dối là nhân danh Chúa. Ồ, không có chúng tôi thì họ không tự nuôi thân được! Không có khoa học nào có thể cho họ bánh mì chừng nào họ còn tự do, nhưng cuối cùng họ sẽ mang tự do của họ đặt dưới chân chúng tôi và nói với chúng tôi: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Cuối cùng chính họ sẽ hiểu rằng tự do và bánh mì trần thế thỏa thuê cho mỗi người là điều không thể có được, bởi vì không bao giờ họ có thể phân phối với nhau cho ổn thỏa được! Họ cũng sẽ thấy rõ ràng không bao giờ họ có thể tự do, bởi vì họ yếu đuối, đốn mạt, hèn mọn và là những kẻ nổi loạn. Ông hứa cho họ bánh mì trời nhưng tôi nhắc lại lần nữa, trong con mắt của loài người yếu đuối, vĩnh viễn đốn mạt và vĩnh viễn vô ơn, bánh mì trời sao bằng bánh mì trần thế? Và nếu như có mấy ngàn, mấy chục ngàn người theo Chúa vì bánh mì trời thì sự thể sẽ ra sao với hàng triệu và hàng chục ngàn triệu người không đủ can đảm coi rẻ bánh mì trần thế để trông mong bánh mì trời? Hay Chúa chỉ quý trọng mấy chục ngàn người vĩ đại và hùng mạnh, còn hàng triệu người khác nhiều như cát biển, yếu đuối nhưng yêu Chúa, thì chỉ đáng là vật liệu cho những người vĩ đại và hùng mạnh? Không, chúng tôi quý cả những người yếu. Họ đốn mạt và là những kẻ nổi loạn, nhưng rốt cuộc họ sẽ trở nên ngoan ngoãn. Họ sẽ ngạc nhiên về chúng tôi và sẽ coi chúng tôi là những ông trời vì một khi đã lên cầm đầu họ, chúng tôi ưng chịu gánh lấy gánh nặng tự do và cai trị họ – rốt cuộc họ sẽ khiếp sợ tự do đến mức ấy đấy! Nhưng chúng tôi sẽ bảo họ rằng chúng tôi vâng mệnh Chúa và cai trị nhân danh Chúa. Chúng tôi lại đánh lừa họ, bởi vì chúng tôi sẽ không cho Chúa đến gần chúng tôi. Chính sự lừa dối ấy là nỗi đau khổ của chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ phải nói dối. Đấy là ý nghĩa câu hỏi thứ nhất trong sa mạc, đấy là điều Chúa đã bác bỏ nhân danh tự do mà Chúa coi là cao hơn tất thảy. Thế nhưng câu hỏi đó chứa đựng một bí nhiệm vĩ đại của thế giới này. Nếu ưng thuận hoá phép ra “bánh mì”, Chúa sẽ giải tỏa được nỗi ưu tư muôn đời của con người – từng con người: riêng biệt cũng như toàn thể nhân loại – đó là: “Phải cúi đầu hàng phục ai”. Đối với con người đã được tự do, không có mối bận tâm nào triền miên hơn, đau khổ hơn là mau mau tìm lấy một nhân vật để sùng phục. Nhưng người ta chỉ muốn sùng phục một uy quyền hiển nhiên, không phải bàn cái gì nữa, một uy quyền mà tất cả mọi người đều nhất tề sùng phục. Bởi vì mối bận tâm của những con người thảm hại ấy không phải là tìm một đối tượng mà tôi hay người khác sùng phục, mà tìm một đối tượng được tất cả mọi người tin tưởng và sùng phục, nhất định là tất cả mọi người kia. Chính nhu cầu về tính cộng đóng trong sự sùng phục ấy là mối khổ tâm chính yếu nhất của mỗi cá nhân riêng biệt cũng như của toàn thể loài người từ thuở khai thiên lập địa đến nay. Để thực hiện sự cộng đồng sùng phục ấy, họ tàn sát nhau bằng đao kiếm. Họ sáng tạo ra các đấng Chúa Trời và kêu gọi lẫn nhau: “Hãy vứt bỏ Chúa Trời của các người đi và đến cúi đầu tôn thờ Chúa Trời của chúng tôi, không thì cả các người và Chúa Trời của các người đều phải chết!”. Và sẽ như vậy cho đến ngày tận thế, ngay cả khi các Chúa Trời sẽ biến mất trên thế gian thì người ta cũng vẫn quỳ gối trước các thần tượng. Chúa biết, Chúa không thể không biết điều bí nhiệm cơ bản của bản chất loài người, nhưng Chúa đã gạt bỏ ngọn cờ duy nhất có uy lực tuyệt đối mà người ta đã mời Chúa nắm lấy và nó sẽ làm cho tất cả mọi người phải sùng phục Chúa không chút hồ nghi – ngọn cờ bánh mì trần thế, vậy mà Chúa đã gạt bỏ, nhân danh tự do và bánh mì trời. Hãy nhìn lại xem sau đó Chúa đã làm gì. Vẫn lại nhân danh tự do! Tôi nói với Chúa rằng con người không có mối lo âu này khắc khoải hơn là tìm cho được một người để mau mau trao lại cái tự do mà tạo hoá phú cho kẻ bất hạnh từ lúc mới ra đời.

Nhưng chỉ có người nào làm cho lương tâm mọi người yên ổn thì mới chiếm hữu được tự do của họ. Có bánh mì là nắm được Ngọn cờ thành công chắc chắn: cho bánh mì của Chúa và đi theo kẻ dụ dỗ được lương tâm mình. Về điểm này Chúa có lý bởi vì bí nhiệm của sự hiện hữu của con người không phải chỉ là sống, mà là sống để làm gì.

Không có quan niệm vững chắc về việc sống để làm gì, con người không muốn sống, chẳng thà tự huỷ diệt mình còn hơn là lưu lại trên cõi trần, mặc dù xung quanh thừa thãi bánh mì. Đúng là như thế, nhưng chuyện gì đã xảy ra: đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người thì Chúa lại cử mở rộng tự do thêm mãi! Hay Chúa quên rằng con người quý trọng sự yên ổn và thậm chí cả cái chết hơn là tự do lựa chọn trong sự nhận thức thiện ác? Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm(7) nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người, vì vậy Chúa hành động như thể hoàn toàn không yêu họ, thế mà Chúa đã hiến cả sinh mạng của mình cho họ đấy! Đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người? Chúa lại cứ tảng thêm mãi lên và làm cho thế giới tinh thần của họ chồng chất thêm mọi những dằn vặt vì tự do.

Chúa muốn con người yêu tự do, để họ tự do đi theo Chúa, bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Chúa. Thay cho luật pháp cứng rắn thời cổ, con người từ nay với trái tim tự do của mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, cái gì là ác, mà chỉ lấy hình ảnh của Chúa trước mắt để định hướng cho mình. Nhưng chẳng lẽ Chúa không nghĩ rằng con người rốt cuộc sẽ chối bỏ và thậm chí bài bác cả hình ảnh của Chúa và sự thật của Chúa, nếu như họ bị đè ép dưới một sức nặng khủng khiếp là sự tự do lựa chọn? Cuối cùng họ sẽ la lên rằng sự thật không phải ở nơi Chúa, vì không thể nào đẩy họ vào tình cảnh bối rối và dằn vặt hơn là Chúa đã làm, Chúa đã để lại cho họ biết bao nhiêu lo âu và những nhiệm vụ không thể giải quyết nổi. Như vậy chính bản thân Chúa đã sắp đặt cho nước Chúa sụp đổ và đừng đổ lỗi cho ai nữa. Thế nhưng người ta có đề nghị với Chúa thế không? Có ba sức mạnh, trên đời chỉ có ba sức mạnh có thể thu phục được lương tâm những kẻ nổi loạn yếu ớt để đem lại hạnh phúc cho họ: ba sức mạnh ấy là: phép lạ, bí nhiệm và quyền uy

Chúa đã bác bỏ cái thứ nhất, thứ hai, thứ ba và chính Chúa đã tự nêu gương. Khi quỷ ghê gớm và cực tinh ranh đưa Chúa lên nóc đền thờ và bảo với Chúa: “Nếu Chúa muốn biết Chúa có phải là con Chúa Trời không thì hãy lao mình xuống, vì có lời chép rằng các thiên thần sẽ đỡ lấy Chúa và nâng Chúa trên tay. Chúa sẽ không rơi xuống và không bị thương, khi ấy Chúa sẽ biết Chúa có phải là con Chúa Trời hay không và sẽ chứng tỏ được đức tin của Chúa vào Chúa cha”. Nhưng Chúa đã không nghe lời xúi bảo ấy và không gieo mình xuống. Ồ, cố nhiên Chúa xử sự như thế thật là tự hào và cao cả tuyệt vời, xưng đáng là Chúa Trời, nhưng con người ta, giống người yếu ớt nổi loạn có phải là những ông trời đâu? Ôi, khi Chúa hiểu rằng chỉ cần bước một bước, chỉ cần có một cử chỉ toan gieo mình xuống là lập tức Chúa đã thử Đức Chúa cha và mất lòng tin vào Chúa cha, Chúa sẽ tan xương nát đùi vì vập vào trái đất mà Chúa đã đến để cứu vớt nó, và quỷ tinh ranh đã cám dỗ Chúa sẽ vui mừng. Nhưng, tôi nhắc lại, có nhiều người như Chúa không? Chẳng lẽ có giây lát nào Chúa quả thật đã cho rằng người đời đủ sức kham nổi sự cám dỗ như thế chăng? Bản chất con người phải chăng là gạt bỏ phép lạ và trong những lúc ghê gớm của cuộc đời, lúc phải giải đáp những câu hỏi cơ bản, đau khổ, ghê gớm nhất của tâm hồn thì vẫn chỉ theo quyết định tự do của con tim? Ôi, Chúa biết rằng công ích của Chúa sẽ được ghi lại trong sử sách, sẽ lưu truyền muôn thuở và sẽ dội đến cả những nơi cùng trời cuối đất, và Chúa hy vọng rằng theo gương Chúa, con người sẽ vẫn tin ở Chúa Trời mà không cần đến phép lạ. Nhưng Chúa không biết rằng hễ con người chối bỏ phép lạ thì cũng chối bỏ luôn cả Chúa Trời, bởi vì con người tìm kiếm phép lạ hơn là tìm kiếm Chúa Trời. Bởi vì con người không thể không cần đến phép lạ, nên họ sẽ tạo ra cho mình những phép lạ mới, bây giờ là phép lạ của chính họ, và họ cúi đầu sùng bái phép lạ của thầy pháp chữa bệnh, phép phù thuỷ của bà đồng, mặc dù họ đã một trăm lần là kẻ nổi loạn, kẻ tà giáo và vô thần Chúa không bứt khỏi cây thập giá mà bước xuống khi người ta la gào, chế nhạo và trêu chọc Chúa: “Hãy rời khỏi cây thập giá bước xuống đi thì chúng ta sẽ tin mi là Chúa”. Chúa không bước xuống vì Chúa lại vẫn không muốn dùng phép lạ nô dịch con người. Chúa tha thiết mong muốn tín ngưỡng tự do chứ không phải là tin vì phép lạ.

Chúa khao khát tình yêu của con người tự do, chứ không phải là sự hân hoan của kẻ nô lệ trước một uy lực đã làm nó khiếp đảm mãi mãi. Nhưng như thể Chúa đánh giá con người quá cao, bởi vì dĩ nhiên họ là nô lệ, mặc dù bẩm sinh họ là kẻ nổi loạn. Chúa hãy nhìn cho khắp mà phán xét, đã mười lăm thế kỷ trôi qua, Chúa hãy nhìn họ xem, có người nào đã được Chúa dìu dắt lên bằng Chúa chưa? Tôi thề rằng con người yếu đuối hơn và hèn kém hơn Chúa tưởng. Liệu họ có thể làm được như Chúa không? Tôn trọng họ dường ấy, Chúa dường như không còn thông cảm với họ nữa, vì Chúa đòi hỏi ở họ quá nhiều vậy mà Chúa yêu họ hơn cả bản thân mình kia đấy. Nếu Chúa bớt tôn trọng họ đi thì sẽ đòi hỏi họ ít hơn. Họ yếu đuối và đê hèn. Hiện nay ở khắp mọi nơi họ nổi lên chống lại quyền lực của chúng tôi và kiêu hãnh về việc họ nổi loạn, nhưng đáng kể gì chuyện ấy? Đấy là sự kiêu hãnh của đứa con nít và đứa học trò. Đấy là lũ trẻ nhỏ làm loạn trong lớp và đuổi thầy giáo đi. Nhưng sự hoan hỉ của bọn trẻ ranh rồi sẽ hết, chúng sẽ phải trả một giá đắt. Chúng sẽ phá sập các đền thờ và tưới máu trên mặt đất. Nhưng rốt cuộc những đứa trẻ đần độn đoán ra rằng tuy chúng là kẻ nổi loạn, nhưng chúng yếu đuối, không kham nổi cuộc nổi loạn của chính mình. Chúng sẽ nhỏ những giọt nước mắt ngu độn mà nhận ra rằng Chúa sinh chúng ra làm kẻ nổi loạn chắc chắn là muốn chế nhạo chúng. Chúng sẽ nói lên điều đó trong nỗi tuyệt vọng, và điều chúng nói ra sẽ là sự báng bổ khiến cho chúng càng bất hạnh hơn, bởi vì bản chất con người không chịu đựng nổi sự báng bổ và cuối cùng bao giờ cũng sẽ trả thù về sự báng bổ ấy. Vậy, lo lắng, bối rối và bất hạnh là thân phận hiện nay của con người sau khi Chúa đã chịu bấy nhiêu thương khó vì tự do của họ! Đấng tiên tri vĩ đại của Chúa, do thiên cảm và với ngụ ý xa xôi, có nói rằng Ngài đã nhìn thấy tất cả những người có mặt trong lần phục sinh thứ nhất và mới chỉ có cả thảy mười hai ngàn người. Nhưng nếu như có ngần ấy thì họ dường như không phải là người nữa, mà là những Chúa Trời! Họ đã chịu mọi sự khó vì đạo của Chúa, đã hàng chục năm chịu đói rét trong sa mạc, ăn châu chấu và rễ cây, và cố nhiên Chúa có thể hãnh diện trỏ vào họ – nhưng đứa con của tự do, của tình yêu, của lòng hy sinh tự nguyện và cao cả nhân danh Chúa. Nhưng hãy nhớ rằng họ chỉ có mấy ngàn người, mà là những đấng Chúa Trời, còn những người khác thì sao? Những người yếu đuối còn lại có lỗi gì khi họ không chịu đựng nổi cái mà người hùng chịu được? Tâm hồn yếu đuối có tội gì khi nó không đương nổi món quà tặng ghê gớm như thế? Phải chăng Chúa đến chỉ với những người được lựa chọn và vì những người được lựa chọn? Nếu vậy thì đây là điều bí nhiệm và chúng tôi không hiểu nổi. Nhưng nếu là điều bí nhiệm thì chúng tôi có quyền rao giảng về nó và dạy cho họ biết rằng quyền tự do quyết định của con tim không phải là điều quan trọng và không phải là tình yêu, mà là sự bí nhiệm mà họ phải tuân theo một cách mù quáng, cho dù trái với lương tâm của họ.

Chúng tôi đã làm như thế. Chúng tôi đã sửa chữa sự nghiệp của Chúa và đặt nó trên nền tảng phép lạ, bí nhiệm và quyền uy. Và người đời vui sướng vì lại được chăn dắt như đàn cừu và rốt cuộc đã cất bỏ được khỏi con tim món quà rất đỗi đáng sợ đã đem đến cho họ biết bao đau khổ. Chúng tôi làm như thế có phải lẽ không, Chúa nói đi. Lẽ nào chúng tôi không yêu nhân loại khi chúng tôi khiêm nhường nhận ra chỗ yếu kém của họ, trìu mến giảm nhẹ gánh nặng cho họ và cho phép bản chất yếu đuối của họ phạm tội, miễn là được chúng tôi cho phép? Vậy bây giờ Chúa đến gây phiền toái cho chúng tôi làm gì? Sao Chúa lẳng lặng nhìn tôi một cách thấm thía bằng cặp mắt hiền từ như vậy? Cứ nổi giận đi, tôi không mong muốn tình yêu của Chúa, vì chính tôi không yêu Chúa. Cần gì tôi phải giấu giếm Chúa? Hay tôi không biết tôi đang nói với ai? Những gì tôi muốn nói với Chúa, Chúa biết hết rồi, tôi đọc thấy trong mắt Chúa. Tôi phải giấu Chúa điều bí nhiệm của chúng tôi chăng? Có lẽ Chúa muốn nghe điều đó từ miệng tôi nói ra chăng, vậy thì hãy nghe đây: chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đó là điều bí nhiệm của chúng tôi! Đã từ lâu chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đã tám thế kỷ nay.

Đúng tám thế kỷ trước, chúng tôi đã nhận lấy của hắn cái mà Chúa đã phẫn nộ gạt bỏ, món quà cuối cùng mà hắn đã dâng Chúa khi trỏ cho Chúa tất cả các vương quốc trần gian: chúng tôi đã nhận của hắn La Mã và thanh gươm của Xezar và tuyên bố chỉ có chúng tôi mới là những hoàng đế dưới trần gian, chỉ có chúng tôi mới là hoàng đế, mặc dù cho đến nay chúng tôi vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp của chúng tôi. Nhưng lỗi tại ai?

– Ôi, sự nghiệp ấy cho đến nay chỉ mới khởi sự, nhưng nó đã khởi sự. Còn lâu mới xong xuôi, và trần gian còn đau khổ nhiều, nhưng chúng tôi sẽ đạt được mục đích, chúng tôi sẽ là những Cezar, bấy giờ chúng tôi sẽ nghĩ đến hạnh phúc toàn thế giới của nhân loại. Thế nhưng hồi ấy lẽ ra Chúa vẫn có thể nhận lấy thanh kiếm của Cezar. Tại sao Chúa khước từ món quà cuối cùng ấy? Nếu Chúa chấp nhận lời khuyên thứ ba của Quỷ pháp lực cao cường thì Chúa đã thực hiện được tất cả những gì con người vẫn đi tìm ở trần gian: một đấng để sùng phục, để trao phó lương tâm của mình và nhờ đó mà rốt cuộc tất cả mọi người hợp nhất lại thành một tổ kiến hoà thuận không gì phủ nhận được, bởi vì nhu cầu liên kết toàn thế giới là nỗi dằn vặt thứ ba và cuối cùng của loài người. Bởi vì nhân loại, xét trong tổng thể, bao giờ cũng có khuynh hướng tự tổ chức trên nền tảng toàn thế giới. Đã có nhiều dân tộc vĩ đại viết nên pho sử vĩ đại, nhưng họ càng lên cao thì càng bất hạnh, bởi vì họ có ý thức mạnh mẽ hơn các dân tộc khác về nhu cầu liên kết toàn thế giới. Những nhà chinh phục vĩ đại như Timur và Thành Cát Tư Hãn đã vút qua trên trái đất như cơn lốc khao khát chinh phục cả vũ trụ, nhưng ngay cả những kẻ ấy, dù là không có ý thức, cũng biểu thị chính cái nhu cầu vĩ đại của nhân loại và thống nhất mọi dân tộc trên toàn thế giới. Nếu Chúa nhận lấy thế giới và bộ áo đỏ của Cezar thì Chúa đã tạo lập được một vương quốc toàn thế giới và sự yên ổn trên toàn thế giới. Bởi vì ai sẽ làm chủ được người đời nếu không phải là người làm chủ được lương tâm họ và nắm lấy bánh mì của họ trong tay mình?

Chúng tôi đã nhận lấy thanh gươm của Cezar và như thế chúng tôi đã từ bỏ Chúa để đi theo hắn. Ôi, trí tuệ tự do, khoa bọc và thói ăn thịt người của họ còn hoành hành nhiều thế kỷ nữa, bởi vì sau khi đã bắt đầu dựng tháp Baben không có chúng tôi, rốt cuộc họ sẽ trở lại thói ăn thịt người. Nhưng khi ấy con thú sẽ bò đến liếm chân chúng tôi, nước mắt lẫn máu túa xuống chân chúng tôi. Chúng tôi sẽ cưỡi lên nó, nâng cao cái chén có khắc chữ “Bí nhiệm!”

Nhưng chỉ khi ấy bình yên và hạnh phúc mới ngự trị trên cõi đời. Chúa tự hào về những người được Chúa lựa chọn, nhưng Chúa chỉ có những người được lựa chọn, còn chúng tôi lại đem sự bình yên cho tất cả mọi người. Lại còn thế này nữa: trong số những người được Chúa lựa chọn, trong số những người mạnh mẽ có thể được lựa chọn, rốt cuộc rất nhiều người mệt mỏi vì chờ đợi Chúa, họ đã và sẽ đem sức mạnh tinh thần và nhiệt tâm sang lĩnh vực hoạt động khác và sau hết, họ sẽ dựng lên ngọn cờ tự do của mình chống lại Chúa. Nhưng chính Chúa đã dựng lên ngọn cờ ấy. Đi với chúng tôi, tất cả mọi người sẽ hạnh phúc, khắp nơi nơi sẽ không còn nổi loạn nữa, người ta không tiêu diệt lẫn nhau nữa, những cái đó chỉ có trong tự do của Chúa. Ồ, chúng tôi sẽ thuyết phục được họ rằng chỉ tự do khi rời bỏ tự do của mình vì chúng tôi và phục tùng chúng tôi. Thế nào, chúng tôi có lý hay là nói dối? Chính họ sẽ thấy rằng chúng tôi có lý, vì họ sẽ nhớ lại rằng tự do của Chúa đã đưa họ đến kiếp nô lệ khủng khiếp và sự hoang mang như thế nào. Tự do, trí tuệ tự do và khoa học sẽ đẩy họ vào những mê lộ và đặt họ trước những phép lạ và những bí nhiệm không thể giải đáp được khiến cho một số trong bọn họ, những kẻ bất khuất và hung dữ, sẽ tiêu diệt chính bản thân mình, những kẻ khác bất khuất nhưng suy yếu thì sẽ tiêu diệt lẫn nhau, còn loại thứ ba yếu đuối và bất hạnh sẽ bò đến dưới chân chúng tôi mà kêu van: “Vâng, các ngài có lý – chỉ có các ngài nắm được bí nhiệm của Chúa, chúng con trở lại với các ngài, xin các ngài cứu vớt chúng con khỏi chính bản thân chúng con”. Khi nhận bánh mì từ tay chúng tôi, cố nhiên họ biết rõ ràng đấy là bánh mì của họ, do tay họ làm ra, chúng tôi lấy của họ để phân phối cho họ, chẳng có phép lạ nào cả, họ sẽ thấy chúng tôi không biến đá thành bánh mì, nhưng họ sẽ vui sướng khi nhận bánh mì từ tay chúng tôi hơn cả vui sướng vì có bánh mì! Bởi vì họ sẽ nhớ rằng trước kia, không có chúng tôi, chính bánh mì do họ làm ra lại chỉ biến thành đá trong tay họ, còn khi họ trở lại với chúng tôi thì trong tay họ đã lại biến thành bánh mì. Họ sẽ hiểu rất rõ giá trị của việc vĩnh viễn phục tùng! Chừng nào người đời chưa hiểu điều đó thì họ vẫn còn bất hạnh. Ai góp phần nhiều nhất tạo nên sự thiếu hiểu biết ấy, Chúa nói đi? Ai đã xé lẻ đàn cừu và lùa nó tản tác vào những nẻo đường chưa từng biết? Những đàn cừu sẽ tụ họp lại và lại ngoan ngoãn vâng lời, lần này thì vĩnh viễn. Khi ấy chúng tôi sẽ đem lại cho họ hạnh phúc êm đềm và khiêm nhường, hạnh phúc của những sinh vật yếu đuối mà tạo hoá sinh ra vốn đã như vậy: ồ, cuối cùng chúng tôi sẽ thuyết phục được họ đừng kiêu ngạo, bởi vì Chúa đã tâng bốc họ quá, như vậy là dạy cho họ kiêu ngạo. Chúng tôi sẽ chứng tỏ cho họ lấy rằng họ yếu đuối họ chỉ là những đứa trẻ đáng thương, nhưng hạnh phúc của trẻ thơ ngọt ngào hơn bất cứ thứ hạnh phúc nào. Họ sẽ trở nên nhút nhát, sẽ ngước mắt nhìn chúng tôi và nép vào chúng tôi như gà con nép dưới cánh gà mẹ. Họ sẽ ngạc nhiên về chúng tôi; khiếp sợ chúng tôi, tự hào vì chúng tôi hùng mạnh và thông minh đến độ dẹp yên cả một bầy súc vật cuồng loạn hàng bao nhiêu triệu như thế. Họ sẽ bủn nhủn run sợ trước cơn giận của chúng tôi, trí tuệ họ đâm ra nhút nhát, mắt họ sẽ đẫm lệ như đàn bà trẻ con, nhưng chỉ cần chúng tôi vẫy tay một cái là cũng dễ dàng như thế, họ trở nên vui vẻ tươi cười, vui sướng hớn hở và hát bài ca hạnh phúc của trẻ con. Phải, chúng tôi sẽ bắt họ làm việc, nhưng những lúc rảnh rang, chúng tôi sẽ làm cho cuộc sống của họ như một trò chơi trẻ con, hát hỏng, đồng ca, nhảy những điệu vũ hồn nhiên. Ồ, chúng tôi cũng cho phép họ phạm tội nữa, họ yếu đuối và bất lực, và họ sẽ yêu mến chúng tôi như con trẻ yêu cha mẹ, vì chúng tôi cho phép họ phạm tội. Chúng tôi sẽ nói với họ rằng mọi tội lỗi đều chuộc được, miễn là nó được chúng tôi cho phép.

Chúng tôi cho phép họ phạm tội vì chúng tôi yêu họ, và chúng ta sẽ gánh chịu sự đừng phạt thay cho họ. Chúng tôi sẽ gánh chịu và họ sẽ tôn sùng chúng tôi như những ân nhân đã gánh lấy tội lỗi cho họ trước Chúa Trời. Họ sẽ không có điều gì giữ bí mật với chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho phép hay cấm họ sống với vợ và người tình, có con hay không có con, – tất cả tuỳ theo sự vâng lời họ, – và họ sẽ vui vẻ và sung sướng tuân phục chúng tôi. Những bí mật khiến cho lương tâm họ bị giày vò ghê gớm nhất, họ sẽ thổ lộ hết với chúng tôi, và chúng tôi sẽ giải quyết cho họ, họ sẽ vui sướng tin theo quyết định của chúng tôi, bởi vì nó sẽ giải thoát họ khỏi nỗi lo âu vô cùng lớn lao và những dằn vặt ghê gớm hiện nay khi mỗi cá nhân tự do quyết định vận mệnh của mình. Và tất cả sẽ hạnh phúc, hàng triệu người, trừ một trăm ngàn người quản lý họ. Chỉ vì chỉ có chúng tôi năm giữ điều bí nhiệm, chỉ có chúng tôi sẽ bất hạnh. Sẽ có hàng trăm triệu người thơ ngây sung sướng và một trăm ngàn người đau khổ phải chịu sự trừng phạt vì biết thiện ác. Họ sẽ chết êm ả, nhân danh Chúa họ sẽ tắt nghỉ êm ả, và ở thế giới bên kia họ sẽ chỉ tìm thấy cái chết.

Nhưng chúng được của bản chất con người trên toàn trái đất. Lúc bấy giờ chưa thể thấy rõ được điều đó bởi vì không thể biết được tương lai, nhưng bây giờ, sau mười lăm thế kỷ, chúng ta thấy trong ba câu hỏi ấy mọi điều đã được đoán nhận và tiên tri, và tất cả đều đã hành sự thực, đến độ không thể thêm bớt gì vào đấy được nữa. Ông, hãy quyết định xem ai đúng: ông hay kẻ đã hỏi ông hồi ấy? Ông hãy nhớ lại câu hỏi thứ nhất; tuy không đúng từng lời, nhưng ý nghĩa của câu hỏi ấy là: “Chúa muốn tay không bước vào đời hứa hẹn với người đời thứ tự do mà người đời chất phác và bẩm tính càn rỡ không thể hiểu nổi, đâm ra khiếp sợ nó, bởi vì đối với con người và xã hội loài người, không bao giờ có cái gì khó chịu đựng hơn tự do. Chúa thấy những hòn đá trong sa mạc nóng bỏng, trơ trụi kia chứ? Hãy biến đã thành bánh mì đi, khi ấy loài người sẽ chạy theo Chúa như một đàn cừu, biết ơn và ngoan ngoãn, tuy luôn luôn run sợ Chúa sẽ rút tay về thì sẽ không còn bánh mì do Chúa hoá phép ra nữa”. Nhưng ông không muốn tước bỏ tự do của ông, nên đã khước, từ đề nghị đó, vì ông lập luận rằng sự vâng lời mua chuộc được bằng bánh mì thì còn gì là tự do nữa? Ông bác lại rằng con người không phải, chỉ sống bằng bánh mì, nhưng ông có biết đâu rằng chính vì bánh mì trần thế ấy mà thần linh của trái đất sẽ nổi lên chống lại ông, sẽ giao tranh với ông và thắng ông, và tất cả sẽ chạy theo vị thần ấy mà kêu lên: “Kẻ nào giống như con thú này, nó đã đem lửa trời xuống cho chúng ta”. Ông có biết hay không rằng nhiều thế kỷ qua đi, rồi nhân loại qua miệng các nhà hiền triết và bác học của mình, sẽ tuyên bố rằng không có tội ác, vì vậy cũng không có tội lỗi, mà chỉ có những người đói mà thôi. “Hãy cho người ta ăn no, khi ấy hãy đòi hỏi người ta phải có đạo đức!” – Đấy là khẩu hiệu người ta sẽ viết trên lá cờ giương lên để chống lại ông và là lá cờ sẽ làm cho đền thờ ông sập đổ. Ở chỗ đền thờ ông sẽ dựng nên một toà nhà mới, lại một tháp Baben khủng khiếp nữa, và tuy tháp này cũng bị bỏ dở như tháp thứ nhất, nhưng lẽ ra Chúa có thể tránh được cái tháp mới này và rút bớt cho loài người một ngàn năm đau khổ, bởi vì sau một ngàn năm khổ sở với cái tháp ấy, họ sẽ đến với chúng tôi! Họ sẽ đi tìm chúng tôi ở dưới mặt đất, trong các hầm mộ nơi chúng tôi ẩn trốn bởi vì chúng tôi sẽ bị truy bức và hành hạ, họ tìm thấy và kêu lên: “Hãy cho chúng tôi ăn, vì những người đã hứa cho chủng tôi, lửa trời lại chẳng cho gì cả”. Khi ấy chúng tôi sẽ xảy nốt tháp cho họ, bởi vì cho họ ăn tức là xây xong tháp, và chỉ có chúng tôi sẽ cho họ ăn nhân danh Chúa, chúng tôi nói dối là nhân danh Chúa. Ồ, không có chúng tôi thì họ không tự nuôi thân được! Không có khoa học nào có thể cho họ bánh mì chừng nào họ còn tự do, nhưng cuối cùng họ sẽ mang tự do của họ đặt dưới chân chúng tôi và nói với chúng tôi: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Cuối cùng chính họ sẽ hiểu rằng tự do và bánh mì trần thế thoả thuê cho mỗi người là điều không thể có được, bởi vì không bao giờ họ có thể phân phổi với nhau cho ổn thoả được! Họ cũng sẽ thấy rõ ràng không bao giờ họ có thể tự do, bởi vì họ yếu đuối, đốn mạt, hèn mọn và là những kẻ nổi loạn. Ông hứa cho họ bánh mì trời nhưng tôi nhắc lại lần nữa, trong con mắt của loài người yếu đuối, vĩnh viễn đốn mạt và vĩnh viễn vô ơn, bánh mì trời sao bằng bánh mì trần thế? Và nếu như có mấy ngàn, mấy chục ngàn người theo Chúa vì bánh mì trời thì sự thể sẽ ra sao với hàng triệu và hàng chục ngàn triệu người không đủ can đảm coi rẻ bánh mì trần thế để trông mong bánh mì trời? Hay Chúa chỉ quý trọng mấy chục ngàn người vĩ đại và hùng mạnh, còn hàng triệu người khác nhiều như cát biển, yếu đuối nhưng yêu Chúa, thì chỉ đáng là vật liệu cho những người vĩ đại và hùng mạnh? Không, chúng tôi quý cả những người yếu. Họ đốn mạt và là những kẻ nổi loạn, nhưng rốt cuộc họ sẽ trở nên ngoan ngoãn. Họ sẽ ngạc nhiên về chúng tôi và sẽ coi chúng tôi là những ông trời vì một khi đã lên cầm đầu họ, chúng tôi ưng chịu gánh lấy gánh nặng tự do và cai trị họ – rốt cuộc họ sẽ khiếp sợ tự do đến mức ấy đấy! Nhưng chúng tôi sẽ bảo họ rằng chúng tôi vâng mệnh Chúa và cai trị nhân danh Chúa. Chúng tôi lại đánh lừa họ, bời vì chúng tôi sẽ không cho Chúa đến gần chúng tôi. Chính sự lừa dối ấy là nỗi đau khổ của chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ phải nói dối. Đấy là ý nghĩa câu hỏi thứ nhất trong sa mạc, đấy là điều Chúa đã bác bỏ nhân danh tự do mà Chúa coi là cao hơn tất thảy. Thế nhưng câu hỏi đó chứa đựng một bí nhiệm vĩ đại của thế giới này. Nếu ưng thuận hoá phép ra “bánh mì”, Chúa sẽ giải toả được nỗi ưu tư muôn đời của con người – từng con người: riêng biệt cũng như toàn thể nhân loại – đó là: “Phải cúi đầu hàng phục ai”. Đối với con người đã được tự do, không có mối bận tâm nào triền miên hơn, đau khổ hơn là mau mau tìm lấy một nhân vật để sùng phục. Nhưng người ta chỉ muốn sùng phục một uy quyền hiển nhiên, không phải bàn cái gì nữa, một uy quyền mà tất cả mọi người đều nhất tề sùng phục. Bởi vì mối bận tâm của những con người thảm hại ấy không phải là tìm một đối tượng mà tôi hay người khác sùng phục, mà tìm một đối tượng được tất cả mọi người tin tưởng và sùng phục, nhất định là tất thảm mọi người kia. Chính nhu cầu về tính cộng đóng trong sự sùng phục ấy là mối khổ tâm chính yếu nhất của mối cá nhân riêng biệt cũng như của toàn thể loài người từ thuở khai thiên lập địa đến nay. Để thực hiện sự cộng đồng sùng phục ấy, họ tàn sát nhau bằng đao kiếm. Họ sáng tạo, ra các đấng Chúa Trời và kêu gọi lẫn nhau: “Hãy vứt bỏ Chúa Trời của các người đi và đến cúi đầu tôn thờ Chúa Trời của chúng tôi, không thì cả các người và Chúa Trời của các người đều phải chết!”. Và sẽ như vậy cho đến ngày tận thế, ngay cả khi các Chúa Trời sẽ biến mất trên thế gian thì người ta cũng vẫn quỳ gối trước các thần tượng. Chúa biết, Chúa không thể không biết điều bí nhiệm cơ bản của bản chất loài người, nhưng Chúa đã gạt bỏ ngọn cờ duy nhất có uy lực tuyệt đối mà người ta đã mới Chúa nắm lấy và nó sẽ làm cho tất cả mọi người phải sùng phục Chúa không chút hồ nghi – ngọn cờ bánh mì trần thế, vậy mà Chúa đã gạt bỏ, nhân danh tự do và bánh mì trời. Hãy nhìn lại xem sau đó Chúa đã làm gì. Vẫn lại nhân danh tự do! Tôi nói với Chúa rằng con người không có mối lo âu này khắc khoải hơn là tìm cho được một người để mau mau trao lại cái tự do mà tạo hoá phú cho kẻ bất hạnh từ lúc mới ra đời. Nhưng chỉ có người nào làm cho lương tâm mọi người yên ổn thì mới chiếm hữu được tự do của họ. Có bánh mì là nắm được Ngọn cờ thành công chắc chắn: cho bánh mì của Chúa và đi theo kẻ dụ dỗ được lương tâm mình. Về điểm này Chúa có lý. bởi vì bí nhiệm của sự hiện hữu của con người không phải chỉ là sống, mà là sống để làm gì. Không có quan niệm vững chắc về việc sống để làm gì, con người không muốn sống, chẳng thà tự huỷ diệt mình còn hơn là lưu lại trên cõi trần, mặc dù xung quanh thừa thãi bánh mì. Đúng là như thế, những chuyện gì đã xảy ra: đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người thì Chúa lại cử mở rộng tự do thêm mãi! Hay Chúa quên rằng con người quý trọng sự yên ổn và thậm chí cả cái chết hơn là tự do lựa chọn trong sự nhận thức thiện ác? Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm(7) nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người, vì vậy Chúa hành động như thể hoàn toàn không yêu họ, thế mà Chúa đã hiến cả sinh mạng của mình cho họ đấy! Đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người? Chúa lại cứ tảng thêm mãi lên và làm cho thế giới tinh thần của họ chồng chất thêm mọi những dằn vặt vì tự do. Chúa muốn con người yêu tự do, để họ tự do đi theo Chúa, bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Chúa. Thay cho luật pháp cứng rắn thời cổ, con người từ nay với trái tim tự do của mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, cái gì là ác, mà chỉ lấy hình ảnh của Chúa trước mắt để định hướng cho mình. Nhưng chẳng lê Chúa không nghĩ rằng con người rốt cuộc sẽ chối bỏ và thậm chí bài bác cả hình ảnh của Chúa và sự thật của Chúa, nếu như họ bị đè ép dưới một sức nặng khủng khiếp là sự tự do lựa chọn? Cuối cùng họ sẽ la lên rằng sự thật không phải ở nơi Chúa, vì không thể nào đẩy họ vào tình cảnh bối rối và dằn vặt hơn là Chúa đã làm, Chúa đã để lại cho họ biết bao nhiêu lo âu và những nhiệm vụ không thể giải quyết nổi. Như vậy chính bản thân Chúa đã sắp đạt cho nước Chúa sụp đổ và đừng đổ lỗi cho ai nữa. Thế nhưng người ta có đề nghị với Chúa thế không? Có ba sức mạnh, trên đời chỉ có ba sức mạnh có thể thu phục được lương tâm những kẻ nổi loạn yếu ót để đem lại hạnh phúc cho họ: ba sức mạnh ấy là: phép lạ, bí nhiệm và quyền uy
Chúa đã bác bỏ cái thứ nhất, thứ hai, thứ ba và chính Chúa đã tự nêu gương. Khi quỷ ghê gớm và cực tinh ranh đưa Chúa lên nóc đền thờ và bảo với Chúa: “Nếu Chúa muốn biết Chúa cỏ phải là con Chúa Trời không thì hãy lao mình xuống, vì có lời chép rằng các thiên thần sẽ đỡ lấy Chúa và nâng Chúa trên tay. Chúa sẽ không rơi xuống và không bị thương, khi ấy Chúa sẽ biết Chúa có phải là con Chúa Trời hay không và sẽ chứng tỏ được đức tin của Chúa vào Chúa cha”. Nhưng Chúa đã không nghe lời xúi bảo ấy và không gieo mình xuống. Ồ, cố nhiên Chúa xử sự như thế thật là tự hào và cao cả tuyệt vời, xưng đáng là Chúa Trời, nhưng con người ta, giống người yếu ót nổi loạn có phải là những ông trời đâu? Ôi, khi Chúa hiểu rằng chỉ cần bước một bước, chỉ cần có một cử chỉ toan gieo mình xuống là lập tức Chúa đã thử Đức Chúa cha và mất lòng tin vào Chúa cha, Chúa sẽ tan xương nát đùi vì vập vào trái đất mà Chúa đã đến để cứu vớt nó, và quỷ tinh ranh đã cám dỗ Chúa sẽ vui mừng. Nhưng, tôi nhắc lại, có nhiều người như Chúa không? Chẳng lẽ có giây lát nào Chúa quả thật đã cho rằng người đời đủ sức kham nổi sự cám dỗ như thế chăng? Bản chất con người phải chăng là gạt bỏ phép lạ và trong những lúc ghê gớm của cuộc đời, lúc phải giải đáp những câu hỏi cơ bản, đau khổ, ghê gớm nhất của tâm hồn thì vẫn chỉ theo quyết định tự do của con tim? Ôi, Chúa biết rằng công ích của Chúa sẽ được ghi lại trong sử sách, sẽ lưu truyền muôn thuở và sẽ dội đến cả những nơi cùng trời cuối đất, và Chúa hy vọng rằng theo gương Chúa, con người sẽ vẫn tin ở Chúa Trời mà không cần đến phép lạ. Nhưng Chúa không biết rằng hễ con người chối bỏ phép lạ thì cũng chối bỏ luôn cả Chúa Trời, bởi vì con người tìm kiếm phép lạ hơn là tìm kiếm Chúa Trời. Bởi vì con người không thể không cần đến phép lạ, nên họ sẽ tạo ra cho mình những phép lạ mới, bây giờ là phép lạ của chính họ, và họ cúi đau sùng bái phép lạ của thầy pháp chữa bệnh, phép phù thuỷ của bà đồng, mặc dù họ đã một trăm lần là kẻ nổi loạn, kẻ tà giáo và vô thần Chúa không bứt khỏi cây thập giá mà bước xuống khi người ta la gào, chế nhạo và trêu chọc Chúa: “Hãy rời khỏi cây thập giá bước xuống đi thì chúng ta sẽ tin mi là Chúa”. Chúa không bước xuống vì Chúa lại vẫn không muốn dùng phép lạ nô dịch con người. Chúa tha thiết mong muốn tín ngưỡng tự do chứ không phải là tin vì phép lạ.

Chúa khao khát tình yêu của con người tự do, chứ không phải là sự hân hoan của kẻ nô lệ trước một uy lực đã làm nó khiếp đảm mãi mãi. Nhưng như thể Chúa đánh giá con người quá cao, bởi vì dĩ nhiên họ là nô lệ, mặc dù bẩm sinh họ là kẻ nổi loạn.

Chúa hãy nhìn cho khắp mà phán xét, đã mười lăm thế kỷ trôi qua, Chúa hãy nhìn họ xem, có người nào đã được Chúa dìu dắt lên bằng Chúa chưa? Tôi thề rằng con người yếu đuối hơn và hèn kém hơn Chúa tưởng. Liệu họ có thể làm được như Chúa không? Tôn trọng họ dường ấy, Chúa dường như không còn thòng cảm với họ nữa, vì Chúa đòi hỏi ở họ quá nhiều vậy mà Chúa yêu họ hơn cả bản thân mình kia đấy. Nếu Chúa bớt tôn trọng họ đi thì sẽ đòi hỏi họ ít hơn. Họ yếu đuối và đê hèn. Hiện nay ở khắp mọi nơi họ nối lên chống lại quyền lực của chúng tôi và kiêu hãnh về việc họ nổi loạn, nhưng đáng kể gì chuyện ấy? Đấy là sự kiêu hãnh của đứa con nít và đứa học trò.

Đấy là lũ trẻ nhỏ làm loạn trong lớp và đuổi thầy giáo đi. Nhưng sự hoan hỉ của bọn trẻ ranh rồi sẽ hết, chúng sẽ phải trả một giá đắt. Chúng sẽ phá sập các đền thờ và tưới máu trên mặt đất. Nhưng rốt cuộc nhưng đứa trẻ đần độn đoán ra rằng tuy chúng là kẻ nổi loạn, nhưng chúng yếu đuối, không kham nổi cuộc nổi loạn của chính mình.

Chúng sẽ nhỏ những giọt nước mắt ngu độn mà nhận ra rằng Chúa sinh chúng ra làm kẻ nổi loạn chắc chắn là muốn chế nhạo chúng. Chúng sẽ nói lên điều đó trong nỗi tuyệt vọng, và điều chúng nói ra sẽ là sự báng bổ khiến cho chúng càng bất hạnh hơn, bởi vì bản chất con người không chịu đựng nổi sự báng bổ và cuối cùng bao giờ cũng sẽ trả thù về sự báng bổ ấy. Vậy, lo lắng, bối rối và bất hạnh là thân phận hiện nay của con người sau khi Chúa đã chịu bấy nhiêu thương khó vì tự do của họ! Đấng tiên tri vĩ đại của Chúa, do thiên cảm và với ngụ ý xa xôi, có nói rằng Ngài đã nhìn thấy tất cả những người có mặt trong lần phục sinh thứ nhất và mỗi chỉ có cả thảy mười hai ngàn người. Nhưng nếu như có ngần ấy thì họ dường như không phải là người nữa, mà là những Chúa Trời! Họ đã chịu mọi sự khó vì đạo của Chúa, đã hàng chục năm chịu đói rét trong sa mạc, ăn châu chấu và rễ cây, và cố nhiên Chúa có thể hãnh diện trỏ vào họ – nhưng đứa con của tự do, của tình yêu, của lòng hy sinh tự nguyện và cao cá nhân danh Chúa. Nhưng hãy nhớ rằng họ chỉ có mấy ngàn người, mà là những đấng Chúa Trời, còn những người khác thì sao? Những người yếu đuối còn lại có lỗi gì khi họ không chịu đựng nổi cái mà người hùng chịu được? Tâm hồn yếu đuối có tội gì khi nó không đương nổi món quà tàng ghê gớm như thế? Phải chăng Chúa đến chỉ với những người được lựa chọn và vì những người được lựa chọn? Nếu vậy thì đây là điều bí nhiệm và chúng tôi không hiểu nổi. Nhưng nếu là điều bí nhiệm thì chúng tôi có quyền rao giảng về nó và dạy cho họ biết rằng quyền tự do quyết định của con tim không phải là điều quan trọng và không phải là tình yêu, mà là sự bí nhiệm mà họ phải tuân theo một cách mù quáng, cho dù trái với lương tâm của họ.

Chúng tôi đã làm như thế. Chúng tôi đã sửa chữa sự nghiệp của Chúa và đặt nó trên nền tảng phép lạ, bí nhiệm và quyền uy. Và người đời vui sướng vì lại được chăn dắt như đàn cừu và rốt cuộc đã cất bỏ được khỏi con tim món quà rất đỗi đáng sợ đã đem đến cho họ biết bao đau khổ. Chúng tôi làm như thế có phải lẽ không, Chúa nói đi. Lẽ nào chúng tôi không yêu nhân loại khi chúng tôi khiêm nhường nhận ra chỗ yếu kém của họ, trìu mến giảm nhẹ gánh nặng cho họ và cho phép bản chất yếu đuối của họ phạm tội, miễn là được chúng tôi cho phép? Vậy bây giờ Chúa đến gây phiền toái cho chúng tôi làm gì? Sao Chúa lẳng lặng nhìn tôi một cách thấm thía bằng cặp mắt hiền từ như vậy? Cứ nổi giận đi, tôi không mong muốn tình yêu của Chúa, vì chính tôi không yêu Chúa. Cần gì tôi phải giấu giếm Chúa? Hay tôi không biết tôi đang nói với ai? Nhưng gì tôi muốn nói với Chúa, Chúa biết hết rồi, tôi đọc thấy trong mắt Chúa. Tôi phải giấu Chứa điều bí nhiệm của chúng tôi chăng? Có lẽ Chúa muốn nghe điều đó từ miệng tôi nói ra chăng, vậy thì hãy nghe đây: chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đó là điều bí nhiệm của chúng tôi! Đã từ lâu chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đã tám thế kỷ nay.

Đúng tám thế kỷ trước, chúng tôi đã nhận lấy của hắn cái mà Chúa đã phẫn nộ gạt bỏ, món quà cuối cùng mà hắn đã dâng Chúa khi trỏ cho Chúa tất cả các vương quốc trần gian: chúng tôi đã nhận của hắn La Mã và thanh gươm của Xezar và tuyên bố chỉ có chúng tôi mới là những hoàng.

Tôi nắm giữ điều bí mật và vì hạnh phúc của họ, chúng tôi sẽ cám dỗ họ bằng phần thưởng vĩnh cửu trên trời. Chỉ vì nếu có cái gì ở thế giới bên kia thì tất nhiên không phải là dành cho những người như họ.

Người ta nói và tiên tri rằng Chúa sẽ đến và sẽ lại chiếm phần thắng. Chúa sẽ đến cùng với những người được lựa chọn, với những người kiêu hãnh và uy quyền nhưng chúng tôi sẽ nói rằng, những người ấy chỉ cứu chính bản thân họ thôi, còn chúng tôi cứu vớt tất cả mọi người. Người ta nói rằng người đàn bà tà dâm, ngồi trên mình con thú, hai tay cầm cái chén “Bí nhiệm” sẽ bị bêu nhục, những kẻ yếu đuối sẽ lại nổi loạn, sẽ xé tan tấm áo đỏ tía của ả và phơi loã lồ tấm thân “ghê tởm” của ả ra(8). Nhưng khi ấy tôi sẽ đứng lên và trỏ cho Chúa thấy hàng nghìn triệu người thơ ngây, hạnh phúc không biết thế nào là tội lỗi. Còn chúng tôi, những người đã vì hạnh phúc của họ và gánh lấy tội lỗi của họ. Chúng tôi sẽ đến đứng trước mặt Chúa và nói: “Hãy phán xử chúng tôi, nếu Chúa có thể và dám làm việc đó”. Nên biết rằng tôi không sợ Chúa đâu. Nên biết rằng tôi đã từng ở trong sa mạc, tôi đã từng sống bằng châu chấu và rễ cây, tôi đã từng cảm tạ cái tự do mà Chúa đã xuống ơn cho loài người: tôi sẵn sàng xung vào số người được Chúa lựa chọn, những người đấy uy quyền và mạnh mẽ, vì nóng lòng muốn “bổ sung cho đủ số” Nhưng tôi đã tỉnh ngộ và không muốn phục vụ một công việc điên rồ. Tôi đã quay trở lại và nhập với những người đã sủa chữa sự nghiệp của Chúa. Tôi lìa bỏ những người kiêu hãnh và trở lại với những người khiêm nhường vì hạnh phúc, của những người khiêm nhường ấy. Điều tôi nói với Chúa bây giờ sẽ thành sự thật, vương quốc của chúng tôi sẽ được dựng nên. Tôi nhắc lại, ngày mai Chúa sẽ thấy chúng tôi chỉ vẫy tay một cái là đàn cừu ngoan ngoan ấy sẽ đâm bổ đến hất thêm than hồng vào đống lửa thiêu Chúa, tôi sẽ thiêu Chúa vì Chúa đã đến gảy phiền rầy cho chúng tôi. Bởi vì nếu có người nào đáng lên giàn hoả thiêu hơn ai hết thì đó là Chúa. Ngày mai tôi sẽ thiêu Chúa.

Dixi(9).

Ivan dừng lại. Chàng bừng bừng trong lúc nói, chàng nói một cách hăng say. Khi dứt lời, chàng bỗng mỉm cười.

Aliosa vẫn lặng im nghe anh nói, gần về cuối trong lòng xúc động vô cùng, nhiều lần toan ngắt lời anh, nhưng rõ ràng tự ghìm mình, giờ đây bỗng lên tiếng, như thế bật khỏi chỗ.

– Nhưng… đấy là chuyện phi lý! – Anh đỏ mặt kêu lên. – Bản trường ca của anh ngợi khen Chúa Kito, chứ không phải là báng bổ… như anh muốn. Ai sẽ tin những điều anh nói về tự do? Có nên hiểu tự do như thế không? Quan niệm của đạo chính thống có thế đâu, đấy là La Mã, mà không phải là toàn bộ La Mã, sự thật không phải thế, đấy là những gì tồi tệ nhất của đạo Thiên Chúa, của các pháp quan tôn giáo, các tu sĩ dòng Tên… Và cũng không thể có nhân vật nào quái dị như viên pháp quan tôn giáo của anh. Tội lỗi của người khác mà ông ta nhận lấy vào mình là tội lỗi gì? Ai là người nắm giữ bí nhiệm và vì hạnh phúc của mọi người mà nhận lấy sự trừng phạt của trời? Đã ai từng thấy những người như thế? Chúng tôi biết những tu sĩ dòng Tên, người ta vẫn nói nhiều điều xấu về họ, nhưng họ có phải là những người như anh nói không? Họ hoàn toàn không như thế… Họ chỉ là quân đội La Mã, để mưu đồ sự trị vì toàn thế giới sau này, đứng đầu là một vị hoàng đế – tức là giáo hoàng La Mã… đấy là lý tưởng của họ, nhưng không có những bí nhiệm và nỗi buồn cao cả nào hết… Chỉ đơn giản là ham muốn quyền hành, những phúc lọ trần tục bán thỉu, sự nô dịch… tựa như chế độ nông nô sau này mà họ sẽ là địa chủ… chỉ có thế thôi. Có lẽ họ không tin Chúa Trời. Vị pháp quan tôn giáo đau khổ của anh chỉ là do ai tưởng tượng ngông cuồng của anh sản sinh ra…

– Hãy khoan, khoan, – Ivan cười, – chú nổi nóng quá đấy. Chú bảo là trí tưởng tượng ngông cuồng cũng được thôi!

Cố nhiên là tưởng tượng ngông cuồng. Nhưng xin hỏi: chẳng lẽ quả thật chú cho rằng toàn bộ phong trào Thiên Chúa giáo những thế kỷ gần đây đích thị chỉ là sự ham muốn quyền hành để mưu cầu toàn những lợi ích bẩn thỉu thôi ư? Có phải Cha Paixi dạy chú thế không?

– Không, không. Cha Paixi có lần đã nói điều gì đại loại như anh nói… nhưng cố nhiên không hẳn thế, hoàn toàn không phải thế! – Aliosa chợt nghĩ ra.

– Vậy mà điều chú vừa nói ra thật là quý giá, mặc dù chú bảo là “hoàn toàn không phải thế”. Thì tôi hỏi chú tại sao các tu sĩ dòng Tên của chú và các pháp quan tôn giáo lại cụm với nhau để mưu cầu toàn những lợi ích vật chất nhơ nhuốc? Tại sao trong bọn họ không có lấy một người đau khổ, mang trong lòng nỗi đau xót vĩ đại và yêu nhân loại?

Chú thấy đấy: giả sử trong số tất cả những người chỉ thèm muốn những lợi ích vật chất bẩn thỉu, có lấy một người như vị pháp quan già của tôi, bản thân ông ta đã sống bằng rễ cây trong sa mạc và phát rồ phát dại, cố vượt thắng xác thịt của mình thành người tự do và toàn thiện, tuy nhiên suốt đời ông vẫn yêu nhân loại, đột nhiên ông tỉnh ngộ và thấy rằng lạc thú tinh thần đạt tới ý chí hoàn thiện chẳng lớn lao gì lắm khi thấy rõ ràng hàng triệu con dân còn lại của Chúa vẫn chỉ là vật bày đặt ra để giễu cợt, không bao giờ họ kham nổi tự do của mình, và từ những kẻ nổi loạn đáng thương không bao giờ nảy sinh ra những người khổng lồ để xây dựng xong tháp, nhà duy tâm vĩ đại mơ ước hài hoà không phải để cho những con ngỗng như thế. Hiểu được tất cả những điều đó, ông đã quay trở lại và nhập vào… với những người thông minh. Chẳng lẽ điều ấy không thể xảy ra được ư?

– Nhập với ai, với những người thông minh nào? – Aliosa kêu lên, gần như hăng máu. – Họ chẳng có trí tuệ gì, chẳng có những điều bí nhiệm và bí mật nào cả… Chỉ có đầu óc vô thần, tất cả bí mật của họ chỉ là thế. Viên pháp quan của anh không tin Chúa Trời, tất cả bí mật của ông ta chỉ có thế thôi!

– Cho dù là thế đi nữa! Rốt cuộc chú đã đoán ra. Quả là thế, quả thật tất cả bí mật chỉ là thế, nhưng chẳng lẽ đấy không phải là đau khổ, ít ra là với một người như ông ấy, người đã huỷ hoại cả đời mình trong sa mạc vì sự đạo và không bỏ được tình yêu nhân loại? Lúc tuổi già xế bóng, ông ta thấy rõ ràng chỉ có những lời khuyên của quỷ ghê gớm và sự vĩ đại mới có thể thu xếp cuộc sống tạm ổn cho những kẻ nổi loạn yếu ớt; “những sinh vật làm thử, tạo tác dở đang, chỉ để giễu cợt”. Thế là, khi hiểu rõ như vậy, ông ta thấy cần đi theo con đường ma quỷ tinh khôn, quỷ ghê gớm gieo rác chết chóc và tàn phá đã vạch cho, muốn vậy phải chấp nhận sự dối trá và lừa lọc, chủ tâm đưa người ta đến chết chóc và tàn phá, và phải lừa dối họ suốt dọc đường, để họ không nhận thấy họ được dẫn đi đâu, để ít ra trên đường đi những kẻ mù quáng thảm hại ấy tự cho là mình hạnh phúc. Và chú hãy lưu ý sự lừa dối nhân danh đấng đã đề ra cái lý tưởng mà suốt đời ông già say mê tin tưởng! Thế không phải là bất hạnh sao? và nếu như có lấy một người như thế đứng đầu cả đạo quân “khao khát quyền hành cốt để giành lấy những lợi ích bẩn thỉu” chì chẳng phải là cũng đủ để sinh ra bi kịch rồi không? Hơn thế nữa: chỉ cần một người như thế đứng đầu là rốt cuộc sẽ tìm được tư tưởng chỉ đạo thực sự cho toàn bộ sự nghiệp của La Mã với tất cả các đạo quân và các tu sĩ dòng Tên của họ, một tư tưởng tối cao chỉ đạo sự nghiệp ấy. Tôi nói thẳng với chú nhé: tôi tin chắc rằng không bao giờ thiếu vắng con người độc đáo ấy trong số những người đứng đầu phong trào. Biết đâu lại có thể có cả một số người độc đáo như thế trong các giáo hoàng La Mã. Mà biết đâu đấy, có thể ông già đáng nguyền rủa đó, kẻ yêu nhân loại bền bỉ dường ấy theo cách riêng của mình, ngay cả bây giờ vẫn tồn tại dưới hình thức một tập đoàn đông đảo những ông già độc đáo như thế, và không phải do ngẫu nhiên, mà tồn tại theo sự thỏa thuận, như một hội kín đã được tổ chức từ lâu để giữ bí mật đối với những người bất hạnh và yếu đuối, nhằm đem lại hạnh phúc cho họ.

Điều đó nhất định là có, chắc là phải có. Tôi có cảm giác là các hội viên hội Tam điểm cũng có một cái gì đại loại như điều bí nhiệm đó, làm cơ sở cho họ, vì vậy những người theo đạo Thiên Chúa căm thù các hội viên Tam điểm đến thế, coi họ là những kẻ cạnh tranh, phá vỡ sự thống nhất tư tưởng, trong khi cần phải có một đàn cừu thống nhất và một người chăn duy nhất… Tuy nhiên, khi bảo vệ tư tưởng của mình, tôi có vẻ là một nhà sáng tác không chịu nổi sự phê phán của chú. Chuyện này nói thế đủ rồi!.

– Có lẽ anh chính là hội viên hội Tam điểm! – Aliosa buột thốt lên. – Anh không tin có Chúa Trời. – Aliosa nói thêm, lần này có vẻ cực kỳ đau xót. Thêm nữa, anh có cảm giác rằng Ivan nhìn anh ra ý giễu cợt. – Bản trường ca của anh kết thúc thế nào? – Anh bỗng hỏi, mắt nhìn xuống đất – Hay nó đã kết thúc rồi?

– Tôi muốn kết thúc nó như sau: viên pháp quan tôn giáo im tiếng một lát, chờ xem kẻ bị giam trả lời ra sao. Sự im lặng của Chúa thật nặng nề đối với ông ta. Ông ta thấy người này vẫn lẳng lặng nghe ông ta với vẻ hết sức thấm thía, và xem ra không muốn bác bẻ gì hết. Ông già muốn Chúa nói với ông ta điều gì, dù là cay đắng, đáng sợ. Nhưng Chúa bỗng lẳng lặng đến gần ông già và dịu dàng hôn lên cặp môi tái nhợt của ông lão chín mươi. Đấy là tất cả câu trả lời. Ông già rùng mình. Khóe môi ông rung động. Ông ta mở cửa, nói với Chúa: “Chúa đi đi và đừng đến nữa… đừng bao giờ đến nữa… đừng bao giờ, đừng bao giờ”. Ông ta thả cho Chúa đi vào “những phố phường tăm tối của đô thành”. Người bị giam ra đi.

– Thế còn ông già?

– Cái hôn nung đốt trái tim ông ta, nhưng ông già vẫn giữ nguyên ý mình.

– Và anh cũng cùng một ý với ông ấy, cả anh nữa chứ? – Aliosa đau buồn kêu lên.

Ivan bật cười:
– Nhưng đấy là chuyện nhảm nhí thôi mà. Aliosa ạ, đấy chỉ là bản trường ca ngờ nghệch của một chàng sinh viên ngờ nghệch chưa từng làm thơ bao giờ. Tại sao chú lại bận tâm đến thế? Hay chú nghĩ rằng tôi sẽ đi thẳng đến với các tu sĩ dòng Tên để nhập với những người sửa chữa sự nghiệp của Chúa? Trời ơi, tôi thiết gì kia chứ! Tôi đã nói với chú rồi mà: tôi chỉ muốn sống đến ba mươi tuổi thôi, rồi sau đó thì đập tan chén rượu đời!

– Thế còn những lộc non vừa hé nở, còn mồ mả của những người thân thương, còn người phụ nữ anh yêu! Anh sẽ sống thế nào, anh sẽ thương yêu họ như thế nào? – Aliosa chua xót thốt lên. – Có thể mang cái địa ngục như thế trong tim óc được ư? Không, chính anh đang tới nhập bọn với họ… nếu không thì anh sẽ tự vẫn chứ không chịu đựng nổi!

– Có một sức mạnh chịu đựng hết thảy! – Ivan nói với một nụ cười lạnh lùng như thế!

– Sức mạnh nào?

Sức mạnh của dòng họ Karamazov… sức mạnh sinh ra từ sự ti tiện của dòng họ Karamazov.

– Tức là ngụp mình trong phóng đãng, đè nghẹt tâm hồn trong sự đồi bại, phải không?

– Có thể lắm… có lẽ tôi sẽ tránh được cho đến năm ba mươi tuổi rồi sau…

– Làm thế nào mà tránh được? Dừng cách gì mà tránh? Ý nghĩ của anh như thế thì không sao tránh được.

– Vẫn lại theo kiểu Karamazov thôi.

– Tức là “mọi việc đều được phép” chứ gì? Mọi việc đều được phép làm, phải thế không?

Ivan cau mày và mặt bỗng tái đi một cách lạ lùng.

– A, chú lại nắm lấy điều tôi nói hôm qua đã khiến cho Miuxov rất bực… Còn anh Dmitri thì bật lên một cách thơ ngây và nhắc lại chứ gì? – Ivan cười gằn. – Phải, có lẽ là “mọi việc đều được phép làm”, một khi đã nói ra mồm. Tôi không chối. Vả lại cách diễn đạt của Mitia không đến nỗi dở đâu.

Aliosa lẳng lặng nhìn Ivan.

– Này, chú ạ, trước khi ra đi, tôi nghĩ rằng trên đời này ít ra tôi cũng còn có chú, – Ivan bỗng thốt lên với một tình cảm bất ngờ, – còn bây giờ tôi thấy rằng tôi không có chỗ trong tim chú, nhà khổ tu của tôi ạ. Tôi sẽ không từ bỏ công thức “mọi việc đều được phép làm” đâu, thế thì chú từ tôi chứ hả?

Aliosa đứng lên, đến gần và chẳng nói chẳng rằng, dịu dàng hôn vào môi anh.

– Trò ăn cắp văn! – Ivan la lên, đột nhiên trở nên hoan hỉ không rõ vì sao. – Đấy là chú thuổng trong bản trường ca của tôi! Nhưng cảm ơn chú. Đứng lên, Aliosa, ta đi đi, đến lúc cả hai ta đều phải đi rồi.

Hai anh em đi ra, nhưng họ dừng lại ở bậc thêm quán ăn.

– Thế này này, Aliosa ạ, – Ivan thốt lên bằng giọng cương quyết, nếu như tôi còn có thể nghĩ tới những lộc non mới hé nở và yêu chúng thì chỉ là vì nhớ đến chú. Chỉ cần biết: ở đâu đó vẫn có chú là tôi vẫn còn muốn sống. Như vậy chú đã cho là đủ chưa? Nếu muốn, chú hãy coi đó là lời tỏ tình của tôi. Còn bây giờ chú đi sang phải, tôi đi sang trái, và thế là đủ rồi, chú nghe thấy chứ, đủ rồi. Nghĩa là, nếu ngày mai tôi chưa đi (nhưng chắc là tôi sẽ đi) và chúng ta sẽ còn gặp lại nhau nữa, thì chú đừng nói với tôi một lời nào về tất cả những chuyện ấy nữa. Tôi khẩn khoản cầu xin chú đấy. Cả về anh Dmitri nữa, tôi đặc biệt cầu van chú đấy, đừng bao giờ nói với tôi về anh ấy nữa, – chàng bỗng nói thêm một cách cáu kỉnh, – hết chuyện rồi, thành tro bụi cả rồi, phải thế không? Còn về phía tôi, tôi cũng hứa với chú một điều: đến năm ba mươi tuổi, khi tôi muốn “đập tan chén rượu đời” thì mặc dù lúc ấy tôi đang ở đâu, tôi cũng sẽ tìm về nói chuyện với chú… cho dù tôi đang ở Mỹ, chú nên biết như vậy. Về chỉ để gặp chú. Lúc ấy tôi sẽ rất muốn nhìn thấy chú, xem chú ra sao. Này, lời hứa khá long trọng đấy. Chúng ta chia tay nhau lần này có lẽ đến bảy năm, mười năm. Thôi bây giờ chú về với Pater Xeraficus(10) của chú đi, ông già sắp lìa đời, ông già mất mà không có chú thì chú lại giận tôi đã cầm giữ chú. Tạm biệt, hôn tôi lần nữa đi, thế, thôi đi đi!

Ivan bỗng quay đi, rồi đi đường mình, không hề ngoái lại.

Hôm qua anh Dmitri bỏ mặc Aliosa đấy mà đi cũng na ná như thế này, nhưng hôm qua hoàn cảnh khác hẳn. Nhận xét lạ lùng ấy thoáng qua như mũi tên trong trí óc Aliosa lúc ấy đang buồn rầu và đau xót. Anh đứng nhìn theo Ivan một lát. Chẳng rõ vì sao anh bỗng nhận thấy anh Ivan đi hơi lắc lư và nhìn từ phía sau thì vai bên phải hơi thấp hơn vai bên trái. Trước kia chưa bao giờ Aliosa để ý thấy điều đó. Đột nhiên anh cũng quay đi và gần như chạy về tu viện. Đã tối hắn, và anh gần như ghê sợ; có cái gì mới lạ cứ lớn mãi lên trong anh mà anh không thể đưa ra câu trả lời.

Gió lại nổi lên như hôm qua và những cây thông cổ thụ rì rào ảo não xung quanh anh khi anh đi vào khoảng rừng nhỏ của tu xá.

Anh gần như chạy. “Pater Xeraficus”, anh Ivan lấy cái tên ấy ở đâu ra nhỉ, ở đâu ra – một ý nghĩ thoáng qua trong óc Aliosa. – Ivan, anh Ivan tội nghiệp, bao giờ em sẽ lại nhìn thấy anh… Tu xá đây rồi, trời ơi, phải, phải, đấy là ngài, đấy là Pater Xeraficus. Ngài sẽ cứu ta… khỏi tay anh ấy, và mãi mãi!.

Sau này, mấy lần trong đời, Aliosa hết sức băn khoăn nhớ lại rằng sau khi chia tay với Ivan, không hiểu sao anh có thể quên bẵng anh Dmitri mà sáng nay, mới mấy giờ trước, anh đã quyết phải tìm cho bằng được, cho dù đêm nay không kịp về tu viện.

Chú thích

(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản: “Nhà thờ Đức Bà Paris”.

(2) Tiếng Pháp trong nguyên bản: “Tòa phán xét nhân từ của Đức Mẹ đống trinh Mari rất thánh và rất khoan dung” (N.D).

(3) Ngày thứ sáu trước lễ Phục sinh (N.D)

(4) Tiếng Latinh: để làm sáng danh Chúa Trời hơn nữa (N.D).

(5) Tiếng xưng hô của người Do Thái khi hành lễ, rước xách…(N.D)

(6) Tiếng Latin: “cái này thay cái kia”, sự rối loạn, sự hiểu lầm.

(7) Xvoboda xovietsky còn có nghĩa là tự do tín ngưỡng, nhưng ở đây tác giả không nói cái ý hẹp đó (N.D)

(8) Đây là theo sách “Khái huyền” của Jăng, XVII. 1-18. Người đàn bà tà dâm ngồi trên mình con thú bảy đầu mười sừng, ả mặc tấm áo đó tía, tay cầm cái chén chứa đầy sự dâm đãng ghê tởm của mình. Ả sẽ bị lột hết xiêm áo và bị con thú ăn thịt (N.D)

(9) Tôi nói thế đấy. (Tiếng Latin, thường dùng để kết thúc một lập luận gì đó) (N.D).

(10) ám chỉ thánh Francoise Axxiz (1182-1226), nhà truyền giáo Ý, sáng lập dỏng tu Thánh Frăngxoa. Có cái tên Paler Xerarlcus là do tích Frăngxoa thiên cảm thấy Chúa Kito đến thăm ông, hiện hình thành thiên thần sáu cánh (xenficus) (N.D).

Trước
image
Chương 36
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!