Anh em nhà Karamazov

Chương 5 – Nỗi khổ tâm thứ ba
Trước
image
Chương 59
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Mặc dù Mitia nói năng cộc cằn, nhưng xem ra chàng cố không quên, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Chàng kể lại việc chàng leo qua tường vào vườn nhà bố ra sao, đi đến cửa sổ như thế nào, cuối cùng là mọi việc đã xảy ra dưới cửa sổ. Chàng thuật lại một cách rõ ràng, chính xác, như khắc họa, những tình cảm làm xáo động lòng chàng vào khoảng khắc ấy trong vườn, khi chàng nôn nóng muốn biết Grusenka có trong phòng của bố hay không. Nhưng thật lạ lùng: lần này cả viên dự thẩm lẫn viên biện lý đều nghe với vẻ hết sức dè dặt, ánh mắt lạ lùng, hỏi ít hơn trước nhiều. Nhìn mặt họ Mitia không rút ra được kết luận gì cả.

“Họ tức giận, – chàng nghĩ, – thôi thì mặc xác họ!” Khi kể đến chỗ rốt cuộc chàng quyết định gõ cửa theo dấu liệu báo Grusenka đã đến để ông già mở cửa sổ thì viên biện lý và viên dự thẩm chằng để ý gì đến tiếng “dấu hiệu”, như thể hoàn toàn không hiểu ở đây tiếng đó có ý nghĩa gì, Mitia nhận thấy điều này. Cuối cùng, đến chỗ thấy bố thò đầu ra cửa sổ, chàng sôi sục căm hờn rút chiếc chày ra thì Mitia bỗng như cố ý dừng lại.

Chàng nhìn bức tường và biết rằng hai người kia cũng nhìn chàng chằm chằm.

– Được, viên dự thẩm nói, – ông rút vũ khí ra và… sau đó thì thế nào?

– Sau đó à? Sau đó tôi giết… giáng một cú vào đỉnh đầu làm vỡ sọ ông già… Thế đấy, theo các ông thì là thế đấy! – Hai mắt chàng bỗng sáng loé lên. Tất cả cơn giận đã tắt ngấm lại bùng lên mãnh liệt trong chàng.

– Đấy là theo chúng tôi, – Nikolai Parfenovich chen ngang, – nhưng theo ông thì thế nào?

Mitia nhìn xuống và im lặng hồi lâu.

– Theo tôi, thưa các ông, theo tôi thì thế này, – chàng khẽ nói, không rõ là nước mắt của ai, hay mẹ tôi đã cầu khấn Chúa Trời, hay một đấng thiên thần đã ban ân cho tôi vào lúc ấy, tôi không biết, nhưng con quỷ đã bị đánh bại. Tôi bỏ cửa sổ chạy về phía tường… Bố tôi sợ hãi và khi thoạt nhìn thấy tôi, ông la lên và chạy ra xa cửa sổ, tôi nhớ rất rõ mà. Còn tôi chạy qua vườn đến bức tường vây… tôi đã ngồi lên bờ tường thì lão Grigori chạy đến túm được tôi…

Đến đây chàng ngẩng lên nhìn những người nghe. Thái độ của họ xem ra hoàn toàn bình thản. Cơn phẫn uất khiến Mitia cảm thấy quên thắt trong lòng.

– Thưa các ông, vậy là lúc này các ông đang chế nhạo tôi! – Chàng bỗng đột ngột cắt ngang.

– Sao ông lại nói thế? – Nikolai Parfenovich hỏi.

– Các ông không tin một lời nào của tôi, thế đấy! Tôi hiểu rằng tôi đã đi đến điểm chính: giờ đây ông già nằm đấy, đầu bị đập vỡ, còn tôi, sau khi tả lại một cách lâm ly chuyện tôi muốn giết ông và đã rút cái chày ra thì tôi bỗng chạy khỏi cửa sổ… Một bản trường ca! Thơ ca! Lại có thể tin lời một gã như thế! Ha – ha! Các ông thích giễu cợt!

Chàng xoay cả toàn thân trên ghế, khiến cho chiếc ghế kêu răng rắc.

Viên biện lý bỗng lên tiếng, như thể không để ý đến sự xúc động của Mitia.

– Thế khi chạy khỏi cửa sổ, ông có nhận thấy cửa ra vườn ở đầu kia trái nhà ngang mở hay đóng không?

– Không mở.

– Không à?

– Trái lại cửa đóng, mà ai có thể mở cửa được kia chứ? Hừ, cánh cửa, khoan đã! – Chàng như chợt hiểu ra và gần như giật mình, – Thế các ông thấy cửa mở?

– Mở.

– Vậy thì ai có thể mở cửa, nếu không phải là chính các ông? – Mitia hết sức ngạc nhiên.

– Cửa mở, mà kẻ giết ông già nhà ông chắc chắn là vào qua cửa ấy, xong việc hắn ra cũng qua cửa ấy. – Viên biện lý nói chậm rãi, như dằn rõ từng lời. – Điều đó đối với chúng tôi hoàn toàn rõ ràng. Việc giết người rành rành là xảy ra ngay trong phòng, chứ không phải qua cửa sổ, đối với chúng tôi điều đó hoàn toàn rõ ràng qua biên bản khám nghiệm, căn cứ vào thế nằm của tử thi và mọi điều khác. Trong tình huống này thì không còn gì hồ nghi nữa.
Mitia sửng sốt vô cùng.

– Không thể thế được, thưa các ông! – Chàng bỗng kêu lên, hoàn toàn bối rối, – Tôi… tôi không vào… tôi nói một cách dứt khoát, đích xác với các ông rằng cửa đóng suốt thời gian tôi ở trong vườn và chạy ra khỏi vườn. Tôi chỉ đứng dưới cửa sổ và nhìn vào cửa sổ, thế thôi… Cho đến phút chót tôi vẫn còn nhớ. Mà cho dù tôi không nhớ thì tôi cũng vẫn biết như vậy, vì chỉ có tôi và Xmerdiakov biết dấu hiệu gõ cửa, phải, chỉ có hắn và người quá cố biết mà ông già thì nếu gõ không đúng hiệu, ông không chịu mở cho ai cả!

– Dấu hiệu à? Dấu hiệu gì? – Viên biện lý nói với giọng tò mò khao khát, và lập tức mất hết vẻ trầm tĩnh. Ông ta hỏi một cách rụi rè, thầm lén. Ông ta đánh hơi thấy một sự kiện quan trọng mà ông ta chưa biết, và ông ta rất sợ rằng Mitia có thể sẽ không chịu phơi bày hết với ông.

– A, ra các ông không biết! – Mitia nháy mắt với ông ta, mỉm cười giễu cợt và hằn học. – Nếu tôi không nói thì sao? Moi ai ra mà biết được? Biết dấu hiệu đó chỉ có ông già, tôi và Xmerdiakov, có thế thôi, ngoài ra còn có trời biết, nhưng trời không nói với các ông đâu. Mà đây là một sự việc rất đáng chú ý, có quỷ biết dựa trên đó có thể dựng nên một công trình như thế nào, ha – ha! Hãy yên tâm, thưa các ông, tôi sẽ tiết lộ, các ông nghĩ quẩn đấy thôi. Các ông không biết các ông đang làm việc với ai! Các ông đang làm việc với một bị cáo tự khai những điều buộc tội mình! Đúng thế, vì tôi là người trọng danh dự, còn các ông thì không!

Viên biện lý đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì ông ta nóng lòng muốn dò biết sự việc mới. Mitia trình bày một cách chính xác và rườm rà tất cả những gì liên can đến dấu hiệu mà Fedor Pavlovich đã bày ra cho Xmerdiakov, nói rõ ý nghĩa của từng tiếng gõ, thậm chí còn gõ xuống bàn để cho cụ thể, và đáp lại câu hỏi của Nikolai Parfenovich: như vậy là khi gõ cửa sổ buồng ông già, chàng đã gõ đúng tín hiệu báo tin “Grusenka đã đến” phải không, chàng nói rằng chàng gõ đúng dấu hiệu đó.

– Tôi cung cấp vật liệu cho các ông rồi đó, bây giờ hãy dựng tháp lên đi! – Mitia ngắt lời và lại khinh miệt quay mặt đi.

– Chỉ có ông già nhà ông. Ông và thằng hầu Xmerdiakov biết tín hiệu ấy thôi à? Không còn ai nữa chứ? – Nikolai Parfenovich hỏi lần nữa.

– Phải, thằng hầu Xmerdiakov và trời. Ghi về trời đi, không thừa đâu. Vả lại chính các ông sẽ cần đến trời.

Cố nhiên người ta ghi, nhưng đang ghi thì viên biện lý dường như chợt nảy ra một ý mới, chợt nói:
– Nếu như Xmerdiakov biết tín hiệu đó, còn ông nhất quyết là không liên can gì đến cái chết của cha ông, dù phải chăng là hắn đã gõ đúng tín hiệu để ông cụ mở cửa cho hắn, hắn… thực hiện tội ác?

Mitia ném lên viên biện lý một cái nhìn giễu cợt sâu xa, nhưng cũng đầy căm hờn. Chàng nhìn lâu, chẳng nói chẳng rằng, đến nỗi viên biện lý phải chớp mắt!

– Thế là các ông lại bẫy được con cáo rồi đấy! – Cuối cùng Mitia thốt lên. – Kẹp được đuôi con vật khốn kiếp rồi, hê – hê! Tôi nhìn thấu ruột gan ông, ông biện lý! Ông tưởng đâu rằng tôi sẽ chồm lên ngay, bám lấy điều ông vừa gài cho tôi và gào toáng lên: “Phải rồi, đích thị Xmerdiakov, chính hắn giết!”. Ông hãy thú nhận rằng ông nghĩ như thế, thú nhận đi rồi tôi sẽ nói tiếp.

Nhưng viên biện lý không thú nhận. Ông ta im lặng và chờ đợi.

– Ông lầm, tôi không gào lên đổ riệt cho Xmerdiakov! – Mitia nói.

– Vậy ông không ngờ cho hắn chút nào?

– Còn ông ngờ?

– Cả hắn cũng bị tình nghi.

Mitia gằm mặt xuống bàn.

– Thôi không đùa nữa, – chàng nói một cách rầu rĩ, – các ông nghe đây: ngay từ đầu, ban nãy, gần như ngay khi từ sau bức màn này chạy ra gặp các ông, tôi đã thoáng có ý nghĩ: “Xmerdiakov!”. Tôi ngồi bên chiếc bàn này và la lên rằng tôi vô can trong vụ giết người, còn tôi vẫn tự bảo: “Xmerdiakov!”. Và Xmerdiakov vẫn ám ảnh tôi suốt. Bây giờ tôi lại chợt nghĩ: “Không, không phải là Xmerdiakov!”. Không phải hắn, thưa các ông!

– Vậy ông có ngờ cho ai khác nữa không? – Nikolai Parfenovich hỏi một cách thận trọng.

– Tôi không biết là ai, trời hay quỷ làm, nhưng… không phải là Xmerdiakov! – Mitia giật giọng nói quả quyết.

– Nhưng tại sao ông một mực cả quyết rằng không phải hắn!

– Tôi tin như vậy. Tôi có cảm tưởng như vậy. Bởi vì Xmerdiakov là thằng bản tính đê mạt và nhát gan. Thậm chí không phải là hèn nhát, mà là tập hợp mọi thứ hèn nhát trên đời gộp lại, đi bằng hai chân. Nó do con gà mái đẻ ra.

Mỗi khi nói với tôi, nó cứ run lên vì sợ tôi giết nó, mà tôi không hề giơ tay đe nạt nó. Nó sụp xuống chân tôi mà khóc, nó hôn ủng chân tôi, chính đôi ủng này này và đúng là van lạy tôi “đừng làm nó sợ” – như vậy nghĩa là thế nào? Tôi còn cho quà hắn nữa là khác. Đấy là con gà mái ốm o mắc bệnh động kinh, trí óc kém cỏi, đến thằng bé lên tám cũng có thể đánh nó được. Có thể coi đó là kẻ có bản sắc được không? Không phải Xmerdiakov, thưa các ông, và hắn không ham tiền, hắn chưa đừng lấy quà của tôi cho… Vả lại hắn giết ông già làm gì kia chứ? Có lẽ hắn là con ông, con rơi, các ông biết điều đó không?

– Chúng tôi có nghe câu chuyện huyên truyền ấy. Nhưng ông cũng là con của ông già, vậy mà ông đã nói với mọi người là ông muốn giết ông già.

– Một lối nói móc! Mà nói móc một cách xấu xa bỉ ổi! Tôi không sợ đâu. Ôi, thưa các ông, các ông nói thẳng vào mặt tôi điều đó có lẽ là quá đê tiện! Đê tiện bởi vì điều đó chính tôi nói cho các ông biết. Chẳng những tôi muốn, mà tôi còn có thể giết, và tôi còn tự cách mình suýt nữa đã giết ông già. Nhưng tôi đã không giết, thần hộ mệnh của tôi đã cứu tôi khỏi phạm tội, vậy mà điều đó các ông không thèm hiểu… Vì thế các ông thật đê tiện, đê tiện, đê tiện! Bởi vì tôi không giết, không giết, không giết! Ông nghe chưa, ông biện lý: tôi không giết!

Chàng suýt ngạt thở. Suốt thời gian hỏi cung, chưa lần nào chàng xúc động như thế.

– Thế hắn đã nói gì với các ông, thằng Xmerdiakov ấy? – chàng nói, sau một lúc im lặng. – Có thể hỏi các ông điều này được chứ?

– Ông có thể hỏi chúng tôi mọi điều, – viên biện lý trả lời với vẻ lạnh lùng và nghiêm khắc, – về tất cả những gì liên can đến khía cạnh thực tế của công việc, còn chúng tôi, tôi xin nhắc lại, có nhiệm vụ giải đáp từng câu hỏi của ông.

Chúng tôi thấy thằng hầu Xmerdiakov mà ông hỏi nằm bất tỉnh trên giường của hắn trong một cơn động kinh cực kỳ dữ dội lặp đi lặp lại liên tục lần này có lẽ là lần thứ mười. Ông bác sĩ cùng đi với chúng tôi đã khám bệnh cho hắn, bảo với chúng tôi rằng hắn khó lòng sống nổi đến sáng.

– Nếu vậy thì quỷ đã giết cha tôi! – Mitia buột thốt lên như thế cho đến phút này chàng vẫn tự hỏi: “Có phải Xmerdiakov hay không?”

– Chúng tôi sẽ còn trở lại sự việc này. – Nikolai Parfenovich quyết định, – bây giờ ông có muốn tiếp tục khai với chúng tôi không?

Mitia xin cho nghỉ một lát. Người ta nhã nhặn cho phép.

Nghỉ một lát, chàng tiếp tục. Nhưng chàng khổ sở trông thấy. Chàng kiệt sức, uất giận, tinh thần bàng hoàng. Thêm nữa, viên biện lý bây giờ dường như cố ý, cử chốc chốc lại chọc tức chàng bằng cách căn vặn về “những chuyện vặt vãnh”. Mitia vừa kể lại việc chàng ngồi cưỡi lên bờ tường, dùng cái chày đánh vào đầu Grigori cứ giữ riệt lấy chân trái chàng, rồi chàng nhảy ngay xuống chỗ kẻ bị đánh, thì viên biện lý ngăn chàng lại và bảo chàng tả kỹ hơn cách ngồi của chàng trên bờ tường.

Mitia ngạc nhiên.

– Ô tôi ngồi như thế này này, như cưỡi ngựa, một chân bên này, một chân bên kia…

– Thế còn cái chày?

– Hai tay cầm chày.

– Không ở trong túi à? Ông nhớ kỹ như thế? Thế ông vung tay lấy đà mạnh lắm phải không?

– Chắc là thế, nhưng ông hỏi điều đó để làm gì?

– Ông nên vui lòng ngồi cưỡi lên chiếc ghế đúng như lúc ông ngồi trên bờ tường và diễn lại cụ thể cho chúng tôi rõ ông vung tay như thế nào, về phía nào, được chứ?

– Có phải các ông giễu tôi không? – Mitia hỏi, nhìn người lấy cung một cách ngạo mạn, nhưng ông ta không chớp mắt. Mitia quay ngoắt đi, ngồi cưỡi lên chiếc ghế và vung tay:

– Đánh như thế này này! Giết như thế này này! Ông còn cần gì nữa?

– Cảm ơn ông. Bây giờ ông chịu khó giải thích cho chúng tôi: thực ra ông nhảy trở lại để làm gì, có mục đích gì, nói cho thực là có ý định gì?

– Quái quỷ… tôi nhảy xuống chỗ người bị đánh gục… Tôi cũng chẳng biết để làm gì nữa!

– Lúc ấy ông hoảng loạn đến thế kia à? Và đang chạy trốn chứ gì?

– Vâng, trong lúc hoảng loạn và chạy trốn.

– Ông muốn cứu ông lão?

– Cứu quái gì? Mà cũng có lẽ thế, tôi không nhớ.

– Ông không có ý thức gì phải không? Nghĩa là trong trạng thái gần như mê man chứ gì?

– Ồ không, không mê man, tôi nhớ hết. Nhớ đến từng chi tiết nhỏ nhặt. Tôi nhảy xuống xem và lấy khăn tay lau máu cho lão.

Chúng tôi đã nhìn thấy chiếc khăn tay của ông. Ông hy vọng làm cho kẻ bị đánh sống lại chăng?

– Tôi không biết tôi có hy vọng không. Tôi chỉ muốn biết rõ lão còn sống hay không?

– A, ông muốn biết đến thế kia? Thế rồi sao?

– Tôi không phải là y sĩ, tôi không thể quyết định được. Khi chạy đi, tôi nghĩ là lão đã chết, thế mà bây giờ lão đã tỉnh lại.

– Hay lắm, – viên biện lý kết luận, – Cảm ơn ông. Chúng tôi chỉ cần biết thế. Ông nói tiếp đi cho.

Hỡi ôi, tuy vẫn nhớ rõ, Mitia không kể ra rằng vì tình thương mà chàng nhảy xuống, và khi đứng bên kẻ bị giết, chàng đã nói mấy lời thương cảm: “tai hoạ cho lão, biết làm thế nào được, thôi thì lão cứ nằm đấy”. Viên biện lý chỉ rút ra một kết luận rằng anh ta nhảy xuống “vào lúc như thế, trong trạng thái hoảng loạn như thế ” chỉ để biết rõ: người duy nhất chứng kiến hành động phạm tội của anh ta còn sống hay không. Như vậy, đủ hiểu con người này cương quyết lạnh lùng và có tính toán như thế nào vào một lúc như thế…v.v, và v.v… Viên biện lý hài lòng: “Ta đã hỏi những “điều vặt vãnh” khiến thằng cha bệnh tật này phát cáu phải phun ra”.

Mitia khổ tâm nói tiếp. Nhưng Nikolai Parfenovich lập tức ngăn chàng lại:

– Làm sao ông có thể chạy đến gặp Fedoxia Markova mà vẫn để nguyên hai bàn tay và cả mặt đẫm máu như thế?

– Lúc ấy tôi hoàn toàn không để ý rằng người tôi vấy máu! – Mitia đáp.

– Có thể đúng như thế, điều đó đôi khi vẫn xảy ra. – Viên biện lý đưa mắt trao đổi với Nikolai Parfenovich.

– Đúng là tôi không để ý, ông hiểu đời lắm, thưa ông biện lý.

Mitia bỗng tán thành. Nhưng tiếp đó đến chuyện Mitia đột nhiên quyết định “lánh đi”, “nhường đường cho những kẻ hạnh phúc”. Chàng không thể bộc lộ tâm tình như ban nãy, và kể về “bà hoàng của tâm hồn mình”. Chàng gớm ghiếc những con người lạnh lùng, “cứ bám lấy chàng như những con rệp” này, bởi vậy trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại, chàng nói vắn tắt và gay gắt:

– Tôi đã quyết định tự sát. Còn sống làm gì nữa: câu hỏi đó tự dưng phải nảy ra. Người tình trước kia của Grusenka đã trở lại, anh ta đã gây hận cho nàng, nhưng đã trở về sau năm năm, vẫn yêu nàng, định chính thức cưới nàng để chuộc lại lỗi xưa. Tôi hiểu rằng đối với tôi thế là hết rồi… Đã chịu nhục nhã, lại còn máu, máu của Grigori nữa…

Sống làm gì? Thế là tôi đi chuộc những khẩu súng đã cầm, nạp đạn để tảng sáng sẽ cho mình một viên đạn vào đầu…

– Còn đêm thì ăn chơi long trời lở đất chứ gì?

– Đúng thế, ăn chơi tung trời. Hừ, quái quỷ, các ông mau mau chấm dứt đi. Tôi nhất quyết muốn tự sát, ở gần đây thôi, ngoài rìa làng, tôi định năm giờ sáng sẽ chấm dứt đời mình, tôi đã sửa soạn sẵn mảnh giấy trong túi, viết sẵn ở nhà Perkhotin, khi nạp đạn vào súng. Mẩu giấy ấy đây, các ông đọc đi. Không phải vì các ông mà tôi thuật lại câu chuyện đâu! – Chàng bỗng nói thêm với giọng khinh miệt. Chàng móc mảnh giấy ra từ túi áo gilê, vứt xuống bàn trước mặt họ. Mấy viên dự thẩm đọc với vẻ tò mò, và theo lệ thường, họ đính vào hồ sơ.

– Ngay cả khi đến nhà ông Perkhotin, ông cũng không nghĩ đến chuyện rửa tay à? Vậy là ông không sợ bị tình nghi?

– Tình nghi quái gì? Nghi hay không thì cũng thế thôi, tôi phóng xe đến đây và sẽ tự sát vào năm giờ sáng, các người sẽ chẳng kịp làm gì hết. Nếu như không có việc xảy ra với bố tôi, các ông sẽ chẳng biết gì và sẽ không đến đây. Ôi, đấy là bàn tay ma quỷ, quỷ giết bố tôi, quỷ đã cho các ông biết sớm như thế! Sao các ông kịp đến đây nhanh như thế? Kỳ quặc quái lạ!

– Ông Perkhotin có cho chúng tôi biết rằng khi vào nhà ông ta, ông cầm trong tay… hai tay vấy máu… một số tiền… món tiền lớn… một tập giấy bạc trăm, cả thằng nhỏ của ông ta cũng nhìn thấy!

– Đúng vậy, thưa các ông, tôi vẫn nhớ mà.

– Bây giờ còn một câu hỏi nhỏ nữa. Ông có thể cho biết điều này không, – Nikolai Parfenovich nói một cách hết sức mềm mỏng, – ông lấy đâu ra lắm tiền như vậy, cứ theo thực tế, tính thời gian thì thậm chí ông không ghé về nhà nữa kia mà?

Viên biện lý hơi nhăn mặt vì câu hỏi đặt ra quá thẳng thừng, nhưng ông ta không ngắt lời Nikolai Parfenovich.

– Không, tôi không ghé qua nhà. – Mitia trả lời, xem ra có vẻ rất bình tĩnh, nhưng nhìn xuống đất.

– Nếu vậy cho tôi nhắc lại câu hỏi, – Nikolai Parfenovich tiếp tục như thể lén lút thăm dò – ông làm cách nào có được số tiền lớn như thế, vì chính ông đã thú nhận rằng lúc năm giờ…

– Tôi cần mười rúp và đã cầm cho Perkhotin mấy khẩu súng, rồi đến bà Khokhlakova vay ba ngàn rúp, bà ấy không cho v.v… – Mitia ngừng lời đột ngột, – Vâng, thưa các ông, tôi túng tiền vậy mà bỗng nhiên lại có hàng ngàn đồng, thế chứ gì? Này các ông, các ông đang sợ: ngộ nhỡ hắn không nói hắn lấy tiền ở đâu ra thì sao? Đúng thế: tôi sẽ không nói, các ông đoán trúng rồi đấy, các ông sẽ không biết được đâu. – Mitia bỗng nói dằn từng tiếng, vẻ kiên quyết lạ thường. Các nhân viên điều tra im lặng một lát.

– Ông Karamazov, ông nên hiểu rằng chúng tôi rất cần biết điều đó! – Nikolai Parfenovich nói một cách nhẹ nhàng, nhún nhường.

– Tôi hiểu, nhưng dù sao tôi cũng không nói.

Cảnh sát trưởng xen vào, một lần nữa nhắc lại rằng người bị hỏi cung có quyền không trả lời các câu hỏi, nếu cho rằng điều đó có lợi nhất cho mình v.v…, nhưng im lặng như vậy, kẻ bị tình nghi có thể tự làm hại mình, nhất là khi các câu hỏi có tầm quan trọng như thế…

– Vân vân và vân vân, thưa các ông! Thôi, trước kia tôi cũng được nghe những lời răn dạy như thế rồi! – Mitia lại ngắt lời. – Chính tôi cũng hiểu việc này quan trọng như thế nào, mà đây lại là điểm trọng yếu, nhưng dù sao tôi cũng không nói.

– Chúng tôi thì chẳng làm sao, đây không phải là vụ án về chúng tôi, mà là vụ việc của ông, ông tự làm hại mình. – Nikolai Parfenovich nhận xét một cách nóng nảy.

– Này các ông, miễn đùa đi nhé, – Mitia ngước mắt lên và nhìn cả hai người với vẻ cứng cỏi. – Ngay từ đầu tôi đã cảm thấy rằng chúng ta cụng trán ở điểm này. Nhưng ban nãy, khi tôi bắt đầu trình bày, mọi việc như trong sương mù, tất cả đều bồng bềnh, thậm chí tôi chất phác đến mức đã đề nghị “chúng ta nên có sự tin cậy lẫn nhau”. Bây giờ chính tôi thấy rằng không thể có sự tin cậy ấy được bởi vì dù thế nào chúng ta cũng sẽ đi đến bức tường ngăn đáng nguyền rủa ấy! Ta đã đến chỗ ấy rồi đấy! Không thể được, thế là chấm dứt! Tuy vậy tôi không trách các ông đâu, các ông không thể tin lời tôi nói, tôi hiểu chứ!

Chàng im lặng một cách ảo não.

– Nhưng dù vẫn quyết không nói ra điều trọng yếu nhất, ông có thể cho chúng tôi biết điều này, dẫu chỉ là tiếp sức xa xôi mập mờ được không: những lý do gì mạnh mẽ đến độ có thể khiến ông không chịu trả lời vào một lúc nguy hiểm cho ông như thế khi ông không khai thực?

Mitia nhếch mép cười buồn rầu và có phần tư lự.

– Tôi tốt bụng hơn các ông tưởng nhiều, thưa các ông, tôi sẽ cho các ông biết tại sao, tôi sẽ nói, xa xôi cho các ông biết điều đó mặc dù các ông không xứng đáng được như thế. Thưa các ông tôi không nói vì đấy là nỗi nhục nhã của tôi. Trả lời câu hỏi: lấy đâu ra tiền, đối với tôi là sự nhục nhã còn hơn cả việc giết bố lấy tiền, nếu như tôi đã giết và lấy tiền. Vì thế tôi không thể nói được. Nhục nhã quá nên không nói được. Sao, các ông muốn ghi lại phải không?

– Vâng, chúng tôi sẽ ghi. – Nikolai Parfenovich nói ấp úng.

– Các ông không nên ghi vào biên bản điều liên quan đến “sự nhục nhã”. Chỉ vì lòng tốt mà tôi khai với các ông, tuy tôi có thể không khai, có thể nói là tôi chiều ý các ông, vậy mà các ông ghi ngay tắp lự. Thì ghi đi, muốn ghi gì thì ghi. – Chàng kết luận bằng giọng khinh miệt. – Tôi không sợ các ông… Và tôi tự hào trước các ông.

– Ông có thể nói sự nhục nhã ấy thuộc loại gì không? – Nikolai Parfenovich nói ấp úng.

Viên biện lý nhăn mặt một cách dễ sợ.

– Không – không, c’est fini(1), đừng phí công. Chẳng tội gì mà vấy bẩn. Dây vào các ông tôi đã bị vấy bẩn rồi. Các ông không xứng đáng nghe tôi nói, các ông cũng như bất cứ ai khác… Đủ rồi, các ông ạ, tôi ngừng lời.

Lời nói hết sức dứt khoát. Nikolai Parfenovich, không nài nữa, nhưng qua ánh mắt của Ippolit Kirinlovich viên dự thẩm thấy ngay rằng ông biện lý vẫn chưa mất hy vọng.

Ít ra ông cũng có thể cho chúng tôi biết điều này chứ: khi ông đến nhà ông Perkhotin, ông cầm trong tay bao nhiêu tiền, cụ thể là bao nhiêu rúp?

– Tôi không thể nói ra điều đó.

– Hình như ông có nói với ông Perkhotin về số tiền ba ngàn rúp do bà Khokhlakova đưa cho ông phải không?

– Có lẽ thế. Thôi đủ rồi, các ông ạ, tôi sẽ không nói là bao nhiêu tiền.

– Nếu vậy thì ông chịu khó kể lại cho chúng tôi rõ ông đã đi đến đây như thế nào và tất cả những việc ông làm sau khi đến đây chứ?

– Ồ, về chuyện đó thì ông cứ hỏi tất cả những người ở đây. Nhưng có lẽ tôi sẽ kể với các ông.

Chàng thuật lại, nhưng chúng tôi sẽ không ghi lại ở đây những điều chàng kể. Chàng kể một cách khô khan qua quít. Chàng hoàn toàn không nói về tâm trạng hoan hỉ yêu đương của mình. Tuy nhiên chàng kể về việc quyết tâm tự sát đã tan biến như thế nào, do “những nhân tố mới”. Chàng kể mà không nói rõ lý do, không đi vào chi tiết. Vả chăng, các nhân viên điều tra lần này cũng không làm chàng lo ngại lắm: rõ ràng đối với họ bây giờ, đấy không phải là điểm chính.

– Chúng tôi sẽ kiểm tra lại tất cả, chúng tôi sẽ còn trở lại tất cả những điều đó khi hỏi các nhân chứng, tất nhiên là hỏi trước mặt ông. – Nikolai Parfenovich kết thúc cuộc hỏi cung. – Bây giờ xin ông để lên bàn tất cả mọi thứ ông có trong mình, nhất là tiền có bao nhiêu bỏ ra hết.

– Tiền, thưa các ông? Vâng, tôi hiểu, cần phải như thế. Thậm chí tôi ngạc nhiên rằng trước đây các ông không hỏi đến. Kể cũng phải thôi, tôi chưa hề đi đâu, tôi vẫn ngồi trước mắt các ông, tiền đây, các ông đếm đi, nhận lấy đi, đủ hết đấy.

Chàng dốc hết trong túi ra kể cả tiền lẻ, lấy ở túi bên áo gilê ra hai đồng hai mươi kopek. Họ đếm được tám trăm ba mươi sáu rúp bốn mươi kopek.

– Thế là hết rồi ư? – viên dự thẩm hỏi.

– Hết rồi.

– Theo lời khai của ông thì ông chi ở cửa hàng Plotnikov ba trăm rúp, ông trả Perkhotin mười rúp, cho người đánh xe hai chục rúp, thua bạc ở đây hai trăm rúp, rồi sau đó…

Nikolai Parfenovich tính đủ hết. Mitia vui lòng giúp ông ta. Nhớ và ghi lại từng xu Nikolai Parfenovich sơ bộ kết toán.

– Với số tám trăm rúp này nữa thì lúc đầu ông có khoảng ngàn rưởi rúp cả thảy chứ gì?

– Khoảng ấy. – Mikhail Makarovich nói buông thõng.

Nhưng sao mọi người đều bảo ông có hơn thế nhiều?

– Họ muốn nói sao thì nói chứ.

– Chính ông cũng nói thế kia mà.

– Thì chính tôi cũng nói thế.

– Chúng ta sẽ kiểm tra lại tất cả những điều đó qua lời khai của những người làm chứng khác; về tiền thì ông đừng lo, nó sẽ được cất giữ cẩn thận và sẽ được hoàn trả lại ông khi nào giải quyết xong vụ việc… mới bắt đầu… nếu như xét ra, hay đúng hơn là sẽ chứng minh được rằng ông có quyền không thể chối cãi được đối với số tiền đó.

Thế còn bây giờ…

Nikolai Parfenovich bỗng đứng dậy và kiên quyết tuyên bố với Mitia rằng ông ta “có trách nhiệm buộc phải” khám xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng “áo quần của ông và mọi cái khác…”

– Xin các ông cứ làm, tôi sẽ lộn trái tất cả các túi ra, nếu các ông muốn.

Quả thực, chàng bắt đầu lộn túi ra.

– Cần cởi hết quần áo ra.

– Sao? Cởi quần áo à? Quái quỷ! Cứ để nguyên như thế này mà khám xét! Không được ư?

– Nhất quyết không được, ông Dmitri Fedorovich. Phải cởi quần áo ra.

– Thôi thì tuỳ các ông. – Mitia rầu rĩ phục tùng, – chỉ xin không cởi tại đây, mà sau những tấm rèm kia. Ai sẽ khám xét?

– Tất nhiên là sau rèm. – Nikolai Parfenovich nghiêng đầu tỏ ý chấp thuận.

Khuôn mặt bé nhỏ của ông ta tỏ vẻ quan trọng đặc biệt.

Chú thích:

(1) Thế là xong (Tiếng Pháp trong nguyên bản – N.D).

Trước
image
Chương 59
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!