Anh em nhà Karamazov

Chương 6 – Nỗi vò xé trong căn nhà lụp xụp
Trước
image
Chương 30
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Quả thực anh có một nỗi đau buồn nghiêm trọng hiếm khi anh gặp phải. Anh đã lanh chanh “làm điều dại dột”, mà trong việc gì kia chứ: trong tình yêu! “Ta có hiểu gì về chuyện ấy đâu, ta hiểu quái gì về những việc loại này?” – Anh đỏ mặt tự nhắc lại với mình lần thứ một trăm. – Ôi, xấu hổ cũng không hề gì, xấu hổ chỉ là sự trừng phạt đích đáng đối với ta. Khốn nỗi bây giờ chắc chắn ta là nguyên nhân gây ra những nỗi bất hạnh mới… Vậy mà trưởng lão sai ta đi để giải hoà và làm cho mọi người đoàn kết lại. Làm cho người ta đoàn kết như thế ư? Đến đây anh bỗng nhớ lại mình đã “tác thành cuộc hôn nhân” như thế nào và anh hổ thẹn ghê gớm. Tuy ta làm tất cả những việc đó một cách thành tâm, nhưng lần sau cần khôn ngoan hơn”. – Anh bỗng kết luận mà thậm chí không mỉm cười về kết luận của mình.

Ekaterina Ivanovna nhờ anh đến phố Ozero, anh Dmitri lại ở một ngõ ngay gần phố Ozero, trên đường đi của anh. Aliosa quyết định dù thế nào cũng lại đến nhà anh trước khi đến ông đại uý tuy anh linh cảm rằng sẽ không gặp anh ở nhà. Anh ngờ rằng anh Dmitri lúc này có lẽ cố ý lẩn tránh anh, nhưng phải tìm bằng được anh ấy. Thời gian trôi qua, ý nghĩ về trưởng lão sắp từ trần không phút giây nào rời bỏ anh, kể từ lúc anh từ tu viện ra đi.

Trong sự việc Ekaterina Ivanovna nhờ cậy anh, có một tình tiết làm anh hết sức quan tâm: khi Ekaterina Ivanovna nhắc tới thằng con trai nhỏ tuổi đang đi học của viên đại uý, thằng bé chạy theo bên cạnh bờ, khóc lóc thì Aliosa chợt nghĩ rằng đấy hẳn là đứa học trò vừa rồi đã cắn ngón tay anh khi anh gặng hỏi nó xem anh đã làm gì xúc phạm đến nó. Bây giờ Aliosa hầu như tin chắc như thế, tuy chính anh cũng chưa biết tại sao. Như vậy, bận tâm về những chuyện khác, anh nguôi nguôi phần nào và quyết định không “nghĩ” tới “tai hoạ” anh vừa gây ra, không giày vò mình vì hối hận nữa, mà giải quyết công việc, rồi sau muốn ra sao thì ra.

Nghĩ như thế, anh phấn chấn hẳn lên. Khi rẽ vào ngõ nhà Dmitri, anh cảm thấy đói, anh lấy trong túi ra chiếc bánh mì xin của bố và vừa đi vừa ăn. Ăn vào anh thấy khỏe hẳn lên.

Dmitri không có nhà. Chủ nhà – người thợ mộc già, bà vợ già của ông ta và đứa con trai – nhìn Aliosa với vẻ nghi ngờ. “Ba ngày nay cậu ấy không ngủ ở nhà, có lẽ cậu ấy đi đâu xa” – đáp lại những câu hỏi nằn nì của Aliosa, ông già trả lời. Aliosa hiểu rằng ông làm theo đúng lời dặn của anh mình. Khi anh hỏi: “Anh ấy có ở nhà Grusenka không hay lại trốn tránh ở nhà Foma?” (Aliosa có ý nói tuột ra như vậy), mọi người trong nhà sợ hãi nhìn anh. “Như vậy là họ yêu mến anh ấy, đứng về phía anh ấy, – Aliosa nghĩ, – thế là tốt”.

Cuối cùng, ở phố Ozero anh tìm được nhà của bà tiểu thị dân Kanmykova, một ngôi nhà nhỏ cũ kỹ, xiêu vẹo, chỗ có ba cửa sổ trông ra đường với một cái sân bẩn thỉu, giữa sân một con bò cái đứng trơ trọi. Cửa quay ra sân, dẫn vào phòng ngoài; bà già ở phía bên trái với người con gái cũng đã già, hình như cả hai đều điếc: Aliosa hỏi về ông đại uý, hỏi đi hỏi lại mấy lần, cuối cùng một trong hai người hiểu rằng anh hỏi những người thuê nhà, bèn giơ tay trỏ qua phòng ngoài: ở đấy có cửa vào một gian nhà sạch sẽ. Ông đại uý quả thực chỉ ở gian ấy thôi. Aliosa toan nắm lấy cái tay sắt mở cửa thì bỗng ngạc nhiên về sự im ắng lạ thường ở bên trong. Theo lời Ekaterina Ivanovna, anh biết ông đại uý về vườn ở với gia đình. “Hoặc là họ ngủ cả, hay có lẽ họ nghe tin mình đến, nên đợi mình mở cửa; tốt hơn hết là ta gõ cửa”, – và anh gõ cửa. Có tiếng trả lời, nhưng không phải là ngay tức thời, mà có lẽ đến mười giây sau.

– Ai đấy? – Có tiếng quát to, đặc biệt cáu kỉnh.

Aliosa mở cửa bước vào. Gian nhà khá rộng nhưng đầy người và bộn bề đủ thứ đồ dùng trong nhà. Phía bên trái là một bếp lò Nga khá lớn. Một sợi dây thừng từ bếp lò đến cửa sổ bên trái, xuyên qua cả gian phòng, treo các thứ quần áo linh tinh rách rưới. Tường bên trái và tường bên phải, mỗi bên kê một chiếc giường trải tấm chăn đan lấy.

Giường bên trái lù lù một chồng bốn chiếc gối vải hoa xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Giường bên phải chỉ có một chiếc gối rất nhỏ. Xa chút nữa, ở góc phía trước, một tấm rèm hay tấm khăn trải giường cùng treo trên sợi dây căng chéo, ngăn ra một khoảng nhỏ. Sau tấm rèm là chiếc giường ghép bởi một chiếc ghế dài và chiếc ghế dựa kề liền vào nhau. Một chiếc bàn vuông đơn sơ kiểu nông dân kê gần cửa sổ giữa. Cả ba cửa sổ, mỗi cửa có bốn ô cửa kính nhỏ màu lá mạ mốc meo, đều rất mờ và đóng chặt, thành thử trong phòng khá ngột ngạt và không sáng lắm.

Trên bàn có cái chảo với ít trứng tráng còn lại, một ổ bánh mì đã cắt phần phía trên, ngoài ra còn có một chai rượu chỉ còn dính đáy chai. Cạnh giường bên trái có một người đàn bà ngồi trên ghế, nom bà ta như một phu nhân, mặc áo dài váy hoa. Mặt bà ta rất gầy, vàng vọt; đôi má hõm sâu cho thấy ngay rằng, bà ta đau ốm. Nhưng điều làm Aliosa ngạc nhiên nhất là cái nhìn của người đàn bà tội nghiệp: vừa rất đỗi băn khoăn lại vừa hết sức kiêu kỳ. Trong lúc Aliosa nói chuyện với ông chủ, bà ta không nói gì, chỉ đưa cặp mắt to màu cánh gián nhìn hết người này đến người kia, vẫn với vẻ dò hỏi và kiêu kỳ như thế. Đứng ở cửa sổ bên trái, gần người đàn bà ấy, là một cô gái khuôn mặt khá xấu xí, tóc màu hung thưa thớt, y phục xoàng xĩnh, nhưng rất tề chỉnh. Cô ta nhìn Aliosa vừa vào với vẻ khinh miệt. Ngồi ở mé bên phải, cùng bên cạnh giường, còn có một phụ nữ nữa. Đấy là một con người rất tội nghiệp, cũng là một cô gái trẻ, tuổi trạc đôi mươi, gù, không đi lại được, bị teo chân, như người ta nói với Aliosa sau này. Đôi nạng của cô ta dựng gần đấy, trong góc nhà, giữa chiếc giường và tường. Cặp mắt tuyệt đẹp và nhân hậu của cô gái tội nghiệp nhìn Aliosa với một vẻ nhu mì điềm tĩnh. Ông chủ nhà ngồi ở bàn, đang ăn nốt món trứng tráng, ông khoảng bốn mươi lăm tuổi, không lấy gì làm cao, gầy yếu, tóc hung, râu màu hung thưa thớt, rất giống búi xơ mướp tơi tả, (sự so sánh đó và đặc biệt là tiếng “búi xơ mướp” không hiểu sao chợt lóe lên trong trí Aliosa ngay lúc mới thoạt nhìn, sau này anh nhớ lại như vậy). Rõ ràng đấy chính là người đã quát lên “Ai đấy!” ở sau cửa, vì trong nhà không còn người đàn ông nào khác. Nhưng khi Aliosa vào. Ông ta dường như bật dậy khỏi chiếc ghế băng mà ông ta đang ngồi, đưa tấm khăn ăn rách lau miệng qua quít, rồi đâm bổ đến chỗ Aliosa.

– Thầy tu đi quyên tiền cho tu viện, rõ khéo tìm người hằng tâm! – Cô gái đứng ở góc nhà bên trái nói to. Nhưng người đàn ông chạy đến gặp Aliosa tức khắc xoay mình bằng gót giày, quay vẻ phía cô gái, trả lời cô ta bằng giọng xúc động, đứt quãng.

– Không, Varvara Nikolaevna, không phải thế đâu, con đoán không đúng rồi! Xin cho phép hỏi, – đột nhiên ông ta lại quay về phía Aliosa. – Có việc gì khiến ông đến… cái hang hốc này?

Alecxei chăm chú nhìn ông ta, lần đầu tiên anh gặp con người này. Ở ông ta có cái gì đó góc cạnh, vội vã và cáu kỉnh. Tuy rõ rằng ông ta vừa uống rượu, nhưng không say. Mặt ông ta nom cực kỳ trâng tráo, đồng thời kỳ lạ thay, tính tình lại là nhát gan. Ông ta giống như một người bao lâu nay vẫn phục tùng và chịu đựng, nhưng đột nhiên vùng lên và muốn tỏ rõ mình cũng như ai. Hay đúng hơn nữa, ông ta giống một người rất muốn đánh kẻ khác nhưng rất sợ bị đánh lại. Lời nói và âm sắc giọng nói khá chói tai của ông ta có một vẻ hài hước điên khùng, khi thì độc ác, khi thì rụt rè, khi thì hổn hển và đứt quãng. Khi nói đến “cái hang hốc”, toàn thân ông ta run lên, mắt trợn ngược và ông ta sấn sổ xông tới trước Aliosa đến nỗi tự dưng anh lùi lại một bước. Ông ta mặc chiếc áo bành tô sẫm màu, rất tồi tàn, bằng vải Nam Kinh, vá víu và đầy vết bẩn. Quần của ông ta màu rất sáng, loại quần đã lâu năm không ai mặc bằng loại vải gì rất mỏng kẻ ô vuông, hai ống nhàu nát và ngắn cũn cỡn, khiến ông ta như một gã thiếu niên lớn quá nhanh mà vẫn phải dùng quần cũ.

– Tôi là… Alecxei Karamazov.

– Tôi rất hiểu, – ông ta xẵng giọng đáp, như để cho Aliosa hiểu rằng chỉ cần nói ông ta cũng đã biết anh là ai. – Còn về tôi, tôi là đại uý Xneghiriov. Nhưng tôi chỉ muốn biết lý do gì xui khiến ông…

– Tôi tiện đường ghé vào thôi. Thực ra, riêng tôi thì tôi muốn nói với ông một lời… Nếu như ông cho phép…

– Nếu vậy thì ghế đây, mời ông ngồi. Trong các hài kịch thời xưa người ta nói: “Thỉnh tiên sinh an toạ”… – bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, ông đại uý vơ lấy chiếc ghế gỗ kiểu nhà quê đơn sơ, không bọc gì hết, đặt ghế gần như ở giữa phòng, rồi vơ lấy chiếc ghế nữa cũng như thế cho mình, ngồi xuống trước mặt Aliosa, gần cận đến nỗi đầu gối hai người hầu như chạm vào nhau.

– Tôi là Nikolai Ilych Xneghiriov, cựu đại úy bộ binh Nga, tuy có bị ô danh vì những thói xấu của mình, nhưng vẫn là đại úy. Nhưng tôi có gì đáng cho ông để ý đến thế, vì tôi sống trong một hoàn cảnh không thể bày tỏ lòng mến khách được.

– Tôi đến… chính về việc ấy…

– Chính về việc ấy ư? – ông đại uý nóng nảy ngắt lời.

– Về cuộc gặp gỡ giữa ông và anh Dmitri tôi. – Aliosa nói một cách ngượng ngập.

– Cuộc gặp gỡ nào? Có phải là chính cuộc gặp gỡ ấy không? Vậy là về búi xơ mướp, búi xơ mướp kỳ lưng phải không? – ông ta bỗng xích tới gần đến nỗi lần này đầu gối đụng hẳn vào Aliosa, môi ông ta mím lại thành một đường mảnh như sợi chỉ.

– Búi xơ mướp nào kia? – Aliosa nói lý nhí.

– Ông ta đến mách ba về con đấy, ba ạ. – có tiếng nói to sau tấm màn ở góc nhà, Aliosa nhận ra tiếng nói của thằng bé đã gặp ban nãy. – Vừa rồi con cắn ngón tay ông ấy đấy!

Tấm màn vén lên, Aliosa nhìn thấy kẻ thù hồi nãy của mình trong góc nhà, dưới những bức ảnh thánh, nằm trên tấm nệm giường trải trên chiếc ghế băng và chiếc ghế dựa ghép lại. Thằng bé đắp chiếc măng tô của nó và tấm mền bông cũ kỹ.

Rõ ràng nó ốm, và cứ nom đôi mắt rừng rực của nó thì biết nó đang lên cơn sốt. Bây giờ nó nhìn Aliosa một cách gan dạ, khác trước, ra ý: “Tôi đang ở nhà, anh không động được đến tôi”

– Con cắn ngón tay nào kia? – ông đại uý nhổm dậy trên ghế.

– Thế ra nó cắn ngón tay ông ư?

– Vâng, vừa rồi em nó và một bọn trẻ dùng đá ném nhau ở ngoài phố, chúng nó sáu đứa, mà em ấy chỉ có một mình. Tôi đến chỗ em ấy. Em ấy ném đá vào tôi, một viên văng vào đầu. Tôi hỏi: Anh làm gì em nào? Em ấy bỗng nhảy bổ tới và cắn vào ngón tay tôi rất đau, tôi không biết vì sao.

– Tôi cho nó một trận ngay bây giờ. Cho luôn một trận – ông đại uý chồm dậy khỏi ghế.

– Không phải tôi than phiền đâu, tôi chỉ thuật lại chuyện đã xảy ra thôi… tôi hoàn toàn không muốn đánh em ấy. Vả lại hình như em ấy ốm…

– Thế ông tưởng tôi sẽ đánh nó chắc! Ông tưởng tôi sẽ đánh Iliuxa trước mặt ông để ông hả dạ chắc? Ông cần thấy tôi đánh ngay phải không? – ông đại uý nói, đột nhiên quay về phía Aliosa, coi bộ như chực nhảy xổ vào anh. – Thưa tiên sinh, tôi lấy làm tiếc về ngón tay của ngài, nhưng ngài có muốn trước khi đánh Iliusetrka, tôi sẽ chặt bốn ngón tay tôi ngay bây giờ, trước mắt ngài để cho ngài được hả dạ một cách chính đáng không, nếu vậy tôi sẽ dùng con dao này chặt ngay bây giờ. Tôi thiết tưởng bốn ngón tay cũng đủ để làm đã cơn khát khao trả thù của ngài chứ ạ, ngài sẽ không đòi ngón thứ năm chứ?… – ông ta bỗng dừng lại và dường như ngạt thở. Mỗi đường nét trên mặt ông đều rung động và co giật, mắt đầy vẻ thách thức. Ông ta như điên dại.

– Bây giờ hình như tôi đã hiểu hết. – Aliosa nói khẽ, giọng buồn bã và vẫn ngồi. – Vậy thì con trai ông là đứa con tốt, nó yêu bố và trừng trị tôi vì tôi là em của kẻ đã xúc phạm ông… Bây giờ thì tôi hiểu. – Anh trầm ngâm nhắc lại. –

Nhưng anh Dmitri tôi hối hận về hành động của mình, tôi biết, và hễ có dịp đến ông được hay tốt hơn hết là gặp ông vẫn chỗ ấy dù anh ấy sẽ xin lỗi cho ông trước tất cả mọi người… nếu ông muốn.

– Nghĩa là vặt râu người ta xong rồi xin lỗi… Ta đã cho hắn lãnh đủ và ta thoả mãn rồi, thế chứ gì?

– Ồ không, trái lại, anh ấy sẽ làm tất cả những gì ông muốn theo cách ông muốn!

– Vậy nếu tôi đòi vị đại nhân ấy quỳ trước mặt tôi trong chính quán rượu ấy nó tên là quán “Thủ đô” – hay trên quảng trường thì ông ta có chịu không?

– Vâng, anh ấy sẽ làm như thế.

– Ông làm tôi cảm động quá. Ông làm tôi cảm động quá đến rơi nước mắt. Tôi đến là hay mủi lòng. Cho phép tôi giới thiệu: đây là cả gia đình tôi, hai con gái và con trai tôi, dòng dõi của tôi. Tôi mà chết đi thì ai sẽ yêu thương chúng? Trong lúc tôi còn sống thì ai yêu thương một kẻ hèn hạ như tôi, ngoài chúng ra? Đấy là một điều vĩ đại mà

Thượng đế đã sắp đặt nên cho mỗi người thuộc loại như tôi. Bởi vì cũng cần làm sao cho mỗi người thuộc loại tôi được một người nào yêu mến chứ…

– Chao ôi, hoàn toàn đúng như vậy! – Aliosa kêu lên.

– Thôi đi diễn trò hề như thế đủ lắm rồi đấy: bất cứ thằng ngốc nào đến là ba cũng bêu riếu cả nhà! – Cô gái ở gần cửa sổ bất chợt kêu lên với ông bố, vẻ mặt kinh tởm và miệt thị.

– Khoan khoan đã, Varvara Nikolaevna, hãy để ba tiếp tục luồng ý nghĩ của ba, – ông bố quát cô ta bằng giọng quyền uy, nhưng lại nhìn cô ta với vẻ hoàn toàn tán thành, – ấy tính nết nó thế đấy, – ông ta lại quay về phía Aliosa:

Trong khắp cả thiên nhiên

Nó không muốn ban phép lành gì hết(1)

Nghĩa là nên đổi sang giống cái: cô ả không muốn ban phép lành gì hết. Nhưng cho phép tôi giới thiệu ông với vợ tôi: đây là Anna Peerovna, một phu nhân bại liệt, bốn mươi ba tuổi, đi lại được, nhưng một chút thôi. Con nhà thường dân, Anna Petrovna, hãy tươi nét mặt lên chút nào: đây là ông Alecxei Fedorovich Karamazov. Đứng dậy, Alecxei Fedorovich, – ông ta nắm lấy tay anh và đột nhiên kéo anh đứng lên với một sức mạnh mà anh không thể nào ngờ tới. – ông được giới thiệu với một phu nhân, phải đứng dậy chứ. Không phải Karamazov kia đâu, mẹ nó ạ… hừm, mà đây là em trai gã kia, người này đức độ hiền lành. Anna Petrovna, cho phép tôi hôn tay bà đã nhé.
Và ông ta kính cẩn, thậm chí là âu yếm hôn tay vợ. Cô gái đứng ở cửa sổ bực bội quay mặt đi tránh nhìn cảnh tượng ấy, gương mặt băn khoăn kiêu kỳ của bà vợ bỗng trở nên trìu mến lạ thường.

– Chào ông, xin mời ngồi, ông Tremomazov – Bà ta nói.

– Karamazov, bà nó ạ. Karamazov (Chúng tôi là người bình dân mà), – ông đại uý thì thầm nhắc.

– Ừ thì Karamazov hay gì cũng được, nhưng bao giờ tôi cũng cứ gọi là Tremomazov… ông ngồi xuống đi, ông ấy kéo ông đứng dậy làm gì kia chứ? Bại chân, ông ấy nói thế, nghĩa là có chân nhưng chân sưng tướng lên bằng cái xô, còn thân hình tôi thì héo quắt đi. Trước kia tôi béo khiếp lên được, còn bây giờ thì như nuốt phải cái kim…

– Chúng tôi là người bình dân, người bình dân mà, – ông đại uý nhắc lại lần nữa.

– Ba ơi, ba ơi! – Cô gái gù bỗng thốt lên và lấy khăn tay che mắt, nãy giờ cô vẫn ngồi im trên ghế của mình.

– Rõ là hề! – Cô gái đứng bên cửa sổ buột miệng kêu lên.

– Ông thấy ở nhà chúng tôi thế nào rồi đấy, – bà mẹ giang hai tay ra, trỏ hai người con gái, – như có những đám mây lướt qua, mây trôi qua thì âm nhạc của chúng tôi lại nổi lên. Trước kia, khi chúng tôi còn là quân nhân, thì có nhiều vị khác cũng như ông đến thăm chúng tôi. Ông ạ, tôi không so bì đâu. Ai yêu ai thì tuỳ chứ. Vợ viên trợ tế hồi ấy thường hay đến và nói: “Alecxandr Alecxandrovich là con người có tâm hồn tuyệt vời, còn Nataxia Petrovna là con quỷ cái”. – “Ờ, – tôi trả lời, – cái đó còn tuỳ theo ta yêu ai, còn mày chỉ là một đống cỏn con, lại hôi thối nữa”. – “Cái thứ như mày, – chị ta nói, – là cứ phải trị thẳng tay mới xong”. – “A, mày là con quỷ đen tối hiểm độc, – tôi bảo ả, mày đến dạy ai đấy?” – “Tao hít thở không khí trong sạch, – ả nói, – còn mày hít thở không khí ô uế” – “Mày hay hỏi tất cả các ngài sĩ quan xem, – tôi đáp, – không khí trong người tao là không khí trong sạch hay thế nào?” Từ đó, điều ấy cứ đè ép mãi trong tâm tư tôi đến nỗi mới vừa rồi, tôi ngồi ở đây như lúc này, tôi thấy chính vị tướng quân ấy đi vào, ngài đến đây nhân tuần lễ thánh. “Thưa tướng quân, – tôi nói với ngài, – phu nhân cao quý của ngài có được hít thở không khí tự do không ạ?” – “Có chứ, – ngài trả lời, – nhà này cần mở cửa thông gió hay cửa lớn ra, bởi vì không khí ở đây tù hãm quá”. Đúng là mọi cái đều như thế. Can gì họ bận tâm đến không khí của tôi? Mùi tử thi cũng không khó chịu hơn. “Tôi sẽ không làm hỏng không khỉ của các người, – tôi nói, – tôi sẽ thử đôi giày và sẽ đi nơi khác”.
– Ôi các con thân yêu, đừng trách móc mẹ của các con! Nikolai Ilych mình ơi, phải chúng tôi không còn vừa ý mình nữa, bây giờ tôi chỉ còn có thằng Iliusetrka, chỉ có nó yêu mến tôi khi nó đi học về. Hôm qua nó mang về một quả táo. Thứ lỗi cho tôi, hỡi những người thân yêu của tôi, thứ lỗi cho mẹ, các con yêu quý, mẹ hoàn toàn cô độc, tại sao các con lại ghê tởm không khí của mẹ!

Người đàn bà tội nghiệp bỗng oà khóc nức nở, nước mắt tuôn như suối ông đại uý đâm bổ đến với vợ.

– Bà nó ơi, bà nó ơi, mình ơi, thôi, thôi mà! Mình không cô đơn đâu. Cả nhà yêu mình cả nhà tôn sùng mình! – ông ta lại hôn cả hai tay vợ và dùng hai tay âu yếm vuốt ve mặt bà ta: ông ta vơ lấy chiếc khăn ăn lau nước mắt cho bà ta. Aliosa có cảm giác như chính anh cũng ứa lệ. – Nào, ông nhìn thấy chứ? Nghe thấy chứ? – ông ta đột nhiên hung hãng quay về phía anh, giơ tay chỉ người vợ mất trí tội nghiệp.

– Tôi nhìn thấy và nghe thấy, – Aliosa nói lí nhí.

– Ba ơi, ba! Chẳng lẽ có ông ta, ba lại… Mặc xác ông ta, ba! – Thằng bé bỗng hét lên, nhỏm dậy trên chiếc giường của nó và nhìn bố bằng tia mắt nảy lửa.

– Này thôi, làm trò hề đủ rồi đấy, đừng giở trò ngu ngốc nữa, không đi đến đâu đâu! – Varvara Nikolaevna bỗng gào lên vẫn từ cái góc buồng ấy, cô ta đã điên tiết lắm rồi, thậm chí giậm chân xuống sàn.

– Lần này con nổi nóng thật bất công quá đấy. Varvara Nikolaevna ạ, ba sẽ làm con vừa lòng ngay đây. Xin mời ông đội mũ vào, chúng ta sẽ đi chỗ khác. Cần phải nói với ông một điều nghiêm chỉnh, nhưng không phải ở đây. Cô gái đang ngồi kia là con gái tôi. Nina Nikolaevna, tôi quên không giới thiệu với ông, đấy là một thiên thần bằng da bằng thịt… từ trên trời xuống với người trần… nếu như ông có thể hiểu được điều đó – Kìa, ông già run bắn cả người lên như cơn kinh giật. – Varvara Nikolaevna vẫn phẫn uất. Còn cô gái vừa giẫm chân với tôi và gọi tôi là hề cũng là một thiên thần bằng xương bằng thịt đấy, và gọi tôi như thế cũng là phải. Chúng ta đi đi, ông Alecxei Fedorovich, cần giải quyết cho xong…

Ông ta nắm lấy tay Aliosa, kéo anh ra khỏi phòng, đưa thẳng ra đường.

Chú thích

Câu trong bài “Con quỷ” của Lermontov (N.D).

Trước
image
Chương 30
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!