Anh em nhà Karamazov

Chương 8 – Vụ tai tiếng
Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Khi Miuxov và Ivan Fedorovich đến nhà Cha viện trưởng dù trong tâm trạng Petr Alecxandrovich – vốn là một người lịch sự tử tế và tế nhị – đã mau chóng xảy ra một diễn biến tế nhị: ông xấu hổ vì mình đã nổi cáu. Ông tự cảm thấy rằng đáng ra ông không nên đếm xỉa gì đến lão Fedor Pavlovich tệ hại, không nên mất bình tĩnh trong phòng trưởng lão, không nên rối trí đến nỗi để sự tình xảy ra như vậy. “Ít ra thì các tu sĩ cũng không có lỗi gì”.

Ông chợt quyết định khi bước lên bậc thềm nhà Cha viện trưởng, mà nếu ở đây cũng là những người tử tế cha viện trưởng Nicolai (hình như cũng là dòng dõi quý tộc) thì tại sao ta lại không nhã nhặn, lịch thiệp, lễ độ với họ? Ta sẽ không tranh cãi, thậm chí ta sẽ phụ hoạ với họ, ta sẽ tỏ ra nhã nhặn để thu hút thiện cảm của họ và… và cuối cùng ta sẽ chứng tỏ với họ rằng ta không cùng một giuộc với tên Ezov ấy, tên hề ấy, tên hề kịch câm ấy, ta bị hố cũng như tất cả bọn họ…”.

Về quyền đồn gỗ trong rừng và đánh cá trên sông hiện đang còn tranh chấp (mà cái đó ở đâu chính ông cũng chẳng biết), ông quyết định nhường cho họ, nhường đứt, ngay hôm nay, nhất là những cái đó cũng không đáng gì, ông sẽ đình chỉ mọi việc kiện cáo tu viện.

Những ý định tốt đẹp ấy càng vững chắc thêm khi họ vào phòng ăn của Cha viện trưởng. Tuy vậy đây không phải là phòng ăn, vì Cha chỉ có hai phòng trong căn nhà thực ra thì rộng rãi hơn và tiện lợi hơn nơi ở của trưởng lão.

Nhưng các thứ bày biện trong phòng cũng không tiện lợi lắm: đồ đạc bằng gỗ hồng sắc bọc da, kiểu cổ của những năm hai mươi; thậm chí còn không sơn; nhưng tất cả đều sạch bóng, trên các cửa sổ có nhiều loại hoa đắt tiền: nhưng xa hoa nhất lúc này đương nhiên là cái bàn bày biện sang trọng, mặc dù đây là nói một cách tương đối: khăn bàn sạch, bát đĩa bóng lộn, bánh mì nướng tuyệt khéo ba loại(1) hai chai mật ong tuyệt trần đời của tu viện và một bình thuỷ tinh to đựng nước kvax của tu viện đã nổi tiếng khắp các vùng lân cận. Không có vodka. Về sau Rakitin kể lại rằng bữa ăn lần này có năm món: cháo cá tẩm với bánh nướng nhân cá; rồi cá hầm nhừ chế biến từ kiểu đặc biệt ngon hết chỗ nói, rồi chả cá bống băm viên, kem và nước quả, cuối cùng là chè bột quả tương tự như món đông hạnh nhân. Rakitin đã đánh hơi được tất cả những món đó, vì anh ta không nén nổi, đã cố tình tạt vào bếp của Cha viện trưởng: anh ta cũng có những mối quen biết ở đó. Anh ta có những mối quen biết ở khắp mọi nơi và ở đâu anh ta cũng moi được tin tức. Tính anh ta thích nhiễu sự và rất hay ghen tị. Anh ta có ý thức đầy đủ về những khả năng đáng kể của mình, nhưng do thói tự phụ anh ta phóng đại quá đáng những khả năng ấy. Chắc anh ta biết rằng rồi đây anh ta sẽ là một nhà hoạt động trong loại của mình, nhưng Aliosa vốn rất mến anh ta, lấy làm khổ tâm về nỗi anh bạn Rakitin của anh là kẻ bất lương mà không hề tự biết, trái lại, anh ta tự nhủ lòng rằng mình sẽ không bao giờ đánh cắp tiền của ai cho dù tiền để ngay trên mặt bàn, anh ta đinh ninh rằng như vậy là hết sức ngay thẳng rồi. Về mặt này không chỉ riêng Aliosa, mà chẳng ai có thể làm gì được.

Rakitin thân phận hèn mọn, không thể được mời đến bữa ăn, nhưng người ta mời Cha Ioxif, Cha Paixi và một giáo sĩ nữa. Khi Petr Alecxandrovich, Kalganov và Ivan Fedorovich vào thì họ đã chờ sẵn trong phòng ăn của Cha viện trưởng. Cả tay địa chủ Maximov cũng đã có mặt ở đấy, đứng riêng một chỗ. Cha viện trưởng ra giữa phòng đón khách. Đấy là một ông già cao, gầy, vẫn còn tráng kiện, tóc đen đã điểm bạc nhiều, khuôn mặt dài rầu rĩ và nghiêm trang. Cha lặng lặng cúi chào khách, nhưng lần này thì khách đến để Cha ban phước. Miuxov toan đánh bạo hôn tay Cha, nhưng Cha đã kịp rụt tay lại, thế là cái hôn bị hẫng. Song Ivan Fedorovich và Kalganov lần này được ban phước trọn vẹn, nghĩa là hôn tay Cha chùn chụt theo kiểu bình dân hết sức chất phác.

– Trình Cha, chúng tôi phải hết lời xin lỗi Cha, – Petr Alecxandrovich lên tiếng, miệng mỉm cười nhã nhặn, nhưng giọng vẫn nghiêm trang kính cẩn, – xin Cha thứ lỗi vì chúng tôi đến mà không có Fedor Pavlovich, người đã được Cha mời và cũng cùng đi với chúng tôi. Ông ấy buộc lòng phải cáo từ không dự bữa tiệc ăn này, và không phải không có lý do. Ở phòng Cha Zoxima, do quá hăng máu trong cuộc cãi lộn vô phước với con trai, ông ta đã nói mấy lời rất chi là không tiện… tóm lại là rất đỗi thô bỉ… mà hình như là (ông nhìn các giáo sĩ) Cha cũng đã biết rồi. Ông ta tự biết mình có lỗi và thành thực hối hận. Ông ta xấu hổ và bởi vì không vượt qua được nỗi hổ thẹn, ông ta nhờ tôi và con trai ông ta là Ivan Fedorovich trình lại với Cha rằng ông ta hết sức hối tiếc, buồn phiền và ân hận… Tóm lại ông ta hy vọng và mong mỏi sau này sẽ chuộc lỗi đầy đủ, còn bây giờ ông ta xin Cha ban phước và cầu xin Cha quên đi chuyện đã lỡ xảy ra…

Miuxov im tiếng. Nói xong mấy lời cuối cùng của đoạn độc thoại dài, ông ta bằng lòng với mình lắm đến độ cơn tức giận mới đây không còn dấu vết gì trong tâm hồn ông. Ông lại hoàn toàn chân thành yêu nhân loại. Cha viện trưởng nghiêm trang nghe ông nói từ đầu chí cuối, đoạn hơi cúi đầu đáp lại:
– Tôi rất lấy làm tiếc là ông ấy đã vắng mặt. Nếu dự bữa ăn với chúng ta, có lẽ ông ấy sẽ yêu mến chúng ta, cũng như chúng ta sẽ yêu mến ông ấy. Xin mời quý vị vào bàn.

Cha đứng trước ảnh thánh và cầu kinh, đọc thành tiếng. Mọi người kính cẩn cúi đầu, riêng ông địa chủ Maximov thậm chí tiến hẳn lên phía trước, hai tay chắp lại trước bụng tỏ ý sùng kính đặc biệt.

Đúng lúc ấy Fedor Pavlovich giở ngón trò cuối cùng. Nên biết rằng ông ta muốn bỏ về thật và thực tâm cảm thấy rằng sau khi đã giở những trò nhục nhã như thế trong phòng trưởng lão thì không thể muối mặt đến ăn ở nhà Cha viện trưởng như thể không có gì xảy ra. Không phải là ông ta hổ thẹn quá và tự kết tội mình; có lẽ trái hẳn lại là đằng khác; nhưng ông ta vẫn cảm thấy rằng đến ăn thì thật bỉ ổi. Nhưng khi chiếc xe ngựa long sòng sọc đến thềm nhà khách thì ông ta vừa đặt chân lên đã dừng lại ông ta bỗng nhớ đến những lời mình đã nói ở phòng của trưởng lão: “Khi đến bất cứ nơi nào tôi cũng cảm thấy mình là kẻ ti tiện nhất và mọi người đều coi tôi là thằng hề, vậy thì tôi sẽ làm hề thực sự, bởi vì tất cả các người, không trừ một ai, đều ngu xuẩn và ti tiện hơn tôi”. Ông ta tự dưng muốn trả thù tất cả mọi người về những việc làm hèn mạt của mình. Lúc này ông ta chợt nhớ lại trước kia có lần người ta đã hỏi ông: “Vì sao ông thù ghét người ấy thế?”. Thế là mượn thói trơ trẽn của vai hề, ông ta đáp: “Là bởi thế này, của đáng tội thì hắn cũng chẳng làm gì tôi, nhưng tôi đã chơi cho hắn một vố cực kỳ đểu cáng, và chơi xong vố ấy lập tức tôi đâm ra thù ghét hắn”. Bây giờ nhớ lại chuyện ấy ông ta trầm ngâm giây lát, nhếch mép cười lặng lẽ và hiểm ác. Mắt ông ta long lên, thậm chí môi run run. “Đã bắt đầu thì cứ làm đến cùng”, – ông ta bỗng quyết định. Cái cảm giác thầm kín nhất của ông ta trong giây lát ấy chỉ có thể diễn đạt bằng những lời: “Bây giờ không thể nào lấy lại danh dự được nữa, thế thì cứ trâng tráo khinh đứt họ đi cho họ biết rằng: ta không xấu hổ với các người đâu, có vậy thôi!”. Ông ta bảo người đánh xe chờ mình, rồi rảo bước trở lại tu viện và đến thẳng chỗ Cha viện trưởng. Ông ta vẫn chưa biết rõ mình sẽ làm gì, nhưng ông ta biết mình không còn tự chủ được nữa, chỉ một kích thích nhỏ là lập tức ông ta sẽ đi đến giới hạn tột cùng của một hành vi đốn mạt nào đó, nhưng chỉ là hành vi đốn mạt thôi, chứ tuyệt nhiên không phải là hành vi phạm tội hay một việc cuồng dại có thể bị toà án trừng phạt. Gặp trường hợp này bao giờ ông ta cũng biết tự kìm mình và thậm chí có những lần ông ta lấy làm ngạc nhiên về điều đó. Ông ta xuất hiện trong phòng ăn của Cha viện trưởng đúng vào lúc đọc kinh xong và mọi người đến bàn ăn. Ông ta dừng lại ở ngưỡng cửa, nhìn khắp lượt tất cả mọi người, ngạo nghễ nhìn thẳng vào mắt họ và bật ra một tiếng cười dài, trâng tráo và độc ác.

– Thế mà họ tưởng tôi đã ra về, nhưng tôi đây này! – ông ta gào vang khắp phòng.

Trong khoảnh khắc, mọi người đều nhìn chằm chằm vào ông ta và im lặng, bỗng nhiên ai nấy đều cảm thấy rằng bây giờ sắp xảy ra một chuyện gì tởm lợm, lố lăng, nhất định là gây tai tiếng, Petr Alecxandrovich đang hết sức khoan khoái bỗng trở nên cuồng nộ. Tất cả những gì đã tắt lịm trong lòng ông lập tức sống lại và bùng lên.

– Không, tôi không thể chịu đựng nổi! – ông gầm lên. – Tôi không sao chịu nổi… Không có cách gì chịu nổi!

Máu xông lên đầu. Thậm chí ông nói nhịu, nhưng bây giờ không còn là lúc lựa lời nữa, ông chộp lấy mũ.

– Ông ta không chịu nổi cái gì kia chứ? – Fedor Pavlovich la lên. – “Không có cách gì chịu nổi và không sao chịu nổi” ư? Trình Cha, tôi có vào được không? Cha có tiếp nhận tôi là khách mời không?

– Rất vui lòng mời ông. – Cha viện trưởng đáp. – Thưa các vị! Tôi mạo muội, – Cha bỗng nói thêm, – hết lòng cầu xin các vị tạm gác lại những xích mích ngẫu nhiên giữa các vị, gắn bó cùng nhau trong tình yêu và trong sự hoà thuận anh em, cầu nguyện Chúa Trời, cùng dự vào bữa ăn khiêm nhường của chúng ta.

– Không, không, không thể được. – Petr Alecxandrovich la lên dường như mất bình tĩnh.

– Đã không thể được đối với Petr Alecxandrovich thì cũng không thể được đối với tôi, tôi sẽ không ở lại đâu. Tôi đến đây cũng cốt là như thế, bây giờ Petr Alecxandrovich ở đâu thì tôi sẽ ở đấy: ông đi thì tôi sẽ đi. Petr Alecxandrovich ạ, ông ở thì tôi sẽ ở.… Thưa Cha viện trưởng, Cha vừa nói đến sự hoà thuận anh em tức là Cha châm chọc ông ấy; ông ấy không muốn nhận là có quan hệ họ hàng với tôi! Phải thế không, Fon Zon?(2) Fon Zon đứng đây này. Chào ông, Fon Zon.

– Ông… ông nói với tôi đấy ư? – Địa chủ Maximov sửng sốt, nói lúng búng.

– Cố nhiên là với anh. – Fedor Pavlovich la lên. – Chứ còn với ai nữa? Cha viện trưởng không thể là Fon Zon được!

– Nhưng tôi cũng không phải là Fon Zon, tôi là Maximov.

Không, anh là Fon Zon. Trình Cha, Cha có biết Fon Zon là gì không? Có một vụ án hình sự như thế: ông ta bị giết trong nhà thổ hình như các vị gọi những chốn ấy như thế, – bị giết và bị cướp lột mặc dù tuổi ông ta đã rất cao, người ta nhét ông ta vào cái hòm và gửi từ Peterburg về Moskva trong toa tàu chở hàng, có đánh số hẳn hoi. Lúc đóng hòm, bọn gái nhà thổ hát hỏng và chơi đàn guxli(3), tức là đàn piano ấy mà. Đấy chính là Fon Zon ấy, ông ta từ những kẻ chết sống lại, phải không Fon Zon?

– Thế là thế nào? Sao lại thế kia chứ? – Có tiếng lao xao trong đám giáo sĩ.

– Ta đi đi! – Petr Alecxandrovich lớn tiếng nói với Kalganov.

– Ồ không! – Fedor Pavlovich tru tréo lên, bước thêm một bước trong phòng. – Để tôi nói nốt đã. Ở phòng trưởng lão, ông mắng tôi như thể tôi đã phạm tội bất kính, chỉ vì tôi lớn tiếng nói về cá bống, Petr Alecxandrovich Miuxov, người bà con của tôi thích lời nói phải plus de noblesse que de sincerite(4), còn tôi thì trái lại, tôi thích lời nói phải plus de sincerite que de noblesse(5) tôi cóc cần noblesse(6)! Phải thế không, Fon Zon? Vô phép Cha viện trưởng, tôi tuy là thằng hề và làm trò hề, nhưng tôi là trang hiệp sĩ trọng danh dự và tôi muốn bày tỏ ý kiến của mình. Vâng, tôi là trang hiệp sĩ trọng danh dự, còn Petr Alecxandrovich chỉ có lòng tự ái bị tổn lương, ngoài ra không còn gì hơn.

Tôi đến đây có lẽ là để xem xét và nói lên ý nghĩ của mình. Con trai tôi là Alecxei đang tu ở đây, tôi là bố nó, tôi chăm lo đến số phận của nó và đấy là bổn phận của tôi. Trong lúc diễn trò tôi vẫn nghe thấy hết, tôi ngấm ngầm xem xét, và bây giờ tôi muốn hiến các ngài hồi cuối cùng của vở diễn: Thói thường ở ta là thế nào? Thói thường ở ta là ngã thì cứ nằm đấy. Ở ta một khi đã ngã thì cứ nằm suốt đời. Đừng hòng! Tôi muốn đứng dậy. Thưa các cha thánh thiện, tôi phẫn nộ về các cha. Xưng tội là một bí tích vĩ đại mà tôi tôn sùng và tôi sẵn lòng phủ phục xuống để tỏ lòng tôn sùng, vậy mà ở phòng trưởng lão mọi người đều quỳ gối bô bô xưng tội cho người khác nghe thấy. Có phép đâu bô bô xưng tội cho người ngoài nghe thấy không? Các cha thánh thiện đã định rằng xưng tội chỉ nói thầm vào tai thôi, chỉ khi đó xưng tội mới là bí tích, cái lệ ấy đã có từ cổ xưa. Mà thế là phải, làm sao tôi có thể công nhiên giãi bày trước mặt mọi người rằng chẳng hạn tôi đã làm thế này… ờ, tôi đã làm thế nọ, các vị hiểu chứ? Đôi khi có những điều nói ra quá là bất lịch sự. Như vậy thì không khỏi mang tai mang tiếng! Không, thưa các cha, trong việc này mà theo các cha thì có lẽ sẽ bị cuốn vào giáo phái Khlưxtư(7)… Hễ có dịp là tôi sẽ viết thư lên Hội nghị tôn giáo, còn thằng Alecxei con tôi thì tôi sẽ lôi nó về nhà… Ở đây xin lưu ý một điều. Fedor Pavlovich đã nghe được một số lời đồn đại. Trước đây đã có những chuyện đơm đặt độc ác thậm chí đã đến tai cả giáo chủ (không phải chỉ trong vùng chúng tôi, mà cả ở các tu viện khác có lập trưởng lão), theo đó thì dường như các trưởng lão được tôn sùng quá đáng, thậm chí phương hại đến uy quyền của viện trưởng, và ngoài ra, dường như các trưởng lão lạm dụng bí tích xưng tội và vân vân. Lời buộc tội thật phi lý, vì thế nó đã tự tiêu tan ngay từ thời ấy, cả ở vùng chúng tôi cũng như ở khắp mọi nơi. Nhưng con quỷ ngu ngốc đã bốc Fedor Pavlovich lên và mang ông ta đi mỗi lúc một xa xuống cái vực sâu nhục nhã này lại nhắc ông ta nhớ tới lời buộc tội trước đây mà bản thân ông ta chẳng hiểu tí gì hết. Vả chăng ông ta cũng không biết trình bày cho nên đầu nên đũa, nhất là lần này ở phòng trưởng lão chẳng có ai quỳ gối bô bô xưng tội để mọi người nghe thấy, vì Fedor Pavlovich không thể chính mắt nhìn thấy chuyện như thế và chỉ nói theo lời đồn và những chuyện đơm đặt trước kia mà ông nhớ láng máng. Nhưng nói xong những lời ngu ngốc, ông ta cảm thấy mình phun ra những điều vô lý lố bịch, và ông ta bỗng muốn chứng minh rằng hoàn toàn không phải là ông ta nói nhảm. Tuy ông ta biết rõ mười mươi rằng càng nói thêm câu nào thì ông ta càng vô lý và lố lăng hơn, nhưng ông ta không nén được và cứ như lao tuột xuống dốc.

– Đê tiện quá đi! – Petr Alecxandrovich la lên.

– Xin lỗi, Cha viện trưởng bỗng lên tiếng. – Đời xưa có câu: “Người ta bắt đầu nói nhiều điều không đâu về tôi, thậm chí cả những điều xấu xa. Tôi nghe hết và tự nhủ: ấy là thuốc của Chúa Kito gửi xuống để chữa cho tôi cái bệnh háo danh”. Vì thế chúng tôi cúi mình cảm tạ ông, thưa vị khách quý báu!

Và Cha rạp mình cúi chào Fedor Pavlovich.

– Ôi cha-cha! Đạo đức giả và câu nói suông cũ rích! Những câu nói cũ rích và những điệu bộ cũ rích! Sự giả dối cũ rích và cái trò rạp đầu bái tạ theo khuôn sáo mòn! Chúng tôi biết những cái lạy tạ ấy rồi! “Hôn vào môi và cắm lưỡi dao vào tim” như trong vở “Lũ kẻ cướp” của Siller. Tôi không ưa sự giả dối, thưa các cha, tôi muốn chân lý! Nhưng chân lý không phải ở những con cá bống, điều đó tôi đã tuyên bố rõ! Thưa các cha thày tu, các cha ăn chay làm gì? Tại sao các cha ăn chay để mong được ân thưởng ở trên trời? Để được ân thưởng như thế thì đến cả tôi cũng xin ăn chay! Không, thưa đấng tu sĩ thánh thiện, hãy đức hạnh trong đời sống, làm lợi cho xã hội, chứ không phải là giam mình trong tu viện ăn bánh mì có sẵn và chờ đợi sự ân thưởng ở trên kia – như vậy còn khó hơn. Thưa Cha viện trưởng, tôi cũng biết nói năng ra đầu ra đũa đấy chứ. Người ta dọn những món gì thế này? – ông ta tới gần bàn. – Rượu Porto cũ của Farton, rượu vang Medog của anh em Elixxeev(8), các cha cừ thật! Những thứ này không có gì giống cá bống. Các cha lại còn đưa ra cả chai rượu này nữa chứ, hê-hê-hê! Nhưng ai cung phụng tất cả những thứ này? Người nông dân Nga, người lao động đã bằng hai bàn tay chai sần của mình kiếm từng đồng xu đem đến đây, bòn của gia đình và của nhu cầu nhà nước! Thưa các cha thánh thiện, các cha hút máu dân đen!

– Ông bậy bạ quá đấy. – Cha Ioxif thốt lên. Cha Paixi một mực im lặng. Miuxov đâm bổ ra khỏi phòng, Kalganov ra theo.

– Thôi, thưa các cha, tôi cũng về theo Petr Alecxandrovich! Tôi sẽ không đến đây nữa, các cha có quỳ xuống cầu xin tôi cũng không đến nữa. Tôi đã gửi cho các cha một nghìn rúp, thế là các cha đã lại sáng mắt ra, hê-hê-hê! Không, tôi sẽ không cho thêm nữa đâu. Tôi trả thù cho tuổi trẻ đã qua của tôi, cho tất cả sự nhịn nhục của tôi! – ông ta đấm tay xuống bàn trong cơn uất ức giả tạo. – Tu viện này có ý nghĩa lớn trong đời tôi! Tôi đã cay đắng đổ nhiều nước mắt vì nó! Các người đã xúi giục người vợ điên dại của tôi chống lại tôi. Các người đã nguyền rủa tôi tại bảy Hội nghị giám mục(9), phỉ báng tôi khắp quanh vùng! Đủ rồi, thưa các cha, bây giờ là thời đại tự do, thời đại của tàu thủy và đường sắt. Các người sẽ không được tôi cho nghìn nào, trăm nào, thậm chí trăm xu nào nữa, không có gì nữa hết!

Còn điều nữa đáng lưu ý. Chưa bao giờ tu viện của chúng tôi có ý nghĩa đặc biệt gì như thế trong đời ông ta, cũng chưa bao giờ ông ta nhỏ một giọt nước mắt cay đắng nào vì tu viện. Nhưng ông ta say sưa với những giọt nước mắt bịa đặt ấy đến nỗi trong giây lát ông ta gần như không tin bản thân mình nữa: thậm chí ông ta suýt khóc vì cảm động; nhưng chính lúc ấy ông ta cảm thấy nên quay càng xe tháo lui là vừa.

Đáp lại những lời bịa đặt hằn học của ông ta, Cha viện trưởng cúi đầu lại nói:
– Còn có câu này nữa: “Hãy vui vẻ chịu đựng sự sỉ nhục tự dưng đến với con, đừng bối rối, cũng đừng căm thù kẻ đã bêu riếu con”: Chúng tôi sẽ làm như thế.

– Ái chà-chà! Lại một mớ những lời bá láp! Các cha cứ suy xét đi, tôi về đây! Còn thằng Alecxei con tôi thì từ nay tôi lôi hẳn nó về, quyền làm bố của tôi, Ivan Fedorovich con trai vô cùng đáng kính của ba, ba lệnh cho anh đi theo ba! Fon Zon, anh còn đứng đấy làm gì! Về thành phố đi, đến nhà tôi. Ở nhà tôi vui ra trò. Chỉ một dặm đường thôi mà, thay cho dầu cây tôi sẽ đãi lợn sữa và cháo đặc; ta sẽ làm một bữa chén, sẽ có cognac, rượu mùi nữa, lại cả gái đẹp… ê, Fon Zon, đừng bỏ lỡ hạnh phúc!

Ông ta đi ra, vừa gào thét vừa hoa tay múa chân. Chính lúc ấy Rakitin nhìn thấy và chỉ cho Alecxei.
– Alecxei! – Nhác thấy con, ông ta thét gọi từ xa – Hôm nay về hẳn nhà, đem theo cả gối và chân nệm, sao cho ở đây không còn hơi hướng gì của con nữa.

Aliosa đứng sững lại như trời trồng, lẳng lặng chăm chú quan sát cảnh tượng trước mắt. Trong lúc đó Fedor Pavlovich lên xe, tiếp đó Ivan Fedorovich lặng lẽ và cau có lên theo, thậm chí không ngoảnh lại từ biệt Aliosa. Nhưng lại một cảnh hề nữa gần như không thể tưởng tượng nổi xảy ra, bổ sung cho cuộc diễn trò. Địa chủ Maximov bỗng xuất hiện bên bác xe. Ông ta chạy hộc tốc để khỏi bị chậm. Rakitin và Aliosa nhìn thấy ông ta chạy.

Ông ta vội vã đến nỗi hấp tấp bước luôn lên cái bậc xe vẫn còn bàn chân trái của Ivan Fedorovich đặt ở đó và víu lấy thành xe, toan nhảy vào trong.

– Tôi cũng đi, cho tôi đi với! – ông ta vừa la vừa nhảy cẫng lên, vui vẻ cười khúc khích, mặt tràn trề hạnh phúc, sẵn sàng làm mọi việc. – Cho tôi đi với!

– Thì tôi đã bảo mà, – Fedor Pavlovich hân hoan reo lên, – đấy là Fon Zon! Đấy thực sự là Fon Zon sống lại từ nhưng kẻ chết. Nhưng anh làm cách nào thoát ra khỏi nơi ấy? Anh đã làm trò quỷ quái gì ở đấy và làm thế nào thoái thác được bữa ăn? Muốn vậy phải có cái trán bằng đồng! Tôi có cái trán như thế, còn anh, người anh em ạ, tôi ngạc nhiên về cái trán của anh. Nhảy lên, nhảy lên mau mau! Cho ông ấy lên, Vania, càng thêm vui. Ông ta sẽ nằm tạm dưới chân được đấy. Anh nằm được chứ, Fon Zon?

– Hay để ông ta ngồi ghé lên ghế xà ích?… Nhảy lên ghế xà ích đi, Fon Zon…

Nhưng Ivan Fedorovich đã ngồi vào chỗ bỗng lẳng lặng ra sức xô mạnh vào ngực Maximov khiến ông ta văng đi đến vài thước.

Ông ta không ngã là may.

– Đi thôi! – Ivan Fedorovich giận dữ quát lên với người đánh xe.

– Sao lại làm thế? Sao con lại làm thế? Sao lại xô ông ấy? – Fedor Pavlovich sửng cồ lên, nhưng xe đã đi. Ivan Fedorovich không trả lời.

– Con lạ thật đấy! – im lặng được vài phút, Fedor Pavlovich lại lên tiếng, mắt liếc nhìn con. – Chính con bày ra tất cả chuyến đi thăm tu viện này, chính con giục giã, thế thì tại sao bây giờ lại cáu kỉnh?

– Ba nói lảm nhảm đủ rồi đấy, bây giờ thì ngủ đi một chút. – Ivan Fedorovich nghiêm nghị ngắt lời.

Fedor Pavlovich lại yên lặng vài phút.

– Giá được một ly cognac bây giờ thì tốt, – ông ta nói với giọng trịnh trọng. Nhưng Ivan Fedorovich không trả lời.

– Về đến nhà, con cũng nên uống một chút.

Ivan Fedorovich vẫn lặng thinh.

Fedor Pavlovich chờ thêm hai phút nữa.

– Dù thế nào ba cũng lôi Alecxei ra khỏi tu viện, mặc dù anh sẽ rất khó chịu về việc đó, Carl Fon Mor vô cùng đáng kính của ta ạ.

Ivan Fedorovich khinh khỉnh nhún vai và quay mặt đi, nhìn ra ngoài đường. Sau đó cho đến lúc về tới nhà, không ai nói năng gì.

Chú thích

(1) Theo phong tục, người Nga thường dùng ba loại bánh mì trắng, xám nâu và đen (N.D).

(2) vụ án Fon Zon xử tại toà án khu Peterburg ngày 18 và 19 tháng ba 1870, Fon Zon bị nhử vào một lưu manh ở trung tâm Peterburg, bị giết một cách dã man, của cải bị cướp sạch (B.T)

(3) loại đàn dây thời cổ, đặt trên đùi, chơi bằng cả hai tay (N.D).

(4) Tiếng Pháp trong nguyên bản: nhiều tao nhã hơn là thành thật (N.D).

(5) Tiếng Pháp trong nguyên bản: nhiều thành thật hơn là tao nhã (N.D).

(6) Tiếng Pháp trong nguyên bản: tao nhã (N.D)

(7) Một trong những phái ly giáo tăm tối nhất, cuồng tín nhất, xuất hiện ở Nga vào thế kỷ XII (N.D)

(8) Tên các của hàng thực phẩm nổi tiếng (N.D).

(9) Trong số bảy Hội nghị giám mục toàn thế giới (những đại hội các giới chức cao cấp của giáo hội Kito), nhà thờ chính giáo thừa nhận bảy hội nghị đầu tiên. Kể từ hội nghị đầu tiên, trong đó giáo phái Ariut bị lên án là tà đạo, hầu như mỗi lần hội nghị đều có người bị nguyền rủa và lên án (N.D).

Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!