Anh em nhà Karamazov

Phần 2.1 – Đến tu viện
Trước
image
Chương 6
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

Hôm ấy là một ngày tuyệt đẹp, ấm áp và sáng sủa. Cuối tháng tám. Cuộc gặp gỡ với trưởng lão đã ấn định ngày là ngay sau buổi lễ cuối cùng, vào khoảng mười một giờ rưỡi. Nhưng khách không đến lúc làm lễ, mà đến lúc vừa tan lễ. Họ đi hai cỗ xe, cỗ thứ nhất sang trọng thắng hai con ngựa quý, chở Petr Alecxandrovich Miuxov với một người họ xa của ông, một người rất trẻ, trạc hai mươi tuổi, Petr Fomich Kalganov. Chàng thanh niên này đang chuẩn bị vào đại học. Không hiểu vì sao anh ta hiện ở nhà Miuxov, và Miuxov rủ rê anh ta ra nước ngoài, đến Zuric hay Jena để vào học ở đấy cho đến khi tốt nghiệp, anh ta vẫn chưa quyết định. Anh ta nom tư lự và dường như đãng trí. Mặt anh ta nom dễ ưa, vóc người rắn chắc, khá cao lớn. Luồng mắt anh ta đôi khi có vẻ đờ đẫn kỳ lạ: như tất cả những người hết sức đãng trí, đôi khi anh ta nhìn người khác chằm chằm hồi lâu mà chẳng thấy gì. Anh ta ít lời và hơi vụng về, nhưng có lúc – chỉ khi có hai người với nhau – anh ta bỗng nhiên lắm lời kinh khủng sôi nổi, hay cười, đôi khi có trời biết anh ta cười cái gì.

Nhưng sự hưng phấn của anh ta lụi tàn cũng nhanh chóng và đột ngột như khi nó xuất hiện. Anh ta ăn vận bao giờ cũng chỉnh tề, thậm chí trang nhã: anh ta đã có một số tài sản riêng và còn đang trông đợi sẽ có thêm gấp bội. Anh ta kết bạn với Aliosa.

Trên cỗ xe thuê quá cũ kỹ, long sòng sọc nhưng rộng rãi, thắng một cặp ngựa già sắc hồng đốm xám, cách xe trước của Miuxov một quãng xa là Fedor Pavlovich và con trai ông ta là Ivan Fedorovich. Dmitri Fedorovich đã được báo cho biết giờ họp từ hôm trước nhưng đến muộn. Khách để xe cạnh bức tường vây, ở khu vực nhà khách và đi bộ vào cổng tu viện. Trừ Fedor Pavlovich, ba người còn lại hình như chưa bao giờ thấy một tu viện nào, còn Miuxov, ba mươi năm nay có lẽ không bước chân đến nhà thờ. Ông nhìn xung quanh với vẻ tò mò có phần cố ý tỏ ra hơi lỗ mãng. Nhưng đối với người có óc quan sát như ông thì ngoài nhà thờ và những nhà phụ cũng hết sức bình thường trong tu viện không còn cái gì đáng chú ý. Những người đi lễ về sau cùng đang ra, vừa đi vừa cất mũ và làm dấu thánh.

Giữa đám bình dân cũng có những người thuộc tầng lớp cao hơn, hai ba bà mệnh phụ một viên tướng rất già: tất cả bọn họ đứng ở nhà khách. Một đám ăn mày lập tức vây lấy các vị khách của chúng ta, nhưng chẳng ai cho họ cái gì. Riêng có Pietr Fomich Kalganov lấy trong ví tiền mười kopek, vội vã và ngượng ngập – có trời biết tại sao lại như thế, giúi nhẹm cho một người đàn bà, nói nhanh: “Chia đều cho tất cả”. Những người cùng đi với anh ta chẳng ai để ý đến chuyện đó, vì vậy anh ta chẳng cần gì phải ngượng ngùng. Vậy mà thấy thế anh ta càng ngượng ngập hơn.

Nhưng có một điều kỳ lạ: đáng ra người ta phải chờ đón họ, thậm chí có lẽ phải tỏ ra trịnh trọng một chút: một vị khách mới đây đã cúng cho tu viện một ngàn rúp, người kia là một điền chủ giàu có bậc nhất có thể nói là bậc học rộng tài cao mà tất cả các thầy tu phần nào lệ thuộc vào ông ta về quyền đánh cá trên sông, vì vụ kiện có thể dẫn đến tình thế ấy. Ấy thế mà không một nhân vật chính thức nào ra đón khách. Miuxov lơ đãng nhìn những bia mộ ở gần nhà thờ và toan đưa ra nhận xét rằng các thân chủ hẳn là phải trả giá đắt cho những bia mộ ấy mới được quyền chôn người nhà ở nơi “thiêng liêng” như thế này, nhưng ông im lặng: thói mỉa mai thông thường của người có đầu óc tự do gần như đã biến thành sự giận dữ.

– Quái quỷ, biết hỏi ai ở đây bây giờ, thật chẳng ra thể thống gì cả… Phải giải quyết ngay đi thôi, đến là mất thời giờ. – Đột nhiên ông lẩm bẩm như nói một mình.

Bỗng có một người đi tới, một người đàn ông đứng tuổi, hơi hói, mặc chiếc măng tô mùa hè to rộng, có cặp mắt nhỏ dịu dàng. Ông ta nhấc mũ lên, bằng một giọng nói rất ngọt xớt tự giới thiệu mình là Maximov, một điền chủ ở Tula.

Ông ta lập tức chia sẻ mối bận tâm của các vị khách.

Trưởng lão Zoxima ở tu xá, một nơi biệt tích, cách tu viện chừng bốn trăm bước, bên kia khoảnh rừng nhỏ, bên kia khoảnh rừng…

– Thưa tôi cũng biết là ở bên kia khoảnh rừng, – Fedor Pavlovich trả lời ông ta. – nhưng tôi quên mất đường rồi, đã lâu lắm chúng tôi không đến đây.

– Đi vào cái cổng này, rồi thẳng qua khoảnh rừng… qua rừng.

– Chúng ta cùng đi. Xin mời… Chính tôi, tôi thân hành… Đi lối này, lối này…

Họ qua cổng, vào rừng. Điền chủ Maximov khoảng chừng sáu mươi tuổi, ông ta không phải là đi mà đúng hơn là chạy lon lon ở phía bên, trân mắt nhìn tất cả bọn họ với vẻ tò mò riết róng, đến là khó thương. Mắt ông ta như lòi hắn ra.

– Ông ạ, chúng tôi đến gặp trưởng lão có việc riêng, – Miuxov nói một cách nghiêm khắc. – Có thể nói là chúng tôi đã được phép vào yết kiến “nhân vật này”, vì thế chúng tôi cảm ơn ông đã dẫn đường, nhưng chúng tôi không mời ông cùng vào đâu.

– Tôi đã vào rồi, tôi đã vào rồi mà… Un chevalier parfait(1)

Và ông điền chủ phóng lên không trung một cái búng tay.

– Ai là một chevalier?(2)

– Trưởng lão, vị trưởng lão tuyệt vời… Danh dự và vinh quang của tu viện, Cha Zoxima. Một vị trưởng lão như thế…

Lời lẽ lộn xộn của ông bị cắt quãng vì một thầy tu đã theo kịp các vị khách, người này đội mũ chùm, thấp bé, xanh mướt và gầy nhom. Fedor Pavlovich và Miuxov dừng lại. Thầy tu cúi chào lễ phép gần như rạp mình xuống và nói:

– Thưa các vị, Cha viện trưởng khẩn khoản mời tất cả các vị đến dùng bữa với Cha sau khi thăm tu xá. Vào đúng một giờ, không muộn hơn. Xin mời cả ông nữa. – ông ta nói với Maximov.

– Tôi nhất định sẽ đến! – Fedor Pavlovich kêu lên hết sức vui mừng vì lời mời ấy. – Nhất định. Mà thầy ạ. Tất cả chúng tôi đã hứa là sẽ cư xử đứng đắn… Còn ông, Petr Alecxandrovich, ông đến chứ?

– Sao lại không nhỉ? Tôi đến đây làm gì nếu không phải là để xem xét mọi nề nếp ở đây. Tôi chỉ ngại một điều là bây giờ tôi lại cùng đi với ông, Fedor Pavlovich ạ…

– Vâng, Dmitri Fedorovich vẫn chưa có mặt.

– Anh ta vắng mặt càng hay, thể ông tưởng tôi thích thú với cái chuyện lủng củng trong gia đình ông chắc, nhất là lại dính ông vào đây nữa? Chúng tôi sẽ đến dùng bữa, thày nói hộ với Cha viện trưởng là chúng tôi có lời cảm tạ. – ông nói với thầy tu.

– Ồ không, tôi có nhiệm vụ đưa các ông đến chỗ trưởng lão. – Thầy tu đáp.

– Nếu vậy thì tôi đến Cha viện trưởng, trong lúc đó tôi đến Cha viện trưởng. – ông điền chủ lắp bắp.

– Cha viện trưởng lúc này đang bận, nhưng xin tuỳ ông… – Thầy tu nói với vẻ lưỡng lự.

– Lão già đến phiền rầy – Miuxov nói to lên, khi ông điền chủ Maximov chạy trở lại tu viện.

– Lão giống Fon Zon(3). – Fedor Pavlovich bỗng thốt lên.

– Ông thì chỉ được cái thế thôi… Giống Fon Zon cái gì nào? Ông đã chính mắt nhìn thấy Fon Zon rồi à?

– Tôi đã xem ảnh ông ta. Tuy nét mặt không giống, nhưng vẫn có cái gì đó giông giống không thể cắt nghĩa được.

Bản sao thứ hai y hệt Fon Zon. Điều đó thì chỉ nhìn mặt thôi bao giờ tôi cũng nhận ra.

– Có thể về khoản đó thì ông thành thạo. Nhưng mà này, Fedor Pavlovich ạ, ban nãy ông vừa nhắc lại rằng chúng ta đây hứa sẽ cư xử lịch sự, nhớ lấy nhé. Tôi bảo ông đấy, hãy giữ gìn cẩn thận ông mà diễn trò hề thì tôi không có ý định để người ta coi tôi cùng một giuộc với ông đâu nhé… Ông xem, ông ta thế đấy! – Miuxov nói với thầy tu. – Tôi sợ phải cùng đi với ông ta đến những người tử tế.

Cặp môi lợt lạt cắt không ra máu của thầy tu thoáng một nụ cười kín đáo, không phải không có phần ranh mãnh nhưng ông ta không nói gì, điều đó cho thấy quá rõ ràng ông ta im lặng vì tự trọng. Miuxov càng cau có hơn.

“Ôi chao, quỷ xé xác tất cả bọn họ đi, chỉ là cái bề ngoài được đào luyện qua bao thế kỷ, chứ thực tế là lòe bịp và phi lý!” – Ông thoáng nghĩ.

– Tu xá đây rồi, đến nơi rồi! – Fedor Pavlovich reo lên. – Có tường bao quanh và cổng đóng kín.

Ông ta khoa rộng tay làm dấu chữ thập trước những hình thánh vẽ trên cổng và bên cổng.

– Vào tu viện khác thì phải bỏ lại quy pháp của mình. – Ông ta nói. – Ở tu xá này có cả thảy hai mươi nhăm vị thánh đang tìm sự cứu rỗi, họ nhìn nhau và ăn bắp cải. Và không một người đàn bà nào bước chân vào cửa này, đấy mới là điều phi thường. Quả có thể thật. Nhưng sao tôi nghe nói trưởng lão vẫn tiếp khách đàn bà nhỉ? – Ông ta nói với thầy tu.

Phụ nữ tầng lớp bình dân hiện giờ cũng đang có mặt ở đây đấy, kia kìa, họ nằm chờ ở bên hành lang. Còn các bà quý phái thì có hai phòng nhỏ ở ngay hành lang, nhưng bên ngoài bức tường vây, cửa sổ các phòng đó kia kìa, trưởng lão ra gặp họ bằng lối đi trong, khi Cha mạnh khỏe, nghĩa là vẫn ở ngoài bức tường. Lúc này có một phu nhân, bà điền chủ Khokhlakova ở Kharcov đang chờ đợi cùng với đứa con gái yếu đau của bà. Có lẽ Cha đã hứa sẽ ra tiếp, tuy gần đây Cha yếu hắn đi, phải gắng gượng lắm mới ra gặp mọi người được.

– Vậy ra vẫn có ngách thông từ tu xá ra chỗ các bà? Xin đừng nghĩ rằng tôi có ý gì, thưa Đức Cha, ấy là tôi nói vậy thôi. Cha ạ, ở núi Atox, Cha có nghe nói đến không, chẳng những phụ nữ không được đến thăm, mà hoàn toàn không được có phụ nữ ở đấy thậm chí cả những con vật cái: gà mái, bò cái…

– Fedor Pavlovich, tôi sẽ quay trở lại và bỏ mặc ông ở đây một mình, mà không có tôi thì người ta sẽ tống cổ ông ra khỏi cửa, tôi báo trước cho ông biết.

– Tôi làm phiền gì ông nào, Petr Alecxandrovich. Ông xem kìa. – Ông ta bỗng kêu lên, bước ra phía ngoài bức tường. – Xem kìa, họ sống giữa một thung lũng hoa hồng tuyệt chưa chứ!

Quả vậy, tuy ở đây không có hoa hồng, nhưng có cơ man nào là hoa mùa thu loại hiếm và tuyệt đẹp ở tất cả những chỗ có thể trồng hoa được. Rõ ràng là có một bàn tay giàu kinh nghiệm chăm sóc hoa. Những luống hoa ở bên trong các bức tường nhà thờ và giữa các nấm mồ. Ngôi nhà nhỏ trong đó có phòng của trưởng lão là ngôi nhà bằng gỗ, một tầng, có hành lang ở phía trước xung quanh cũng trồng hoa.

Trước đây, hồi còn trưởng lão Varxonofi có được như thế này đâu nhỉ? Nghe nói trưởng lão trước không thích sự phong nhã, Cha có đôi khi nổi xung và dùng gậy đánh cả các quý bà, – Fedor Pavlovich vừa nói vừa lên bậc tam cấp.

– Trưởng lão Varxonofi có những lúc như điên khùng thật đấy nhưng người ta cũng lưu truyền nhiều chuyện vô lý.

Cha không bao giờ dùng gậy đánh ai cả – Thầy tu trả lời. – Bây giờ xin các vị chờ cho một lát, tôi vào báo trước.

– Fedor Pavlovich, tôi đặt điều kiện lần cuối cùng, ông nghe đây! Hãy giữ thái độ đứng đắn, không thì sẽ biết tay tôi đấy, – Miuxov còn kịp nói nhỏ lần nữa.

– Chẳng hiểu sao mà ông lo lắng đến thế? – Fedor Pavlovich nói với giọng chế nhạo. – Hay ông sợ tội lỗi? Người ta bảo trưởng lão chỉ nhìn vào mắt người ta là biết ngay ai đến với tâm tư thế nào. Nhưng sao ông coi trọng dư luận quá vậy, ông là dân Paris, là người tiên tiến cơ mà, ông làm tôi ngạc nhiên đấy!

Nhưng Miuxov không kịp trả lời câu châm chọc cay độc ấy, họ được mời vào. Lúc bước vào, ông hơi cáu…

– “Hừ, ta biết trước mà, ta đang bực tức, rồi ta sẽ tranh cãi… ta sẽ nổi nóng và sẽ hạ thấp bản thân ta và tư tưởng của ta” – Ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu ông.

Chú thích

(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản: một trang hiệp sĩ hoàn hảo (N.D).

(2) Ai là trang hiệp sĩ.

(3) vụ án Fon Zon xử tại toà án khu Peterburg ngày 18 và 19 tháng ba 1870, Fon Zon bị nhử vào một lưu manh ở trung tâm Peterburg, bị giết một cách dã man, của cải bị cướp sạch (N.D)

Trước
image
Chương 6
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!