Cánh Đồng Hoang Vu

Chương 61
Trước
image
Chương 61
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
Tiếp

Chu Lễ đến một thành phố nhỏ ở Châu Âu, dân cư thưa thớt, phong cảnh tuyệt đẹp. Trước căn hộ anh thuê có một quảng trường, mỗi ngày đều có các nhà nghệ thuật đến quảng trường, khi mở cửa sổ phòng có thể thường nghe thấy tiếng hát, sau khi ăn tối xong đi dạo có thể gặp những nghệ sĩ hài kỳ quái trang điểm đậm.

Sau nửa tháng thích nghi, Chu Lễ đưa họ đến một nông trại vào ngày cuối tuần. Nông trại mênh mông vô tận, cỏ xanh tươi mơn mởn, chủ của nông trại là bạn của bạn Chu Lễ, anh ta nuôi tám con chó lớn vô cùng hiền lành.

Hai con trong số đó vừa mới sinh con, chủ nông trại thấy Chu Lễ trêu chọc con chó, hỏi anh có nuôi chó trong nhà không. Nghe Chu Lễ nói không có, chủ nông trại hỏi anh có muốn nhận nuôi một con từ chỗ này không, có quá nhiều chó nên chủ nông trại không nuôi nổi.

Chu Lễ không có hứng thú nuôi chó, anh xoa đầu con chó lớn, hỏi người phía sau mà không hề quay đầu lại: “Ba muốn nuôi không?”

Chu Khanh Hà ngồi trên xe lăn, khí sắc tốt hơn lúc còn ở trong nước, ông trả lời: “Con muốn nuôi thì ôm một con về.”

“Ba có nhớ lúc còn nhỏ con có mua về mấy bao đồ ăn cho chó không? Lúc ba nhìn thấy, hỏi con muốn nuôi chó phải không.” Chu Lễ hỏi đột ngột.

Khi đó Chu Lễ được Chu Khanh Hà đón về từ nhà họ Đàm được một năm. Trên đường đi học về, anh và Tiêu Bang gặp một con chó dữ ở tiệm sửa xe, Chu Lễ muốn thuần hóa con chó dữ, mỗi ngày mang thức ăn đến, mấy bao đồ ăn cho chó bị Chu Khanh Hà phát hiện.

Lúc ấy Chu Khanh Hà hỏi anh có muốn nuôi chó không, anh có thể đem con chó anh đang nuôi về nhà, hoặc đến cửa hàng thú cưng để mua một con mà anh thích.

Chu Lễ không ghét chó, nhưng cũng không thích lắm, đối với anh có nuôi chó hay không cũng được, cho nên câu trả lời của anh là: “Con không chắc mình có thể làm một người chủ tốt, con không nuôi.”

Anh không nghĩ rằng anh có đủ kiên nhẫn và trách nhiệm đối với một sinh mạng mà có hay không cũng được, con người phải chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình.

Năm đó Chu Lễ mới khoảng mười một tuổi, nói ra câu đó khiến Chu Khanh Hà sửng sốt một hồi. Thật đáng tiếc khi trẻ em hiểu đạo lý, người trưởng thành lại quên điều đó. Họ dường như luôn có nhiều việc quan trọng hơn phải làm, không nhận ra rằng họ không có sự tôn trọng đối với sinh mạng, cho dù sinh mạng kia là con của họ.

Sau khi Chu Khanh Hà bị bắt vào tù, sự thanh cao và kiêu ngạo của ông bị nghiền nát thành bột. Khi tỉnh táo lại, ông từ một người thanh cao và kiêu ngạo trở thành người thấp kém và tự ti nhất, sinh mạng càng trở thành một gánh nặng.

Chu Lễ xoa đầu con chó, lặp lại câu nói trước đây: “Con không chắc sẽ làm một người chủ tốt, cho nên không nuôi. Nếu ba cảm thấy mình có thể nuôi được thì chọn một con ở đây.”

Chu Khanh Hà im lặng, Chu Lễ quay đầu lại nhìn ông, Chu Khanh Hà nói: “Ăn sáng trước đi.”

Chu Lễ vỗ con chó, ra hiệu cho nó chạy đi, anh đi cạnh xe lăn, cùng Chu Khanh Hà trở về nhà.

Chu Khanh Hà phải đến phòng khám mỗi tuần, vì vậy sau hai ngày ở nông trại, họ trở về thành phố nhỏ.

Chu Lễ làm việc và nghỉ ngơi theo quy luật, nhưng quy luật này không làm anh hài lòng về mặt tinh thần.

Chu Lễ chọn khu dân cư này rất tuyệt, không bị cô lập với thế giới, nhưng vẫn duy trì được khoảng cách nhất định với người khác, có sự thuận tiện của thành phố và sự yên tĩnh của vùng nông thôn, thích hợp cho người bệnh phục hồi sức khỏe.

Một ngày nọ, sáng sớm thức dậy, ngoài cửa sổ là trời xanh mây trắng, hoa thơm chim hót, anh lại cảm thấy không khí ngột ngạt, hít thở sâu, anh không nhịn được nên gửi một tin nhắn WeChat cho Lâm Ôn.

Bên anh là sáng sớm, bên Lâm Ôn là buổi trưa, trả lời rất nhanh, đang là thời gian nghỉ trưa của Lâm Ôn.

Chu Lễ nói: “Anh đã mở một gian phòng, em vào đi.”

Chu Lễ mở một phòng riêng trong APP, Lâm Ôn theo vào, cuối cùng anh cũng nghe thấy giọng của Lâm Ôn.

Lâm Ôn hỏi anh: “Anh mới ngủ dậy phải không?”

Chu Lễ nhắm mắt, đứng dậy trong âm thanh dịu dàng, trả lời: “Ừ, mới dậy.”

Anh cầm di động vào phòng tắm rửa mặt, rửa mặt xong thì vào nhà ăn để ăn sáng, di động đặt cạnh chén, giọng nói của Lâm Ôn lọt vào tai của tất cả mọi người có mặt.

Ông nội Chu chỉ vào di động của Chu Lễ, kinh ngạc nói “A”, bà nội Chu giật mình, bà còn di chứng của căn bệnh đột quỵ, nói chuyện không được gọn gàng lắm.

“Con làm gì đó?” Bà nội Chu hỏi.

Ông nội Chu thì thào: “Tôi nhớ rồi, lần trước tôi gọi điện thoại cho A Lễ, một cô gái đã nhấc máy.”

Chu Khanh Hà ăn uống không được, bữa sáng chưa ăn tới hai miếng, ông nhìn Chu Lễ đang nói chuyện điện thoại mà chẳng quan tâm đến ai, nhất thời ngẩn ngơ.

Hiệu quả thu sóng của microphone quá tốt, Lâm Ôn hiển nhiên nghe thấy tiếng của người khác, Chu Lễ nghe cô hỏi nhỏ: “Bên chỗ anh có người hở?”

Chu Lễ nói: “Anh đang ăn sáng, mọi người đều có mặt.”

Bên kia yên lặng.

Vẻ mặt Chu Lễ tự nhiên: “Em cứ làm chuyện của em, đừng tắt.”

“…”

Vì thế cả ngày nay, di động của Chu Lễ không rời khỏi người, ông nội Chu và bà nội Chu cứ cười tủm tỉm, cố gắng không nói chuyện nhiều, Chu Khanh Hà đã ngẩn người thật lâu.

Sáng hôm sau, Chu Lễ ở trong phòng tắm chuẩn bị cạo râu, Chu Khanh Hà muốn đi WC, Chu Lễ đặt dao cạo râu xuống: “Ba vô trước đi.”

“Con cứ làm trước.” Chu Khanh Hà nói.

Chu Lễ không thích nhường qua nhường lại, nếu Chu Khanh Hà bảo anh làm trước, anh lại cầm dao cạo râu lên.

Chu Khanh Hà ở cửa phòng tắm, nhìn anh một lúc mới hỏi: “Cô bé kia tên gì?”

Chu Lễ nhìn gương trả lời: “Lâm Ôn.”

“Bao nhiêu tuổi?”

“24.”

“Làm việc gì?”

“Cô ấy làm cho một công ty hội nghị và triển lãm.”

Hai cha con một người hỏi một người trả lời, Chu Lễ chậm rãi cạo râu.

Chu Lễ rửa sạch dụng cụ cạo râu rồi soi gương.

Anh không phải toàn năng, đặc biệt đối với sinh mạng của con người, anh càng không khống chế được, Chu Lễ thờ ơ nghĩ tới kết cục cuối cùng của Chu Khanh Hà.

Căn bệnh của Chu Khanh Hà khiến ông sống trong sự đau đớn, có lẽ cái chết là sự giải thoát thật sự cho ông. Người trưởng thành không phải là đứa trẻ thiếu hiểu biết, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, bất kể là coi hôn nhân như trò đùa, hay là làm trái pháp luật, họ phải tự gánh chịu.

Người khác cớ gì lại cưỡng cầu.

Nhưng mỗi buổi sáng, Chu Lễ đứng trước gương trong phòng tắm để cạo râu, anh lại nghĩ, bộ dụng cụ cạo râu này không tốt bằng bộ mà Chu Khanh Hà đưa cho anh hồi đó.

Những ngày sau đó vẫn không có gì thay đổi, mỗi ngày sau khi ăn xong thì đi dạo, mỗi tuần tới phòng khám một lần, cuối tuần sẽ đi du lịch đến các thành phố và thị trấn lân cận.

Chu Khanh Hà và Chu Lễ làm cha con được 28 năm, thời gian ở chung trong 28 năm đầu dường như không nhiều như hiện giờ.

Mỗi ngày ngoại trừ lúc ở bên cạnh người khác, Chu Lễ bận việc riêng. Anh sẽ làm việc trên bàn cơm, có một ly cà phê hoặc là một điếu thuốc trên tay, mắt kính trên sống mũi có khi là gọng bạc, có khi là gọng vàng.

Chu Lễ không để mình hoàn toàn bị mắc kẹt trong tình trạng chăm sóc ba, anh vừa gánh vác trọng trách, vừa có công việc và cuộc sống của mình, tính toán đủ loại kế hoạch trong tương lai.

Vì vậy một ngày nọ, khi Chu Khanh Hà lại hỏi về Lâm Ôn, Chu Lễ rút một điếu thuốc trong hộp thuốc và đưa ra.

Đây là lần đầu tiên Chu Khanh Hà nhận được một điếu thuốc từ con trai, ông lặng lẽ nhận, bật lửa, châm thuốc.

Chu Lễ lấy lại bật lửa, nghịch chốt mở nho nhỏ của bật lửa, rũ mắt nói: “Lần đầu tiên con hút thuốc, là lấy trộm thuốc lá của ba.”

Chu Khanh Hà không hề kinh ngạc: “Ba biết.” Ông phát hiện ngay lập tức khi về nhà hôm đó.

Chu Lễ nói thêm: “Con không nghiện thuốc lá, thật ra con có cảm xúc rất đơn giản đối với nhiều thứ, nhiều nhất là có chút hứng thú, sự hứng thú đó qua đi rất nhanh. Người khác xem World Cup có thể phát điên, con không hiểu họ điên chuyện gì. Tiêu Bang hay nói con không có tính ‘người’.” Nói xong, giọng điệu của Chu Lễ từ từ trở nên nhẹ nhàng hơn một chút, “Nhưng bây giờ con có thứ mình muốn, rất muốn.”

Chu Khanh Hà không hỏi anh rất muốn thứ gì.

Chu Lễ nói: “Ba từng nói ba hối hận đã bỏ lỡ thời gian đại học của con, nhưng thời gian đó không có gì đáng nhớ. Con chỉ biết tương lai của con sẽ càng tốt hơn trước, nếu ba muốn thì có thể mong đợi điều này.”

Chu Khanh Hà gật đầu: “Vậy khi nào con về nước?”

Chu Lễ ngừng lại, liếc nhìn ông.

“Đưa ông bà nội về luôn, bên này ba có người chăm sóc là được rồi, con cứ làm những gì mình muốn.” Dừng một chút, Chu Khanh Hà nói, “Ba không thể đảm bảo, bởi vì ba không chắc mình có làm được không, nhưng ba muốn cố gắng hết sức, con bớt chút thời gian giúp ba nhận nuôi một con chó.”

Chu Lễ nhanh chóng đến nông trại, chó con vừa đầy tháng vô cùng hoạt bát, anh chọn một con màu nâu và một con màu trắng mang về.

Ngày Chu Lễ rời đi, Lâm Ôn say rượu và bị đau đầu, cô đứng trên ban công một hồi lâu cho đến khi mặt trời trở nên gay gắt, cô mới quay vô nhà.

Vào nhà, cô mới nhận ra cô để chân trần, Chu Lễ chỉ mặc áo cho cô chứ không mặc quần.

Lâm Ôn vào phòng ngủ mặc quần, sau đó đi vô bếp tìm nước uống, tủ lạnh chứa đầy nước soda và bia của Chu Lễ. Cô lại đi vào phòng tắm, một nửa chai lọ trong xe đẩy nhỏ là của Chu Lễ.

Chu Lễ còn để lại một bộ quần áo dơ mà anh thay tối hôm qua, Lâm Ôn nhìn một lúc lâu mới ném quần áo dơ vào máy giặt.

Khi Viên Tuyết biết tin Chu Lễ rời đi là đã ba ngày sau. Ban đầu cô chửi ầm lên, sau đó ngập ngừng nói vài lời hay giúp Chu Lễ, nói xong lời hay thì bắt đầu mắng mỏ, cuối cùng cô nói: “Chị phải về quê.”

Lâm Ôn sửng sốt: “Trở về có chuyện gì hay sao?”

Viên Tuyết nói: “Về nhà dưỡng thai.”

Trong khoảng thời gian này, Viên Tuyết sống một mình. Bên cạnh thiếu người nên cô chán, cô nổi hứng mở tài khoản trên một số nền tảng video ngắn, bắt đầu đăng lên, chuyên quảng bá các mẹo khác nhau về chăm sóc da và tập thể dục trong thời gian mang thai. Số lượng fans đến nay đã tích lũy đến 3000, còn chưa được thăng cấp nhưng cô vô cùng mãn nguyện.

Viên Tuyết nói: “Mẹ chị không yên tâm khi chị sống một mình, chị bận rộn quay video nên toàn kêu cơm hộp, nếu vậy về nhà dưỡng thai càng tốt hơn.”
Vì thế Viên Tuyết chạy về quê, Uông Thần Tiêu lật đật đuổi theo cô.

Lâm Ôn có ít bạn, Viên Tuyết rời đi, cô chỉ có một mình, mỗi ngày thẳng đường đến công ty rồi về nhà.

Thật ra trước kia cô cũng sống kiểu này, nhưng hiện tại đột nhiên hơi không thoải mái.

Buổi tối xem TV, lúc chuyển đến bộ phim truyền hình kia, Lâm Ôn dừng lại một chút, nó hiện lên lần trước cô và Chu Lễ xem tới tập mười ba.

Không bấm vào, Lâm Ôn tìm một bộ phim truyền hình khác.

Phim truyền hình mới bắt đầu, nhưng cô không ngẩng đầu nhìn.

Lâm Ôn cúi đầu, ở trên di động tìm “Xe không chạy trong bao lâu thì không bắt lửa được”, thông tin hiển thị đa dạng, có người nói một tuần, có người nói nửa tháng, cũng có người nói hai ba tháng hoặc nửa năm.

Xe của Chu Lễ là Mercedes, Lâm Ôn cố ý tìm mẫu xe của Mercedes, nhưng vẫn không có thông tin thống nhất.

Hiện thực trở thành sân thử nghiệm. Lâm Ôn đợi một tuần, Chu Lễ không về, đợi hai tuần, Chu Lễ vẫn không về.

Đến gần một tháng, Lâm Ôn cầm chìa khóa xe xuống lầu, lên xe, muốn khởi động xe xem thử.

Nếu lần thử nghiệm này khởi động được, như vậy không chính xác.

Lâm Ôn cảm thấy mình có chút ngốc, cô lại để cho lý trí quấn mình.

Đang suy nghĩ, di động có WeChat do Chu Lễ gửi tới, hỏi cô đang làm gì.

Mấy ngày này họ không liên lạc thường xuyên, họ dành cho nhau đủ thời gian và không gian.

Hôm nay Lâm Ôn được nghỉ, đáng lẽ cô nên ở công ty vào khoảng thời gian này, Lâm Ôn ngồi trong xe Chu Lễ, lỗ tai cô đỏ bừng vì nắng nóng, cô trả lời: “Em đang đi làm.”

Chu Lễ nói: “Anh mở một gian phòng, em vào đi.”

Lâm Ôn ngồi trong xe nói chuyện phiếm với Chu Lễ, tán gẫu một hồi, cô mới biết người nhà của Chu Lễ đều ở bên cạnh anh.

Cô nhất thời im lặng, nhưng Chu Lễ không cho cô tắt.

Trong xe nóng nực, mồ hôi chảy ròng ròng trên cổ Lâm Ôn, cô cầm di động, xuống xe, đóng cửa xe rồi khóa kỹ.

Cuối tháng 8, Lâm Ôn nhận được điện thoại của ba, nói rằng ở quê có thông báo, căn nhà cũ sắp bị phá bỏ, ba mẹ đang ở trong chùa ở thị trấn Ninh Bình, không muốn chạy tới chạy lui, hỏi Lâm Ôn có thời gian hay không, nếu có thời gian thì cô đến đó một chuyến.

Nửa tháng trước là ngày giỗ của anh trai Lâm Ôn, Lâm Ôn và ba mẹ đã quay về. Lúc đó có nghe đồn tin phá bỏ nhà, không ngờ tin đồn lại thành sự thật nhanh như vậy.

Ba mẹ thích môi trường ở chùa, dự định sẽ ở một tháng, mấy ngày nay Lâm Ôn rảnh rỗi nên nhận làm việc này.

Cô mở di động để chuẩn bị đặt vé đường sắt cao tốc, chọn ngày mai là ngày 31 tháng 8, rồi nhấp vào “Tìm vé”.

Cô không chọn “Chỉ tàu hỏa cao tốc”, khi thông tin số hiệu của đoàn tàu hiện ra, phía trên hiển thị ngày 31 tháng 8, phía dưới hiển thị đoàn tàu bắt đầu bằng chữ “K”, Lâm Ôn sững sờ.

Ma xui quỷ khiến, Lâm Ôn đặt vé đoàn tàu bắt đầu bằng chữ “K” này.

Ngày hôm sau, 31 tháng 8, mưa vừa.

Một ngày trước khi học sinh khai giảng, Lâm Ôn lên chuyến tàu sơn màu xanh đi về quê.

Chuyến tàu sơn màu xanh vẫn như cách đây chín năm.

Chín năm trước gặp phải thời tiết sấm sét mưa bão, chuyến bay từ thành phố Bắc Dương đến thành phố Nghi Thanh đã hạ cánh khẩn cấp xuống một thành phố biển xa lạ khác.

Hôm đó là ngày 29 tháng 8, ba ngày trước khi khai giảng vào ngày 1 tháng 9, cô đi theo dì Khương Tuệ và người được gọi là “chú Chu” đến một nhà hàng gần sân bay.

Dì Khương Tuệ đi toilet, trên bàn chỉ có họ và đứa con trai năm tuổi của Khương Tuệ.

Chú Chu đột nhiên hỏi cô: “Có muốn trốn học không?”

Cô sửng sốt.

Mưa to gió lớn đập vào cửa sổ giống như tiếng trống dày đặc, khiến tim người ta đập nhanh hơn, máu sôi lên.

Lâm Ôn nghe thấy giọng nói của chính mình: “Muốn.”

Trước
image
Chương 61
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!