Cô Gái Chơi Dương Cầm

Chương 13
Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
Tiếp

Mẩu ngày cuối cùng vỡ vụn như phần bánh thừa giữa những ngón tay vụng về, tối đến, và chuỗi học sinh chậm dần. Càng lúc càng nhiều giờ nghỉ giữa chừng, lúc đó cô giáo bí mật ngoạm mẩu bánh mỳ nàng luôn cẩn thận gói lại trong giấy trong nhà xí. Tối tối, những người trưởng thành tìm đến nàng. Ngày ngày, họ làm lụng vất vả, chỉ giờ này mới có thể luyện tập âm nhạc. Những người muốn chuyên nghiệp âm nhạc – tức là giảng viên trong chính bộ môn lúc này họ còn đang là học sinh – học ban ngày, vì họ chẳng có gì ngoài âm nhạc. Họ muốn học nhạc nhanh nhât có thể, đầy đủ và không một lỗ hổng để đỗ kỳ thi cấp bằng quốc gia. Họ tham gia lắng nghe những đồng môn và cùng cô Erika – trong liên minh trung thành – chỉ trích sắc bén. Họ không ngại ngùng sửa cho người khác lỗi sai mà chính họ cũng mắc phải. Họ thật sự thường xuyên lắng nghe, nhưng không thể cảm nhận cũng như chơi lại.

Ngay sau đứa học sinh cuối cùng, chuỗi tối lại chạy ngược cho đến tận chín giờ sáng hôm sau lèn những học sinh mới, và lại bắt đầu chảy xuôi, tiến về phía trước.

Cậu Klemmer đã ngồi đây qua ba học sinh Nam Hàn và thận trọng tiến từng milimet hướng về cô giáo. Nàng không nhận thấy điều đó, nhưng rồi bỗng chợt nhận ra cậu ở ngay đây. Và chỉ vừa trước đó cậu còn sau này một khoảng. Những người Hàn chỉ hiểu những thứ tối thiểu nhất bằng tiếng Đức và do vậy họ được nhận xét, định kiến và cả trừng phạt bằng tiếng Anh. Cậu Klemmer nói với cô Kohut bằng ngôn ngữ quốc tế của trái tim. Những người Viễn Đông chơi nhạc phụ họa vô cảm trong sự trầm tĩnh trơ lỳ với những cảm xúc của cô giáo tốt bụng và những học sinh cầu toàn.

Erika – nói bằng tiếng những ngoài – về những lối đi ngược lại tinh thần Schubert, những người Hàn cần phải cảm nhận chứ không phải lờ đờ nhại lại đĩa nhạc của Alfred Brendel. Vì theo cách ấy, Brendel chơi tốt hơn gấp vạn lần! Klemmer – không cần được đòi hỏi hay nhờ vả – nói về tinh thần những tác phẩm nhạc vô cùng khó khăn để lôi bật ra. Nhưng có những người cố gắng làm điều đó! Họ nên ở nhà nếu họ không thể cảm nhận được. Cậu người Hàn rồi sẽ chẳng tìm thấy tinh thần nào trong góc phòng đằng đấy đâu, Klemmer – cậu học sinh đáng quý – giễu cợt. Cậu từ từ lấy lại bình tĩnh và trích lời Nietzsche, người cậu hết sức chia sẻ quan điểm, rằng cậu không đủ hạnh phúc và sức khỏe cho toàn bộ âm nhạc lãng mạn (bao gồm cả Beethoven). Klemmer cầu xin cô giáo đọc ra bất hạnh và bệnh tật từ bài biểu diễn tuyệt vời của cậu. Những gì cần thiết chính là âm nhạc mà người ta phải quên đi nỗi đau.

Cuộc sống thú vật! Phải cảm thấy được sùng bái. Người ta muốn nhảy múa, chiến thắng. Những giai điệu nhẹ nhàng, nhộn nhịp, sự hài hòa dịu dàng, hạnh phúc, không hơn không kém là những gì mà nhà triết gia của trận cuồng nộ mối châm từ những điều nhỏ nhặt đòi hỏi, và Walter cũng đồng tình với những đòi hỏi này. Khi nào cô thật sự sống, Erika, cậu học sinh hỏi và chỉ ra rằng, buổi tối cũng đủ thời gian cho cuộc sống, nếu người ta biết cách tận dụng nó. Một nửa thời gian thuộc về Walter Klemmer, nửa còn lại nàng tùy nghi sử dụng. Nhưng nàng luôn bám chặt lấy mẹ. Hai người đàn bà gào thét vào mặt nhau. Klemmer nói về cuộc đời như thể một túm nho xạ vàng mà người nội trợ bày sẵn trong âu mời khách chỉ để ngắm thôi cũng đủ no. Vị khách ngần ngại vặt một quả, rồi lại một quả nữa, cho đến khi chỉ còn lại cái cuống can đảm trơ trọi và ở dưới là đám hạt lỏng chỏng theo ngẫu hứng tự do.

Những đụng chạm tình cờ đe dọa người đàn bà được tôn vinh nhờ tâm hồn và nghệ thuật. Chúng đe dọa có thể phía trên chỗ tóc, có thể trên vai dưới tấm áo len móc lỏng. Ghế ngồi của cô thường bị ấn ra phía trước. Cái tuốc nơ vít ấn sâu vào trong và lấy ra một phần nội dung cuối cùng từ “Der Viennaer Liederfürster” mà ngày nay người ta chỉ còn được nghe từ đàn dương cầm. Cậu người Hàn nhìn chăm chăm vào cuốn vở nhạc mua từ những ngày ở quê hương. Những chấm đen biểu hiện một văn hóa hoàn toàn xa lạ với cậu, với nó cậu có thể vênh vang ở quê nhà. Klemmer để ham muốn lên ngọn cờ của mình, thậm chí ngay cả trong âm nhạc cậu cũng đã có được ham muốn! Cô giáo, nữ sát thủ tinh thần, đề nghị một kĩ thuật rắn. Bàn tay trái của cậu người Hàn không còn theo kịp bàn tay phải. Có những bài tập ngón đặc biệt, nàng hướng bàn tay trái lại phía bàn tay phải, nhưng dạy độc lập hoàn toàn với bàn tay phải. Nhưng bàn tay cậu bé không thể làm hòa được với nhau, giống y như Klemmer – người biết rất rõ – luôn đối lập với tất cả mọi người. Cậu người Hàn hôm nay bị thải hồi.

Erika Kohut cảm thấy thân thể một con người đằng sau lưng, nó khiến nàng thấy ghê rợn. Cậu ta không được lại gần đến mức chạm vào người nàng. Cậu đi đâu đó phía sau nàng và lại thối lui. Cậu chứng tỏ mình đang lạc hướng tới mức nào. Khi quay trở lại, cuối cùng cậu cũng xuất hiện trong khóe mắt cô – tinh quái với cái gật đầu như chim bồ câu, xảo trá giữ khuôn mặt trẻ trung trong vòng sáng ngọn đèn nơi cháy sáng nhất – Erika thấy hoàn toàn khô cạn và bé nhỏ. Cái vòng ngoài bồng bềnh không trọng lượng quanh trọng tâm nén chặt. Thân thể nàng từ lâu đã ngưng là máu thịt, và những gì lọt vào thân thể nàng cũng vật chất hóa như vậy. Một ống kim loại hình trụ. Một dụng cụ đơn giản dùng để nhét vào. Và hình ảnh đồ vật này – Klemmer – được chiếu đầy sinh động trong khoang người Erika, chiếu ngược vào màn trong. Hình ảnh ấy đang hiện rất rõ nét trong đầu, và trong khoảnh khắc này với nàng cậu còn là cả một thân thể sờ chạm được bằng tay, thì đồng thời cũng vô cùng trừu tượng, da thịt tan biến.

Ngay trong khoảnh khắc họ hiện hữu đầy vật chất với nhau, họ đã vứt bỏ tất cả những liên hệ con người. Không còn một nhà hùng biện nào với các tin tức, thư từ, dấu hiệu được gửi đi. Không còn một thân thể nắm giữ một thân thể khác mà một thân thể trở thành công cụ, một trạng thái tồn tại khác, mà người ta đau đớn muốn lọt vào. Và càng vào sâu, thịt càng thối rữa dữ dội, trở nên nhẹ như lông hồng, bay khỏi hai lục địa thù địch lạ kỳ. Hai lục địa va vào nhau và sau đó đổ sụp vào nhau, nhập thành một giá vẽ huyên náo với những giẻ vải bạt chỉ bằng một cái chạm nhẹ cũng khiến nó mủn ra và tan thành bụi.

Khuôn mặt Klemmer phẳng như gương, không động chạm. Khuôn mặt Erika bắt đầu được đánh dấu bằng những suy tàn sau này. Da mặt nàng xếp thành những nếp nhăn, mí mắt yếu ớt vồng lên như tờ giấy dưới tác động nhiệt, làn da nhẵn mịn dưới mắt nhăn nheo xanh xám. Trên sống mũi, hai vết gấp sắc rõ không bao giờ có thể là phẳng lại. Khuôn mặt trở nên quá to, và quá trình này sẽ còn kéo dài hàng năm cho đến khi thịt dưới da co lại, biến mất.

Và làn da ôm sát sạt vào xương sọ tư lâu không còn ủ ấm cho làn da. Một vài sợi trắng giữa đám tóc được nuôi dưỡng bằng nước đọng không ngừng sinh sản cho đến khi cái tổ quạ xám xấu xí ngừng phát triển. Cái tổ không nuôi nấng, ấp ủ, bao bọc gì. Và cả Erika cũng vậy, nàng chưa từng ủ ấm bất kỳ thứ gì, ngay chính thân thể mình cũng không. Nhưng nàng muốn được bao bọc. Chàng phải khao khát nàng, chàng phải theo đuổi nàng, chàng phải quỳ dưới chân nàng, chàng phải không thể dứt nàng ra khỏi tâm trí, sẽ không còn lối thoát cho chàng. Hiếm khi có thể nhìn thấy Erika. Ngay cả mẹ, người đã nắm giữ cuộc đời nàng lâu như vậy nhưng cũng hiếm ai được nhìn thấy.

Họ nhốt mình trong bốn bức tường và không muốn bị những người khách lục đến. Người ta cũng không vì thế mà hư mòn đi. Dĩ nhiên không ai đặc biệt mời chào các quý bà Kohut vì sự xuất hiện bên ngoài quá ít ỏi đó.

Sự tàn rữa của Erika gõ cửa bằng ngón tay hối hả. Những bệnh tật thân thể mù mờ, rối loạn tuần hoàn máu ở đùi, những trận phong thấp, viêm khớp lan rộng. (Những bệnh này rất hiếm ở trẻ nhỏ. Ngay cả Erika mãi đến lúc này mới biết.) Klemmer – cuốn từ điển sống về môn thể thao chèo thuyền lành mạnh – nhìn cô giáo chằm chằm như muốn gói ngay cô lại mang đi hoặc bằng cách nào đó ăn nhai nuốt ngốn ngấu ngay trong cửa hàng. Có lẽ đây là người duy nhất muốn gì đó từ ta, Erika thầm nghĩ trong giận dữ, và rồi ta sẽ nhanh chóng chết, mới chỉ có ba mươi nhăm tuổi, Erika nghĩ trong cơn cuồng nộ. Nhảy nhanh vào tàu điện, vì nếu một ngày nào đó chết, ta chẳng còn nghe, ngửi, nếm được gì nữa!

Móng tay nàng cào vào mấy phím đàn. Bàn chân nàng kéo lê vô định và ngượng ngập, nàng mơ hồ ve vuốt và đào xới quanh người, gã đàn ông khiến người đàn bà căng thẳng và cướp đoạt chỗ bám víu của nàng, âm nhạc. Lúc này mẹ đã chờ sẵn ở nhà. Bà liếc lên cái đồng hồ trong bếp, quả lắc không ngừng nghỉ kêu đứa con gái về sớm nhất trong vòng nửa tiếng nữa. Nhưng bà mẹ, người chẳng có gì hơn để lo lắng, muốn chờ trước từ lúc này. Biết đâu một ngày nào đó, Erika bất chợt về sớm vì một đứa học sinh nghỉ và thế là bà mẹ chẳng phải chờ nữa.

Erika bị đóng vào cái ghế đàn, nhưng ngay lập tức nàng cũng sẽ bị lôi ra khỏi cửa. Sức quyến rũ mạnh mẽ của sự tĩnh lặng gia đình kết hợp với tiếng vô tuyến, – vô tuyến, trung tâm tuyệt đối của tính ì và nghỉ ngơi – lúc này đã trở thành một nỗi đau vật chất trong nàng. Klemmer cuối cùng cũng nên bốc hơi đi chứ! Gã còn lải nhải, lải nhải gì ở đây nữa, trong khi ở nhà nước đã nấu đến mức trần bếp phát mốc meo. Klemmer căng thẳng hủy hoại lớp lót sàn bằng mũi giày và thở lên những thực tế nhỏ bé vô cùng quan trọng của nghệ thuật chơi dương cầm bằng những vòng khói thuốc, trong khi trong thâm tâm, người đàn bà muốn về nhà. Cậu hỏi, điều gì tạo ra âm thanh, và tự trả lời: nghệ thuật chơi gõ đàn. Miệng cậu xổ ra một tràng những phần mờ ảo, không chạm đến được của âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Không, những gì anh vừa nói đến không phải là thứ âm nhạc tôi được biết, Erika thỏ thẻ. Con dế nhỏ muốn về với tổ của nó. Có chứ, chính nó và chỉ có nó thôi, bật ra từ phía chàng trai trẻ. Với tôi, tính chất của nghệ thuật chính là không đo lường, không đong đếm được, Klemmer nói và đi ngược với cô giáo. Erika đóng nắp đàn dương cầm và don dẹp loanh quanh. Cũng như vậy, người ta tình cờ tìm thấy trong một phần nội tâm mình tinh thần Schubert và ngay lập tức tận dụng nó. Tinh thần Schubert càng tan vào khói, vào hương, vào màu sắc và ý nghĩ, giá trị của ông càng tiến đến không thể miêu tả. Giá trị của ông còn tiến đến khổng lồ mà không một ai chạm đến được tầm cao ấy. Ảo ảnh vượt xa tồn tại, Klemmer nói. Vâng, thực tế có lẽ là một trong những sai lầm lớn nhất.

Do đó, dối trá vượt xa sự thật, chàng trai kết luận với ý kiến của riêng mình. Hư ảo lại vượt lên thực tế. Và nhờ đó, nghệ thuật có được phẩm chất.

Niềm vui bữa tối gia đình ngày hôm nay bị vô ý đẩy lùi là cái lỗ đen với ngôi sao Erika. Nàng biết, cái ôm ghì mẫu tử ấy sẽ nghiến ngấu nàng không sót và tiêu hóa, nhưng nàng bị cuốn hút một cách thần kỳ. Vết đỏ son xuất hiện ở xương hông nàng và củng cố vị trí của nó. Klemmer nên rời khỏi nàng và biến. Nàng không muốn nhờ đến gã ngay cả vì những hạt bụi trên giày. Nàng khao khát cái ôm thật lâu, thật chặt, để sau cái ôm chặt, người đàn bà vĩ đại có thể tống gã một cách vương giả ra khỏi mình. Klemmer chưa bao giờ tiến xa được đến độ rời bỏ người đàn bà này, nhưng cậu phải báo với nàng rằng trong các bản Sonate của Beethoven cậu chỉ yêu được bản thứ 101. Bởi nó, như cậu tiết lộ, chỉ khi thực sự mềm mại và chảy vào nhau, từng câu trở nên phẳng phiu, giặt sạch khỏi những lằn ranh, chúng không thô bạo tách rời khỏi nhau, Klemmer cảm nhận. Cậu nhồi nốt phần cuối những suy nghĩ và cảm nhận này vào và kẹp chặt phần đuôi để phần nhân khúc dồi khỏi lòi ra.

Để hướng câu chuyện sang một hướng mới, thưa cô giáo, tôi phải thông báo với cô – tôi sẽ nói kĩ hơn ngay lập tức – rằng con người chỉ đạt được giá trị cao nhất của mình khi anh ta thực sự rời bỏ thực tại và thả mình vào vương quốc cảm giác, điều đó cũng phải đúng với cô. Ngay như Beethoven và Schubert, thần tượng của tôi và cũng là những người tôi luôn có cảm giác liên hệ rất cá nhân, bằng cách nào đó thì tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi cảm thấy vậy, rằng nó cũng đúng cho cả tôi, rằng chúng ta phải bỏ qua thực tại và biến nghệ thuật cũng như các cảm giác trở thành thực tại của riêng chúng ta. Với Beethoven và Schubert thì đã qua rồi, nhưng tôi, Klemmer, thì còn đang đến. Cậu buộc tội Erika rằng điều đó còn thiếu ở nàng. Cô bám chặt vào bề ngoài, nhưng một người đàn ông chiết tách và phân rẽ những điều quan trọng từ những điều không thiết yếu. Bằng cách đó, gã dám dùng một câu trả lời láo xược trên cương vị một học sinh. Gã dám vậy đấy.

Trong đầu Erika chỉ có một nguồn sáng duy nhất soi sáng mọi vật như ban ngày, đặc biệt là biển đề: Lối ra. Cái ghế ngả xem vô tuyến thoải mái dang rộng tay, tín hiệu vô tuyến kêu nho nhỏ cùng hình ảnh, phát thanh viên nghiêm trang động đậy trên cà vạt. Trên bàn bên cạnh trong sự dồi dào sặc sỡ làm thí dụ là một bộ sưu tập các loại hũ với đồ ăn vặt các quý bà nhấm nháp luân phiên hoặc cùng lúc. Ngay khi hũ rỗng, chúng được đổ đầy ngay lập tức, như những xứ sở thần tiên nơi mọi thứ không kết thúc và bắt đầu.

Erika dọn đồ đạc cuối phòng đưa vào căn phòng khác và quay trở lại ngay lập tức, nàng cố ý nhìn thật rõ vào cái đồng hồ và đưa ra một tín hiệu vô hình từ vị trí chót vót của mình rằng nàng đã mệt mỏi thế nào sau một ngày làm việc vất vả và đã bị lạm dụng cùng nghệ thuật một cách nghiệp dư ra sao chỉ để thỏa mãn những tham vọng của những ông bố bà mẹ.

Klemmer đứng đó, nhìn nàng.

Erika không muốn tiếp tục im lặng như vậy và bắt đầu nói về những việc hàng ngày. Nghệ thuật là hàng ngày của Erika, vì nàng được nghệ thuật nuôi dưỡng. Người đàn bà nói thật dễ dàng biết bao với những người nghệ sĩ khi bật ra cảm giác và xúc cảm. Chuyển sang các vấn đề kịch tính, như anh nói, anh Klemmer, chỉ có nghĩa rằng, các nghệ sĩ sử dụng các phương tiện ảo và bỏ qua những phương tiện thật sự. Nàng nói để khỏi phá vỡ sự lặng thinh của người kia. Với tư cách giáo viên tôi ủng hộ nghệ thuật không kịch tính, Schumann chẳng hạn, kịch tính luôn rất nhẹ nhàng! Cảm giác và xúc cảm luôn là người thay thế, đại diện cho sự duy linh. Cô giáo đang hướng tới một trận động đất, một đợt sóng gió gầm gừ, một trận bão cuồng nộ đổ xuống mình. Klemmer hoang dã giận dữ muốn lao cả đầu vào tường. Lớp kèn Klarinett bên cạnh, nơi chàng có hai giờ học mỗi tuần với tư cách chủ nhân nhạc cụ thứ hai, hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu bỗng nhiên cái đầu giận dữ của Klemmer bỗng dưng thò ra bên tường bên cạnh mặt nạ chết của Beethoven. Erika, cái cô Erika này, cô chẳng cảm nhận những gì cậu thực sự nói cho mình cô, và đương nhiên cũng cho chính bản thân mình! Cậu đưa mình và Erika và một mối liên hệ khoái cảm và nhờ đó tống khứ tinh thần – kẻ thù của cảm giác, kẻ thù nguyên thủy của xác thịt. Nàng nghĩ cậu ám chỉ Schubert nhưng cậu chỉ ám chỉ chính mình, như cậu vẫn luôn chỉ nói về mình mỗi khi mở miệng.

Bỗng nhiên cậu đánh liều xưng hô với Erika theo cách thân mật, nàng khuyên chàng nên giữ thái độ khách quan. Miệng nàng chúm lại – bất chấp nàng muốn hay không – thành một bông hoa hồng gợn nếp, nàng không còn kiểm soát được cái miệng. Những gì nó nói ra – cái miệng – nàng vẫn làm chủ được nhưng cách nó thể hiện ra ngoài thì không. Nàng sởn gai ốc khắp người.

Klemmer kinh khiếp chính bản thân mình, cậu vui sướng ủn ỉn trầm mình vào bồn nước ấm đổ đầy những ý nghĩ và ngôn từ. Cậu thích thú quăng mình lên chiếc dương cầm và chơi một khúc nhạc dài nhịp điệu nhanh mạnh mà cậu tình cờ thuộc. Cậu muốn biểu đạt điều gì đó trong đoạn nhạc này, nhưng điều gì kia chứ, cậu tự hỏi. Erika Kohut vui vẻ vì sự lạc hướng nhẹ nhàng này, nàng quăng mình lại phía cậu học sinh để ngăn chặn đoàn tàu tốc hành trước khi nó thực sự khởi hành. Anh chơi quá nhanh và cũng quá to, anh Klemmer, và qua đó chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng tinh thần trong biểu diễn có thể gây ra những lỗi kinh khủng.

Chàng trai phóng trở lại ghế ngồi. Chàng đứng dưới đám mây hơi thở lơ lửng như con ngựa đua đã mang về quá nhiều chiến thắng. Chàng đòi hỏi – để tặng thưởng cho chiến thắng và ngăn ngừa thất bại – được đối xử ưu đãi và chăm sóc chu đáo nhất, ít nhất là dịch vụ hạng nhì gồm mười hai phần.

Erika muốn về nhà. Erika muốn về nhà. Erika muốn về nhà. Nàng đưa ra một lời khuyên tốt lành: Hãy đi dạo quanh Vienne và hít thở thật sâu. Cuối cùng hãy tập Schubert, lần này thì phải đúng!

Và đằng nào bây giờ tôi cũng phải đi, Walter Klemmer vùng vằng thu đống vở nhạc chặt cứng và bỏ đi như Joseph Kainz[24], chỉ có điều không mấy ai nhìn theo cậu. Nhưng cậu cũng đóng vai khán giả luôn. Ngôi sao và khán giả trong cùng một con người. Và cộng thêm cả một tráng pháo tay.

[24] Joseph Kainz: Diễn viên điện ảnh nổi tiếng

Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!