Cô Gái Chơi Dương Cầm

Chương 4
Trước
image
Chương 4
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
Tiếp

Erika ngạc nhiên hỏi vì cậu luôn đến từ sớm như vậy cậu Klemmer. Khi người ta học bản 33b của Schoenberg như cậu thì không thể thấy hứng thú với cuốn “Những điệu hát vui nhộn, những âm thanh vui nhộn” được. Vì sao cậu lại ngồi nghe? Cậu Klemmer chăm chỉ nói dối, rằng người ta luôn có thể học được cái gì đó ở bất kỳ chỗ nào và ngay cả khi chỉ rất ít. Sự học có thể bắt nguồn từ bất kỳ thứ gì, tay lừa phỉnh – không có gì hay ho hơn để làm – nói. Cậu còn viện dẫn thêm rằng ngay cả từ những thứ nhỏ xíu của em cậu thì chính cậu cũng tìm ra được điều gì đó chừng nào còn ham muốn hiểu biết. Chỉ trừ khi người ta buộc phải bỏ qua những điều nhỏ nhoi để đi xa hơn. Một học sinh không được thiếu kiên nhẫn trong những điều nhỏ nhặt nếu không chúng sẽ cản trở sự tiến bộ của cậu.

Bên cạnh đó chàng trai trẻ luôn hứng thú lắng nghe nàng biểu diễn, ngay cả khi chỉ với những bài ê a căn bản hay giọng H trưởng. Erika nói, xin đừng quá chiều chuộng cô giáo dương cầm già nua này, cậu Klemmer, và cậu Klemmer trả lời rằng không một ai có thể nói nàng già nua và cả sự chiều chuộng cũng không đúng nốt, vì chúng hoàn toàn nghiêm túc và đến từ sâu thẳm. Đôi khi cậu chàng xinh đẹp ấy xin được chiếu cố giao thêm bài tập vì cậu quá tích cực. Cậu nhìn cô giáo đầy hi vọng và mong chờ cái nháy mắt ra hiệu. Cậu rình chờ một cái chỉ tay. Cô giáo cậu, người đang ngồi cao trên lưng ngựa, dè bỉu chàng trai trẻ về Schönberg rằng: ngay chính những bản nhạc ấy cậu còn chưa chơi tốt. Cậu học sinh thích thú được thả mình vào tay những giáo viên như vậy biết bao, ngay cả khi nàng nhìn cậu bằng nửa con mắt khi tay nắm chắc dây cương như vậy.

Vẻ như cậu chàng bảnh trai ấy đang phải lòng con, bà mẹ đay nghiến với tâm trạng buồn bã trong một lần đón Erika ở trường nhạc để hai quý bà đi dạo một vòng tay trong tay gắn bó phức tạp vào nhau qua trung tâm thành phố. Thời tiết cũng ủng hộ cuộc đi dạo của hai mẹ con. Ngoài mặt tiền bày nhiều thứ để ngắm, những thứ mà Erika không nên thấy trong bất cứ trường hợp nào, vì lý do này bà mẹ cuối cùng đã đến đón nàng. Những đôi giày, túi xách, mũ, đồ trang sức trang nhã. Bà mẹ đưa nàng đi vòng hướng khác và phản ánh những chuyện sai lạc hẳn, rằng hôm nay chúng ta đi vòng một chút, thời tiết đẹp quá. Trong công viên mọi thứ đã nở hết, trước hết là hồng và uất kim cương, những thứ không bán váy áo. Bà mẹ nói với Erika về vẻ đẹp tự nhiên, những thứ chẳng cần đến những đồ tô điểm nhân tạo. Chúng đẹp tự thân, Erika, con cũng vậy. Cần gì đến tất cả những thứ lòe loẹt kia?

Vùng ngoại vi đã vẫy tay với tiếng gọi ấm áp từ tự nhiên, mùi cỏ mới khô trong chuồng. Bà mẹ thở hắt ra, bà lôi nàng con gái khỏi những cửa hàng thời trang vào khu bãi đỗ phố Người Josef. Bà mẹ vui mừng vì ngay cả lần đi dạo này cũng không đắt đỏ hơn đôi đế giầy. Việc đế giày đã đi xuống đất vẫn hơn việc một trong hai quý bà Kohut đi đánh sạch bóng giầy dép trong cửa hàng.

Khu vực này, nơi có tương đối ít dân, tương đối cổ. Hầu hết là đàn bà lớn tuổi. May mắn thay bà già này, bà mẹ nhà Kohut, có được thêm cái đuôi trẻ trung này, đứa con mà bà hoàn toàn có thể tự hào và sẽ chăm sóc bà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Chỉ duy nhất cái chết mới có thể chia rẽ họ, và cái chết như một điểm dừng cho chiếc vali của Erika. Thỉnh thoảng trong khu vực xảy ra một loạt những vụ giết người, và một bà già chết trong ổ lèn đầy giấy vụn.

Những cuốn sổ tiết kiệm nằm đâu thì chỉ có chúa mới biết, nhưng những tên giết người hèn nhát cũng biết luôn, chúng đã tìm phía dưới nệm. Đồ trang sức, tí tẹo teo, cũng biến mất. Và đứa con trai duy nhất, người bán dao đĩa ăn, chẳng kiếm chác được gì. Khu ngoại vi thủ đô Vienna là nơi thường xuyên xảy ra những vụ giết người. Chưa bao giờ quá khó để biết xem một trong những quý bà này sống ở đâu. Chỉ riêng một tòa nhà cũng có ít nhất một bà cụ luôn bị lôi ra làm trò vui cho những người khác và can đảm dám mở cửa cho người kiểm tra đồng hồ ga, nhận nhầm là người của sở. Họ đã được cảnh báo rất nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục mở rộng tấm lòng và cánh cửa ra vào vì cô đơn. Bà Kohut nói như vậy với cô Kohut, để cho nàng sợ hãi mà khỏi để mẹ ờ nhà một mình.

Còn lại những viên chức quèn và nhân viên kiệm lời. Một ít trẻ con. Những cây hạt dẻ nở hoa và cả những cây trong Prater. Trong rừng Vienna, nho đã xanh mướt. Tiếc rằng nhà Kohut phải từ bỏ ước mơ một lần đền đó ngắm vì họ không có ô tô.

Nhưng họ thường xuyên đi tàu điện đến một bến cuối đã được lựa chọ kĩ càng, nơi họ sẽ cũng tất cả những người khác xuống bến và vui vẻ đi bộ. Mẹ và con gái với balô trên lưng, nhìn chẳng khác gì “Những bà mợ tuyệt vời của Charley Frankenstein”. Tức là chỉ nàng con gái đeo một chiếc balô nhét một vài đồ dùng của bà mẹ và để bảo vệ chúng khỏi những kẻ tò mò. Giầy leo núi chuyên dụng với đế cứng. Đồ phòng mưa không thể quên, như cuốn.

Người dẫn đường đã cảnh báo. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hai quý bà bước từng bước dài hăm hở. Họ không hát bài hát nào vì họ là những người có chút hiểu biết về âm nhạc và không muốn phá hoại âm nhạc bằng giọng hát của mình. Hệt như cái thời Eichendordff vậy, bà mẹ líu lo, nó đến từ cái tinh thần, những hình dung về thiên nhiên. Không phải chính bản thân thiên nhiên. Và lúc này hai quý bà đang sở hữu cái tinh thần ấy, vì họ có khả năng mừng vui mỗi khi thiên nhiên trong tầm mắt. Nếu một dòng suối chảy qua, đây sẽ là nơi uống nước mát. Hi vọng là không có con nai nào tè vào đó. Nếu có một thân cây hoặc một bụi cây lớn, người ta có thể vào đó tè bậy, người còn lại đứng ngoài canh chừng để không một ai lại gần rồi láo xược nhìn ngó.

Bằng hoạt động này, hai quý bà Kohut tiếp thêm năng lượng cho một tuần mới, trong đó bà mẹ có vài việc để làm và nàng con gái sẽ bị lũ học trò hút máu. Con hôm nay không phải cáu điên lên đấy chứ, bà mẹ hỏi nàng nghệ sĩ dương cầm tàn phế Erika hết tối này đến tối khác. Không, ổn rồi mẹ, nàng con gái trả lời, với hi vọng ngắt được cái thở dài của bà mẹ. Bà mẹ than thở về tính thiếu tham vọng của đứa con. Đứa con nghe cái giọng rè này đã hơn ba mươi năm nay. Đứa con gái đang che dấu một hi vọng, biết rằng tất cả những gì còn có thể đạt được là tước nhà giáo mà nó vẫn đang sử dụng và sẽ được trao tặng bởi ngài thủ tướng Áo. Trong một buổi lễ đơn giản dành cho nhiều năm cống hiến. Một lúc nào đó, cũng không còn quá xa nữa, sẽ đến lúc về hưu. Người dân Vienna hết sức rộng lượng với việc về hưu, nhưng trong một ngành nghệ thuật thì về hưu một cách chính thức giáng xuống như một ánh chớp. Ai gặp nó, sẽ nhận nó. Những người Vienna kết liễu một cách tàn bạo người truyền giảng nghệ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai quý bà nói rằng, họ mừng đón ngày về hưu của Erika biết bao. Họ có không biết bao nhiêu kế hoạch cho thời điểm ấy. Cho đến tận lúc này một căn hộ riêng từ lâu đã được chuẩn bị đầy đủ và thanh toán. Người ta còn có thêm cả một mảnh đất ở quê, nơi có thể xây dựng chút ít. Có lẽ là một cái nhà nhỏ chỉ dành cho hai quý bà Kohut. Người nào tính, người ấy được. Ai lo xa, có khi cần kíp. Bà mẹ đến lúc đó có thể đã trăm tuổi nhưng chắc chắn còn khỏe mạnh.

Lá cây rừng Vienna đang cháy rực bên sườn dốc dưới ánh mặt trời.

Đây đó những đóa hoa xuân ngó ra, chúng sẽ bị mẹ và nàng con gái hái và mang đi. Thể theo nguyện vọng của chúng. Xấc láo sẽ bị trừng phạt, bởi vậy bà Kohut đứng thẳng lên. Đơn giản chúng thật hợp với chiếc lọ tròn màu sáng xanh từ Gmunden, phải không Erika, những bông hoa nhỏ này.

Cô gái dậy thì sống trong một nhà kín trong suốt mùa cấm săn[10]. Nàng được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng và mọi cố gắng thử nghiệm đều bị lột trần. Thời điểm cấm săn không áp dụng cho công việc mà chỉ cho giải trí. Mẹ và bà, đội quân phụ nữ đứng canh với vũ khí trong tay bảo vệ nàng khỏi những gã thợ săn đang rình rập bên ngoài và trong trường hợp khẩn thiết có thể vừa vặn cảnh báo lũ thợ săn. Hai người đàn bà lớn tuổi hơn với phần giới tính khô héo được đậy che tung mình trước gã đàn ông để hắn không thể lọt đến với con hươu nhỏ. Con thú non không thể bị tình yêu hay thú vui phiền quấy. Đôi môi âm hộ cặn đóng cứng của hai bà già đớp lấy cùng một tiếng tặc khô khốc như cái kẹp của một con bọ nai đang hấp hối, nhưng chẳng bắt được gì. Bởi vậy họ giữ tảng thịt trẻ trung là nàng con gái và cháu gái rồi từ từ xé nó thành từng mảnh, trong khi tấm áo giáp canh chừng cho dòng máu trẻ trung để không một kẻ lạ mặt nào có thể đến và hủy hoại nó. Họ có gián điệp ở quanh vùng, đến đứa bé gái xảy ra bên ngoài căn nhà và chúng vui vẻ kể cho những người đàn bà chịu trách nhiệm giáo dục đứa trẻ trong buổi uống cà phê. Họ báo cáo tất cả, đổi lại có bánh ngọt nhà làm. Sau đó những người liên lạc kể về những gì họ thấy bên đập ngăn nước cũ, đứa trẻ quý hóa cùng với một cậu sinh viên từ Graz. Đứa trẻ lúc này sẽ không được thả ra khỏi vỏ bọc gia đình chừng nào nó chưa khá lên và thề từ bỏ thằng nhãi kia.

[10] Vào mùa sinh sản của thú rừng, mọi hoạt động săn bắn đều bị cấm.

Căn nhà nông thôn nhìn xuống một thung lũng là nơi những nữ gián điệp trú ngụ. Và họ có thói quen rình rập bằng ống nhòm. Họ không hề nghĩ đến việc nhìn lại chính cửa nhà mình và hoàn toàn quên lãng việc nhà cho đến khi những người thuê từ thủ đô về, vì lúc này đang là mùa hè. Một dòng suối chảy qua bãi cỏ. Một bụi lạc phi lớn đột ngột ngăn tầm nhìn của người quan sát khỏi dòng chảy con suối, vượt khỏi tầm mắt, con suối chảy chéo qua khóm cây sang bãi cỏ nhà nông kế bên. Bên trái tòa nhà, một bãi sơn thảo cao dựng đứng và kết thúc là một cánh rừng mà một phần thuộc sở hữu người láng giềng, phần còn lại thuộc về nhà nước. Vòng quanh những rừng lá kim rậm rạp thu hẹp tầm mắt đi nhiều nhưng người hàng xóm làm gì, người ta vẫn thấy rõ ràng, và người hàng xóm đó cũng thấy tất cả những gì chính người kia làm. Trên những con đường lũ bò đang lê bước trên bãi cỏ. Đằng sau, phía trái là một mỏ than bỏ hoang, bên phải là một khoảng rừng trống và một khoảng dâu tây. Thẳng lên phía trên là mây, chim – bao gồm cả diều hâu và ó.

Bà mẹ diều hâu và bà ngoại ó cấm đứa trẻ chịu sự bảo trợ của họ rời khỏi tổ. Học giúp nó cắt cuộc đời ra thành từng khúc dày và những bà hàng xóm đẽo gọt những mảnh vụn xung quanh. Một lớp cuộc đời, trong đó có chút khuấy động, sẽ được coi là rữa hỏng và cưa đi. Đi rong quá nhiều không có lợi cho việc học nhạc. Phía dưới bức rào chắn là những anh chàng phun bắn tứ tung, nó kéo NÀNG xuống đó. Họ cười vang và lặn mất. Dưới đó NÀNG có thể tỏa sáng ở đây giữa đám nhà quê đần độn. Nàng đã được dậy dỗ quen với việc tỏa sáng. Nàng được dậy rằng mình là mặt trời, mọi thứ quay quanh mình. Nàng là trung tâm, sau đó những vệ tinh sẽ vội vã đến và tôn thờ nàng. Nàng biết rằng nàng hơn hẳn, vì mọi người luôn nói vậy. Kiểm tra lại thì tốt nhất là không nên.

Một cách miễn cưỡng, cuối cùng thì chiếc vĩ cầm cũng được ấn vào dưới cằm, đưa lên bởi một cánh tay bất đắc dĩ. Bên ngoài mặt trời rạng rỡ gọi mời đi tắm. Mặt trởi dụ dỗ người ta trút bỏ áo quần, điều hai bà già trong nhà tuyệt đối cấm đoán. Ngón tay bên trái ấn vào những sợi dây thép làm đau đớn trên tay cầm. Bóng ma Mozart bị tra tấn cố vùng vẫy thoát khỏi nhạc cụ dưới những tiếng rên rỉ, tắc nghẹn. Âm hồn Mozart gào thét từ dưới địa ngục vì nữ nhạc công không cảm nhận được gì, nhưng nàng phải lôi ra được những âm thanh không ngừng nghỉ. Thanh âm gầm gừ, gào thét nguyền rủa chiếc vĩ cầm. Nàng không cần phải sợ hãi những lời phê bình, vấn đề chính là có một cái gì đấy kêu lên vì đó là dấu hiệu cho thấy rằng đứa trẻ đang nhờ khóa âm mà leo lên một tầng lớp cao hơn và chỉ còn cơ thể như một cái vỏ chết nằm lại. Phần thân thể bị bỏ lại sau khi có dấu vết đàn ông sẽ được gỡ rời ra thật cẩn thận, và sau đó lắc mạnh. Ngay khi hoàn thành bản nhạc nàng lại có thể tiếp tục trượt trở lại cái vỏ đã được làm khô và cứng ròn. Vô cảm và không một ai được phép cảm thấy.

Bà mẹ hết sức lưu ý rằng, NÀNG, nếu cứ được thả cho muốn làm gì tùy thích, thì chắc hẳn sẽ nhanh nhẩu đến với đàn ông hơn là chuyện chơi dương cầm. Cái dương cầm này mỗi năm lại phải được chỉnh mới lại vì khí hậu khắc nghiệt vùng Anpơ này ngay lập tức sẽ phá hỏng độ chuẩn của cây đàn. Người chỉnh đàn phải đến từ Vienna bằng tàu rồi phì phò trèo lên núi, nơi mà một số kẻ nhầm lẫn cứ quả quyết rằng cây dương cầm hẳn là một cây dương cầm cánh, hàng nghìn mét so với mực nước biển!

Người chỉnh đàn dự đoán rằng cái đàn còn dùng được tốt chí ít trong một, hai năm nữa. Sau đó gỉ, nấm mục sẽ làm thịt nó. Bà mẹ chăm lo đến tình trạng của cây đàn và bà quay như chong chóng quanh cô con gái, nhưng chẳng hề quan tâm đến tình trạng của đứa con, mà chỉ quan tâm độc những ảnh hưởng của mình lên cái nhạc cụ phiền nhiễu, dễ thay đổi và sinh động này.

Bà mẹ đảm bảo, rằng các cửa sổ được mở thật lớn trong mỗi buổi-được-gọi-là-Trình-tấu-hòa-nhạc (mà mỗi buổi biểu diễn đều có phần thưởng tuyệt hảo cho sự luyện tập can trường) để những người hàng xóm có thể thưởng thức theo những cách tuyệt hảo nhất. Mẹ và bà được trang bị sẵn ống nhòm, trên cao và quan sát xem bà nông dân láng giềng và cả họ hàng có trật tự, kỉ luật ngồi trước hàng hiên và im lặng lắng nghe. Bà láng giềng muốn bán được sữa, pho mát nhà làm, bơ, trứng và rau nên do vậy phải ngồi trước nhà để lắng nghe. Bà ngoại khen rằng bà hàng sớm cuối cùng cũng đã có thời gian thanh thản với đôi bàn tay đặt trên tà váy và lắng nghe âm nhạc. Bà ấy chờ suốt cả cuộc đời. Và bây giờ ở lứa tuổi này bà đã có được nó. Một lần nữa nó mới tuyệt làm sao. Những du khách mùa hè dường như cũng ngồi xuống và nghe nhạc của Brahm. Bà mẹ hồ hởi nhấn mạnh, họ nhận được âm nhạc thực thụ, tươi mới, chất lượng hảo hạng và đổi lại là sữa bò nóng chất lượng hảo hạng. Hôm nay, bà nông dân và những vị khách sẽ được thưởng thức Mozart tái sinh từ đứa trẻ. Bà mẹ khuyên đứa trẻ nên chơi thật to, vì bà hàng xóm dần sẽ lãng tai chút ít. Những người hàng xóm sẽ được nghe một giai điệu mới mà trước nay họ chưa từng được biết. Và họ sẽ còn được phép nghe chúng thường xuyên hơn nữa, cho đến khi họ có thể nhận ra chúng ngay cả trong bóng tối. Chúng ta sẽ còn mở cả cửa chính cho họ nghe được rõ hơn. Dòng nhạc cổ điển bẩn thỉu trào qua mọi lỗ mở của căn nhà và rót qua triền dốc chảy xuống thung lũng. Những người hàng xóm hẳn sẽ tưởng chừng như mình đang đứng ngay cạnh bên. Họ chỉ việc há miệng ra thế là dòng sữa ấm Chopin đã chảy ngay vào họng. Và muộn hơn chút còn có cả Brahm, nhạc sĩ của những bất mãn, đặc biệt dành cho phụ nữ.

Nàng tập trung nhanh tất cả sinh lực, dang rộng đôi cánh và tung mình về phía trước, hướng tới những nốt nhạc và chúng cũng lao về phía nàng như mặt đât trong một vụ rớt máy bay. Mỗi nốt nhạc mà không bắt kịp ngay trong lần đầu, nàng thản nhiên bỏ qua. Trò trả thù bỏ qua những nốt nhạc mà nạn nhân là những mụ mù âm nhạc thảm hại mang lại cho nàng một kích thích nhỏ do được thỏa mãn. Một nốt nhạc bị bỏ qua không một kẻ nghiệp dư nào có thể cảm nhận được nhưng một nốt nhạc sai lại dựng ngược những khách nghỉ hè trên ghế nằm. Cái quái gì ở đâu ra thế? Mỗi năm họ trả rõ lắm tiền cho bà nông dân để có được một chỗ nghỉ ngơi yên tĩnh và bây giờ từ trên đồi giáng thình thịch cái tiếng nhạc ầm ĩ này.

Hai bà mẹ hiểm độc đang nghe ngóng nạn nhân của mình, kẻ đã bị hút gần cạn máu bởi đôi nhện cái. Trong bộ váy Dirndl[11] với chiếc tạp dề hoa hoét phía trên, những bộ quần áo khiến chúng quan tâm hơn là cảm giác tù tội của mình. Lúc này đây chúng đang tắm nắng trong sự xấc xược, đứa trẻ vẫn thật nhún nhường biết bao, mặc dù vậy nó sẽ làm nên cả một sự nghiệp vang lừng bốn bể. Đứa con và đứa cháu đang được giữ tách biệt khỏi thế giới để sau này nó không chỉ còn thuộc về mẹ và bà ngoại mà toàn thể thế giới. Họ khuyên nhủ thế giới hãy tạm kiên nhẫn, đứa trẻ trước sau gì cũng thuộc về nó.

[11] Kiểu váy áo vùng Áo-Bayern, xuất phát từ vùng Đông Anpơ

Con hôm nay có rõ nhiều khán giả nhé! Nhìn thử xem, ít nhất cũng có bảy người ngồi trên những cái ghế sọc sặc sỡ. Đấy là một buổi thử nghiệm. Thế sau những đường cơ bản của Brahm rồi thì họ còn phải nghe gì nữa? Bỗng vang lên một tràng thô thiển, một trận cười gào rú từ cổ họng những kẻ nghỉ hè bên dưới. Chúng cười cái gì như lũ dại thế nhỉ? Chúng không còn biết nể sợ là gì nữa. Mẹ và bà con gái thét lên, tay cầm can sữa tiến xuống phía thung lũng, nhân danh Brahm thực hiện cuộc phản kích lại trận cười khi nãy. Những khách nghỉ hè nhân cơ hội than phiền về những tiếng ồn phá hoại thiên nhiên. Bà mẹ đối đáp sắc như dao, rằng như bản Sonate của Schubert còn mang lại sự yên bình từ những cánh rừng còn hơn cả chính những cánh rừng ấy. Chỉ có điều các ngài không thể hiểu nổi. Bà mẹ với bơ nhà quê và đứa con gái mặt vênh ngược, khinh khỉnh lại treo lên ngọn núi cô độc của họ. Tự hào, bà con gái bước đi và vác theo mấy can sữa. Phải đến tối ngày hôm sau, họ mới tiếp tục ra gặp gỡ mọi người. Những vị khách nghỉ hè còn bàn tán tiếp tục về thú vui của họ: Nhậu nhẹt ở quê.

NÀNG cảm thấy bị gạt sang lề mọi việc, vì nàng bị tất cả gạt sang bên lề. Những người khác tiếp tục đi, thậm chí trèo cả lên đầu hàng, bỏ đi Nàng chỉ còn hiện diện như một chướng ngại bé nhỏ. Những kẻ bộ hành cứ tiếp tục, còn nàng ở lại, như một cái vỏ bọc bánh mì bơ mỡ nhoèm nằm lề đường, nhiều nhất là lay động chút đỉnh trong gió. Tờ giấy bọc không đi xa được, nó mục ra ở điểm và chỗ ấy. Để mục rã được cần đến hàng năm, hàng năm trời đơn điệu, không có sự biến đổi nào.

Để thay đổi, thỉnh thoảng người anh họ đến chơi và làm tràn ngập căn nhà với cuộc sống rộn rộn ràng của cậu. Và không chỉ cuộc sống của cậu, cậu còn mang tới đây một cuộc sống, cuộc sống lạ lẫm cậu mang lại như ánh sáng quyến rũ côn trùng. Người anh họ học Y và mang lại cho đám thanh niên nông thôn sức sống khoác lác và những kĩ năng thể thao. Cậu kể về những câu đùa của sinh viên Y, và sau đó cậu được gọi là Burschi vì cậu hết sức đàn ông, một người có khiếu hài hước. Như một phiến đá nhô lên giữa đám bọt trắng xóa, những thanh niên vây quanh cậu, những kẻ muốn bắt chước cậu tất cả mọi điều. Bỗng nhiên cuộc sống quay trở lại với căn nhà vì một người đàn ông mang nó đến. Cười độ lượng nhưng đầy tự hào, những người đàn bà trong nhà nhìn ngắm chàng trai trẻ đàng cần xả năng lượng. Họ chủ cảnh cáo chàng về những con ngốc mà sau này có thể bị chúng bắt cười. Chàng trai trẻ thích vỗ cánh gáy vang nhất là trước đám đông, cậu cần có quần chúng và cũng có nó. Thậm chí là bà mẹ nghiêm nghị của nàng cũng mỉm cười. Chàng trai cuối cùng cũng thoát khỏi cuộc sống thù địch, nhưng nàng con gái thì vẫn phải cố gắng căng thẳng vì âm nhạc.

Cậu Burschi ưa nhất mặc chiếc quần tắm nhỏ xíu và đặc biệt ưu tiên những cô bé mặc những bộ áo bikini ít vải nhất có thể và hợp mốt nhất. Với bạn bè, cậu đo đạc từng xăng ti mét để đánh giá những gì một cô gái mời chào cậu, và cười nhạo những gì cô không chào mời. Cậu chơi cầu lông với những cô gái trong làng. Cậu gắng sức giới thiệu nghệ thuật này cho các cô. Môn nghệ thuật cần nhất sự tập trung. Cậu cầm tay các cô tập phát cầu, trong khi cô còn ngượng ngập vì bộ bikini nhỏ xíu của mình. Bộ áo tắm này do cô tiết kiệm tiền lương bán hàng để mua. Các cô gái muốn cưới được một anh bác sĩ và trình diễn thân thể mình để anh bác sĩ tương lai biết, anh sẽ nhận được những gì. Anh không sợ phải bắt mèo trong bị. Bộ phận sinh dục của Burschi chỉ tạm thời bị siết chặt trong một cái túi nhỏ, được buộc bằng hai sợi dây đi ngang qua hông và buộc vào hai đầu bên trái, phải. Luộm thuộm, vì cậu cũng không quá tỉ mỉ những chuyện ấy. Thỉnh thoảng những cái dây bị tuột và Burschi phải buộc lại. Cái quần tắm bé tí hin.

Trước
image
Chương 4
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!