Dạ Lữ Nhân – Vị Khách Lúc Nửa Đêm

Chương 1
Trước
image
Chương 1
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
Tiếp

0 giờ đã qua, đèn đuốc rã rời.

Một trận mưa đi qua, không khí ban đêm oi bức, ngột ngạt.

Một chiếc xe cảnh sát đỗ ngoài nhà tang lễ, dòng xe Passat phổ thông, đuôi xe bên trái sơn dãy số H3987, cửa kính xe mở một nửa.

Một nam một nữ đứng sóng vai ngoài cửa xe hút thuốc, Tông Anh ngồi ghế lái phụ, cố mở hộp chao (*) cá đác, phần móc kéo bị đứt, chỉ có thể dùng dao mở.

(*) Chao là một loại gia vị được làm từ đậu nành, qua quá trình chế biến và thành đậu hủ được lên men. Chao có 2 loại là chao ướt và chao khô. Chao ướt thì được dùng trong quá trình lên men ủ chung với nước và rượu, có vị thơm nhẹ phù hợp với nhiều người sử dụng. Chao khô là loại chao lên men mà không tiếp xúc với nước (hay gọi là chao hôi) nặng mùi hơn, dành cho một số người dùng quen, còn người lần đầu ăn rất khó sử dụng.

Mũi dao đâm xuống một cách ổn định, điều chỉnh đúng góc độ, khoét một nửa, thuận lợi mở được nửa hộp. Tông Anh bẻ cong nắp hộp, một miếng chao béo ngậy chảy ra ngoài, trơ trọi rơi xuống hộp cơm lạnh ngắt.

Nam cảnh sát đứng ngoài dập tàn thuốc, liếc vào trong xe: “Cô giáo Tông vẫn nuốt trôi được ạ? Vừa rồi em còn nôn một trận.”

“Tới hiện trường nhiều lần, nôn nhiều rồi cũng thành quen. Đi thôi, thu dọn đồ phòng hộ rồi về cục.” Nữ cảnh sát hút thuốc dặn dò anh bạn mới tới công tác, xoay người nói với Tông Anh: “Đừng ăn, hộp cơm đó là đồ họ để thừa lại từ trưa, trời nóng thế này chắc cũng hỏng rồi.”

Ngón tay kẹp điếu thuốc của cô còn đặt trên cửa, khói thuốc bay vào trong xe.

Tông Anh ngẩng đầu, đặt hộp cơm sang một bên, dùng tay không kéo phần nắp hộp chưa mở được.

Người đói khát có thể bất chấp mọi thứ, hơn 20 tiếng vừa qua, Tông Anh chưa có gì bỏ vào bụng.

Chạy như ngựa không dừng vó tới ba hiện trường, đi qua đi lại hơn nửa Thân Thành (*), toàn thân bốc mùi.

(*) Thân Thành: Tên gọi khác của thành phố Thượng Hải.

Khám nghiệm hiện trường và giải phẫu thi thể đều hao phí sức lực, sau khi giải phóng cơ thể khỏi đồ phòng hộ, sức cùng lực kiệt, hơn nữa bụng đói kêu ọc ọc.

Mồ hôi không ngừng toát ra, lưng áo sơ mi đồng phục đọng một vệt mồ hôi to bằng bàn tay, ngôi sao bốn cánh khắc trong vòng hoa trên quân hàm dính đầy tro bụi lóe sáng dưới ánh đèn xe tối mờ.

Cô dùng sức quá đà, nắp hộp kim loại sắc nhọn bất ngờ cắt vào kẽ ngón cái và ngón trỏ, lúc này di động đột nhiên đổ chuông.

Vết thương lập tức đổ máu, hoà với dầu mỡ thức ăn chảy xuống.

Tiếng chuông càng ngày càng dồn dập, Tông Anh liếc nhìn thông tin cuộc gọi hiển thị trên màn hình, thản nhiên lấy cồn và giấy trong túi quần ra, một tay xé miệng túi, lau dầu mỡ và máu.

“Sao không bắt máy?” Nữ cảnh sát đứng ngoài thò tay vào trong xe, đang định tiếp điện thoại thay Tông Anh, tiếng chuông đã dừng lại.

Cô bật sáng màn hình di động: “Thịnh Thu Thật… Cuộc gọi nhỡ.”

Ngay sau đó, một tin nhắn xuất hiện: “Em trai em nhập viện điều trị gấp.” Nữ cảnh sát cụp mắt, di động lại kêu “tinh” một tiếng, tin nhắn thứ hai được gửi tới: “Cần truyền máu, mau đến ngay!”

Nữ cảnh sát nhếch miệng đầy hàm ý, hướng màn hình di động về phía Tông Anh: “Có đi không?”

Tông Anh ngẩng đầu, màn hình chiếu sáng khuôn mặt cô. Lúc bôi cồn lên, vết thương khó chịu như bị muôn vàn mũi kim đâm, nhưng bỏ ra rồi, đau đớn cũng chấm dứt.

Cô đang định đáp lời, chuông điện thoại lại vang lên lần thứ hai… Là điện thoại từ cục.

Tông Anh cầm lại di động, sau khi nhấn nút nghe, đầu dây bên kia nói: “Xảy ra tai nạn giao thông, em và Tiểu Trịnh tới đó xem sao, anh sẽ gửi địa chỉ cho em ngay.”

Sau khi bỏ giấy và cồn ra, máu lại tiếp tục chảy ra ngoài, hội tụ thành một dòng, chảy theo chỉ tay xuống, nhỏ vào hộp cá đác.

Cô ngẩng đầu lên, nhìn ra ngoài cửa sổ, trả lời: “Bên này còn chưa xong, em sẽ bảo Tuyển Thanh và Tiểu Trịnh qua đó.”

Xa xa, nghĩa trang chi chít bia mộ, cô đưa mắt sang nơi khác, tắt điện thoại, nói với nữ cảnh sát đang đứng ngoài xe: “Tuyển Thanh, tới hiện trường thay tôi nhé, lần sau tôi bù cho cậu hai lần.”

Tiết Tuyển Thanh mở cửa xe, ngồi vào ghế lái, trong tiếng thở dài mỏi mệt còn kèm theo chút bất đắc dĩ, chỉ tiếc rèn sắt không thành thép, nhưng cuối cùng cô vẫn dập điếu thuốc trong tay, đồng ý thỏa hiệp: “Đi nào, tôi đưa cậu một đoạn.”

“Không tiện đường đâu, bên kia đang vội, các cậu tranh thủ thời gian đi, tôi bắt xe là được.”

Nhìn Tông Anh xuống xe đi xa, Tiết Tuyển Thanh bật đèn xe chiếu sáng cho cô một đoạn đường, chỉ thấy bóng người đằng trước giơ tay lên vẫy vẫy, nhanh chóng rẽ ở khúc ngoặt, biến mất khỏi tầm mắt.

Tiểu Trịnh sắp xếp ổn thỏa mọi thứ rồi quay lại xe, sau khi nghe được thông báo rằng trước mắt không phải về cục, mà phải đến một hiện trường khác, cậu ta than thở một phen, phát hiện chân dẫm phải một chiếc ví da, cầm lên quan sát, nhíu mày hỏi Tiết Tuyển Thanh: “Đây là ví của cô Tông đúng không?”

Tiết Tuyển Thanh nhanh chóng nhìn qua, lập tức nổi cáu: “Chết tiệt, không mang tiền thì bắt taxi thế nào được!”

Xe cảnh sát chạy qua ngã tư, Tiết Tuyển Thanh tìm kiếm suốt dọc đường nhưng vẫn không thấy bóng dáng Tông Anh đâu.

Tiểu Trịnh nói: “Để em gọi điện thoại cho cô Tông.” Tiết Tuyển Thanh lại đột nhiên quay đầu xe, gạt đi, giọng nói có phần tức giận: “Không cần gọi, kệ cô ấy đi.”

Nửa đêm rất khó bắt xe, từ trước đến nay Tông Anh lại không phải người hay gặp may mắn, vất vả lắm mới chặn được một chiếc, tài xế nhô đầu ra, trả lời bằng tiếng phổ thông pha lẫn với tiếng Thượng Hải: “Chào cô, sau xe có người mất rồi. Đồng chí cảnh sát, cô chờ xe khác đi.”

Chính anh ta treo biển “xe còn trống”, lúc bị chặn lại bảo xe đã có người. Lúc này, Tông Anh không thể tiếp tục đợi thêm nữa, đọc địa chỉ bệnh viện, hỏi anh ta có tiện đường không, tài xế nói: “Tiện thì tiện, có điều phải hỏi tiên sinh đằng sau xem anh ấy có chịu không đã.” Nói xong liền quay đầu hỏi ý kiến người kia: “Cô gái này có việc gấp phải đến bệnh viện.”

Ghế sau quả thật có người, anh ta hòa nhã nói: “Tôi không vội, cô cứ tự nhiên.”

Ngoài xe, Tông Anh nghe được câu trả lời, mở cửa hàng ghế sau ngồi vào, lúc này mới có thời gian xử lý vết thương một cách cẩn thận.

Vết thương dài bốn xen-ti-mét, kéo từ kẽ ngón cái đến bụng ngón tay, vết cắt rất sâu, sau khi mở tay ra, cả lòng bàn tay dính đầy máu.

Đưa tay vào túi quần bên trái, Tông Anh mới nhận ra cồn và giấy đã dùng hết, cô do dự một lúc, cuối cùng vẫn mở lời hỏi tài xế: “Anh có giấy không?”

Tài xế nhìn túi giấy trống không: “Thật không may, vừa hết giấy mất rồi.”

Tông Anh nghe vậy, đang định nắm tay lại, “tiên sinh không vội vàng” bên cạnh đột nhiên đưa cô một chiếc khăn tay, chất liệu vải bông, không hoa văn, hàng cao cấp thấm nước.

Tông Anh ngẩn ra.

“Phí quá, nó rất sạch sẽ!”

Lúc nói chuyện, khuôn mặt anh ta chìm trong bóng tối, sơ mi trắng quần tây đen, trên đầu gối đặt một cặp tài liệu, bên chân để một chiếc… Ô gấp màu đen.

Tuy không khí rất oi bức, nhưng không mưa.

Song ô của anh ta lại ướt, trên đệm còn đọng một vũng nước.

Tông Anh thu lại tầm mắt, cầm lấy khăn tay, nói câu cảm ơn khô khốc.

“Không cần khách sáo.” Anh ta nói.

Tông Anh rịt chặt khăn tay lên vết thương để cầm máu.

Tài xế bật radio lên, vừa hay là chương trình tọa đàm thời sự chính trị trong ngày thường phát buối tối, thỉnh thoảng có sự tham gia của thính giả. Hồi Tông Anh còn nhỏ, chương trình này đã phát sóng rồi, lúc đó bà ngoại cô thường nói: Hơn nửa đêm mà vẫn có nhiều người không ngủ được như vậy.

Ban đêm, có những người vội vã, hối hả, và cả những câu chuyện mà người thường không nhìn thấy.

Tối nay, xe không gặp phải đèn đỏ, cả đoạn đường không dừng đỗ ở bất cứ đâu, lái thẳng tới bệnh viện.

Sau khi xe dừng hẳn, Tông Anh đưa tay vào túi lấy tiền, nhưng lại không tìm thấy ví.

“Tiên sinh không vội vàng” hiểu ý: “Đã là tiện đường, chỉ có hai ta cùng bắt một chiếc xe, không cần đối phương trả tiền. Cô có việc gấp, mau đi đi.”

Tài xế vốn tưởng rằng mình sẽ có thêm một khoản thu nhập, mắt thấy nó bị ngâm nước nóng, không cam lòng nói: “Hai người đâu có quen nhau, sao lại nói là cùng bắt một chiếc xe!”

“Bây giờ đã quen.” Nói xong, anh ta đưa tay ra mời, dáng vẻ hệt như một quý ông thời xưa tiễn bạn bè.

Tông Anh vẫn cầm chiếc khăn tay loang lổ vết máu, vội nói lời cảm ơn lúc cửa xe khép lại, bỏ lỡ câu nói của đối phương…

“Không cần cảm ơn, chúng ta sẽ còn gặp lại.”

Anh ta ngồi vững vàng, ánh đèn tù mù chiếu sáng nụ cười của anh ta, Tông Anh đang định nhìn kỹ cả khuôn mặt, đối phương đã đóng cửa xe lại.

Xe đổi chiều, lái ra khỏi cổng Bắc của bệnh viện.

Tông Anh đứng tại chỗ ba giây, nhanh chóng xoay người bước lên cầu thang, vội vàng vào tòa cao ốc.

Trong vòng 24 giờ, đây là lần thứ hai cô đến bệnh viện

Lần đầu tiên là vào sáng sớm hôm qua, cô tránh phòng khám của Thịnh Thu Thật, đi chụp cộng hưởng từ, nhưng chưa lấy được báo cáo kết quả.

Lần thứ hai là hiện tại, có người cần truyền máu, mà cô vừa hay là người hiến máu… Rõ ràng là chị em cùng cha khác mẹ, lại có cùng nhóm máu hiếm, thật lạ thường!

Vào thang máy, lên tầng bảy. Đồng hồ điện tử treo trên hành lang hiển thị con số “02:19:37”, một chuỗi con số đỏ rực, mỗi lần nhấp nháy hệt như còn sống.

Lẽ ra, đây là chuyện khẩn cấp mười vạn lần, nhưng vì quá mệt, tim Tông Anh khó mà đập nhanh hơn được nữa.

Cô lấy di động ra, định gọi cho Thịnh Thu Thật, đối phương đã rảo bước đi tới từ phía đối diện.

Tông Anh giấu tay phải bị thương vào túi quần.

Thịnh Thu Thật túm lấy cô, không nói hai lời liền dẫn cô tới phòng bệnh.

Em trai được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, bởi vậy Tông Anh chỉ đứng ngoài nhìn thoáng qua rồi sang phòng bên cạnh thử máu ngay.

Tông Anh cũng không hỏi nguyên nhân vì sao Tông Du phải điều trị khẩn cấp, Thịnh Thu Thật đứng bên cạnh, hỗ trợ điền giấy tờ chủ động giải thích cho cô nghe: “Bác Tông Du đưa thằng bé về nhà, trên đường xảy ra tai nạn xe cộ, thằng bé được đưa vào viện cấp cứu, bác nó không may mắn như vậy, tử vong tại chỗ. Anh đã thông báo cho mẹ Tông Du, hẳn cũng sắp đến rồi.”

Trong lúc anh nói chuyện, ý tá thực tập cuộn tay áo sơ mi màu lam nhạt của Tông Anh lên cánh tay, buộc chặt dây cố định bằng nhựa, bôi cồn i-ốt lên khuỷu tay cô.

Y tá thực tập tìm mạch máu dưới ánh đèn, nhưng vẫn do dự.

Ngoài hành lang truyền đến tiếng bước chân lộn xộn.

Cách một cánh cửa, Tông Anh nghe thấy tiếng bác cả. Giọng rất to, ngữ điệu vội vàng, chỉ đơn giản là chất vấn về vụ tai nạn, cùng với đó là oán trách đôi câu, vốn định vào thăm cháu, lại bị y tá ngăn lại, tức càng thêm tức nên cứ nói mãi không dứt.

Trong bóng đêm, cô có cảm giác như chơi trò tàu lượn cao tốc trong khu vui chơi, lên xuống bất định, thay đổi đột ngột.

Bác cả vô cùng kích động, Tông Anh lại bình tĩnh khác thường.

Y tá thực tập vẫn chưa xác định nên đâm vào đâu, từng giọt mồ hôi li ti rịn trên trán.

Tông Anh nói: “Để tôi làm cho.”

“Hả?” Y tá thực tập ngẩng đầu sửng sốt, lại nghe Thịnh Thu Thật nói: “Cô cứ nghe lời cô ấy đi.”

Nói dứt lời, anh cắm bút bi vào túi áo blouse: “Trước kia lúc còn ở bệnh viện, thao tác nghiệp vụ của cô ấy rất tốt, cô nhìn theo mà học tập.” Đoạn gấp bảng kê khai lại, định ra ngoài gặp mẹ Tông Du và bác cả của Tông Anh, nhưng lúc này tiếng oán trách của bác cả đột nhiên từ ngoài truyền vào…

“Sao Tông Anh còn chưa đến? Lấy máu xong còn phải kiểm tra, hai đứa là chị em ruột, nghe nói không thể dùng trực tiếp máu của người nhà, còn phải chiếu xạ, khâu nào cũng mất nhiều thời gian, chỉ chậm một chút thôi thì mọi chuyện cũng đã muộn! Gọi điện thoại giục nó đến đi!”

“Bác ấy hiểu biết khá nhiều, còn biết sẽ phải chiếu xạ, nghe có vẻ có kinh nghiệm.” Y tá thu bảng kê khai, bình luận một câu.

Thịnh Thu Thật đã đi tới cửa, nhưng chưa bước ra ngoài.

Người bên ngoài lại nói: “Nếu Tông Anh còn đi làm ở bệnh viện, việc gì phải đợi thế này!” Bác cả đột nhiên trút toàn bộ cơn giận lên người Tông Anh: “Bày đặt không làm bác sĩ, nhìn bây giờ xem, có ra gì không? Khánh Lâm cả ngày chỉ lo chuyện công ty, cũng chẳng để ý đến nó! Nó cũng kỳ quặc y hệt mẹ, cả ngày tiếp xúc với người chết, đấy là chưa nói đến chuyện toàn thân bốc mùi lạ, còn ai dám qua lại với nó nữa? Rõ là sao chổi, cẩn thận mai sau không lấy được chồng!”

Tông Anh cúi đầu tìm được mạch máu, kim tiêm cỡ 16 (*) đâm xuyên qua da, nhưng không đâm vào tĩnh mạch.

(*) Con số trên kim tiêm biểu thị đường kính (đơn vị: mm) lòng ống, trong trường hợp này, kim tiêm nhân vật sử dụng có kích cỡ 16mm, loại kim to.

Máu chạy theo đường ống trong suốt, ba túi máu lắc lư nhẹ, đầy dần.

Cô khẽ nhắm mắt, ghế không có chỗ tựa, chỉ có thể ngả lưng vào tường.

Thịnh Thu Thật đẩy cửa ra ngoài, đồng thời đóng cửa lại, chào bác cả và mẹ Tông Du đang đứng ngoài, sau đó đơn giản dẫn hai người xuống phòng khám tầng dưới chờ, tránh gây ồn ào, ảnh hưởng tới người khác.

Ngoài hành lang chìm vào im lặng, trong phòng, dường như hương vị máu còn quanh quẩn đâu đó.

Con số trên thiết bị khống chế thải dịch (*) nhích lên đều đều, y tá thực tập lấy urgo dán lên vết tiêm trên cánh tay, lúc này Tông Anh mới nói: “Cho… tôi thêm hai cái nữa.”

(*) Thiết bị khống chế thải dịch: Thiết bị giảm bớt tác động tới lượng máu truyền ra, đề cao tính chuẩn xác, đo lường mức độ máu cần thiết và luôn nằm trong ngưỡng cho phép.

Lúc này y tá thực tập mới chú ý tới vết thương trên tay phải của cô, vì thế nhanh chóng rút kim tiêm rồi quấn chặt băng vải, đưa miếng urgo còn lại cho cô.

Tông Anh nhanh chóng dán lên tay, kéo tay áo xuống. Lúc đứng dậy, cơn chóng mặt bỗng từ đâu ập tới.

Y tá thấy vậy mới kịp phản ứng lại, chuẩn bị lấy nước đường cho Tông Anh, nhưng cô đã khép cửa ra ngoài.

Vào thang máy, xuống tầng hai.

Ánh đèn trắng thảm đạm trong thang máy khiến người ta cảm thấy hoảng hốt, Tông Anh dứt khoát nhắm mắt lại. “Tinh” một tiếng, cửa thang máy mở ra, vừa mở mắt, cô liền trông thấy Thịnh Thu Thật bước vào.

Anh đưa tay ấn nút tầng một: “Anh phải tham gia một cuộc hội chẩn điều trị khẩn cấp, sẽ nhanh chóng trở lại, em cứ vào phòng khám nghỉ ngơi một lát đi.” Nói xong liền đẩy Tông Anh ra cửa.

Tông Anh đi đến quầy trực y tá, một y tá đang vội vàng pha trà. Cô và Tông Anh là người quen cũ, vừa ngẩng đầu liền thốt lên: “Bác sĩ Tông!”

“Y tá Lương.” Tông Anh đáp một tiếng, lại thấy y tá kia đẩy hai chiếc cốc tới: “Trà người nhà cô yêu cầu đây, đúng lúc tôi phải đi kiểm tra phòng, nếu cô cũng vào trong thì mang vào luôn nhé.”

Lác đác vài lá trà, lá nổi lá chìm, mặt nước phản chiếu ánh sáng. Tông Anh bưng hai chiếc cốc vào phòng.

Đẩy cửa ra, bóng đèn đôi bật sáng trưng, không chút ôn hòa, hệt như phải đứng dưới đèn mổ, không chỗ che giấu.

Mẹ Tông Du ngồi lặng thinh trên sô pha, úp hai tay lên mặt, che lại cảm xúc gần như sắp cuộn trào.

Bác cả ngẩng đầu nhìn lại, Tông Anh đưa chén trà tới.

Bác cả liếc nhìn đồng phục của cô, lại ngửi thấy mùi lạ, nhíu mày: “Hôm nay lại trực à?”

“Vâng.”

“Từ đơn vị đến đây hả?”

“Không, cháu từ nhà tang lễ tới.” Bàn tay cầm cốc trà của Tông Anh vẫn để giữa không trung.

Vẻ mặt bác cả hơi thay đổi, cũng không đưa tay nhận chiếc cốc kia.

Tông Anh liền đặt cốc lên bàn trà cạnh sô pha, sau đó đứng thẳng dậy đi đến bên cửa sổ, cố gắng cách sô pha đặt dựa vào tường càng xa càng tốt.

“Mày xem, công việc hiện tại của mày quá vất vả, tiền lương lại ít. Con gái con đứa, toàn thân dính cái mùi như thế, thật sự khiến người ta không ưa nổi. Ban nãy bác nói thẳng, cũng chỉ vì tốt cho mày thôi.”

Chỉ vì tốt cho mày thôi.

Đêm càng sâu càng oi bức, bên ngoài sấm chớp đì đùng. Dù tựa bên lớp kính thủy tinh, song Tông Anh không hề cảm nhận được chút không khí mới mẻ nào từ bên ngoài, căn phòng ngột ngạt như chìm trong vũng bùn, bên trong đột nhiên xuất hiện dây leo mạnh mẽ to lớn, cuốn chặt lấy cô rồi kéo xuống.

Bác cả vẫn tiếp tục nói: “Lâu rồi mày không về nhà đúng không? Có rảnh thì về một chuyến, cứ ở một mình mãi sẽ thành khác người đấy”, “nghề của cha mày, chưa đưa được miếng cơm lên miệng đã phải đi làm, không biết liệu Tiểu Du có gặp chuyện gì không, dù sao mày cũng là chị, ít nhiều phải chăm sóc em nó”, “hôm nay mày có phải về đơn vị không?”

Tông Anh thấy bác cả không ngừng liếm đôi môi khô khốc, lại đưa mắt nhìn xuống cốc trà.

Nước trà mà cô đưa tới, bác cả không hề động vào.

Tia chớp gần như đánh ngay bên cửa sổ, Tông Anh xoay người lại, rũ mắt nhìn xuống tầng dưới.

Một bóng người nhìn quen thuộc từ trong toà nhà đi ra, sơ mi trắng quần tây đen, xách một túi công văn và một chiếc ô. Tông Anh nhận ra anh ta, chính là “tiên sinh không vội vàng” nào đó trên xe taxi.

Tiếng sấm chợt vang lên, trời rốt cuộc đổ mưa, lá ngô đồng lay động trong mưa gió, anh ta mở chiếc ô gấp trong tay lên.

Lúc này, Tông Anh mới trông thấy dải mobius (*) trên chiếc ô màu đen, bên dưới viết con số “9. 14”.

(*) Nghe rất là oách nhưng dải mobius chính là cái dây buộc ô, mình bấm khuy, dán hai đầu lại với nhau, nó sẽ hiện ra một vòng tròn có một phía và một biên, giống vòng tròn mobius hình học.

Đó là ô của cô.

Lời tác giả:

Tiên sinh không vội vàng: Chào mọi người, tôi sẽ là nam chính chính trực nhất trong truyện của Triệu công công.

Tông Tang: Chính trực mà còn lấy trộm ô của người ta sao? Vị trí chính trực nhất của bản tướng không thể lung lay đâu, lầu trên tự giải quyết cho tốt đi!

Thật ra, hố mới này tôi đã mở hai năm.

Vì thế tôi cũng không biết mình lấy lá gan ở đâu mà dám tung chương đầu tiên này, chắc tại uống say cũng nên.

Giải thích:
1, Quả thật không nên đề nghị người trong trực hệ truyền máu cho nhau, dễ gây biến chứng TA-GVHD (tế bào mới trong máu người cho tấn công tế bào gốc trong máu người được cấy ghép. Có thể dẫn đến khó thở, vàng da, khô mắt… trong thời gian không cố định). Nếu không biện pháp khác, máu phải được chiếu xạ trước. Máu càng cũ càng tốt.

2, Nhân viên pháp y trực tiếp có mặt ở hiện trường để tiến hành giải phẫu, thường thuộc khoa bệnh lý học. Trên thực tế, nhân viên pháp y không chỉ chuyên về giải phẫu, phương diện DNA hay trúng độc cũng có nhân viên pháp y khác chuyên môn xử lý (ở những nơi quy mô nhỏ, khan hiếm nhân viên pháp y, họ có thể kiêm nhiều công việc, tuỳ từng nơi khác nhau)

3, Bởi một số nguyên nhân, truyện này sẽ xếp vào thể loại: Không có căn cứ, nhân vật không có thật, sau này tôi sẽ không nhắc lại nữa đâu nhé!

Trước
image
Chương 1
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!