Đừng Rời Xa Anh

Chương 47
Trước
image
Chương 47
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 86
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 103
  • Chương 104
  • Chương 105
  • Chương 106
  • Chương 107
  • Chương 108
  • Chương 109
  • Chương 110
  • Chương 111
Tiếp

Thân thể của bà cụ rất tốt, không bị thương nặng, vẫn có tâm trạng trò chuyện với tài xế và Nguyễn Tố trên xe.

“Bác ơi, bác có thể đến chỗ cảnh sát giao thông yêu cầu xem camera để biết ai đã gây chuyện rồi bắt người đó đền tiền thuốc men đi ạ. Mà con người bây giờ lạ thật đấy, đâm người ta xong cái bỏ chạy luôn! Nhỡ có chuyện không may xảy ra, bỏ lỡ thời gian cấp cứu tốt nhất, đấy có khác gì gián tiếp giết người đâu?” Tài xế taxi rất ghét những chuyện như thế này nên bắt đầu mở miệng mắng.

Bà cụ rất bình thản, trái lại còn an ủi tài xế: “Cũng đâu thể trách người ta được, chắc do bác không thấy đường. Dù sao cũng không bị thương nghiêm trọng lắm, không cần đi tìm đâu, nói không chừng tài xế kia cũng đang bận việc gấp, vẫn nên thông cảm cho người ta.”

“Haiz, tài xế kia may mắn thật đấy, đụng phải Bồ Tát sống.” Tài xế sửa lại lời: “À không, là hai Bồ Tát sống, cả hai người luôn đấy.”

Cả Nguyễn Tố và bà lão đều bị chọc cười.

“Sao bà lại tới đây một mình thế ạ? Bà sống ở đây ạ?” Nguyễn Tố hỏi.

Trông bà cụ vẫn rất minh mẫn nhưng từ giọng điệu của bà, cô đoán bà ít nhất đã hơn 70 rồi.

70 tuổi mà sức khỏe vẫn tốt, nói năng rõ ràng, đương nhiên có thể ra ngoài một mình, song chỗ này không phải là chốn phồn hoa, ít người qua lại hơn trung tâm thành phố. Nếu không phải người sống ở đây, một mình bà cụ tới đây thì không an toàn cho lắm. Lỡ không may bệnh tình bộc phát, bên cạnh lại không có người chăm lo.

“Lần này con trai bà tới đây công tác.” Bà cụ thở dài, “Hồi còn trẻ bà đã từng sống ở đây mấy năm, sau khi chồng bà ra đi, mấy năm nay bà vẫn luôn muốn ghé thăm nơi này, có điều lúc nào cũng bận rộn. Con trai bà có tìm người chăm sóc nhưng bà muốn tự mình đi dạo, chẳng ngờ lại gặp phải chuyện này, lần này thì tốt rồi, nó sẽ nhắc chuyện này mãi cho coi.”

Nguyễn Tố không biết có nên an ủi bà không, cô nói: “Nhưng chuyện lần này nguy hiểm quá, nhà cháu cũng có người già nên cháu hiểu tâm tình của con trai bà, chắc chắn bác ấy sẽ lo lắm! Điện thoại của bà đâu ạ, bà mau gọi điện cho bác ấy đi.”

Bà cụ chần chừ, “Con trai bà nói nó đang có hẹn ăn cơm với người khác, lỡ gọi điện lại làm phiền nó ra?”

Tài xế taxi chậm rãi nói: “Ăn cơm sao quan trọng bằng mẹ mình được.”

“Đến bệnh viện thì lại gọi nó vậy.” Bà cụ u sầu, “Lẽ ra hôm nay bà không nên ra khỏi nhà.”

Tài xế taxi còn có việc bận, đưa hai người đến cổng bệnh viện rồi đi luôn, trước khi đi còn để lại số điện thoại của mình cho Nguyễn Tố, nói thầm: “Cô gái này, tôi tin bà cụ này nhưng lỡ người nhà bà ấy khó chơi muốn đổ lỗi cho cô thì sao? Nếu chuyện này xảy ra thật thì số điện thoại của tôi đây, tôi sẽ làm chứng cho cô, tôi còn ghi âm đây này.”

Nguyễn Tố vội vàng gật đầu: “Vâng, tôi nhớ kỹ rồi, cảm ơn anh!”

Khi bà cụ được đưa đi chụp phim kiểm tra, Nguyễn Tố nhận được điện thoại của Mã Văn.

Hôm nay Nguyễn Tố được nghỉ, Mã Văn có ít giấy tờ ở cơ quan cần lấy nhưng cô ấy đang hưởng tuần trăng mật với ông xã ở hải đảo nên không thể về ngay được. Người thân ai cũng bận việc, bạn bè thì bận đi làm nên Mã Văn đành phải nhờ Nguyễn Tố chạy đi một chuyến.

Mã Văn nghe Nguyễn Tố kể chuyện hôm nay cô trải qua, cũng sợ hãi lây, lớn tiếng nói: “Không thể nào, thế mà cậu lại dám cứu bà cụ kia. Tố Tố, cậu gan quá đấy, mấy năm trước từng có tin cứu người lại bị người ta lừa bịp tống tiền đấy. Tất cả là tại mình, lẽ ra mình không nên nhờ cậu giúp, nếu không đã không gặp phải chuyện kia!”

“Không đâu không đâu, cậu yên tâm đi.” Nguyễn Tố nói, “Có điều chuyện cậu kể đã xảy ra từ mấy năm trước rồi. Bây giờ ở chỗ nào cũng lắp khoảng 50 cái camera, mình cũng thấy mà. Chỗ đó còn là đường cái lớn nữa, mình thấy camera nên mới đến giúp bà cụ, hơn nữa lúc ở trên xe người ta đã nói việc này không liên quan đến mình, tài xế cũng ghi âm giúp mình rồi.”

Cô không ngốc đến mức giúp người khác xong tự rước rắc rối vào người, nếu không chắc chắn, cô sẽ không làm như thế.

Thật ra trước khi đỡ bà cụ dậy, cô cũng lén ghi âm lại. Cô sợ dính vào chuyện xấu, nhưng đôi khi không thể ngó lơ những chuyện như vậy chỉ vì sợ hãi, dưới tiền đề có thể bảo vệ bản thân thật tốt rồi mới lựa chọn đến giúp người khác.

Mã Văn nghe Nguyễn Tố nói vậy thì mới thở phào nhẹ nhõm: “Vậy thì tốt rồi, ầy, nói thật chứ xã hội bây giờ đâu phải ai cũng máu lạnh không muốn làm chuyện tốt. Ai mà chẳng có tình người, chẳng qua sợ gặp phải chuyện ‘làm ơn mắc oán’* mà thôi, có điều lúc nãy mình kích động quá, cậu hành động luôn có chứng mực mà.”

…..

Đã có kết quả kiểm tra, bà cụ chỉ bị thương ở thắt lưng, không nghiêm trọng lắm, nghỉ ngơi trên giường ngày là được, không cần phải nằm viện.

Thấy trời không còn sớm nữa, Nguyễn Tố muốn đưa bà về nhưng bà cụ thở ngắn than dài: “Bà gọi cho con trai rồi, nó nói sẽ chạy tới liền. Chờ nó trả tiền thuốc men cho cháu xong, đương nhiên còn phải cảm ơn nữa, để bà bảo con trai bà mời cháu một bữa nhé.”

Nguyễn Tố cười, “Cháu đoán bà với con trai cũng chưa ăn uống gì nên ăn cơm thì được ạ. Bà không cần phải cảm ơn đâu, thật ra đây chỉ là chuyện nhỏ không tốn sức gì.”

“Cứu người mà là chuyện nhỏ ư, đến bà là người được cứu cũng không thể nói vậy được.” Bà cụ mỉm cười hiền từ vỗ tay cô, “Nào, cô gái, cho bà số điện thoại đi, bà nghĩ kỹ rồi, chờ bà về quê rồi sẽ gửi cho cháu ít đặc sản quê bà, cháu biết Dương Phương không?”

“Cháu biết ạ, là thành phố nổi tiếng ở phương Nam, cháubiết chứ. Bà là người Dương Phương ạ?”

“Đúng vậy, bánh ngọt ở Dương Phương rất nổi tiếng. Cô gái, nói chuyện với cháu cả ngày rồi mà vẫn chưa biết tên cháu.”

“Nguyễn Tố ạ, Nguyễn là…”

“Là ‘Nguyễn’ trong ‘Nguyễn Linh Ngọc’ phải không?”

“Ha ha ha đúng rồi, chính là chữ Nguyễn đó, còn ‘Tố’ thì là Tố trong ‘chay mặn’ ạ.”

“Tên hay, nên là ‘Tố’ trong ‘trắng thuần’, ‘Tố’ trong ‘trắng tinh’ mới đúng.”

“Giống nhau mà bà.” Nguyễn Tố cười khẽ, “Còn bà ạ?”

“Ở Dương Phương ai cũng kêu bà là bà cụ Tấn, Tấn là họ của chồng bà, họ gốc của bà là họ Lưu.”

Nguyễn Tố hiểu rõ, “Bà Lưu ạ.”

Bà Lưu vừa lòng, “Nên gọi như vậy!”

Ở nhà, từ trên xuống dưới ai cũng gọi bà là bà chủ. Ở bên ngoài thì ai cũng gọi là bà cụ Tấn. Thời gian trôi đi, bà còn không nhớ họ mình là họ Lưu, đột nhiên có người gọi là bà Lưu cũng đủ khiến bà vui vẻ.

Một già một trẻ ngồi trên hành lang bệnh viện trò chuyện với nhau, vô cùng hợp ý.

…..

Trong lòng Nguyễn Mạn vẫn còn nhớ chuyện đâm phải người ta, cô ta trang điểm trong sự lo lắng. Nguyễn Mạn gọi điện cho Bạch Đào mới biết vốn dĩ bữa tiệc hôm nay thư ký Tưởng sẽ đi cùng Lâm Hướng Đông, nhưng thư ký Tưởng có việc khác, Bạch Đào lại không khỏe nên Lâm Hướng Đông mới gọi cô ta đến dự tiệc.

Trong những bữa tiệc trước đây, Lâm Hướng Đông luôn dẫn Nguyễn Mạn theo. Nhưng bắt đầu năm nay, số lần dẫn theo đã giảm bớt, rốt cuộc anh ta cũng có thư ký nên trong những trường hợp cần phải uống rượu, anh ta không thể đưa Nguyễn Mạn theo được.

Nguyễn Mạn biết, có lẽ Lâm Hướng Đông bận thật, bận đến mức không có nhiều thời gian ở bên cạnh cô ta. Có lẽ quan hệ của hai người đã đến giai đoạn nhàm chán. Nếu là kiếp trước, cô ta chắc chắn không để bản thân chịu thiệt, chấp nhận chuyện người ta đối xử lạnh nhạt với mình. Nhưng sau khi trải qua một đời thê thảm, cô ta không muốn giẫm lên vết xe đổ nữa. Cô ta có cơ sở để chắc chắn rằng tình cảm của mình và Lâm Hướng Đông rất sâu đậm. Trong trí nhớ của Nguyễn Mạn, Lâm Hướng Đông là người thắng đậm nhất, lùi một bước để tiến một bước. Thôi vậy, dù Lâm Hướng Đông không chung tình với cô ta thì sao chứ, đàn ông có tiền ai mà chẳng thế?

Lâm Hướng Đông là người như thế, cô ta đi tìm người khác, có chắc sẽ tốt hơn Lâm Hướng Đông không?

Nghĩ như vậy, cô ta cảm thấy, chỉ cần chiếm vị trí quan trọng nhất trong lòng anh ta là được.

Bữa tiệc hôm nay cũng là một cơ hội để cô ta kéo gần tình cảm với Lâm Hướng Đông. Để khiến Lâm Hướng Đông vui vẻ, Nguyễn Mạn cố ý mặc chiếc váy mà anh thích nhất, trang điểm cho mình thật xinh đẹp. Quả nhiên, khi anh ta đến đón, Nguyễn Mạn thấy rõ sự dịu dàng trong đôi mắt ấy.

Nguyễn Mạn đoán không sai, tuy Lâm Hướng Đông đang nghi ngờ tình cảm của cô ta nhưng cũng không muốn chia tay. Nguyên nhân chính là do hai người đã ở bên nhau lâu lắm rồi, có cơ sở tình cảm sâu đậm, anh ta đã quen với việc có cô ở bên. Ít nhất chỉ là nghi ngờ, song vẫn chưa chạm đến điểm mấu chốt của anh ta, cùng lắm chỉ đối xử lạnh nhạt với cô thôi chứ chưa có ý định gì khác.

Hai người đều đang vui, tình nồng mật ý suốt quãng đường tới khách sạn.

Ai ngờ ngồi được một lúc, khách khứa còn chưa đến, Lâm Hướng Đông đã nhận được điện thoại.

Nguyễn Mạn ngồi bên cạnh Lâm Hướng Đông châm trà giúp anh ta, nghe thấy nội dung cuộc trò chuyện của anh ta với đầu dây bên kia.

Sau khi cúp máy, Nguyễn Mạn nhẹ giọng hỏi: “Xảy ra chuyện gì vậy anh, khách hàng có việc nên không thể tới ư?”

Tâm trạng của Lâm Hướng Đông đã bị ảnh hưởng, anh ta vuốt sống mũi, “Thư ký của Tổng giám độc Tấn nói ông ta có việc gấp, hẹn lần khác gặp.”

Không đợi Nguyễn Mạn lên tiếng, anh ta lại nhíu mày: “Có hơi kỳ lạ.”

“Dạ? Kỳ lạ chỗ nào?”

“Anh và người này chưa từng tiếp xúc nhưng mấy năm trước ba anh từng gặp ông ta ở miền Nam rồi, ba nói ông ta là người rất đúng giờ nên anh mới dặn em chuẩn bị nhanh lên, vì không muốn đến trễ để lại ấn tượng xấu.”

Lâm Hướng Đông cũng không hiểu, lần này hai người đến đây để bàn về chuyện dự án núi Dương Danh, đúng lúc ba và anh cả không có ở đây nên chuyện này mới giao lại cho anh ta.

Anh ta biết, cha thầm muốn cho mình một cơ hội biểu hiện thật tốt để có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với Tổng giám đốc Tấn.

Nhưng bây giờ rốt cuộc là sao, tại sao Tổng giám đốc Tấn lại trễ hẹn? Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

Nguyễn Mạn đi tới kéo cánh ta anh ta, dịu dàng an ủi: “Đâu phải chúng ta đến trễ, chắc bên Tổng giám đốc Tấn có chuyện gấp. Thư kí anh ta cũng nói sẽ hẹn lần khác rồi còn gì? Đâu phải do chúng ta, anh đừng nghĩ nhiều nữa.”

“Chỉ hy vọng là thế.” Lâm Hướng Đông nói, “Ba anh rất coi trọng việc hợp tác với Tổng giám đốc Tấn lần này.”

“Ôi chao, nhìn chân mày anh nhăn tít lại này. Chắc dạo gần đây anh bận lắm đúng không, có khi còn không ăn cơm đàng hoàng, đúng lúc có một bàn đồ ăn này,” Nguyễn Mạn cười giảo hoạt, cầm ly rượu lên chạm vào ly anh ta phát ra tiếng vang thanh thúy, “Coi như chúng ta hẹn hò một bữa, phải tận hưởng thế giới hai người chứ. Em không muốn anh nghĩ đến công việc nữa.”

Rốt cuộc trên mặt Lâm Hướng Đông cũng lộ ra ý cười, anh ta nâng ly chạm vào ly của Nguyễn Mạn: “Được.”

Lúc Tấn Uyên chạy tới bệnh viện, chỉ thấy trên khu ghế chờ, một cô gái trẻ tuổi đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ ông còn rất vui, giọng điệu vui vẻ thấy rõ. Nghe thấy thế ông mới thở phào nhẹ nhõm.

Bà Lưu nghe thấy tiếng bước chân nên ngẩng đầu lên, thấy con trai mình đến, bà chợt ngừng cười.

Không đợi Tấn Uyên cất lời, bà Lưu nói ngay: “Mẹ không sao, bác sĩ nói mẹ vẫn tốt, chỉ cần nằm giường mấy ngày là khỏe.”

Nguyễn Tố thấy cách bà Lưu nói có hơi quen tai, cẩn thận nghĩ lại mới phát hiện hóa ra giống với Đậu Tương nhà mình.

Mỗi lần Đậu Tương làm sai là sợ người khác la rầy, đôi khi sẽ đánh đòn phủ đầu.

Chắc bà Lưu sợ con trai tức giận nên mới nói như vậy nhỉ?

Nguyễn Tố là người ngoài mà còn hiểu tâm tư của bà, song con trai bà là Tấn Uyên lại không hiểu, ông nói với giọng bất lực: “Chỗ này xa lạ mà mẹ ra ngoài không nói con, còn không đưa Tiểu Trương theo nữa.”

Bà Lưu cứng đầu đáp: “Gì mà xa lạ, mẹ đã ở đây nhiều năm rồi!”

“Đó là mấy năm trước, bây giờ thành phố phát triển mẹ còn nhớ đường trước kia không?” Tấn Uyên chỉ có một người mẹ, khi chuyện này xảy ra thì không tránh khỏi lo sợ: “Mẹ ở nhà muốn đi đâu thì đi, đến nơi xa lạ này còn không dẫn Tiểu Trương theo, con lo lắm.”

Bà Lưu cũng nhận ra lỗi của mình nên không nói gì nữa.

Một lát sau, bà nhớ đến Nguyễn Tố bên cạnh, lại nói: “A Uyên, đây là cô Nguyễn Tố, cô gái này và tài xế taxi đã đưa mẹ đến bệnh việc. Lúc nãy tiền thuốc men cũng là Nguyễn Tố trả, con trả lại tiền cho con bé đi.”

Nguyễn Tố mỉm cười.

Lúc này Tấn Uyên mới chú ý đến cô.

Có khi con gái của ông còn nhỏ hơn cô mấy tuổi.

Tấn Uyên quay đầu nhìn trợ lý phía sau, trợ lý đã theo ông nhiều năm nên chỉ cần một cái liếc mắt đã biết ông muốn gì. Trợ lý tiến lên, lịch sự nói với Nguyễn Tố: “Cô Nguyễn, cô muốn tiền mặt hay chuyển khoản ạ?”

Nguyễn Tố trả lời: “Gì cũng được, tiện cho anh là được.”

“Vậy chuyển khoản nhé?”

“Vâng.”

Ngoại trừ tiền thuốc men, trợ lý còn chuyển cho cô thêm mấy chục nghìn.

Nguyễn Tố kinh ngạc: “Nhiều thế ạ, tiền thuốc không nhiều như thế đâu.”

Trợ lý đáp: “Đây là phí cảm ơn, đã làm chậm trễ công việc của cô Nguyễn rồi, xin cô hãy nhận cho. Coi như đây là một chút tâm ý của Tổng giám đốc Tấn chúng tôi.”

Bà Lưu nghe thấy thế thì kéo tay Nguyễn Tố nói: “Cháu cứ nhận đi, hôm nay làm phiền cháu nhiều, chắc cũng ảnh hưởng đến công việc của cháu nhỉ? Cứ coi như đây là quà cảm con của con trai bà đi, bà đã nói rồi, khi nào về Dương Phương bà sẽ gửi đặc sản cho cháu, đó mới là tạ lễ, cái này thì không tính.”

Nguyễn Tố không muốn nhận mấy chục nghìn kia, nếu chỉ có mấy trăm, cô không có lý do gì để từ chối nhưng cỡ này thì quá lớn. Lúc định chuyển lại, Nguyễn Tố thấy Tấn Uyên và trợ lý đang nói chuyện gì đó, xem cách ăn mặc của hai người, còn ra tay hào phóng như thế, có thể đoán được con trai bà Lưu rất có tiền, đối với bọn họ mấy chục nghìn này cũng không lớn lắm… Nếu lúc này cứ đẩy qua đẩy lại thì cũng xấu hổ.

Cô thấy con trai bà Lưu có vẻ là người bận rộn, chắc không muốn nán lại bệnh viện quá lâu.

Dù sao cô cũng có phương thức liên lạc của bà Lưu, lúc nào có cơ hội thì trả lại sau cũng được.

Lúc Nguyễn Tố ra khỏi bệnh viện cùng bọn họ, Quý Minh Sùng cũng đến nơi.

Trước chiều nay, Nguyễn Tố nhận được điện thoại của Quý Minh Sùng, sau khi kể rõ đầu đuôi câu chuyện, Quý Minh Sùng nói sẽ tới đón cô, không ngờ anh lại đến nhanh thế.

Quý Minh Sùng sợ sẽ xảy ra tranh chấp không đáng có nên đã bảo Vương Kiên dừng xe một bên, còn anh thì ngồi trên xe lăn đến phòng khám bệnh. Nguyễn Tố đã thấy anh từ xa, sau khi chào bà Lưu xong, cô chầm chậm chạy về phía anh. Đang là buổi tối, bệnh viện yên ắng, Nguyễn Tố đến bên cạnh anh, cười hỏi: “Sao anh không ngồi chờ trên xe?”

“Sợ em bị người ta lừa.” Quý Minh Sùng nghiêm túc đáp, “Sợ một mình em không chống lại nổi.”

Nguyễn Tố lấy điện thoại ra quơ quơ trước mặt anh, đắc ý nói: “Không bị lừa bịp tống tiền gì cả, người ta còn trả cho tôi siêu nhiều tiền đây này, lát nữa tôi sẽ mời anh ăn.”

Quý Minh Sùng nhìn nhóm người Tấn Uyên ở cách đó không xa.

Anh thu hồi ánh mắt, nói với Nguyễn Tố: “Chúng ta đi thôi, Vương Kiên còn đang chờ.”

“Vâng.”

Nguyễn Tố vẫy tay chào bà Lưu, sau đó đẩy Quý Minh Sùng ra cổng bệnh viện.

Tấn Uyên đứng ở bậc thang cách đó không xa nhìn thấy Quý Minh Sùng. Nom người đàn ông ngồi trên xe lăn có hơi quen quen nhưng nhất thời ông không thể nhớ ra mình gặp anh ở đâu. Đến khi lên xe, ông hạ giọng dặn trợ lý: “Đi tìm hiểu xem hôm nay chuyện gì đã xảy ra, cả người đàn ông lúc nãy nữa.”

“Vâng.”

Không biết bà Lưu có nghe thấy không, chỉ là sau khi được đỡ lên xe, bà nói với Tấn Uyên ngồi bên cạnh: “Dù gì năm nay mẹ cũng hơn 70 rồi, đã gặp nhiều kiểu người hơn con nên ánh mắt của mẹ rất tốt. Cô bé Nguyễn Tố kia là người tốt, không hề có tâm cơ.”

Tấn Uyên ho khẽ: “Mẹ yên tâm, con có chừng mực mà, con sẽ tìm ra người gây chuyện.”

Bà Lưu phất tay, nhắm mắt nói: “Thôi, chấn thương không nghiêm trọng lắm nên không cần phải làm quá. Chắc người ta cũng có việc gấp, dù sao chúng ta tích được càng nhiều đức càng tốt.”

“Vâng.”

Tuy Tấn Uyên đáp như vậy nhưng trong lòng có vẫn tính toán riêng.

Đương nhiên ông tin tưởng ánh mắt của mẹ mình, chính ông cũng cảm thấy cô Nguyễn kia không giống người có tâm cơ độc ác, nhưng chỗ này không phải địa bàn của ông nên để ý một chút thì vẫn hơn.

Tấn Uyên cảm thấy Quý Minh Sùng quen quen, nhưng Quý Minh Sùng lại không có ấn tượng gì với ông.

Tấn Uyên là một vị đại lão ở phía Nam nên rất ít khi lộ diện. Ngoại trừ những người từng ký hợp đồng với ông, không ai biết trông ông như thế nào, ông ít khi lộ diện trước màn ảnh, bức ảnh gần nhất của ông cũng từ mười mấy năm trước, độ phân giải không rõ lắm.

Trên xe, Nguyễn Tố kể lại rõ ràng mọi chuyện cho anh nghe.

Dù sao nhân vật chính của câu chuyện này là bà Lưu nên khi nhắc đến Tấn Uyên, cô chỉ gọi là “con trai bà Lưu.”

Nói suốt đoạn đường, một giây trước Quý Minh Sùng còn đang theo dõi camera, giây tiếp theo đột nhiên trầm mặc, anh nhìn tòa cao ốc bên ngoài: “Đó đã từng là Quý Thị.”

Tòa nhà trước đây đã không thể khôi phục lại ánh hào quang của nó.

Nguyễn Tố không biết mình nên nói gì, chỉ có thể yên lặng.

Quý Minh Sùng chẳng phải người đa sầu đa cảm, anh bình tĩnh lại, nói: “Trước kia anh trai tôi từng nói dưới công ty có một quán tào phớ ngon lắm, mà tôi lại không để ý mấy. Nhưng anh ấy nói, tôi nên quan sát những chuyện nhỏ bé xung quanh nhiều hơn.”

Nguyễn Tố rất hiếm khi nghe thấy Quý Minh Sùng nhắc đến người anh Quý Minh Viễn của mình.

Hai anh em ngồi chung trên một chiếc xe, anh trai anh tử vong, còn anh thì hôn mê suốt năm năm.

Từ một ít việc nhỏ không đáng kể, có thể đoán được tình cảm của hai anh em rất tốt.

“Nếu là quán tào phớ Trần Ký thì tôi từng ăn rồi.” Nguyễn Tố mím môi cười khẽ, “Quả thật rất ngon, hình như đó là một quán ăn lâu đời.”

Quý Minh Sùng hỏi: “Em ăn với ai?”

Nguyễn Tố đáp: “Bạn thân tôi.”

Cô dừng lại một chút, hỏi anh: “Anh muốn ăn không?”

Quý Minh Sùng ừ một tiếng. Nguyễn Tố định xuống xe đi mua, tay vừa mới đặt lên chỗ tay cầm đã nghe thấy anh nói: “Em chờ ở trên xe, để tôi đi.”

Nguyễn Tố hơi kinh ngạc nhưng vẫn nghe theo anh.

Bây giờ anh không cần người khác giúp nữa, mở cửa xe ra, đặt xe lăn ra bên ngoài, sau đó rời khỏi ghế, dùng sức ngồi lên xe lăn. Anh hồi phục rất tốt, đến cả Thịnh Viễn cũng không ngờ trong khoảng thời gian ngắn như vậy anh đã có thể tự đứng lên, còn tự mình đi được vài bước. Với tình hình như thế này, chẳng bao lâu nữa anh sẽ không cần phải ngồi xe lăn.

Quý Minh Sùng tự mình qua đường, hỏi người đi đường quán tào phớ ở đâu rồi xếp hàng mua hai phần.

Một phần ngọt, một phần mặn.

Có lẽ anh trai nói đúng.

Sống chậm lại, quan sát mọi thứ xung quanh mới có thể cảm nhận được thế giới mình chưa từng biết.

Trợ lý của Tấn Uyên làm việc rất hiệu quả, chỉ sau mấy tiếng đồng hồ đã tìm ra ngọn nguồn của câu chuyện, cũng đã có video theo dõi. Bà Lưu nghỉ ngơi ở trên tầng, tuy căn biệt thự này cách âm rất tốt nhưng trợ lý vẫn hạ giọng nói: “Theo như biển số xe tôi tra được, chủ nhân của chiếc xe gây chuyện là một cô gái tên là Nguyễn Mạn. Chiếc xe đó có phải cô ta lái hay không thì vẫn đang điều tra. Đúng rồi, Tổng giám đốc, Nguyễn Mạn chính là vợ chưa cưới của Giám đốc Lâm Hướng Đông. Với lại cô ta còn là chị của cô Nguyễn Tố đã cứu bà chủ hôm nay.”

“Ồ?” tấn Uyên nhíu mày, “Thì ra là thế.”

Trợ lí lại nói: “Nguyễn Mạn là con gái nuôi của nhà họ Nguyễn, Nguyễn Tố là con ruột. Lúc nhỏ hai người họ bị bế nhầm nên mối quan hệ không tốt lắm. Theo như tôi điều tra, chuyện bà chủ bị tông xe rồi được cứu lần này chỉ là trùng hợp, không có manh mối từng được kế hoạch kỹ càng.”

Tấn Uyên tin tưởng năng lực làm việc của trợ lý, cũng tin cách nhìn người của mẹ mình. Cô gái tên Nguyễn Tố kia không giống người có mưu mô. Ông gật đầu, “Chuyện này không thành vấn đề, tôi không nghi ngờ. Nhưng người đàn ông ngồi trên xe lăn hôm nay là ai, tôi thấy khá quen.”

“Là anh Quý Minh Sùng, tám năm trước ngài và Tổng giám đốc Quý – Quý Thắng An và Quý Minh Viễn đã từng hợp tác với nhau, Quý Minh Sùng là con trai út của Tổng giám đốc Quý, là em trai của Quý Minh Viễn. Chắc ngài đã nghe chuyện của nhà họ Quý mấy năm nay rồi, Quý Minh Sùng hôn mê năm năm, năm ngoái mới tỉnh lại.”

Lúc này Tấn Uyên mới bừng tỉnh, “Thảo nào tôi cứ thấy quen mắt, cậu ấy rất giống anh trai mình. Vậy thì chuyện này không thành vấn đề,” Ông thở dài, “Nhân phẩm của Quý Thắng An và Quý Minh Viễn thế nào tôi hiểu rõ.”

Tin tưởng Quý Minh Sùng, không bằng nói tin tưởng nhân phẩm người của nhà họ Quý thì đúng hơn.

“Tổng giám đốc Tấn, có một chuyện tôi không biết có nên nói với ngài không.”

“Nói đi.”

Vừa rồi tôi thuận tiện điều tra được, Quý Minh Sùng có ý định Đông Sơn tái khởi, có điều quy mô của công ty còn nhỏ, hình như dạo gần đây đang bận rộn chuyện dự án núi Dương Danh, song do công ty quá nhỏ nên không được nhiều người chú ý lắm.”

Tấn Uyên suy nghĩ một lát, nhớ lúc trước ông từng làm việc với cha con nhà họ Quý, biết họ rất có năng lực nên đáp ngay: “Nếu duyên phận đã đưa đẩy chúng ta như vậy,” Ông dừng một lát, “Ngày mai cậu đi tìm hiểu công ty của Quý Minh Sùng đi, nói chuyện với cậu ta. Tôi muốn xem xem rốt cuộc cậu ta có bao nhiêu bản lĩnh.”

* Nguyên văn là ‘Chuyện người nông dân và con rắn’: Một người nông dân đi qua cánh đồng của anh ta vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Trên mặt đất có một con rắn, nó bất động như thể bị đông lạnh. Người nông dân biết có thể con rắn đã chết, song anh ta vẫn nhặt nó lên rồi đặt nó vào ngực mình để sưởi ấm và muốn cứu sống nó.

Con rắn đã sớm hồi sinh, và khi nó có đủ sức mạnh, nó đã cắn chết người nông dân dù người đó đã tử tế cứu sống nó. Người nông dân cho rằng anh ta phải chết. Khi chỉ còn lại hơi thở cuối cùng của mình, anh nói với những người đứng xung quanh, “Mọi người hãy rút ra bài học từ câu chuyện của tôi, đừng bao giờ thương hại một đứa vô lại.”

Lời khuyên: Hãy luôn cảnh giác, duy trì khoảng cách và tránh xa những người mà họ chỉ nghĩ đến lợi ích của chính họ. (Theo 360do.vn)

Trước
image
Chương 47
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 86
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 103
  • Chương 104
  • Chương 105
  • Chương 106
  • Chương 107
  • Chương 108
  • Chương 109
  • Chương 110
  • Chương 111
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!