Hannibal Trỗi Dậy

Chương 4
Trước
image
Chương 4
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

GIA ĐÌNH LECTER bám trụ trong rừng, cuối cùng cũng sống sót qua chiến dịch miền Đông khủng khiếp kéo dài ba năm rưỡi của Hitler. Con đường rừng dài dằng dặc dẫn tới ngôi nhà nghỉ cứ đến mùa đông lại ngập trong tuyết còn mùa xuân thì cây cối mọc um tùm che hết lối đi, trong khi vào mùa hè, đất đầm lầy xốp mềm khiến cho xe tăng không đi qua được.

Ngôi nhà nghỉ dự trữ lượng bột mì và đường khá dồi dào, đủ cho họ vượt qua trọn vẹn mùa đông đầu tiên, nhưng quan trọng nhất, nó còn có các thùng muối. Vào mùa đông thứ hai, họ tình cờ bắt gặp một con ngựa chết cóng. Họ lấy xẻng xẻ thịt con vật đem ướp muối. Họ còn muối cả cá hồi cũng như gà gô.

Thỉnh thoảng, giữa đêm tối, một vài người mặc thường phục đi từ trong rừng ra, lặng lẽ như những cái bóng. Bá tước Lecter và Berndt trò chuyện với họ bằng tiếng Lítva và có lần, hai người còn mang về một người đàn ông máu me bê bết ướt sũng cả áo sơ mi, đặt anh ta nằm trên tấm nệm rơm ở góc nhà, nhưng anh ta đã chết ngay giữa lúc chị vú còn đang lau mặt cho anh ta.

Hằng ngày, nếu tuyết quá dày khiến họ không thể đi cắt cỏ cho ngựa được, thầy Jakov lại dạy học. Thầy dạy tiếng Anh cộng thêm một ít tiếng Pháp bập bẹ, dạy lịch sử La Mã nhưng chủ yếu đặt trọng tâm vào các cuộc vây hãm Jerusalem; và mọi người đều tham gia lớp học. Thầy chắt lọc từ các sự kiện lịch sử và các chuyện kể trong Kinh Cựu Ước, soạn thành các câu chuyện giàu kịch tính, đôi khi còn thêm mắm giặm muối để đưa các khán thính giả của mình vượt ra bên ngoài những đường ranh giới nghiêm ngặt của học thuật.

Thầy kèm riêng môn Toán cho Hannibal, vì các bài học của thằng bé đã vượt quá trình độ tiếp thu của những người khác.

Trong kho sách của thầy Jakov, có cuốn sách bọc bìa da Luận về ánh sáng của Christiaan Huyghens và Hannibal mê mẩn cuốn sách này, miệt mài bám theo con đường tư duy của Huyghens, cảm giác như thể mình đang tiến dần đến sự khám phá. Thằng bé liên hệ tới cuốn Luận về ánh sáng khi nhìn những hình ảnh bảy sắc biến dạng vì ánh trắng lóa của tuyết qua những khung cửa sổ lâu đời. Lối tư duy tao nhã của Huyghens tựa như những đường nét thanh sạch tối giản của mùa đông, một cấu trúc rõ ràng bên dưới rậm rạp lá. Cảm giác như một chiếc hộp chọt bật mở bày ra bên trong nó một nguyên tắc luôn hiệu quả. Đó là một niềm hân hoan rộn ràng đầy căn cứ mà thằng bé vẫn luôn cảm thấy kể từ khi biết đọc.

Hannibal Lecter biết đọc từ khi mới chào đời, hoặc trong mắt chị vú thì đúng là như vậy. Chị từng có một thời gian ngắn đọc sách cho thằng bé nghe hồi nó lên hai, thường là đọc cuốn truyện cổ Grimm được minh họa bằng các tranh khắc gỗ vẽ những hình người có móng chân nhọn. Thằng bé lắng nghe chị vú đọc, ngả đầu áp vào người chị trong lúc nhìn các từ trên trang giấy, sau đó chị vú phát hiện ra thằng bé đang tự mình đọc, tì trán lên cuốn sách rồi nâng người lên cách trang sách một đoạn, đọc thành tiếng học theo lối phát âm của chị vú.

Cha Hannibal có lòng hiếu kỳ rất mạnh. Xuất phát từ lòng hiếu kỳ về con trai mình, bá tước Lecter đã sai người hầu lôi những cuốn từ điển nặng trịch từ trên giá sách trong thư viện của lâu đài xuống. Từ điển tiếng Anh, tiếng Đức cùng hai mươi ba tập từ điển Lítva; rồi sau đó Hannibal một mình xử lý đống sách.

Khi Hannibal sáu tuổi, ba sự kiện quan trọng đã xảy đến với thằng bé.

Đầu tiên, nó khám phá ra tác phẩm Cơ sở* của Euclid – một ấn bản cũ có các minh họa vẽ tay. Thằng bé dò ngón tay theo các minh họa và tì trán lên những hình đó.

(*) Bộ sách gồm 13 cuốn về toán học và hình học được nhà toán học Euclid viết từ thế kỷ 3 TCN.

Mùa thu năm đó, thằng bé đón chào sự ra đời của đứa em gái, Mischa. Trong mắt thằng bé, Mischa trông chẳng khác gì một con sóc đỏ nhăn nheo. Nó thầm nghĩ con bé thật đáng thương vì đã không thừa hưởng được dung nhan của mẹ chúng.

Bị tiếm quyền trên mọi mặt trận, thằng bé cảm thấy có lẽ tiện nhất là một ngày nào đó, con đại bàng – thỉnh thoảng vẫn chao liệng phía bên trên lâu đài – cứ quắp lấy đứa em gái bé bỏng của nó mang lên trời rồi nhẹ nhàng mang con bé đến cho một gia đình nông dân hạnh phúc nào đó ở một đất nước xa xăm, nơi mọi cư dân đều có bề ngoài như con sóc và vậy là con bé sẽ như cá gặp nước. Nhưng đồng thời, thằng bé phát hiện ra nó cũng yêu con bé một cách không tài nào cưỡng lại được và đến khi con bé đã đủ lớn để băn khoăn về thế giới, thằng bé mong mỏi được chỉ cho đứa em xem mọi thứ, muốn con bé được trải nghiệm cảm giác khám phá.

Cũng vào năm Hannibal lên sáu, bá tước Lecter bắt gặp con trai đang tìm cách đo chiều cao của các tháp canh lâu đài dựa vào chiều dài các bóng tháp, làm theo các hướng dẫn mà theo lời thằng bé là do chính Euclid đã đưa ra. Đến lúc đó, bá tước Lecter bèn tìm các gia sư giỏi giang hơn cho thằng bé – vậy là sáu tuần sau đó, thầy Jakov – một học giả không xu dính túi từ Leipzig – xuất hiện.

Bá tước Lecter giới thiệu thầy Jakov với người học trò mới trong thư viện rồi để hai người lại với nhau. Thư viện giữa tiết trời ấm áp thoang thoảng mùi khói hun lạnh* đã ám vào trong lớp đá lâu đài.

(*) Hun khói lạnh là kỹ thuật hun khói thực phẩm duy trì nhiệt độ ở 30°C-40°C, trong thời gian khoảng 5 ngày đêm. Kỹ thuật này thường được áp dụng với các sản phẩm như xúc xích, thịt ba chỉ… và thành phẩm chưa chín hẳn nên vẫn cần nấu lên mới ăn được.

“Cha con nói thầy sẽ dạy con nhiều thứ.”

“Nếu trò muốn học nhiều thứ thì thầy sẽ giúp.”

“Cha con nói thầy là một học giả xuất sắc.”

“Thầy là sinh viên thôi.”

“Cha kể với mẹ con là thầy đã bị đuổi khỏi trường đại học.”

“Ừ.”

“Vì sao ạ?”

“Vì thầy là người Do Thái, chính xác ra là người Do Thái Ashkenazi*.”

(**) Người Do Thái Ashkenazi chiếm đa phần dân số người Do Thái hiện đại. Từng có nghiên cứu chỉ ra rằng người Do Thái Ashkenazi có chỉ số IQ trung bình cao nhất so với bất kỳ dân tộc nào.

“Con hiểu rồi. Thầy có buồn không?”

“Vì là người Do Thái hả? Không, thầy rất vui.”

“Ý con là thầy có buồn vì bị đuổi học không?”

“Thầy rất vui vì được ở đây.”

“Thầy có từng băn khoăn không biết liệu con có xứng đáng để thầy dành thời gian tâm sức hay không?”

“Ai cũng đều xứng đáng được dành thời gian tâm sức, Hannibal ạ. Nếu trong lần đầu gặp gỡ, ai đó có vẻ tối dạ, vậy thì hãy gắng sức hơn nữa để nhìn họ, nhìn vào trong họ.”

“Họ có thu xếp cho thầy vào ở trong căn phòng có cửa lắp lưới thép không?”

“Có, họ có thu xếp cho thầy vào đó.”

“Nó không còn bị khóa nữa.”

“Thầy rất mừng khi thấy thế.”

“Đó là chỗ họ giam ông Elgar đấy.” Hannibal nói, xếp đống bút thành một hàng trước mặt. “Vào hồi thập niên 1880, trước khi con được sinh ra. Thầy nhìn ô kính cửa sổ trong phòng thầy mà xem. Ông ấy đã lấy một viên kim cương rạch ngày tháng lên lớp kính. Kia là sách của ông ấy.”

Một dãy các quyển sách bọc bìa da đẹp đẽ chiếm trọn giá sách. Cuốn cuối cùng đã bị cháy đen.

“Mỗi khi trời mưa, căn phòng sẽ tỏa ra mùi khói. Tường trong phòng đều được chất kín các bó cỏ khô để chặn tiếng thuyết giảng của ông ấy.”

“Tiếng thuyết giảng của ông ấy hả?”

“Thuyết giảng về tôn giáo, nhưng… thầy có hiểu nghĩa từ ‘dâm dật’ trong tính dâm dật không?”

“Có.”

“Con không hiểu rõ từ đấy, nhưng con tin rằng nó có nghĩa là một thứ thuộc dạng ta không được phép nói trước mặt mẹ mình.”

“Thầy cũng hiểu thế đấy.” Thầy Jakov nói.

“Nếu thầy nhìn vào ngày tháng trên lớp kính, thì nó chính xác là ngày ánh nắng trực tiếp chiếu vào cửa sổ phòng ông ấy hằng năm.”

“Ông ấy đang đợi mặt trời.”

“Vâng, và đó cũng chính là ngày ông ấy tự thiêu trong đó. Ngay khi ánh mặt trời chiếu tới, ông ấy bèn dùng cái kính một mắt ông ấy vẫn đeo trong lúc soạn các cuốn sách này để đốt cỏ.”

Hannibal dẫn người gia sư đi một vòng quanh khu đất để làm quen sâu hơn với lâu đài Lecter. Họ đi xuyên qua sân trong, giữa sân kê một khối đá lớn. Tảng đá có gắn một cái khoen và trên bề mặt bằng phẳng của tảng đá, nham nhở vết rìu.

“Nghe cha trò nói thì trò đã đo chiều cao của hai ngọn tháp.”

“Vâng!”

“Chúng cao bao nhiêu?”

“Bốn mươi mét, cái tháp phía Nam ấy, cái kia thì thấp hơn nửa mét.”

“Trò lấy gì làm cột mốc?”

“Tảng đá. Bằng cách đo chiều cao của tảng đá và cái bóng của nó, sau đó đo bóng của lâu đài trong cùng một thời điểm.”

“Cạnh bên của tảng đá không hoàn toàn thẳng đứng.”

“Con dùng cái yo-yo làm quả dọi.”

“Con có đồng thời tiến hành được cả hai phép đo không?”

“Không, thưa thầy Jakov.”

“Sai số giữa hai lần đo bóng ấy là bao nhiêu?”

“Một độ mỗi bốn phút, vì trái đất quay. Nó được gọi là Tảng Đá Hành

Hình. Chị vú gọi nó là Rabenstein. Chị ấy bị cấm, không được phép cho con ngồi lên đó.”

“Thầy hiểu rồi.” Thầy Jakov nói. “Nó đổ bóng dài hơn thầy tưởng.”

* * *

Họ vừa đi vừa trò chuyện và Hannibal, vẫn đang nện bước bên cạnh người gia sư, quan sát cách anh ta điều chỉnh tư thế để nói chuyện với một người thấp hơn mình nhiều. Đôi lúc, thầy Jakov lại quay đầu sang bên nói vào không khí phía bên trên Hannibal, như thể đã quên béng mất anh ta đang trò chuyện cùng một đứa trẻ. Hannibal băn khoăn không biết liệu anh ta có nhớ nhung cái cảm giác được đi dạo và trò chuyện với một người có cùng độ tuổi.

Hannibal thích thú nhận thấy thầy Jakov chung sống một cách thuận hòa với anh đầy tớ Lothar và người coi chuồng ngựa Berndt. Họ đều là người thành thật và tương đối khôn ngoan, giỏi việc. Nhưng trình độ trí tuệ của họ khác hẳn nhau. Hannibal nhận thấy thầy Jakov không cố gắng tìm cách che giấu hay khoe khoang trí tuệ của mình, anh ta cũng không bao giờ dùng nó để tấn công trực tiếp bất kỳ người nào. Những khi rảnh rỗi, anh ta dạy họ cách đo đạc bằng một cái thước đo góc tự chế. Thầy Jakov ăn cùng Cook và khiến cả gia đình ngạc nhiên vì đã học hỏi được từ gã đầu bếp kha khá vốn tiếng Do Thái cổ.

Các bộ phận của một cái máy lăng đá cổ từng được Hannibal Tàn Nhẫn sử dụng để chống lại các Hiệp sĩ Giéc manh được cất trong một chuồng ngựa của lâu đài và nhân dịp sinh nhật Hannibal, thầy Jakov, Lothar cùng Berndt đã lắp ráp lại cái máy lăng đá, lấy một thanh gỗ mới chắc chắn để thay thế cho cái cần. Dùng cái máy lăng đá này, họ đã bắn một thùng nước bay lên cao quá nóc lâu đài và nó rơi xuống bờ hào phía xa, nước bắn tóe ra nổ bùm một tiếng rất to, xua đàn chim lội nước bay vụt đi mất.

Cũng trong tuần đó, Hannibal đã nảy sinh niềm ham thích độc nhất cực kỳ mãnh liệt của thời thơ ấu. Để mừng sinh nhật Hannibal, thầy Jakov đã dùng một phương pháp phi toán học để chứng minh định lý Pythagor, bằng cách dựa vào các quân cờ domino và bóng chúng đổ trên lớp cát. Hannibal nhìn những quân cờ, đi vòng quanh chúng. Thầy Jakov nhấc một quân cờ lên và nhướng mày, hỏi Hannibal có muốn xem lại phép chứng minh này không. Và Hannibal đã hiểu thấu được nó. Hannibal hiểu thấu được nó một cách đột ngột như thể vừa bị bắn ra từ cái máy lăng đá.

Thầy Jakov hiếm khi mang theo sách giáo khoa tới các cuộc thảo luận của hai thầy trò và cũng hầu như chẳng bao giờ phải tham khảo cuốn sách nào. Hồi tám tuổi, Hannibal hỏi thầy lý do.

“Trò có muốn nhớ được mọi thứ không?” Thầy Jakov hỏi.

“Có ạ.”

“Trí nhớ tốt không phải lúc nào cũng là điềm may.”

“Con muốn nhớ mọi thứ.”

“Vậy thì trò sẽ phải xây dựng một tòa lâu đài tinh thần, để lưu trữ mọi thứ. Một tòa lâu đài trong tâm trí trò.”

“Nhất định phải là một lâu đài ạ?”

“Nó sẽ không ngừng mở rộng, cho đến khi trở nên đồ sộ như một lâu đài.” Thầy Jakov nói. “Vậy nên có lẽ nên xây dựng nó sao cho thật đẹp. Trong các căn phòng mà trò biết, phòng nào trò thấy đẹp nhất, một nơi nào đó trò hiểu rất rõ ấy?”

“Phòng của mẹ con.” Hannibal đáp.

“Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đó nhé.” Thầy Jakov nói. Hannibal và thầy Jakov đã hai lần quan sát vầng mặt trời mùa xuân rọi vào cửa sổ phòng ông Elgar, nhưng đến năm thứ ba, vào thời điểm đó thì họ đang phải trốn trong rừng.

Trước
image
Chương 4
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!