Hannibal Trỗi Dậy

Chương 40
Trước
image
Chương 40
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

DƯỚI BẦU TRỜI XÁM XỊT NẶNG TRĨU Ở VILNIUS, Lítva, một chiếc xe cảnh sát Skoda rời khỏi con phố Sventaragio tấp nập, rẽ vào một con phố hẹp gần trường đại học, bóp còi inh ỏi xua đám khách bộ hành dạt hết sang bên tránh đường cho xe chạy, khiến họ phải buột miệng chửi thề, chỉ có điều tiếng chửi đều bị chặn lại bởi những chiếc cổ áo dựng cao. Chiếc xe dừng lại trước một tòa căn hộ tổ ong mới được Nga xây dựng, trông có vẻ sống sượng giữa khu nhà toàn những tòa chung cư xập xệ. Một người đàn ông dáng người cao ráo mặc đồng phục cảnh sát Xô Viết bước ra khỏi xe và rồi, lướt ngón tay từ đầu đến cuối một dãy các nút bấm, y nhấn vào một cái máy con ve có đánh dấu Dortlich.

Cái máy con ve kêu vang giữa một căn hộ trên tầng ba, vọng đến chỗ một lão già đang nằm trên giường, thuốc vun thành đống trên mặt bàn bên cạnh lão. Một cái đồng hồ quả lắc Thụy Sĩ treo phía trên giường. Một sợi dây treo lủng lẳng từ cái đồng hồ, thả dài xuống đến tận gối. Lão già vốn là người gan góc, nhưng đến đêm, khi nỗi sợ hãi ùa đến choán hết tâm trí, lão có thể kéo sợi dây trong bóng tối và lắng nghe tiếng đồng hồ điểm chuông, lắng nghe cái âm thanh xác nhận lão vẫn chưa phải gặp tử thần. Kim phút giần giật nhích từng chút một. Lão tưởng tượng ra con lắc đang đánh nhịp, một hai ba bốn, để quyết định thời khắc giờ chết của lão sẽ điểm.

Lão già tưởng nhầm tiếng máy con ve là tiếng lão đang thở khò khè. Lão nghe tiếng người hầu gái vang lên ngoài hành lang rồi sau đó, cô ta thò đầu vào qua cánh cửa, những lọn tóc lởm chởm thò ra từ bên dưới cái mũ trùm kín đầu.

“Con trai ông, thưa ông.”

Cảnh sát viên Dortlich đi lướt qua cô ta, tiến vào trong phòng. “Chào cha.”

“Tao đã chết đâu. Giờ mà đến cướp bóc thì vẫn còn quá sớm đấy.” Lão già nhận ra thật kỳ quái biết bao, giờ đây cơn giận dữ chỉ xẹt qua đầu lão trong thoáng chốc và không còn chạm đến trái tim lão nữa.

“Con mang cho cha một ít sô cô la này.”

“Lúc nào mày về thì mang cho Bergid ấy. Đừng có hiếp cô ta đấy. Tạm biệt, cảnh sát Dortlich.”

“Không còn thời gian để cắm cảu thế này đâu. Cha sắp chết rồi. Con đến để xem liệu có thể giúp gì cho cha không, ngoài việc cho cha ở căn hộ này.”

“Mày có thể đổi họ. Mày đã bao nhiêu lần chạy từ phe này sang phe kia rồi?”

“Đủ để sống sót.”

Dortlich đang mặc bộ đồng phục viền xanh lục đặc trưng của lực lượng Biên phòng Xô Viết. Y tháo một bên găng tay ra rồi bước tới đứng cạnh mép giường cha mình. Y tìm cách nắm bàn tay lão già, ngón tay dò tìm mạch đập, nhưng cha y đã hất bàn tay đầy sẹo của y ra. Nhìn bàn tay Dortlich, lão già không khỏi ứa nước mắt. Cố lấy sức, lão già với tay lên cao chạm vào mấy tấm huân chương lủng lẳng rủ xuống từ ngực Dortlich khi y cúi người về phía lão. Các huy chương bao gồm Cảnh sát Bộ Nội vụ Xuất sắc, Viện Đào tạo Tiên tiến về Quản lý Nhà tù và Trại giam, cùng với huy chương Công nhân Xây dựng Cầu phao Ưu tú. Cái huy chương cuối cùng này cũng không phải chuẩn xác cho lắm; Dortlich đã xây mấy cầu phao thật, nhưng là xây cho quân phát xít Đức hồi y ở trong tiểu đoàn lao công. Tuy vậy, nó vẫn là một món đồ tráng men đẹp đẽ và nếu có ai hỏi han về nó thì y cũng có cả một câu chuyện để mà kể ra ngọn ra ngành. “Người ta moi mấy thứ này từ một cái hộp giấy bồi ra để ném cho mày đấy à?”

“Hôm nay con đến đây không phải để xin cha chúc phúc, con chỉ đến xem cha có cần gì không và chào tạm biệt cha.”

“Chỉ cần nhìn thấy mày mặc đồng phục Nga là tao đã thấy tâm trạng tệ hại lắm rồi.”

“Đồng phục Quân đoàn Súng trường 27 đấy.” Dortlich nói.

“Nhưng thế vẫn chưa là gì so với khi nhìn thấy mày mặc đồng phục của bọn phát xít Đức; cái bọn đã giết mẹ mày.”

“Đầy người trong chúng ta như thế mà cha. Đâu phải chỉ mình con. Con được sống. Cha được chết trên giường thay vì trong một cái hào. Cha có than để mà đốt. Con chỉ có được chừng đó để mà chu cấp cho cha. Những đoàn tàu đi Siberia chật cứng người. Người ta phải giẫm đạp lên nhau và ỉa vào trong mũ. Cha hãy tận hưởng những chăn nệm sạch sẽ cha đang có đi.”

“Grutas còn xấu xa hơn mày và mày biết rõ như thế.” Lão già phải dừng lại một lúc để thở khò khè. “Sao mày lại đi theo nó? Mày đã nhập hội cướp bóc cùng bọn tội phạm và bọn côn đồ, mày vơ vét các ngôi nhà, cướp đoạt của người chết.”

Dortlich đáp lại, như thể không nghe thấy lời cha. “Hồi con còn nhỏ, có lần con bị bỏng và cha đã ngồi bên giường khắc con quay cho con. Cha đã đưa nó cho con và khi con đã đủ sức để nắm dây quay, cha bèn dạy con cách chơi. Con quay đó rất đẹp, được cha khắc hình các con vật lên trên thân. Con vẫn còn giữ nó. Cảm ơn cha vì con quay nhé.” Y đặt chỗ sô cô la xuống gần chân giường, để lão già không hất rơi xuống sàn được.

“Mày quay về đồn cảnh sát chỗ mày đi, rồi lôi hồ sơ của tao ra, đánh dấu lên đó là Không tìm được thân nhân…” Cha Dortlich nói.

Dortlich móc một tờ giấy từ trong túi quần. “Nếu cha muốn để con đưa về quê sau khi cha qua đời thì cha ký vào đây rồi để lại cho con. Bergid sẽ giúp cha và bảo chứng cho chữ ký của cha.”

Dortlich im lặng ngồi trong xe cho tới tận khi họ đã hòa vào dòng xe cộ trên phố Radvilaites.

Trung sĩ cảnh sát Svenka, đang ngồi sau vô lăng, mời Dortlich một điếu thuốc lá và hỏi thăm, “Không cầm lòng được khi nhìn thấy ông ấy à?”

“Thật mừng vì đó không phải là tôi.” Dortlich nói. “Đứa hầu gái khốn kiếp của ông ấy… Lẽ ra tôi nên đợi đến lúc Bergid đi nhà thờ rồi hẵng tới đó… cô ta vẫn đang đi bất chấp nguy cơ bị bỏ tù. Cô ta cứ tưởng tôi không biết. Cha tôi sẽ chết trong tháng này thôi. Tôi sẽ đưa ông ấy lên thuyền đi Thụy Điển để được về chôn cất tại quê nhà. Có lẽ chúng ta có thể thu xếp một không gian có thể tích ba mét khối bên dưới cái xác, chiều dài ba mét là thoải mái.”

Trung úy Dortlich không có văn phòng riêng nhưng y có một cái bàn trong phòng làm việc chung ở đồn cảnh sát nơi uy tín có nghĩa là sẽ được ngồi một chỗ tương đối gần lò sưởi. Lúc này đang giữa mùa xuân, lò sưởi lạnh ngắt và giấy tờ chồng đống phía trên bệ. Đống giấy tờ phủ kín mặt bàn Dortlich có đến một nửa là liên quan đến những vấn đề quan liêu vớ vẩn và có vứt đi cũng chẳng ảnh hưởng gì.

Họ không mấy khi trao đổi ngang hàng với các sở cảnh sát và bộ nội vụ ở hai nước láng giềng Latvia và Ba Lan. Cảnh sát thuộc các quốc gia vệ tinh của Liên Xô được tổ chức quay xung quanh cơ quan Cảnh sát Trung ương Liên Xô đặt tại Moskva, giống như một bánh xe không vành tua tủa nan hoa. Tài liệu y phải xử lý đang nằm trên bàn: bức điện tín chính thức liệt kê danh sách những người nước ngoài được cấp thị thực Lítva. Dortlich so sánh nó với danh sách truy nã dài dằng dặc cùng danh sách các nghi phạm chính trị. Người được cấp thị thực nằm ở vị trí thứ tám trên danh sách là Hannibal Lecter, thành viên mới toanh của đoàn thanh niên thuộc Đảng Cộng sản Pháp.

Dortlich lái chiếc xe hai thì Wartburg của mình tới Cơ quan Điện thoại Nhà nước, nơi y vẫn đến xử lý công chuyện khoảng mỗi tháng một lần. Y đợi bên ngoài cho tới khi nhìn thấy Svenka bước vào bên trong để bắt đầu ca trực. Ngay sau đó, nhờ có Svenka nắm quyền điều khiển tổng đài, Dortlich đã được chiếm nguyên một buồng điện thoại, nói chuyện đường dài sang Pháp qua đường dây quốc tế rè rè nhiễu sóng. Y đặt một máy đo tín hiệu lên trên điện thoại và không ngừng quan sát cây kim, phòng trường hợp có người nghe lén.

* * *

Trong tầng hầm một nhà hàng gần Fontainebleau, Pháp, tiếng chuông điện thoại vang lên giữa bóng tối. Chuông kêu chừng năm phút mới có người trả lời.

“Nói đi.”

“Có thằng cần trả lời điện thoại nhanh lên, tao ngồi mốc mỏ ra ở đây rồi đây này. Chúng ta cần thu xếp một vụ ở Thụy Điển, để đám bạn bè nhận một cái xác.” Dortlich nói. “Và thằng nhỏ nhà Lecter đang quay về đấy.”

“Ai?”

“Nghĩ lại đi. Chúng ta đã nói về chuyện đó trong lần ăn tối cùng nhau gần đây nhất.” Dortlich nói. Y liếc nhìn tờ danh sách. “Mục đích chuyến thăm: Lập danh mục các tài liệu trong thư viện của lâu đài Lecter để phục vụ cho công chúng. Thật khôi hài – quân Nga đã đem hết sách đi chùi đít rồi. Có lẽ chúng ta cần phải làm gì đó. Mày biết phải liên hệ với ai rồi đấy.”

Trước
image
Chương 40
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!