Hannibal Trỗi Dậy

Chương 41
Trước
image
Chương 41
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

NẰM Ở PHÍA TÂY BẮC VILNIUS, gần sông Neris, là tàn tích của một nhà máy điện cũ, vốn là nhà máy điện đầu tiên trong vùng. Vào thời thịnh vượng, nhà máy vẫn cung cấp một sản lượng điện khiêm tốn cho thành phố, mấy xưởng gỗ cùng một cửa hàng cơ khí nằm ven sông. Nhà máy điện hoạt động quanh năm, vì nó được cung cấp nguồn than đá từ Ba Lan, được vận chuyển tới đây nhờ một đoàn tàu nhỏ chạy trên đường tàu phụ hoặc nhờ sà lan chạy đường sông.

Trong năm ngày đầu tiên quân Đức xâm lược Lítva, không quân Đức đã ném bom san phẳng nơi này. Với sự xuất hiện của những đường dây truyền tải điện mới do Liên Xô xây dựng, nhà máy điện cũ này chưa từng có cơ hội được xây dựng lại.

Người ta đã quấn xích quanh hai cột xi măng và bập cái khóa móc khóa sợi xích lại, chặn con đường dẫn tới nhà máy điện. Vỏ khóa đã gỉ sét hết cả, nhưng ổ khóa thì vẫn được tra dầu trơn tru. Một tấm biển gắn trên cổng kèm theo thông điệp viết bằng tiếng Nga, tiếng Litva và tiếng Ba Lan: CHẤT NỔ CHƯA NỔ. CẤM VÀO.

Dortlich ra khỏi xe, tháo sợi xích vứt xuống nền đất. Trung sĩ Svenka lái xe qua cổng. Cỏ dại mọc tràn lan chờm từng mảng lên lớp sỏi lát đường, những nhánh cỏ sượt qua bên dưới chiếc xe tải, như kèm theo tiếng thở hào hển.

Svenka nói, “Đây chính là nơi cả đám…”

“Phải.” Dortlich nói, ngắt lời anh ta.

“Anh có nghĩ là ở đây có mìn thật không?”

“Không. Và nếu tôi nhầm thì cũng không cần anh phải nhắc làm gì.” Dortlich nói. Y không phải kiểu người quen giãi bày tâm sự và y vẫn đang trong cơn bực bội vì buộc phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của Svenka. Một lều Nissen* được xây dựng theo chương trình Lend-Lease** đã bị cháy sém bên vách đang nằm gần cái nền nhà máy điện đen sì nứt nẻ.

(*) Lều quân sự thép uốn hình ống bán nguyệt, được Anh phát triển từ Thế chiến thứ nhất và trở nên phổ biến trong Thế chiến thứ hai.

(**) Chương trình của Mỹ trong Thế chiến thứ hai nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh, trong đó có cả Liên Xô.

“Đỗ xe cạnh cái lùm cây bụi đằng kia. Lấy sợi xích ra khỏi thùng xe đi.” Dortlich nói.

Dortlich buộc sợi xích vào thanh móc kéo sau xe, lắc lắc mối nối để các móc xích vào đúng vị trí. Y sục vào trong bụi rậm để tìm đầu một tấm pallet gỗ và buộc chặt sợi xích vào đó, sau đó y vẫy tay ra hiệu để xe tiến về phía trước, cho đến khi tấm pallet cùng với cả cụm cây bụi bên trên đã dịch ra một khoảng đủ để lộ ra hai cánh cửa thép của một hầm trú bom.

“Sau cuộc không kích cuối cùng, quân Đức đã cho lính dù đổ bộ xuống đây để kiểm soát các con đường băng qua sông Neris.” Dortlich nói. “Nhân viên nhà máy điện đã trú ẩn ở đây. Một tên lính dù đã gõ cửa và khi họ mở cửa ra, hắn đã ném một quả lựu đạn phốt pho vào trong. Khó mà dọn cho sạch được. Phải mất một lúc mới quen được với nó.” Vừa nói, Dortlich vừa mở ba cái khóa móc bảo vệ cánh cửa.

Y giật cánh cửa mở bung ra và luồng không khí lưu cữu xộc từ trong ra phả vào mặt Svenka, ám mùi cháy khét. Dortlich vặn chốt bật cây đèn điện lên, dợm bước xuống những bậc thang kim loại dốc. Svenka hít một hơi thở sâu rồi bám theo. Tường bên trong hầm quét vôi trắng, lắp các dãy kệ bằng gỗ mộc. Các tác phẩm nghệ thuật đang nằm yên trên kệ. Các bức tượng đều được bọc giẻ và các ống nhôm đựng bản đồ có đánh số xếp thành từng dãy, nắp vặn bịt sáp kín mít. Phía cuối hầm trú ẩn, những khung tranh rỗng chồng đống lại, một vài khung đã bị tháo đinh, vài khung thì vẫn còn dính xơ vải do các bức tranh bị cắt vội ra khỏi khung.

“Mang hết những thứ trên giá kia nhé, cả những thứ ở phía cuối kia nữa.” Dortlich nói. Y gom mấy bọc vải dầu lại rồi dẫn Svenka tới lều Nissen. Trong lều, một cái quan tài chắc chắn bằng gỗ sồi, khắc biểu tượng của Hội Người Lao động vùng Sông và Biển Klaipeda, nằm kê trên mấy giá cưa. Một thanh nẹp kim loại trang trí gắn quanh thành quan tài và một nửa dưới quan tài sẫm màu hơn nửa thân trên, trông giống như ngấn nước và thân tàu, một mẫu thiết kế đẹp.

“Con tàu chở linh hồn cha tôi.” Dortlich nói. “Mang cho tôi cái hộp bông phế thải kia đi. Vấn đề quan trọng là phải làm sao cho nó không kêu lạch cà lạch cạch.”

“Nó mà kêu lạch cạch thì người ta thể nào chẳng tưởng là xương của ông ta.” Svenka nói.

Dortlich vả một nhát ngang miệng Svenka. “Tỏ thái độ tôn trọng chút đi. Đưa tôi cái tua vít.”

Trước
image
Chương 41
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 62
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!