Xuân Nương ngẩn ra.
Cái tên này đúng là bà đã từng nghe qua.
Mấy tháng trước khi mới tới Ngụy gia, vì chuyện của Trịnh Sở Ngọc nên bà từng lén hỏi thăm, lúc đó vô tình nghe bà vú già ở Ngụy gia nhiều năm nhắc tới. Khi kể lại chuyện Trịnh Sở Ngọc cho Nữ quân nghe, bà đang định nói tiếp chuyện này thì bị cắt ngang
Xuân Nương ban đầu định khi nào có cơ hội lại nói cho Tiểu Kiều. Nhưng sau đó bà thấy Nam quân sau khi trở về Ngư Dương liền ở chung phòng với Nữ quân, hai người cũng ngày càng hòa hợp, vì thế Xuân Nương lại hơi do dự.
Chuyện về nữ tử Tô Nga Hoàng kia dù sao cũng lâu lắm rồi, nàng ta đã gả cho người khác, giờ lại xa tận chân trời. Nếu Nam quân và Nữ quân hòa hợp với nhau, thì có lẽ bà không cần phải nhắc chuyện này nữa, tránh để nàng phiền lòng. Vì thế Xuân Nương không nói với Tiểu Kiều.
Mà giờ khắc này lại nghe nàng hỏi như vậy, thấy ánh mắt nàng vẫn đang nhìn mình, bà chần chờ một lát, dò hỏi: “Sao đột nhiên Nữ quân lại nhắc đến tên này? Nghe ai nói gì sao?”
Tiểu Kiều thấy bà như vậy liền biết chắc là bà biết chuyện gì đó, tựa cằm lên cánh tay, cười nói: “Ta biết một chút chuyện. Xuân Nương biết gì thì nói ta nghe đi.”
…
Tô Nga Hoàng là trưởng nữ Tuyên Bình Hầu của Trung Sơn quốc, mà Tô gia cũng là thân thích bên ngoại của quốc vương. Khi nàng ta sinh ra, có người nói cả phòng toàn mùi hương thơm ngát như hoa lan, mẫu thân nàng ta bèn tìm đạo sĩ hỏi thăm, thì đạo sĩ nói nữ tử này có số mệnh vô cùng cao quý.
Tô gia vốn đã là hầu tước, phú quý bức người, nay sinh thêm nữ tử có quý mệnh càng không cần phải nói. Cả gia tộc vui mừng coi nàng ta như trân bảo. Tô Nga Hoàng cũng không phụ người nhà chờ mong, lớn lên dung mạo xuất chúng, tinh thông âm luật, giọng hát uyển chuyển như chim sơn ca, tiếng tăm không chỉ vang dội trong Trung Sơn quốc mà còn truyền đến Lạc Dương.
Tô gia cùng Từ phu nhân có họ hàng, mười mấy năm trước phụ thân Ngụy Thiệu – Ngụy Kinh khi còn tại thế hai nhà cũng thường xuyên qua lại, Tô Nga Hoàng và Ngụy Thiệu cũng quen biết, nàng ta còn chăm sóc chu đáo cho Ngụy Thiệu.
Khi đó hôn nhân ngoài việc chú trọng môn đăng hộ đối thì cũng thịnh hành cưới đại thê, nghĩa là tân nương lớn hơn tân lang chừng hai, ba tuổi là đẹp. Chờ Tô nữ và Ngụy Thiệu lớn lên, hai nhà thấy họ vô cùng xứng đôi, thế là nảy ra ý nghĩ làm thông gia. Không ngờ thế sự biến đổi, năm Ngụy Thiệu mười hai tuổi thì Ngụy gia gặp biến cố, Ngụy Kinh cùng trưởng tử chết trận. Ngụy gia mất đi trụ cột, suốt mấy năm sau đó Ngụy gia đều dựa vào Từ phu nhân chống đỡ, khó khăn chồng chất.
Năm đầu tiên thì hai nhà vẫn còn liên lạc, nhưng dần dần cũng nhạt đi. Ba năm sau Ngụy Thiệu mười lăm tuổi, nhờ Từ phu nhân bồi dưỡng đã bắt đầu chấp quản việc quân, mà cùng năm đó – Tô Nga Hoàng mười bảy tuổi xuất giá, trượng phu là đệ đệ của Tuyên đế – Tả Phùng Dực Công Lưu Lợi, sau khi thành thân Tô Nga Hoàng theo trượng phu định cư ở Lạc Dương, sống trong lầu son cung thất, chẳng bao lâu được dân chúng xưng tụng là “Ngọc Lâu phu nhân”.
Có người nói trượng phu rất sủng ái nàng ta, còn xây một toà nhà lộng lẫy ở phía bắc Lạc Dương, lấy tên là Ngọc Lâu, từ đó nàng ta có danh hiệu này.
…
Những chuyện Xuân Nương nghe ngóng được từ bà vú già ở Ngụy gia liên quan tới Tô Nga Hoàng cũng chỉ như vậy.
Xuân Nương cũng không biết, trời ganh má hồng, Hán thất suy vi, Tô Nga Hoàng đến Lạc Dương chưa tới ba năm thì Tuyên đế bạo bệnh băng hà. Tuyên đế không có con nối dõi, chỉ có hai huynh đệ: Một là trượng phu của Tô Nga Hoàng – Lưu Lợi, người còn lại là Hà Đông vương Lưu Ai, hai người tranh đấu, triều đình bách quan cũng chia phe cánh.
Đang giằng co kịch liệt thì người nhiều vây cánh nhất bấy giờ là Thứ sử Hà Nam Hạnh Tốn dẫn quân vào Lạc Dương, tố Lưu Ai hạ độc Tuyên đế, lấy danh tận trung giết Lưu Ai, chọn Lưu Đồng bảy tuổi từ trong tôn thất ra làm vua, còn bản thân hắn nắm giữ triều chính, sau đó giam lỏng Lưu Lợi.
Lưu Lợi sầu não uất ức, năm ngoái ốm chết, Tô Nga Hoàng thành quả phụ, không hiểu sao giờ lại quay về Trung Sơn quốc.
…
“Từ mấy chuyện đó, thì thời niên thiếu phu quân có liên quan gì với Ngọc Lâu phu nhân kia không? Xuân Nương nếu biết đừng giấu ta nha, phải nói cho ta biết đó!”
Tiểu Kiều làm nũng hỏi tiếp.
Xuân Nương dáng vẻ không muốn nói thêm nữa, nhưng lại không chịu nổi Tiểu Kiều làm nũng, cuối cùng đành nói: “… Tỳ cũng không nghe nói nhiều… Có điều bà vú kia nói, năm đó Nam quân mặc dù thoát khỏi vòng vây nhưng cũng bị thương nặng, dưỡng thương nửa năm mới khỏi. Mà trong thời gian đó, Tô nữ vẫn ở lại Ngụy gia chăm sóc…”
Tiểu Kiều nháy một cái, giọt nước ngưng trên mi mắt nàng rơi xuống.
“Nước nguội rồi, đứng dậy mặc quần áo đi, ngâm nữa cảm lạnh mất.”
Xuân Nương có vẻ hối hận vì đã nói nhiều, vội ngừng lại, quay qua giục Tiểu Kiều đứng dậy.
Tiểu Kiều “ừm” một tiếng, nhìn Xuân Nương cười, nhận lấy khăn tắm đứng dậy.
…
Đêm đó Nguyên thị tạ thế. Ngày kế Trung Sơn quốc cử hành tang lễ, bảy ngày sau phát tang. Từ phu nhân vẫn ở lại đến khi cử hành tang lễ xong, mệt mỏi nhiều ngày lại thêm đau lòng quá độ, buổi sáng ngày thứ hai sau khi phát tang, đang định lên đường về thì ốm không dậy nổi.
Lưu Đoan sợ hãi, đưa thái y đến chẩn bệnh, cũng may Từ phu nhân chỉ bị bệnh nhẹ. Uống xong, lại có Tiểu Kiều ngày đêm hầu hạ nên qua mấy ngày đã đỡ hơn. Lưu Đoan thở phào nhẹ nhõm, càng chú ý hầu hạ bà hơn.
Từ phu nhân lại nghỉ ngơi mấy ngày đến khi hoàn toàn khỏe mạnh, tính từ khi đi tới giờ đã gần một tháng, trong lòng vẫn lo nhớ đến Ngụy Thiệu, nên bà quyết định quay về.
Đêm trước khi về, Lưu Đoan lại thiết yến ở vương cung. Từ phu nhân mệt mỏi nên không đến, để Tiểu Kiều thay bà dự tiệc. Đêm đó Chung bà bà đi theo nàng hầu hạ, Tiểu Kiều y phục hoa lệ, dung nhan kiều diễm, ngồi ở vị trí khách quý, xung quanh là vương thất cùng hầu tước, khéo léo nâng ly, khí chất thong dong mà cao quý.
Dự tiệc xong quay về, Từ phu nhân hỏi Chung bà bà.
Chung bà bà đáp: “Tỳ thấy Nữ quân khí chất như tùng mậu, dáng vẻ như tiên nga, ai cũng đều kính phục, có phong thái lão phu nhân năm xưa.”
…
Từ phu nhân kết thúc chuyến đi gần một tháng, đang trên đường đi về Ngư Dương cùng Tiểu Kiều, còn ở Thái Hành hai quân Ngụy Thiệu và Trần Tường đã mấy lần thăm dò đối phương, bên nào cũng có thắng thua. Hôm qua hai quân tao ngộ ở Lạc Bình phía bắc Thái Hành.
Tháng tư cuối xuân, Lạc Bình trở thành cánh đồng cỏ bao la, bốn phương tám hướng chỉ nhìn thấy cỏ xanh um tùm, làm nhiễu loạn tầm mắt. Vào một sáng cuối xuân như vậy, Ngụy Thiệu cùng hơn ba trăm ngàn nhân mã của Trần Tường chém giết lẫn nhau.
Đây là gần nhất kể từ mười năm trước, hai thế lực lớn nhất phương Bắc quyết chiến với nhau, và đó cũng là trận chiến kịch liệt nhất. U Châu Ngụy Thiệu cùng Tịnh Châu Trần Tường giằng co đã nhiều năm, đến nay hai bên dường như đã mất kiên nhẫn, khát vọng muốn trận chiến cuối cùng này có thể diệt hẳn đối phương, tiện đà thực hiện dã tâm thống nhất phương Bắc.
Hai bên tập trung toàn bộ binh mã liều mình chém giết đối phương, một mất một còn liều sống chết. Mưu kế, sách lược… ở mảnh đất bằng phẳng hoang dã này không có đất dụng võ.
Đại chiến bắt đầu từ sáng sớm, bình nguyên vốn rực rỡ vui tươi nay biến thành luyện ngục chốn nhân gian. Khắp nơi là xác chết cùng thương binh giãy dụa trong vũng máu. Những người máu me đầy mình cuối cùng ngã xuống đã không thể phân biệt đâu là lính Tịnh Châu, đâu là lính U Châu.
Giao tranh mấy canh giờ liền, quân sĩ bên Trần Tường không chống đỡ được, có người bắt đầu lùi về sau chạy trốn.
Cơ nghiệp của Trần Tường ở Tịnh Châu mặc dù cũng truyền từ tổ phụ, có thể coi là thâm căn cố đế, nhưng Trần Tường bản tính hẹp hòi, thích dùng thân tín, lại thích nghe lời nịnh nọt gièm pha, pháp luật không cương, điều quân lỏng lẻo, sức chiến đấu so với quân của Ngụy Thiệu là hai đẳng cấp khác biệt. Hành động chém giết ác liệt như thế này, một khi quân tâm tan rã cũng giống như đàn dê hoảng loạn, binh sĩ Trần Tường tranh nhau bỏ chạy thoát thân, Đại tướng bên Trần Tường liên tục chém đầu mấy tên lính bỏ chạy, nhưng cũng không ngăn được đám đông.
Quân Ngụy Thiệu bắt được thời cơ nổi trống mãnh liệt, truy kích hơn hai mươi dặm. Quân Trần Tường bị đánh tơi bời, quân nhu vứt bỏ tán loạn bên đường. Trần Tường đại bại, cuối cùng được thân tín liều mạng bảo vệ chạy thoát, đang trên đường chạy về Tấn Dương thì nhận được tin, Tấn Dương đã bị một đội binh mã khác của Ngụy Thiệu công phá.
Hắn tuyệt vọng giơ đao tự sát lại bị thân tín bên cạnh ngăn cản, bàn bạc một hồi quyết định chạy về phía Nam nhờ bằng hữu cũ là Tào Cẩn ở Hà Đông. Sau đó mấy lần muốn báo thù nhưng thực lực không đủ, thất bại hoàn toàn, đến năm sau vết thương cũ tái phát, uất ức mà chết.
…
Ngày thứ hai, đại quân của Ngụy Thiệu tiến vào Tấn Dương. Lý Điển chịu trách nhiệm giữ thành còn Vệ Quyền động viên bách tính. Bắt được toàn bộ gia quyến của Trần Tường trên dưới hai trăm người, nam giết, nữ làm nô lệ.
Ngụy Thiệu vào phủ sứ quân Tấn Dương, phó tướng Đàn Phù đến báo, nói lúc nãy khi áp giải đám nữ quyến phát hiện thấy một nữ tử thân hình cao to khác biệt, bước đi cứng nhắc gượng gạo, thấy khả nghi nên bắt lại thì thấy là Trần Tường – nhi tử của Trần Thụy. Trần Thụy biết mình bị phát hiện liền giết hai binh sĩ áp giải rồi chạy trốn, sau bị bắt sống, giờ hỏi Ngụy Thiệu nên xử trí thế nào.
Ngụy Thiệu một đêm không ngủ, trên người lúc này còn đang mặc chiến y nhuốm máu, hai bắt đỏ quạch, giờ nghe tên Trần Thụy càng thêm căm ghét, không cần suy nghĩ ra lệnh chém đầu.
Đàn Phù quay đi, lại hậm hực nói: “Tên khốn Trần Thụy này lúc nãy bị bắt còn đầy miệng bẩn thỉu nhục mạ quân hầu, chém đầu tiện nghi cho hắn quá.”
Ngụy Thiệu đang đi ra khỏi phòng, nghe vậy dừng lại, sai áp giải Trần Thụy đến. Đàn Phù tuân lệnh, nhanh chóng giải Trần Thụy qua.
…
Trận chiến ở Thạch Ấp đầu năm, khi ấy Trần Bàng bị bắt, còn Trần Thụy may mắn dựa vào nấm mộ mà trốn được, sau khi chạy về Tấn Dương, trước mặt Trần Tường thì lấp liếm chuyện mình chỉ huy không thỏa đáng, đẩy hết tội lỗi lên người Trần Bàng.
Trần Tường và Trần Bàng là anh em cùng cha khác mẹ, Trần Bàng có công cố thủ Thạch Ấp bao nhiêu năm, lại được lòng người, lê dân bá tánh khi nhắc đến Trần Bàng đều khen ngợi biết ơn, Trần Tường từ lâu đã sinh lòng đố kị. Bây giờ Thạch Ấp mất đi, cũng coi như trời giúp hắn, hơn nữa Trần Thụy lại đổi trắng thay đen, Trần Tường không những không trách Trần Thụy mà còn tin răm rắp, một lòng muốn đoạt lại Thạch Ấp rửa sạch mối thù.
Thế nên trước tiên hắn liên hợp với Tiết Thái, dồn hết binh lực muốn cho Ngụy Thiệu một đòn thất bại, còn đại chiến ở Nhạc Bình là để lại đường lui, sau đó hắn giao cho Trần Thụy lĩnh 10 ngàn binh mã phòng thủ Tấn Dương. Nhưng không ngờ lại thất bại thảm hại, Nhạc Bình thảm bại, Tấn Dương cũng bị chiếm mất.
Lúc thành bị phá, Trần Thụy không còn đường nào để trốn, nhìn thấy một đám doanh kỹ thì mới nảy ra một ý, cải trang thành nữ nhân trà trộn vào đó. Tướng mạo của hắn nữ tính, nếu nhìn thoáng qua cũng giống. Có điều mới đóng giả lần đầu, cách bước đi gượng gạo quái dị nên mới bị Đàn Phù chú ý bắt được.
Trần Thụy giờ khắc này còn mặc y phục nữ nhân, tóc cài hoa, mới nhìn cũng thấy giống nữ tử. Có điều người bị trói gô lại, miệng ban nãy bị Đàn Phù tát cho sưng vêu, giờ đến trước mặt Ngụy Thiệu vẫn còn to mồm, chửi ầm lên: “Ngụy Thiệu thằng nhãi U Châu! Gia gia rơi vào tay ngươi nếu có nhíu mày một cái thì gia gia làm con bò! Ngươi đoạt Trần gia thành trì, ta có hóa quỷ cũng quay về ăn thịt ngươi!”
Ngụy Thiệu đi về phía hắn, ánh mắt âm u.
“Đến đây, đến đây! Giết ta đi!”
Trần Thụy biết hôm nay không còn đường sống, chỉ muốn dùng miệng lưỡi để mắng cho hả giận, cười ha ha: “Ngươi tưởng Kiều nữ vẫn là thê tử của ngươi hả? Lòng của nàng đã sớm thuộc về ta rồi! Lần trước ta mang nàng vào thành, đêm đó liền làm đôi thần tiên sung sướng! Trần Thụy ta kinh qua vô số nữ nhân, nhưng nàng là người đầu tiên làm ta sướng đến vậy! Bàn chân mềm như đậu hũ, cắn một cái đã đủ lên mây rồi! Kiều nữ được ta làm sướng muốn chết, cứ nói thằng nhãi Ngụy Thiệu ngươi vô năng, chưa bao giờ làm nàng sướng cả! Làm với ta mới sung sướng nhất! Ha ha! Đã được ngủ với mỹ nhân, Trần Thụy ta dù chết thì thành quỷ cũng phong lưu, đáng giá…”
Năm ngón tay Ngụy Thiệu nắm chặt thành đấm, khớp xương cùng gân xanh nổi lên, đột nhiên đấm một quyền vào ngực Trần Thụy. Tiếng “Rắc rắc” vang lên, mấy cặp xương sườn của Trần Thụy vỡ nát, người cũng bay ra ngoài, đập vào tường rồi rơi xuống đất.
Trong miệng Trần Thụy không ngừng trào ra máu tươi, nằm trên đất thở hồng hộc, miệng vẫn còn òng ọc mắng chửi.
Trán Ngụy Thiệu nổi đầy gân xanh, hai mắt đỏ quạch nhìn chằm chằm Trần Thụy nằm trên đất, nói với Đàn Phù: “Cắt đứt nam căn nhét vào miệng hắn!”
…
Đêm trước khi lên đường về Ngư Dương, Tô Nga Hoàng lần thứ hai đến gặp Từ phu nhân, nhưng cuối cùng cũng không được gặp bà.
Chung bà bà đi ra, khách sáo nói với nàng ta là lão phu nhân đang mệt mỏi, mai lại phải đi sớm nên đã đi ngủ rồi. Tô Nga Hoàng liền hỏi Tiểu Kiều, Chung bà bà nói Nữ quân đi dự cung yến về hơi say, không tiện gặp khách, tâm ý của nàng ta bà sẽ chuyển lời. Tô Nga Hoàng lúc đó mỉm cười, cũng không có biểu hiện gì khác, nói với Chung bà bà hai câu rồi đi.
Hôm sau Tiểu Kiều và Từ phu nhân lên đường. Trung Sơn vương Lưu Đoan dẫn theo một đám văn võ tiễn Từ phu nhân ra khỏi thành. Một đường thuận lợi, mấy ngày sau quay về Ngư Dương.
Lại qua hai ngày sau, qua giờ ngọ Tiểu Kiều bị Từ phu nhân gọi qua, thấy Chu phu nhân cũng ở đó.
Chu phu nhân còn đang cười, có vẻ vui mừng lắm. Đến đây lâu vậy rồi, nhưng đây là lần đầu tiên Tiểu Kiều thấy bà ta cười như vậy.
Trên bàn trà cạnh Từ phu nhân có một cuốn thẻ tre. Bà dùng giọng trầm ấm nói cho Tiểu Kiều, phu quân của nàng – Ngụy Thiệu, ngày trước đã đánh hạ Tấn Dương, nay chiến sự thắng lợi, ít ngày nữa sẽ trở về.