Rồng Đỏ

Chương 12
Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
Tiếp

Luật sư Byron Metcali tháo cà vạt ra lúc năm giờ, pha cho mình ly nước rồi gác chân lên bàn.

“Có chắc anh không muốn làm một ly không?”

“Để khi khác.” Graham đang gỡ mấy quả ké ra khỏi hai cổ tay áo, lòng thầm biết ơn cái máy lạnh.

“Tôi không biết rõ gia đình Jacobi lắm” Metcali nói. “Họ tới đây mới có ba tháng. Tôi và bà nhà có qua nhà ấy trà nước vài bận. Ed Jacobi đến gặp tôi làm di chúc mới ngay sau khi ông ta chuyển đến đây, vì thế tôi mới biết ông ấy.”

“Nhưng ông là người thừa hành di chúc của ông ta.”

“Đúng vậy. Vợ ông ấy là người thừa hành thứ nhất, rồi mới tới tôi là lựa chọn thay thế trong trường hợp bà ấy qua đời hay ốm yếu. Ông ta có một người em ở Philadelphia nhưng theo tôi hiểu thì hai người không thân cho lắm.”

“Ông từng là phụ tá công tố quận.”

“Phải, từ năm 68 đến 72. Tôi ra ứng cử cho chức vụ công tố quận vào năm 72. Kết quả sát nút, nhưng tôi thua. Giờ thì tôi không tiếc.”

“Theo ông thấy thì chuyện gì đã xảy ra ở đây vậy, ông Metcali?”

“Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là Joseph Yablonsk, tay cầm đầu đám nhân công ấy?”

Graham gật gù.

“Tội ác có động cơ, trong trường họp này là quyền lực, được ngụy trang thành một vụ tấn công của kẻ tâm thần. Chúng tôi đã đọc rất kỹ hồ sơ Ed Jacobi – Jerry Estridge từ văn phòng công tố và tôi.

“Chẳng có gì. Không có ai có thể thừa kế được nhiều tiền từ cái chết của Jacobỉ. Ông ta có lương cao cộng thêm tiền bán vài bằng sáng chế; nhưng ông ta cũng chi xài hết ngay sau khi có tiền. Mọi thứ sẽ thuộc về bà vợ, ít đất đai ở California được giao cho mấy đứa con cùng con cháu chúng. Ông ta có một tín quỹ nho nhỏ được lập ra cho đứa con trai từ cuộc hôn nhân trước. Quỹ này giúp cậu ta trang trải thêm ba năm nữa ở đại học. Tôi bảo đảm sau ba năm thì cậu ta vẫn là sinh viên năm nhất thôi.”

“Niles Jacobi.”

“Ừ. Thằng nhóc này làm Ed đau đầu lắm. Nó sống cùng mẹ ở California. Ngồi tù ở Chino vì tội ăn trộm. Theo tôi hiểu thì mẹ thằng bé cũng là hạng không đáng tin. Năm ngoái Ed xuống Cali để lo liệu cho thằng nhóc. Mang nó về Birmingham, cho vào học Đại học Cộng đồng Bardwell. Ông ta đã ra sức giữ nó lại nhà, nhưng nó lại chọc phá mấy đứa trẻ còn lại và khiến mọi người trong nhà khó chịu. Bà Jacobi cắn răng chịu đựng một thời gian, nhưng cuối cùng họ phải đưa nó vào ký túc xá.”

“Nó đã ở đâu?”

“Vào đêm 28 tháng Sáu ấy à?” Mắt Metcali nheo lại khi ông ta nhìn Graham. “Cảnh sát thắc mắc chuyện này và tôi cũng thế. Nó đi xem phim rồi quay lại trường. Kiểm tra đối chứng rồi. Với lại, thằng nhỏ thuộc nhóm máu O. Anh Graham này, tôi phải đi đón bà nhà trong nửa giờ nữa. Chúng ta có thể trò chuyện vào ngày mai nếu anh muốn. Nói xem tôi có thể giúp anh thế nào nào.”

“Tôi cần xem qua tài sản cá nhân của gia đình Jacobi. Nhật ký, tranh ảnh, bất cứ thứ gì.”

“Cũng không có nhiều đâu – họ gần như mất sạch mọi thứ trong trận hỏa hoạn ở Detroit trước khi chuyển xuống dưới này. Chẳng có gì đáng ngờ cả, Ed đang hàn xì gì đấy dưới tầng hầm thì tia lửa bén vào số sơn mà ông ta chứa dưới đấy thế là căn nhà bùng lên thành lửa thôi.

“Có ít thư từ cá nhân. Tôi cất trong két sắt ngân hàng cùng ít nữ trang. Tôi không nhớ có nhật ký nào cả. Mọi thứ khác đều trong nhà kho. Niles có thể có vài bức ảnh, nhưng tôi không chắc lắm đâu. Này nhé – 9 giờ rưỡi sáng tôi sẽ ra tòa, nhưng tôi có thể đưa anh vào nhà băng để nhìn qua mấy thứ đó rồi sau đấy tôi quay lại đón anh.”

“Được thôi” Graham đáp. “Còn điều nữa, tôi có thể sử dụng bản sao của tất cả những gì liên quan đến việc thực thi di chúc không: những khiếu nại về khối tài sản, mọi tranh cãi về di chúc, thư tín. Tôi cần có tất cả các giấy tờ ấy.”

“Phòng công tố ở Atlanta đã hỏi tôi về mấy thứ này rồi. Họ đang so sánh đối chiếu với tài sản của gia đình Leeds ở Atlanta, tôi biết chứ” Metcali nói.

“Thế nhưng tôi vẫn muốn có mấy bản sao ấy.”

“Được thôi, gửi bản sao cho anh. Nhưng này, anh cho rằng vụ này không hẳn là vì tiền phải không?”

“Đúng vậy. Tôi chỉ hy vọng sẽ có cùng một cái tên lộ ra trong vụ này cũng như vụ ở Atlanta.”

“Tôi cũng mong là thế.”

Khu nhà ở của sinh viên Đại học Cộng đồng Bardwell gồm bốn tòa nhà ký túc nằm trong khu đất hình tứ giác tả tơi đầy rác. Một trận chiến âm thanh nổi đang diễn ra khi Graham đến đây.

Những dàn loa đặt đối diện nhau trên các ban công kiểu nhà trọ chát chúa đập vào mặt nhau ngang qua khu đất. Là nhạc của Kiss đối đầu với 1812 Overture. Một quả bóng bay chứa nước lượn theo một đường cong trong không trung rồi rơi xuống đất vỡ tung tóe cách Graham chừng ba mét.

Anh thụp người né dây phơi quần áo rồi bước qua một chiếc xe đạp để đi vào phòng khách của căn ký túc nơi Niles Jacobi đang ở chung.

Cửa vào phòng ngủ của Jacobi đang khép hờ với tiếng nhạc nện ầm ầm qua khe cửa. Graham gõ cửa.

Không tiếng trả lời.

Anh đẩy mở cửa. Một cậu nhóc cao kều mặt lốm đốm tàn nhang đang ngồi trên một trong hai chiếc giường đôi hút sùn sụt ống điếu cần sa dài hơn cả mét. Một cô gái trong bộ quần yếm nằm dài trên chiếc giường còn lại.

Đầu cậu nhóc ngẩng phắt lên đối mặt với Graham. Cậu ta đang khó nhọc suy nghĩ.

“Tôi đang tìm Niles Jacobi.”

Cậu nhóc trông đờ đẫn. Graham tắt nhạc.

“Tôi tìm Niles Jacobi.”

“Chỉ là thứ trị chứng suyễn của tôi thôi mà, ông anh. Ông không biết gõ cửa à?”

“Niles Jacobi đâu?”

“Ai biết. Ông tìm nó làm gì?”

Graham chìa phù hiệu ra. “Cố hết sức mà nhớ cho ra đi.”

“Ôi bố khỉ” cô gái thốt lên.

“Đám bài trừ ma túy, chết tiệt. Tôi đâu có đáng để ông anh ra tay, này thôi ta thảo luận chuyện này tí nhé, ông anh.”

“Ta thảo luận chuyện Jacobi đang ở đâu đi.”

“Em nghĩ em có thể tìm hiểu cho anh đấy” cô gái nói.

Graham chờ đợi trong khi cô gái hỏi mấy phòng khác. Cô ta đi đến đâu, tiếng bồn cầu giật nước vang lên đến đấy.

Trong căn phòng có vài dấu vết của Niles Jacobi – một tấm ảnh gia đình Jacobi trên tủ gương. Graham nhấc ly nước đá đang tan ra khỏi tấm ảnh rồi dùng ống tay áo chùi đi vòng nước ướt.

Cô gái quay lại. “Thử tìm ở quán Hateful Snake xem” cô ta bảo.

Quán bar Hateful Snake nằm ngoài mặt tiền với các cửa sổ sơn màu lục sậm. Xe cộ đậu bên ngoài lẫn lộn đủ kiểu đủ đời không giống ai, mấy chiếc xe tải to tướng không có thùng tải phía sau nhìn như thú cụt đuôi, vài chiếc xe compact, một chiếc mui trần màu tím hoa cà, những chiếc Dodge và Chevrolet cũ mèm bị phá vỡ thiết kế bằng phần đuôi nhỏng cao cho giống xe đua, bốn chiếc mô tô Harley-Davidson đầy đủ đồ nghề.

Một máy lạnh, bắt trên cửa sổ con bên trên cửa chính, đều đặn nhỏ nước ra ngoài vỉa hè.

Graham cúi người né nước nhỏ xuống để bước vào trong.

Nơi đây đông đặc người và bốc mùi thuốc tẩy uế lẫn mùi vang Canoe ủng. Người pha chế, một phụ nữ lực lưỡng mặc áo liền quần, với tay qua đầu mấy người khách ngồi tại quầy bar để đưa cho Graham lon Coca. Chị ta là người phụ nữ duy nhất tại đây.

Niles Jacobi, đen thui ốm nhách, đang đứng tại máy chơi nhạc. Cậu ta bỏ tiền vào máy nhưng gã đàn ông bên cạnh lại nhấn nút.

Jacobi trông như một cậu học trò tay chơi, nhưng người chọn nhạc lại không giống vậy.

Bạn đi cùng Jacobi là một sự pha trộn kỳ lạ; gã có gương mặt non choẹt cùng thân hình gồ ghề cuồn cuộn. Gã mặc áo thun quần jean, bạc phếch ở những chỗ chứa vật dụng trong túi. Hai cánh tay gã gồ lên những múi cơ, và gã có hai bàn tay to bè xấu xí. Tay trái gã mang hình xăm nhà nghề: “Bom to Fuck”. Một hình xăm thô vụng kiểu tù nhân xăm cho nhau trên cánh tay kia của gã mang chữ “Randy”. Đầu tóc ngắn ngủn của gã đã mọc ra lởm chởm. Khi gã đưa tay nhấn nút trên máy chơi nhạc đã sáng đèn, Graham trông thấy một mảng lông nho nhỏ được cạo đi trên cẳng tay gã.

Graham thấy dạ dày lạnh ngắt.

Anh theo chân Niles Jacobi và “Randy” xuyên qua đám đông đến cuối phòng. Họ ngồi vào một bốt riêng.

Graham dừng cách bàn đấy hai bước chân.

“Niles, tên tôi là Will Graham. Tôi cần nói chuyện với cậu vài phút.”

Randy nhìn lên với nụ cười rạng rỡ giả tạo. Một trong mấy cái răng cửa của gã vàng xỉn. “Tôi có biết anh không nhỉ?”

“Không. Niles, tôi cần nói chuyện với cậu.”

Niles nhướn cong một bên mày thắc mắc. Graham tự hỏi chuyện gì đã xảy đến với cậu ta trong nhà tù Chino.

“Bọn tôi đang nói chuyện riêng tư ở đây. Cuốn xéo” Randy bảo.

Graham trầm ngâm nhìn hai cẳng tay cuồn cuộn trầy xước, đốm keo dính nơi khèo tay, mảng lông bị cạo đi nơi Randy đã tựa mép dao vào.

Chứng lở ghẻ của dân đấu dao.

Mình sợ Randy. Nổ súng bằng không thì rút.

“Có nghe tao nói không?” Randy bảo. “Cuốn xéo”

Graham cởi nút áo khoác, đặt giấy tờ chứng minh lên bàn.

“Ngồi yên, Randy. Nếu anh định đứng lên thì anh sẽ có ngay hai lỗ rốn đấy.”

“Xin lỗi sếp.” Lập tức đổi giọng thành khẩn kiểu tù nhân.

“Randy, tôi muốn anh làm giùm tôi một việc. Tôi muốn anh cho tay vào túi quần bên trái. Chỉ dùng hai ngón tay thôi. Anh sẽ thấy trong đấy là một con dao gấp tấc rưỡi có nút bấm để mở. Đặt nó lên bàn… Cảm ơn.”

Graham thả con dao vào trong túi mình. Cảm giác nhờn nhờn.

“Nào, trong túi quần kia của anh là ví. Lấy ví ra. Hôm nay anh có bán ít máu, đúng không?”

“Thế thì sao?”

“Thế thì đưa cho tôi tờ biên lai mà người ta đưa cho anh, tờ biên lai mà lần sau anh phải trình ra cho ngân hàng máu ấy. Trải nó ra trên bàn kia”

Randy có nhóm máu O. Loại Randy.

“Anh ra khỏi tù được bao lâu rồi?”

“Ba tuần.”

“Ai là cảnh sát quản lý tại ngoại của anh?”

“Tôi không bị quản thúc.”

“Chắc là nói láo rồi” Graham muốn kích động Randy. Anh có thể bắt gã vì tội mang dao dài hơn quy định cho phép. Hiện diện tại nơi có giấp phép bán rượu mạnh là vi phạm điều kiện tạm tha. Graham biết mình đang nổi điên với Randy vì lúc nãy anh thấy sợ hắn.

“Randy.”

“Vâng.

“Biến.

“Tôi không biết có thể nói được gì cho ông đây, tôi không biết rõ bố tôi cho lắm” Niles Jacobi nói với Graham khi anh lái xe đưa cậu ta trở về trường. “Ông ấy bỏ mẹ khi tôi lên ba và sau đấy thì tôi không gặp ông ta nữa – mẹ tôi không chấp nhận.”

“Ông ấy đã đến gặp cậu hồi mùa xuân vừa rồi.”

“Phải.”

“Trong trại Chino.”

“Ông biết chuyện này mà.”

“Tôi chỉ đang làm cho rõ thôi. Chuyện gì đã xảy ra?”

“À, ông ấy đứng đấy trong khu thăm nuôi, bồn chồn lo lắng cố không nhìn quanh – lắm người coi nơi ấy cứ như là sở thú ấy. Tôi đã nghe mẹ kể nhiều về ông ta, nhưng ông ta trông không đến nỗi tệ. Ông ta chỉ là một người đang đứng kia trong chiếc áo khoác thể thao lòe loẹt”

“Ông ấy đã nói gì?”

“À, tôi cứ tưởng ông ta sẽ nhảy đông đổng lên hoặc là ăn năn hối lỗi lắm, cảnh chủ đạo trong khu Thăm nuôi mà. Nhưng ông ta chỉ hỏi tôi liệu tôi có nghĩ mình đi học được không. Ông ta bảo sẽ giành quyền bảo hộ nếu tôi chịu đi học. Và phải cố gắng. “Con phải tự giúp lấy mình một chút đi. Có mà tự giúp mình và bố sẽ gửi con đến trường” đại loại thế.”

“Trước lúc cậu được tại ngoại bao lâu?”

“Hai tuần.”

“Niles, cậu có khi nào kể về gia đình mình khi cậu ở trong ấy không? Kể cho bạn tù hay bất cứ ai đấy?”

Niles Jacobi thoáng đảo mắt nhìn Graham. “Ồ. Ồ tôi hiểu rồi. Không. Không nói gì về bố tôi cả. Tôi đã không nghĩ đến ông ấy bao nhiêu năm ròng rồi, sao tôi lại phải nói về ông ta chứ?”

“Thế còn tại đây thì sao? Cậu từng khi nào đưa bất cứ người bạn nào của mình đến nhà bố mẹ cậu không?”

“Bố thôi, chứ không phải bố mẹ. Bà ta không phải mẹ tôi.”

“Cậu có bao giờ đưa bất cứ ai về đó không? Bạn trong trường hay là…”

“Hay là bạn ngoài đường chứ gì, phải không thanh tra Graham?”

“Đúng vậy.”

“Không.

“Không bao giờ à?”

“Chưa từng một lần”

“Ông ấy có nhắc đến bất cứ chuyện đe dọa nào, ông ấy có từng bực bội vì chuyện gì đó không trong khoảng chừng một hai tháng cuối trước khi sự việc xảy ra ấy?” “

Ông ấy có bực bội trong lần cuối cùng tôi nói chuyện với ông ấy đấy, nhưng là vì chuyện điểm số của tôi thôi. Tôi cúp học nhiều quá. Ông ta mua cho tôi những hai cái đồng hồ báo thức. Tôi chẳng biết chuyện gì khác cả.”

“Cậu có bất cứ giấy tờ gì của ông ấy không, thư từ, hình ảnh, bất cứ thứ gì ấy?”

“Không”

“Cậu có một tấm ảnh gia đình. Trên tủ gương trong phòng cậu. Gần ống điếu cần sa.”

“Không phải điếu của tôi. Tôi không bỏ bất cứ gì dơ bẩn vào mồm hết.”

“Tôi cần bức ảnh. Tôi sẽ cho sao lại rồi gửi trả cậu. Cậu còn gì khác nữa không?”

Jacobi lắc lắc lấy một điếu thuốc ra khỏi bao rồi vỗ vào túi quần tìm diêm. “Có thế thôi. Tôi thật không hiểu được sao họ lại đưa thứ đó cho tôi nữa. Bố tôi đang cười với bà Jacobi cùng đám lóc nhóc miệng còn hôi sữa ấy. Ông có thể giữ lấy tấm hình. Với tôi bố tôi không bao giờ trông như thế cả.”

Graham cần phải biết về gia đình Jacobi. Mấy người mới quen với họ ở Birmingham chẳng giúp được gì nhiều.

Byron Metcali giúp anh coi qua các két ngân hàng. Anh đọc mấy tập thư mỏng, chủ yếu là về công việc, rồi nhìn qua mớ vàng bạc nữ trang.

Trong ba ngày nắng nóng, anh đi bộ trong nhà kho nơi chứa vật dụng trong nhà Jacobi. Từng thùng trong từng sọt đều được mở ra, đồ trong đấy được kiểm nghiệm. Những tấm ảnh do cảnh sát chụp giúp anh nhìn ra nơi vật dụng từng được sắp đặt trong nhà.

Đa số đồ nội thất là mới, được mua lại bằng tiền bảo hiểm từ vụ hỏa hoạn ở Detroit. Gia đình Jacobi còn chưa kịp có thời gian để lại dấu tích gì trên các đồ dùng của mình.

Một vật, chiếc bàn đầu giường với dấu bột lấy vân tay vẫn còn vương trên ấy, khiến Graham chú ý. Ngay chính giữa bàn là một đốm sáp lục.

Lần thứ hai anh thắc mắc liệu có phải kẻ sát nhân thích ánh nến chăng.

Đơn vị pháp chứng Birmingham chia sẻ thông tin rất kịp thời.

Một dấu chóp mũi nhòe nhòe là tất cả những gì mà Birmingham và Jimmy Price ở Washington có thể thu được từ lon nước ngọt trên cây.

Bộ phận về Vũ khí và Dấu dụng cụ của phòng thí nghiệm F.B.I. gửi báo cáo về nhành cây bị cắt. Lưỡi dao cắt cành cây ấy rất dày, độ xiên cạn: cành cây được cắt bằng kìm bấm thép.

Bộ phận Hồ sơ đã chuyển dấu khắc trên vỏ cây đến khoa Nghiên cứu Châu Á ở Langley.

Graham ngồi trên thùng đóng đồ trong nhà kho mà đọc bản báo cáo dài dặc. Bên Nghiên cứu châu Á bảo rằng vết khắc ấy là một chữ tiếng Hoa có nghĩa “Trúng” hay “Trúng tâm” – một cách diễn đạt có khi được dùng trong bài bạc. Chữ này được xem như là dấu hiệu “khả quan” hay “may mắn”. Chữ này cũng xuất hiện trong bộ mạt chược, những học giả châu Á nói. Nó đánh dấu quân Rồng Đỏ.

Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!