Rồng Đỏ

Chương 25
Trước
image
Chương 26
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
Tiếp

Springfield, Mo., ngày 14 tháng Sáu năm 1938

Marian Dolarhyde Trevane, mệt mỏi và đau nhức, ra khỏi taxi tại bệnh viện thành phố. Cơn gió nóng quật những hạt cát li ti vào cổ chân cô khi cô leo lên mấy bậc cấp. Chiếc va li cô đang kéo trông khá hơn chiếc váy thùng thình bạc phếch cô đang mặc và cả cái túi lưới điệu đà mà cô đang ép vào cái bụng phình to cũng thế. Cô có hai đồng hai lăm xu cùng một đồng một xu trong túi. Cô có Francis Dolarhyde trong bụng.

Cô bảo với nhân viên tiếp nhận tên mình là Betty Johnson, nói dối thôi. Cô bảo chồng mình là nhạc sĩ, nhưng không biết anh ta đang ở đâu, điều này thì là thật.

Người ta đưa cô vào khu vực tế bần trong khoa sản. Cô không nhìn những sản phụ ở quanh mình. Cô chỉ nhìn qua bên kia dãy giường vào những gót chân người.

Bốn tiếng sau cô được đưa vào phòng sinh nơi Frands Dolarhyde chào đời. Bác sĩ sản nhận xét rằng thằng bé trông “giống con dơi mũi lá hơn là em bé” cũng là một sự thật nữa. Thằng bé chào đời với hai đường chẻ song song ở môi trên và trong phần hàm ếch xương lẫn sụn. Phần chính giữa miệng nó không có chỗ neo vào nên lồi ra. Mũi nó tẹt gí.

Những người quản lý bệnh viện quyết định không đưa thằng bé cho mẹ nó thấy ngay. Họ chờ xem đứa bé có thể sống sót mà không có ôxy không. Họ để nó nằm trong giường ở phía cuối khoa bệnh nhi sơ sinh xoay mặt khỏi tầm nhìn từ cửa sổ. Nó có thể thở nhưng không thể ăn được. Hàm ếch chẻ đôi như thế thì đứa bé không thể bú.

Tiếng khóc của nó trong ngày đầu tiên tuy không liên tục như tiếng khóc của một đứa bé nghiện heroin, nhưng vẫn nhức cả tai.

Đến chiều ngày thứ hai nó chỉ có thể phát ra tiếng ư ử yếu ớt.

Đến giờ thay ca vào lúc 3 giờ chiều, một bóng người to lớn phủ lên giường thằng bé. Prince Easter Mize, nặng 130kg, là nhân viên vệ sinh kiêm phụ tá khoa sản, đứng nhìn thằng bé, hai tay khoanh trên ngực. Hai mươi sáu năm làm việc ở khoa nhi bà đã trông thấy 39.000 trẻ sơ sinh. Đứa bé này sẽ sống nếu nó ăn.

Prince Easter không nhận được chỉ thị nào từ Chúa trời là phải để đứa bé này chết. Bà không cho rằng bệnh viện cũng nhận được chỉ thị tương tự. Bà lôi trong túi ra một nút chặn bằng cao su có ống hút bằng thủy tinh cong cong. Bà ta lắp nút chặn vào bình sữa. Bà có thể bồng và đỡ đầu đứa nhỏ chỉ bằng một bàn tay to lớn. Bà ôm đứa bé vào ngực mình cho đến khi bà biết nó nghe thấy nhịp tim bà. Rồi bà lật ngửa nó ra nhét ống xuống họng nó. Thằng bé uống chừng 60ml rồi ngủ thiếp đi.

“Ưm hưm” bà ngâm nga. Bà đặt thằng bé xuống rồi bỏ đi làm tiếp nhiệm vụ với mấy thùng đựng tã.

Vào ngày thứ tư các y tá chuyển Marian Dolarhyde vào một phòng riêng. Hoa thục quỳ do bệnh nhân ở trước để lại vẫn còn cắm trong lọ men trên bồn rửa. Chúng đã cầm cự khá lâu.

Marian là một cô gái xinh đẹp và những dấu hiệu phù nề đang rời khỏi mặt cô. Cô nhìn bác sĩ khi ông ta bắt đầu nói chuyện với mình, tay đặt trên vai mình. Cô có thể ngửi thấy mùi xà phòng nồng nặc từ tay ông ta và cô nghĩ đến những nếp nhăn trên đuôi mắt ông cho đến khi cô ý thức được ông ta đang nói gì. Rồi cô nhắm mắt lại và không mở ra nữa khi họ mang đứa bé vào.

Cuối cùng cô cũng nhìn. Người ta đóng cửa lại khi cô thét lên. Rồi họ tiêm cho cô một mũi.

Vào ngày thứ năm cô một mình rời khỏi bệnh viện. Cô chẳng biết đi đâu. Cô không thể nào quay về nhà được, mẹ cô đã nói rõ rồi.

Marian Dolarhyde Trevane đếm từng bước chân giữa hai cột đèn. Đi qua mỗi ba cột là cô ngồi xuống nghỉ. Ít ra cô còn có chiếc va li. Thành phố nào cũng có một hiệu cầm đồ gần trạm xe buýt. Cô đã học hỏi được điều này khi đang lang thang cùng chồng mình.

Springfield năm 1938 không phải là trung tâm của ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Ở Springfield, mặt anh có sao thì để vậy.

Một phác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện City Hospital đã làm hết sức cho Francis Dolarhyde, trước hết là kéo phần trước miệng bé lại bằng một dải co dãn, đoạn khép rãnh hở trên môi của bé bằng kỹ thuật lắp máng nay đã lỗi thời. Kết quả thẩm mỹ không được tốt lắm.

Bác sĩ đau đầu nhức óc nghiên cứu vấn đề và rồi quyết định, một cách đúng đắn, rằng việc chỉnh sửa hàm ếch cứng của đứa bé phải chờ cho đến khi bé lên năm. Giải phẫu sớm hơn sẽ làm biến dạng sự phát triển của gương mặt đứa bé.

Một nha sĩ trong vùng tình nguyện làm một vòm bịt để gắn vào hàm ếch của đứa bé cho phép nó ăn mà không bị tràn lên mũi.

Đứa bé được đưa vào trại trẻ mồ côi Springfield trong một năm rưỡi rồi đến trại trẻ mồ côi Morgan Lee Memorial.

Cha S.B. “Buddy” Lomax là người đứng đầu trại mồ côi. Ông gọi các bé trai bé gái lại mà bảo rằng Francis bị sứt môi nhưng bọn trẻ phải cẩn thận không được gọi nó là sứt môi.

Ông khuyên bọn nhỏ nên cầu nguyện cho thằng bé.

Nhiều năm sau khi đứa bé được sinh ra, mẹ của Francis Dolarhyde đã học được cách tự chăm sóc bản thân.

Marian Dolarhyde đầu tiên tìm được công việc đánh máy trong văn phòng người lãnh đạo của guồng máy đảng Cộng hòa thành phố St. Louis. Với sự giúp đỡ của ông ta cô đã bãi hôn được với ông Trevane đang vắng mặt.

Không một đứa bé nào được đề cập đến trong quá trình bãi hôn.

Cô chẳng liên lạc gì với mẹ mình. (“Tao không nuôi mày để mày đi làm đĩ cho thằng Ai Len rác rưởi đó,” là lời chia tay mà bà Dolarhyde dành cho Marian khi cô bỏ nhà theo Trevane.)

Chồng cũ của Marian có gọi đến văn phòng cho cô một lần. Vừa tỉnh táo vừa đức độ, hắn bảo với cô rằng mình đã được cứu rỗi nên muốn biết liệu hắn, Marian, cùng đứa bé hắn “chưa từng được hân hoan biết đến” có thể cùng nhau xây dựng cuộc đời mới hay không. Hắn nghe như đang rỗng túi.

Marian bảo hắn đứa bé mới sinh ra đã chết và cúp máy.

Hắn chường mặt đến nhà trọ của cô say khướt cùng chiếc va li.

Khi cô đuổi hắn đi, hắn bảo rằng vì lỗi của cô nên cuộc hôn nhân mới tan vỡ và đứa bé chết non. Hắn còn tỏ thái độ nghi ngờ không biết đứa nhỏ có phải là con hắn không nữa.

Trong lúc phẫn nộ Marian Dolarhyde bảo với Michael Trevane chính xác hắn là cha của cái gì và bảo rằng hắn cứ tự nhiên mà đi tìm cái thứ ấy. Cô còn nhắc nhở hắn rằng trong gia đình Trevane có đến hai người bị hở hàm ếch.

Cô đuổi hắn ra đường và bảo hắn đừng bao giờ gọi cho mình nữa. Hắn không gọi thật. Nhưng vài năm sau, vừa say xỉn vừa hậm hực với người chồng mới giàu có cùng cuộc sống tốt đẹp của Marian, hắn có gọi cho mẹ của cô.

Hắn kể cho bà ta nghe về đứa con dị tật và bảo bà ta rằng hàm răng gãy vẩu của bà ấy chứng tỏ rằng lỗi di truyền thuộc về gia đình Dolarhyde.

Một tuần sau, một chiếc xe điện thành phố Kansas chẻ Michael Trevane ra làm đôi.

Khi Trevane kể cho bà Dolarhyde rằng Marian có một đứa con trai bí mật, bà ta ngồi thức trắng gần cả đêm. Cao dỏng ốm nhách ngồi trên ghế đu của mình, bà ngoại của Dolarhyde nhìn trân trân vào lò sưởi. Đến gần lúc trời sáng thì bà ta bắt đầu đu đưa ghế chầm chậm và có chủ đích.

Đâu đó ở tầng trên căn nhà rộng lớn, một giọng nói khàn khàn đương ngái ngủ quát lên. Nền nhà phía bên bà ngoại Dolarhyde kêu lên ken két khi có ai đó đi lịch xịch về phía nhà vệ sinh.

Một tiếng uỵch nặng nề trên trần – ai đó té xuống – và giọng nói khàn khàn kêu lên đau đớn.

Bà ngoại Dolarhyde không hề rời mắt khỏi lò sưởi. Bà ta đưa ghế nhanh hơn, rồi đến một lúc, tiếng kêu ngừng hẳn.

Đến gần cuối năm thứ năm, Prancis Dolarhyde được đến thăm lần đầu tiên và duy nhất tại trại mồ côi.

Thằng bé đang ngồi trong không gian mù mịt khói của căng tin thì một đứa nhỏ lớn tuổi hơn đi đến tìm nó và dẫn nó vào văn phòng của Sư huynh Buddy.

Người phụ nữ đang ngồi chờ cùng Sư huynh Buddy dáng cao cao tuổi trung niên, người bự phấn, tóc búi thành một búi chắc nịch. Mặt bà ta trắng bốp. Thoảng chút sắc màu vàng trên mái tóc xám cùng trong răng và mắt bà ta.

Điều khiến Francis ngạc nhiên, điều mà nó luôn nhớ mãi: bà ta mỉm cười hài lòng khi trông thấy mặt nó. Chuyện này trước nay chưa từng xảy ra. Chẳng ai sau này lại phản ứng như thế nữa.

“Đây là bà ngoại của con,” Sư huynh Buddy bảo.

“Chào con” bà ta lên tiếng.

Sư huynh Buddy chùi mồm mình bằng bàn tay ngón dài. “Nói “chào” đi. Nói đi.”

Francis đã học nói vài từ bằng cách dùng môi trên của mình nút hai lỗ mũi mình lại, nhưng nó không có được nhiều dịp để nói “chào” cho lắm. “Ào,” nó chỉ nói được có thế.

Bà ngoại dường như có vẻ còn hả hê hơn nữa với nó. “Con nói “bà” được không?”

“Thử nói “bà” xem nào,” Sư huynh Buddy bảo.

Âm bật B đánh bại nó. Frands dễ dàng bị nước mắt làm nghẹn.

Một con ong vò vẽ đỏ lòm vo ve và vỗ vào trần nhà.

“Không sao đâu” bà ngoại nó bảo. “Bà dám cá là con có thể nói được tên mình. Bà biết một cậu bé lớn như con có thể nói được tên mình mà. Nói cho bà nghe nào.”

Gương mặt đứa bé bừng sáng lên. Những thằng bé lớn hơn đã dạy cho nó. Nó muốn làm người khác vui lòng. Nó trấn tĩnh lại.

“Mặt Lìn,” thằng bé thốt ra.

Ba ngày sau ngoại Dolarhyde đến gặp Francis tại trại mồ côi và mang thằng bé về nhà. Bà ta lập tức bắt đầu giúp nó nói. Họ chỉ tập trung vào một từ. “Mẹ.”

Hai năm sau khi bãi hôn, Marian Dolarhyde gặp và cưới Howard Vogt, một luật sư thành danh có mối quan hệ khắng khít với guồng máy lãnh đạo thành phố St. Louis cùng những gì còn lại của nhà Pendergast già nua tại thành phố Kansas.

Vogt góa vợ, có ba con nhỏ, là một người đàn ông bặt thiệp đầy tham vọng lớn hơn Marian Dolarhyde mười lăm tuổi. Ông ta chẳng ghét gì trên thế giới này ngoài tờ báo St. Louis Post- Dispatch, đã từng ca ngợi vây cánh của ông ta trong vụ scandal đăng ký cử tri vào năm 1936 rồi lại vùi dập nỗ lực năm 1940 của bộ sậu thành phố St. Louis nhằm giành lại vị trí thống đốc.

Đến năm 1943 vận may cho Vogt lại tỏa sáng. Ông ta là một ứng cử viên tiềm năng cho hệ thống lập pháp của bang và được đề cập đến có khả năng như là một đại biểu trong hội nghị lập hiến của bang sắp đến.

Marian là một bà chủ nhà vừa hữu dụng vừa hấp dẫn và Vogt đã mua cho cô một ngôi nhà khang trang, khung nhà gỗ sồi trên phố Oiive đặc biệt thích hợp để chiêu đãi khách.

Francis Dolarhyde sống với bà ngoại được một tuần thì bà ta đưa cậu bé đến đấy.

Bà ngoại chưa bao giờ trông thấy nhà của con gái mình. Cô người hầu ra mở cửa không biết bà ta.

“Ta là bà Dolarhyde,” bà vừa nói vừa sồng sộc chen qua cô ngườỉ hầu mà đi vào. Coóc xê của bà ta ló ra vài phân sau lưng. Bà ta dẫn Francis vào trong căn phòng khách rộng rãi có lò sưởi ấm áp.

“Ai đấy Viola?” giọng phụ nữ từ trên lầu vọng xuống.

Bà ngoại nâng mặt Francis trong tay. Cậu bé có thể ngửi thấy mùi găng tay da thuộc. Giọng thì thào thúc giục. “Đi gặp mẹ đi, Francis. Đi tìm mẹ đi. Chạy đi nào!”

Cậu bé rúm người khỏi bà ngoại, vặn vẹo mình khi nhìn thấy những tia sắc lẹm từ mắt bà.

“Đi tìm mẹ nào. Chạy đi!” Bà ta túm chặt vai cậu bé đẩy cậu về phía cầu thang. Cậu chạy lắc nhắc đến chân cầu thang rồi quay nhìn lại bà. Bà hất cằm bảo cậu đi lên.

Đi lên lối hành lang lạ lẫm về phía cánh cửa phòng ngủ đang mở.

Mẹ đang ngồi tại bàn phấn nhìn ngắm khuôn mặt trang điểm trong tấm gương có bóng đèn viền quanh. Cô đang sửa soạn cho một cuộc mít tinh chính trị nên son quá đỏ sẽ không thích hợp.

Lưng mẹ quay về phía cửa.

“Nẹ,” Francis thốt lên qua mũi, như đã được dạy. Cậu đã cố hết sức để nói cho đúng. “Nẹ.”

Khi đấy bà nhìn thấy cậu qua gương. “Nếu cậu đang tìm Ned, thằng bé chưa về nhà…”

“Nẹ” Cậu bé bước vào vùng ánh sáng tàn nhẫn.

Marian nghe thấy tiếng mẹ mình ở dưới nhà đang đòi dọn trà. Hai mắt cô mở lớn và cô ngồi im phăng phắc. Cô tắt đèn gương trang điểm rồi biến mất khỏi gương. Trong căn phòng chìm trong bóng tối, cô chỉ thốt lên một tiếng rên nhỏ rồi nấc lên. Có thể là cho mình, có thể là cho thằng bé.

Bà ngoại mang Prancis đến những cuộc mít tinh chính trị sau đấy để giải thích cậu bé là ai và từ đâu đến. Bà ta bắt cậu nói chào với mọi người. Họ không hề tập nói từ “chào” ở nhà.

Ông Vogt thua 1800 phiếu trong cuộc bầu cử.

Trước
image
Chương 26
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!