Sông Đông Êm Đềm

Chương 74
Trước
image
Chương 74
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 104
  • Chương 105
  • Chương 106
  • Chương 107
  • Chương 108
  • Chương 109
  • Chương 110
  • Chương 111
  • Chương 112
  • Chương 113
  • Chương 114
  • Chương 115
  • Chương 116
  • Chương 117
  • Chương 118
  • Chương 119
  • Chương 120
  • Chương 121
  • Chương 122
  • Chương 123
  • Chương 124
  • Chương 125
  • Chương 126
  • Chương 127
  • Chương 128
  • Chương 129
  • Chương 130
  • Chương 131
  • Chương 132
  • Chương 133
  • Chương 134
  • Chương 135
  • Chương 136
  • Chương 137
  • Chương 138
  • Chương 139
  • Chương 140
  • Chương 141
  • Chương 142
  • Chương 143
  • Chương 144
  • Chương 145
  • Chương 146
  • Chương 147
  • Chương 148
  • Chương 149
  • Chương 150
  • Chương 151
  • Chương 152
  • Chương 153
  • Chương 154
  • Chương 155
  • Chương 156
  • Chương 157
  • Chương 158
  • Chương 159
  • Chương 160
  • Chương 161
  • Chương 162
  • Chương 163
  • Chương 164
  • Chương 165
  • Chương 166
  • Chương 167
  • Chương 168
  • Chương 169
  • Chương 170
  • Chương 171
  • Chương 172
  • Chương 173
  • Chương 174
  • Chương 175
  • Chương 176
  • Chương 177
  • Chương 178
  • Chương 179
  • Chương 180
  • Chương 181
  • Chương 182
  • Chương 183
  • Chương 184
  • Chương 185
  • Chương 186
  • Chương 187
  • Chương 188
  • Chương 189
  • Chương 190
  • Chương 191
  • Chương 192
  • Chương 193
  • Chương 194
  • Chương 195
  • Chương 196
  • Chương 197
  • Chương 198
  • Chương 199
  • Chương 200
  • Chương 201
  • Chương 202
  • Chương 203
  • Chương 204
  • Chương 205
  • Chương 206
  • Chương 207
  • Chương 208
  • Chương 209
  • Chương 210
  • Chương 211
  • Chương 212
  • Chương 213
  • Chương 214
  • Chương 215
  • Chương 216
  • Chương 217
  • Chương 218
  • Chương 219
  • Chương 220
  • Chương 221
  • Chương 222
  • Chương 223
  • Chương 224
  • Chương 225
  • Chương 226
  • Chương 227
  • Chương 228
  • Chương 229
  • Chương 230
  • Chương 231
  • Chương 232
Tiếp

Sang tháng mười một, ngày nào cũng rét như kim châm. Tuyết đầu mùa đã rơi. Ở chỗ khuỷu sông ngang với đầu trên của thôn Tatarsky nước bắt đầu đóng băng. Đôi khi đã có vài người đi bộ qua lớp băng xanh xanh rất giòn để sang bờ bên kia. Nhưng ở đoạn sông bên dưới, mới có dải nước ven bờ phủ một lớp băng xù xì những bọt là bọt còn giữa sông luồng nước xiết vẫn chảy cuồn cuộn, những làn sóng bạc đầu màu xanh lá cây vẫn sôi sục đuổi theo nhau. Trong cái hố trước mặt Vách Đen, từ lâu những con cá nheo đã lẩn xuống qua mùa đông giữa những cây gỗ đổ chìm sâu tới mười một xa- gien. Bên trên một chút là những con cá chép với một chất nhầy bọc quanh mình.

Trên sông Đông chỉ còn những con cá trắng lượn đi lượn lại và cá măng vẫn sục sạo trong các khe các ngách để kiếm những con cá diếc. Những người đánh cá chi còn chờ trời rét ngọt hơn là dùng thuốn xọc qua lớp băng đầu mùa tìm cá đỏ.

Tháng mười một, nhà Melekhov có nhận được một bức thư của Grigori. Chàng viết từ Kubinsk, tận bên Rumani cho biết rằng mình đã bị thương ngay trong trận đầu, một viên đạn đã bắn nát một cái xương tay trái, vì thế chàng được cho về quân khu của mình, về trấn Kamenskaia để dưỡng bệnh. Tiếp theo bức thư ấy nhà Melekhov lại có ngay một tai nạn khác: trước đây một năm rưỡi, ông Panteley Prokofievich có lần cần tiền đã vay của lão Mokhov một trăm rúp bạc đồng. Mùa hè năm nay ông già bị gọi tới cửa hiệu. Tên Atepin “Chacha” kẹp cái kính gọng vàng vào mũi, nhìn qua phía trên mắt kính vào chòm râu ông già Melekhov và hỏi:
– Thế nào, ông Panteley Prokofievich, ông sẽ trả tiền chúng tôi hay thế nào?

Ông Panteley Prokofievich đưa mắt nhìn các giá hàng trống huếch trống hoác và cái quầy hàng cũ quá đã nhẵn bóng, ngập ngừng một lát rồi trả lời:

– Ông cho tôi khất ít lâu nữa, ông Emelian Konstantinovich ạ, cho tôi về xoay xở ít lâu rồi sẽ đem trả.

Câu chuyện tưởng đến đấy thì thôi. Ông già cũng chẳng còn biết xoay sở chỗ nào nữa: mùa màng chẳng ăn thua gì mà gia súc chưa dùng đến thì chẳng có con nào mà bán. Thế rồi đùng một cái, cứ như có nắm tuyết rơi đúng giữa đỉnh đầu, tên mõ toà về thôn, cho gọi người không trả nợ tới và tuyên bố không một lời phi lộ:
– Ông phải trả ngay một trăm rúp.

Trong phòng của viên mõ toà ở nhà trọ, có tờ giấy dài đặt trên bàn. Người bị gọi đến hãy đọc đi, không được nói lại một lời.

ÁN LỆNH

Chiếu theo Đạo dụ của Đức Hoàng đế bệ hạ ngày 27 tháng mười năm 1916: bản chức thẩm phán Toà án tạp tụng Quận 7 Quân khu Donesky đã xét vụ án dân sự giữa thương gia Sergey Mokhov và hạ sĩ Panteley Melekhov về 100 rúp vay có văn tự và chiếu theo các trang 81, 100, 129, 133, 145 trong bộ luật dân sự, đã xử vắng mặt, và phán quyết như sau:

Bắt bên bị, hạ sĩ Panteley Prokofievich Melekhov phải nộp để trả bên nguyên, thương gia Sergey Platonovich Mokhov, một trăm rúp theo văn tự lập ngày 21 tháng sán năm 1915, cộng thêm ba rúp phí tổn tố tụng. Đây chưa phải là phán quyết cuối cùng; mới chỉ là tuyến bố sau khi xử vắng mặt.

Phán quyết nầy, chiếu theo điểm 3 trang 156 Bộ luật tố tụng dân sự, đã có giá trị pháp lý và phải lập tức chấp lành ngay. Toà án tập trung Quận 7 Quận khu Donesky chiếtu theo đạo dụ của Đức Hoàng đế bệ hạ, ra lệnh: tất cả các địa phuơng và các cá nhân có thể có liên quan tới bản phán quyết nầy đều phải nghiêm chỉnh chấp hành, còn các nhà đương cục chính quyền, cảnh sát, quân sự đều phải hiệp trợ Mõ toà chấp hành phán quyết nầy theo luật pháp qui định, không được trì hoãn”.

Ông Panteley Prokofievich nghe viên mõ toà đọc xong bản phán quyết bèn xin phép về nhà, hứa sẽ đem tiền đến nộp ngay. Hôm ấy ở nhà trọ ra, ông đi thẳng đến nhà ông thông gia Miron Grigorievich. Ông gặp gã cụt tay Aleksey Samin trên bãi thôn.

– Vẫn thọt như thường chứ, ông Prokofit? – Aleksey chào ông.

– Vẫn bình thường thôi!

– Chúa đưa ông đi có xa không?

– Tôi lại nhà ông thông gia. Có chút việc.

– Ồ! Ông bạn ạ. Ở nhà họ đang vui như tết ấy. Ông đã biết chưa? Thằng con trai của Miron Grigorievich ở ngoài mặt trận về rồi đấy. Bà con nói rằng thằng Mitka nhà lão đã về rồi.

– Thật ư?

– Tôi có nghe nói thế. – Cả má lẫn mặt Alesey đều giật lia lịa. Gã lấy túi thuốc ra rồi bước lại gần ông Panteley Prokofievich và nói – Ta cùng hút điếu thuốc nhé, bố già. Giấy của tôi còn thuốc thì của bố nhá.

Trong khi phì phèo điếu thuốc, ông Panteley Prokofievich lưỡng lự không biết có nên đi hay không, nhưng cuối cùng ông nhất quyết đi ông tạm biệt gã cụt tay rồi lại khập khiễng cất bước.

– Thằng Mitka cũng có huân chương rồi! Nó đang cố đuổi kịp hai thằng con của ông đấy. Bây giờ trên cành có bao nhiêu chim sẻ thì thôn ta có ngần ấy thằng được thưởng huân chương – Gã Aleksey vẫn quang quác sau lưng ông.

Ông Panteley Prokofievich lững thững đi về phía cuối thôn.

Ông ghé mắt qua cửa sổ nhìn vào trong nhà Korsunov rồi bước tới cửa hàng rào. Chính lão thông gia thân chinh ra đón ông. Niềm vui sướng tựa như đã cọ rửa bộ mặt đầy tàn hương của lão già nhà Korsunov, nom ông ta sạch sẽ nhẵn nhụi hơn hẳn ngày thường.

– Ông đã biết tin nhà chúng tôi có chuyện vui rồi đấy à? – Miron Grigorievich vừa bắt tay ông thông gia hỏi.

– Tôi đang đi ngoài đường thì được gã Aleksey Samin cho biết. Nhưng ông thông gia ạ, tôi đến tìm ông có việc khác cơ.

– Hượm đã nào, công với việc cái gì? Chúng ta vào nhà trong đi, ông hãy gặp thầy quyền cái đã. Xin thú thực với ông là chúng tôi vui quá nên đã có tí tỉ… Bà nhà tôi có dành được một chai loại thật là vương giả để uống trong dịp long trọng như thế nầy.

– Chẳng cần ông nói với tôi làm gì. – Ông Panteley Prokofievich mỉm cười, hai lỗ mũi của cái mũi quặp phập phồng. – Từ xa tôi đã đánh hơi thấy rồi.

Miron Griôrievich mở toang cánh cửa, nhường ông thông gia vào trước. Ông Panteley Prokofievich bước qua ngưỡng cửa và nhìn thấy ngay Mitka ngồi ở bàn trong góc phòng để các hình thánh.

– Đây thầy quyền nhà chúng tôi đây – Cụ Grisaka vịn vào vai Mitka lúc nầy đã đứng dậy, mếu máo kêu lên.

– Chà, mừng cậu được về thăm nhà, cậu Cô- dắc con.

Ông Panteley Prokofievich giữ lại một lát trong tay ông bàn tay rất dài của Mitka, lùi một bước, ngạc nhiên nhìn khắp người nó một lượt

– Có gì mà ông nhìn thế, thưa ông Panteley Prokofievich. – Mitka mỉm cười, hỏi bằng một giọng trầm khàn khàn.

– Tôi cứ nhìn cậu mà chẳng hiểu ra sao nữa: hồi đưa tiễn cậu và thằng Griska vào quân ngũ thì cả hai đều còn là trẻ con, thế mà bây giờ thì xem kìa… Cô- dắc ra Cô- dắc rồi còn gì. Tuyển vào trung đoàn Atamansky cũng được đấy!

Hai con mắt đẫm nước mắt của bà Lukinhitna cứ nhìn Mitka chằm chằm, bà rót rượu vào cái ly mà không nhìn thấy, để rượu tràn cả ra ngoài.

– Mụ thổ tả nầy! Rượu quý như thế mà rót cả ra ngoài. – Miron Grigorievich quát vợ.

– Mừng dịp vui của cả nhà ta và riêng cậu, cậu Miseri Mironyi, mừng cậu về nhà chơi được sung sướng!

Ông Panteley Prokofievich đảo hai cái lòng trắng con mắt xanh xanh nhìn quanh một lượt, rồi nín thở, hấp háy hai hàng mi, nhấm nháp uống cạn ly rượu to bụng. Ông từ từ đưa tay áo lên chùi miệng, chùi ria, rồi nhìn chằm chằm vào đáy cái ly, ngửa đầu mở hoác cái miệng có hàm răng đen sì lắc lắc cho giọt rượu cuối cùng rơi vào.

Mãi lúc ấy ông mới hà một hơi. Ăn một quả dưa chuột, lim dim mắt giờ lâu ra vẻ khoái trá lắm. Bà thông gia lại đem đến mời ông ly thứ hai và ông già bắt đầu chuếnh choáng, nom đến là buồn cười. Mitka tủm tỉm nhìn ông uống rượu. Tròng con mắt nó như tròng con mắt mèo, lúc thì co hẹp lại chỉ còn hai cái kẽ xanh biếc màu hương bồ, lúc thì nở rộng ra, đen lại. Mấy năm nay Mitka đã đổi khác rất nhiều, không còn nhận ra được nữa. Nhìn gã Cô- dắc da đen lực lưỡng nầy, hầu như không còn thấy lưu lại chút gì của thằng Mitka nhỏ nhắn, cân đối mới được người ta tiễn chân ra lính ba năm trước đây. Mitka đã lớn thêm nhiều, vai rộng ra, lưng hơi gù, người đẫy đà thêm, chắc hẳn cân ít nhất cũng phải năm pút 1. Vẻ mặt cũng như giọng nói của nó đều trở nên thô lỗ, nom nó già trước tuổi. Riêng hai con mắt nó chẳng có gì thay đổi, vẫn cứ lấm la lấm lét, đầy xao xuyến như mắt chó sói, và bà mẹ hoàn toàn bị thu hút vào trong cặp mắt đó. Bà vừa cười vừa khóc thỉnh thoảng lại đưa bàn tay nhăn nhúm, nhột nhạt lên vuốt bộ tóc cắt ngắn, dựng đứng và cái trán hẹp trắng trắng của thằng con.

– Về như thế nầy là được thưởng huân chương rồi chứ? – Ông Panteley Prokofievich hỏi với nụ cười say sưa.

– Bây giờ thì thằng Cô- dắc nào chẳng có huân chương? – Mitka cau mày. – Đấy, người ta gắn cho thằng Kriuchev ba cái huân chương, nó nằm thối thây trên bộ tư lệnh kia kìa.

– Ông thông gia ạ, thằng cháu nhà tôi nó khái lắm. – Cụ Grisaka vội đỡ lời – Cái thằng chết tiệt nầy, nó giống tôi, giống ông nó như lột ấy. Nó không thể khom lưng uốn gối được đâu.

– Có lẽ không phải vì thế mà người ta gắn huân chương cho anh ta đâu – Hai hàng lông mày của ông Panteley Prokofievich đã nhíu lại nhưng Miron Grigorievich đã kéo ông vào nhà trong, mời ông ngồi lên chiếc rương và hỏi:
– Con Natalia và hai cháu ra sao hả ông?

– Khoẻ mạnh cả chứ?

– Thế ư, ơn Chúa? Ông thông gia ạ, hình như ông bảo đến đây có việc phải không? Tình hình công việc bên nhà ta như thế nào? Ông nói ngay đi kẻo chúng mình lại say mất, còn uống nữa cơ mà.

– Xin ông cho tôi ít tiền. Ông hãy vì Chúa mà cho tôi đi! Ông hãy cứu tôi lần nầy nếu không cũng đến tai vạ vì món tiền nầy mất.

Ông Panteley Prokofievich năn nỉ với cái vẻ quá ư quị lụy của một anh chàng say rượu nhưng ông thông gia vội ngắt lời ông:
– Thế bao nhiêu?

– Một trăm tờ.

– Loại nào cơ chứ? Giấy bạc thì cũng năm bảy thứ.

– Một trăm rúp.

– Ông nói ngay như thế có hơn không?

Miron Grigorievich sục trong chiếc rương, moi ra một chiếc khăn tay nhớp nhúa, cởi nút, đếm loạt soạt lấy mười tờ “đỏ”.

– Xin cám ơn, ông thông gia yêu quý… ông thật đã giúp tôi thoát nạn.

– Thôi, có gì đáng kể. Chúng ta là người nhà mà.

Mitka về ở nhà được năm hôm. Đêm đêm nó ngủ ở nhà vợ Anikey. Nó thương cái cảnh thiếu thốn đau khổ của mụ, cũng thương cả bản thân mụ, một người đàn bà đơn giản xuề xoà, chẳng từ chối ai bao giờ. Ban ngày nó láng cháng qua các nhà bà con thân thuộc, ăn cơm khách nơi nọ nơi kia. Với một thân hình cao lớn, nó phong phanh chiếc vét lính mỏng màu ka- ki hất lệch mũ lưỡi trai sang một bên, và cứ thế lênh khênh, ngật ngưỡng đi khắp các phố trong thôn để khoe cái cứng rắn, khoẻ chịu rét của mình. Rồi một hôm, lúc trời đã sâm sẩm, nó mò đến nhà Melekhov, đem theo vào trong căn bếp đốt lửa nóng rực hơi lạnh của băng giá cùng cái mùi lính tráng chua chua hắc hắc ngửi qua một lần thì không bao giờ quên được. Nó ngồi lại một lát tán gẫu vài câu về chiến tranh về những chuyện mới xảy ra trong thôn, rồi nheo cặp mắt xanh lè như màu lá lau ra hiệu cho Daria và sửa soạn ra về. Daria không rời mắt khỏi thầy quyền nhà ta một giây nào. Đèn khi Mitka đóng sầm cửa bước ra ngoài, Daria lảo đảo như ngọn lừa trên đầu một cây nén, mím chặt môi, chít cái khăn lên đầu. Nhưng bà Ilinhitna hỏi:
– Mầy đi đâu đấy, Đaska?

– Con ra ngoài kia… đi đồng.

– Chờ tao cùng đi với.

Ông Panteley Prokofievich cứ gục đầu ngồi yên như không hề nghe thấy những lời trao đổi giữa vợ và con dâu.

Daria đi qua mặt ông ra cửa, một ánh mắt như mắt cáo lấp loáng dưới hai hàng mi hạ xuống. Bà mẹ chồng rên ư ử, lon ton lăn theo con dâu như quả bóng.

Mitka đứng bên cái cửa xép ở hàng rào, hút thuốc trong bàn tay khum khum. Nó húng hắng ho, đế ủng ọt ẹt trên tuyết. Nghe tiếng then cửa lách cách, nó bước về phía thềm nhà.

– Cậu đấy à, cậu Mitka? Vào sân nhà người lạ không tìm được lối mà đi hay sao thế? – Bà Ilinhitna chọc cho nó một câu. – Cậu ra đến bên ngoài thì nhớ cài then cửa xép lại nhé, kẻo đêm gió cứ đập ầm ầm… Gì gì mà khiếp thế nầy…

– Không sao đâu, tôi vẫn nhớ lối đi đấy… Vâng, tôi sẽ đóng cửa…

Mitka nín lặng một lát rồi trả lời tức tối. Nó húng hắng ho băng qua phố đi thẳng vào sân nhà Anikey.

Như con chim, Mitka sống một cuộc đời hoàn toàn vô tư lự. Hôm nay còn sống, tốt lắm, còn chuyện ngày mai sẽ ra sao thì mai hẵng hay. Công việc nhà binh, nó làm thẫn thờ được chăng hay chớ, và tuy một dòng máu của kẻ không biết sợ là gì chảy trong tim nó, nhưng nó cũng không để tâm tìm kiếm những dịp lập công. Hơn nữa hồ sơ lý lịch quân nhân của nó xem ra có phần chẳng hay ho gì: hai lần bị kết án, một lần bị buộc tôi cưỡng dâm một người đàn bà Ba Lan quốc tịch Nga và một lần vì tội cướp bóc. Trong ba năm chiến tranh nó đã bị thi hành kỷ luật không biết đến bao nhiêu làn. Một lần toà án binh dã chiến thiếu chút nữa thì tuyên bố đem nó ra xử bắn, nhưng nó vẫn tìm được cách thoát nạn. Tuy bị coi là một thằng tồi tệ nhất trung đoàn, nhưng bọn Cô- dắc vẫn thích nó vì tính nó vui nhộn, cởi mở vì những bài hát tục tĩu của nó về cái tài nầy thì Mitka không phải là một tay hạng xoàng, vì nó tốt với bạn và có một lối sống bộc tuệch bộc toạc. Còn các sĩ quan thì thích nó ở cái thói liều lĩnh của một thằng cướp.

Mitka cứ đi trên đường đời với nụ cười trên môi và với cặp chân bước nhẹ nhàng như chân chó sói. Của đáng tội người ngợm nó cũng mang nhiều điểm rất giống loài thú rừng nầy: đi đứng thì ngật ngưỡng lừng khừng, thủng thẳng từng bước, mắt nhìn thì gườm gườm với hai tròng con mắt rất to xanh lè. Ngay đến các cử động của đầu nó cũng thế: không bao giờ Mitka quay cái cổ cứng đờ vì bị dập thương. Nếu nó muốn nhìn về phía sau thì chỉ còn cách quay cả người. Người nó gân guốc, to xương, rắn thịt, nó làm gì cũng nhanh nhẹn, nhẹ nhàng nhưng rất dè sẻn động tác. Nó toả ra cái mùi nồng nồng hăng hắc của những con người khoẻ mạnh, thừa sức lực, hệt như mùi đất đen bị lưỡi cày rạch bửa ra dưới những cái mương xói. Cuộc sống của Mitka thẳng đuồn đuỗn, không có chút gì phức tạp, và cứ kéo dài như luống cày. Mitka đi trên luống cày ấy như một người chủ có toàn bộ quyền hành. Các ý nghĩ trong đầu óc nó đều không có gì phức tạp, đều đơn giản một cách ấu trĩ: đói thì có thể và cần phải ăn cắp, dù là ăn cắp của bạn bè, vì thế hễ đói là nó kiếm cái gì xoáy ngay. Ủng mòn hỏng thì cách đơn giản nhất là lột ở chân một tên tù binh. Làm lỗi ư? Làm lỗi thì phải chuộc tội, và thế là Mitka chuộc tội: nó đi trinh sát, bắt và mang về những tên lính gác Đức bị bóp cổ đến gần tắt thở, hoãc tình nguyện xin làm những việc mạo hiểm nhất. Năm 1915 nó đã bị bắt làm tù binh, đã được nếm một trận đòn nhừ tử và bị thương vì những nhát lưỡi lê, nhưng đến đêm nó đã bới mái nhà kho chuồn thẳng, một móng tay cũng không còn nguyên vẹn nhưng vẫn mang về được một bộ đồ thắng ngựa và xe tải làm kỷ niệm. Chính vì thế người ta đã tha thứ cho Mitka nhiều điều.

Mitka ở nhà đến ngày thứ sáu thì Miron Grigorievich đánh xe đưa con trai ra ga Minlerovo. Ông tiễn chân Mitka lên toa xe rồi lắng nghe tiếng cả một chuỗi những chiếc hộp màu xanh lá cây lạch xạch rời xa dần và cứ lấy cán roi ngoáy mãi xuống đóng than xỉ đồ trên sân ga, mà chẳng buồn ngước cặp mắt cay xè nhìn lên. Bà Lukinhitna khóc lóc về chuyện thằng con trai lại phải ra đi. Cụ Grisaka thì luôn miệng rên rỉ chốc chốc lại hỉ mũi vào lòng bàn tay, tiếng hỉ mũi vang lên trong nhà như tiếng kèn, hỉ xong lại chùi tay vào vạt áo tréch- men bẩn như ma lem. Mụ “gian- méc- ca” vợ gã Anikey cũng khóc lóc nhớ lại cái thân hình hộ pháp, nóng rực trong lúc yêu đương của Mitka, và mụ cũng đau khổ vì cái bệnh lậu vừa bị nó đổ cho.

Thời gian đan ngày nọ với ngày kia như gió đan bờm ngựa. Trước lễ Nô- en, trời bỗng tan băng. Mưa liền một ngày một đêm. Nước trên những ngọn núi ven sông Đông đổ xuống điên cuồng theo các khe suối. Trên những khoảng đất đá nhô ra đã tan hết tuyết, cỏ năm ngoái hiện ra xanh rờn cùng với những tảng đá phấn đầy rêu. Hai bên bờ sông Đông, bọt sủi lên nham nhở từng đoạn, băng trương lên, xám ngoét như xác người chết. Chất đất đen được bóc trần toả ra một mùi hương ngọt lịm rất khó tả. Trên con đường của các vị ghetman, nước sủi bong bóng trên những vết bánh xe năm ngoái.

Những đám đất sét mới lở mở hoác ra trên những đoạn vách đứng bên ngoài thôn. Gió nồm đã đưa lới từ vùng sông Tria mùi cỏ mục thum thủm. Đến giữa trưa, trên đường chân trời đã thấp thoáng cái bóng xanh ngát, rất dịu mắt, cứ như trời đã sang xuân. Khắp thôn, đã có những váng nước gợn lăn tăn bên những đống tro đổ cạnh các hàng rào. Trong các sân đập lúa, đất quanh các cây rơm đã tan tuyết, mùi rơm ủng ngọt ngọt lờm lợm chọc vào mũi những người đi qua.

Ban ngày trên gờ các mái nhà những que băng rủ từ lớp rơm nhỏ xuống những giọt nước đen như nhựa chưng.

Những con chim ác lại đậu trên những dãy hàng rào kêu xé ruột xé gan. Con bò mộng của thón gửi ở sân gia súc nhà Miron Grigorievich cho qua mùa đông rống ầm lên, mùa xuân đến quá sớm đã làm nó xao xuyến rao rực. Nó văng sừng nát tung cả dãy hàng rào nó có mình vào cái cày gỗ sồi mọt, lắc lắc cái yếm mượt như lụa, dẫm nát lớp tuyết lõm bõm nước tuyết tan trong sân gia súc.

Lễ Nô- en hôm trước thì hôm sau băng nứt vỡ trên sông Đông. Những tảng đá băng xô dồn vào nhau trôi giữa dòng với những tiếng ràn rạt, rất to. Cũng có những tảng băng khổng lồ bị đẩy lên bờ nằm như những con quái vật dưới nước đang ngủ thiếp. Bên kia sông, làn gió nồm xao xuyến xô những cây tiêu huyền ngật ngưỡng mềm mại, nom cứ như đang chạy tại chỗ.

Su…u… uu… – Không biết từ đâu vẳng tới một thứ tiếng khàn khàn trầm trầm. Nhưng tối hôm ấy, trong núi bắt đầu có những tiếng ì ầm, nhưng con quạ trên bãi thôn kêu loạn xạ, con lợn của Khristonhia chạy qua trước nhà Melekhov với một nắm rơm trong mõm. Ông Panteley Prokofievich nhận định: “Mùa xuân bị kẹt lại rồi, mai lại rét ngọt cho mà xem”. Đến đêm thì gió chuyển sang hướng đông, các váng nước nát nham nhở trong mấy hôm tuyết tan lại phủ một lớp băng mỏng trong như pha lê. Đến sáng thì gió bắt đầu thổi từ hướng Moskva, không khí băng giá đè nặng lên thôn xóm. Mùa đông đã hồi cư. Như để nhắc nhở rằng vừa có những ngày tuyết tan, chỉ giữa dòng sông Đông là còn vài tảng băng nhỏ bập bềnh như những tàu lá trắng khổng lồ và trên ngọn gò, khoảng đất bị lột trần bốc hơi lạnh ngùn ngụt.

Ít lâu sau lễ Nô- en, viên thư ký gặp ông Panteley Prokofievich tại đại hội toàn trấn, có báo cho ông biết rằng hắn đã gặp Grigori ở Kamenskaia và chàng còn nhờ hắn tin cho gia đình biết rằng không mấy ngày nữa chàng sẽ về nhà.

Chú thích

1 Tương đương 85kg (ND).

Trước
image
Chương 74
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 104
  • Chương 105
  • Chương 106
  • Chương 107
  • Chương 108
  • Chương 109
  • Chương 110
  • Chương 111
  • Chương 112
  • Chương 113
  • Chương 114
  • Chương 115
  • Chương 116
  • Chương 117
  • Chương 118
  • Chương 119
  • Chương 120
  • Chương 121
  • Chương 122
  • Chương 123
  • Chương 124
  • Chương 125
  • Chương 126
  • Chương 127
  • Chương 128
  • Chương 129
  • Chương 130
  • Chương 131
  • Chương 132
  • Chương 133
  • Chương 134
  • Chương 135
  • Chương 136
  • Chương 137
  • Chương 138
  • Chương 139
  • Chương 140
  • Chương 141
  • Chương 142
  • Chương 143
  • Chương 144
  • Chương 145
  • Chương 146
  • Chương 147
  • Chương 148
  • Chương 149
  • Chương 150
  • Chương 151
  • Chương 152
  • Chương 153
  • Chương 154
  • Chương 155
  • Chương 156
  • Chương 157
  • Chương 158
  • Chương 159
  • Chương 160
  • Chương 161
  • Chương 162
  • Chương 163
  • Chương 164
  • Chương 165
  • Chương 166
  • Chương 167
  • Chương 168
  • Chương 169
  • Chương 170
  • Chương 171
  • Chương 172
  • Chương 173
  • Chương 174
  • Chương 175
  • Chương 176
  • Chương 177
  • Chương 178
  • Chương 179
  • Chương 180
  • Chương 181
  • Chương 182
  • Chương 183
  • Chương 184
  • Chương 185
  • Chương 186
  • Chương 187
  • Chương 188
  • Chương 189
  • Chương 190
  • Chương 191
  • Chương 192
  • Chương 193
  • Chương 194
  • Chương 195
  • Chương 196
  • Chương 197
  • Chương 198
  • Chương 199
  • Chương 200
  • Chương 201
  • Chương 202
  • Chương 203
  • Chương 204
  • Chương 205
  • Chương 206
  • Chương 207
  • Chương 208
  • Chương 209
  • Chương 210
  • Chương 211
  • Chương 212
  • Chương 213
  • Chương 214
  • Chương 215
  • Chương 216
  • Chương 217
  • Chương 218
  • Chương 219
  • Chương 220
  • Chương 221
  • Chương 222
  • Chương 223
  • Chương 224
  • Chương 225
  • Chương 226
  • Chương 227
  • Chương 228
  • Chương 229
  • Chương 230
  • Chương 231
  • Chương 232
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!