Tên Tôi Là Đỏ

Chương 58 – Tôi sẽ bị gọi là một kẻ sát nhân
Trước
image
Chương 58
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
Tiếp

Phần 1

Các vị đã quên tôi rồi, đúng không? Tại sao tôi phải che giấu sự hiện diện của tôi với các vị thêm nữa? Bởi vì nói chuyện bằng giọng này, cái giọng càng lúc càng trở nên mạnh mẽ hơn, đối với tôi đã trở nên quá thú vị. Nhiều lúc, phải cố lắm tôi mới kìm được mình, và tôi sợ rằng sự căng thẳng trong giọng nói của tôi sẽ tố giác tôi là ai. Nhiều lần, tôi tự cho phép mình thoải mái, và đó là khi những lời này, những dấu hiệu của tính cách thứ hai của tôi – mà các vị có thể nhận ra – thốt khỏi miệng tôi; hai tay tôi bắt đầu run, mồ hôi lấm tấm trên trán và tôi lập tức nhận ra rằng những lời thì thào nho nhỏ của thân thể tôi đây, đến lượt chúng sẽ cung cấp những manh mối mới.

Nhưng tôi rất toại nguyện ở đây! Khi chúng tôi an ủi nhau bằng hai mươi lăm năm ký ức chúng tôi được gợi nhớ lại không phải về những oán thù, mà về những cái đẹp và niềm vui của hội họa. Cũng có một điều gì đó trong việc chúng tôi ngồi đây với một cảm giác về ngày tận thế sắp đến, vỗ về nhau bằng đôi mắt đầy lệ khi chúng tôi nhớ lại cái đẹp của những ngày đã qua, điều gợi ta nhớ lại những phi tần trong hậu cung.

Tôi lấy so sánh này từ Abu Said xứ Kirman, người đưa những câu chuyện về các bậc thầy xưa của Shiraz và Herat vào cuốn Tarih của ông viết về các con trai của Tamerlane. Cách nay ba mươi năm, vua Jihan, người trị vì Garagoýunly, đến phương Đông, ở đó ông đánh bại những đội quân nhỏ và cướp đất của các đại hãn và tiểu vương Timurid vốn đang đánh lẫn nhau. Cùng những bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ bách thắng của mình, ông đi xuyên Ba Tư vào tới phương Đông, cuối cùng, tại Astarabad, ông đánh bại Ibrahim, cháu nội của vua Ruh vốn là con trai của Tamerlane; sau đó ông chiếm Gorgan và phái quân tấn công pháo đài Herat.

Theo sử gia xứ Kirman nói trên, chiến thắng này, vốn đã tàn phá không chỉ Ba Tư mà cả sức mạnh bất khả chiến bại từ trước đến nay của triều đại Tamerlane vốn cai trị hơn nửa thế giới từ Hindustan đến Byzantium trong nửa thế kỷ, đã gây ra một cơn bão táp hủy diệt đến nỗi mọi đàn ông và phụ nữ trong pháo đài Herat bị bao vây chìm trong hỗn loạn. Sử gia Abu Said gợi lại cho người đọc với một niềm vui tai ác về việc vua Jihan xứ Garagoýunly đã tàn sát tất cả nhũng ai thuộc dòng dõi Tamerlane tại các pháo đài ông ta chinh phục được, rồi tuyển lựa phi tần từ những hậu cung của các tiểu vương và vương hầu mà bổ sung họ vào hậu cung của mình, và nhẫn tâm phân tán các nhà tiểu họa và buộc họ làm thợ học việc cho nhũng họa sư của ông ta. Đến chỗ này trong cuốn Tarih, sử gia chuyển sự chú ý từ vị vua và các chiến binh của ông ta, những kẻ đang cố hất văng đối phương ra khỏi các ngọn tháp có lỗ châu mai của những pháo đài, sang những nhà tiểu họa ngồi giữa đống bút và thuốc màu trong xưởng, chờ đợi cao điểm khủng khiếp của cuộc vây hãm mà kết quả của nó từ lâu đã rõ ràng. Ông ta liệt kê tên của các họa sĩ, tuyên bố lần lượt từng người trong bọn họ đã nổi tiếng thế giới như thế nào và sẽ không bao giờ bị lãng quên, và những nhà minh họa này, tất cả họ, giống như các phi tần trong hậu cung của nhà vua, từ lâu đã bị quên lãng ôm nhau khóc, không thể làm gì khác ngoài việc nhắc lại những tháng ngày hạnh phúc tuyệt vời đã qua của họ.

Chúng tôi, giống như những phi tần buồn rầu trong hậu cung, cũng nhớ lại những món quà gồm những áo viền lông và những túi đầy tiền mà Đức vua đã ban cho chúng tôi để trả công cho những chiếc hộp, tấm gương và bản khắc được trang trí đầy màu sắc, những quả trứng đà điểu được tô điểm, tác phẩm cắt giấy, những bức tranh tờ đơn, những cuốn sưu tập ngộ nghĩnh, những bộ bài và cuốn sách chúng tôi dâng lên Ngài vào những dịp lễ. Đâu rồi những họa sĩ có tuổi, nhiều đau khổ, làm việc vất vả của thời đó, vốn vẫn hài lòng với những phần thưởng nhỏ bé như vậy? Họ không bao giờ giam mình tại nhà và giấu giếm một cách đầy ghen tỵ những phương pháp của họ với người khác, sợ rằng việc làm thêm ban đêm của họ bị phát hiện, mà vẫn đến xưởng mỗi ngày dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Đâu rồi những nhà tiểu họa già cống hiến cả cuộc đời cho việc vẽ những họa tiết rắc rối trên các bức tường lâu đài, những lá cây bách mà sự độc đáo của chúng phải xem xét kỹ mới nhận ra, và những thứ cỏ thảo nguyên bảy lá được dùng để lấp đầy khoảng trống? Đâu rồi những thợ cả tầm thường, những người không bao giờ nhen nhóm chút lòng ghen tỵ, đã chấp nhận sự thông minh và công bằng vốn có trong việc Thượng đế ban phát tài nghệ và khả năng cho một số họa sĩ này và ban sự kiên nhẫn và cam chịu cho một số họa sĩ kia. Chúng tôi nhớ lại những bậc thầy này, một số họ bị còng lưng và không ngớt mỉm cười, một số khác mơ mộng và say sưa, một số khác nữa quyết tâm gả đi một cô con gái lỡ thì; và khi hồi tưởng, chúng tôi đã nỗ lực dựng lại những chi tiết bị quên lãng của xưởng làm việc như nó từng có trong những năm học việc và buổi đầu làm thợ cả của chúng tôi.

Các vị còn nhớ chăng, tay họa sĩ thường độn lưỡi trong má khi anh ta kẻ dòng các trang giấy – độn sang bên trái nếu dòng anh ta kẻ hướng sang phải, và sang phải nếu dòng đi về phía trái; người nghệ sĩ gầy, nhỏ con thường cười một mình, cười như nắc nẻ và lẩm bẩm, kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn, trong khi nhỏ thuốc màu; người thợ mạ vàng bậc thầy bảy mươi tuổi, dành nhiều giờ liền nói chuyện với các thợ học việc của người đóng sách dưới nhà và tuyên bố rằng mực đỏ phết lên trán thì có thể ngăn lão hóa; bậc thầy khó tính, người đã nhờ một thợ học việc cả tin, nếu không thì chặn bất cứ ai ngẫu nhiên đi qua để nhờ họ thử độ đậm đặc của thuốc màu bằng móng tay của họ sau khi móng tay của chính ông ta đã được sơn hết cả; và nhà họa sĩ bệ vệ, kẻ thường khiến chúng tôi cười to mỗi khi ông ta vuốt râu mình bằng cái chân thỏ đầy lông dùng để gom bụi vàng được sử dụng trong việc mạ? Các vị còn nhớ họ không? Tất cả bọn họ đâu rồi?

Đâu rồi những bàn đánh bóng sử dụng quá nhiều đến độ trở thành một bộ phận của thân thể thợ học việc rồi sau đó bị ném sang một bên, và những chiếc kéo cắt giấy bị các thợ học việc làm cho cùn vì trò chơi “kiếm sĩ”? Đâu rồi những bàn viết có khắc tên những bậc thầy vĩ đại để chúng không bị lẫn lộn, mùi thơm của mực Trung Hoa và tiếng kêu lách cách nhè nhẹ của những bình cà phê đang sôi trong im lặng? Đâu rồi những loại cọ khác nhau chúng tôi làm từ lông cổ và lông trong tai những con mèo con được sinh ra từ lũ mèo mướp của chúng tôi mỗi mùa hè, và những bó giấy Ấn Độ lớn được giao cho chúng tôi để những lúc nhàn rỗi chúng tôi có thể thực hành nghệ thuật của mình như những nhà thư pháp đã làm? Đâu rồi con dao nhíp cán bằng thép xấu xí mà muốn sử dụng thì phải được Trưởng ban Minh họa cho phép, do đó tạo ra một sự răn đe cho cả xưởng khi chúng tôi phải cạo bỏ những sai sót lớn; và những gì đã xảy ra với những nghi thức vốn xoay quanh những sai sót này?

Chúng tôi cũng đồng ý rằng Đức vua quả là sai khi để cho những nhà tiểu họa bậc thầy làm việc tại nhà. Chúng tôi nhắc đến những chiếc bánh nóng tuyệt vời được người ta bưng từ nhà bếp cung điện ra cho chúng tôi vào những tối mùa ĐSu khi chúng tôi làm việc đến nhức mắt dưới ánh nến và đèn dầu. Cười to với những giọt lệ trên khóe mắt, chúng tôi nhớ lại cách ông thợ cả mạ vàng già cả lú lẫn, người mắc chứng bệnh run kinh niên và không thể cầm bút hay giấy, vào những lần đến thăm xưởng làm việc hàng tháng, luôn mang theo những chiếc bánh rán tẩm xirô mà con gái ông làm cho bọn thợ học việc chúng tôi. Chúng tôi nói về những trang cực đẹp do Kara Memi quá cố, Trưởng ban Minh họa trước Thầy Osman thực hiện, được phát hiện trong phòng ông, vốn vẫn bỏ trống nhiều ngày sau đám tang của ông, trong cặp giấy nằm bên dưới cái nệm lông ông thường trải ra để ngủ mỗi buổi chiều.

Chúng tôi nói về và đặt tên cho những trang mà chúng tôi thấy tự hào và thỉnh thoảng muốn lấy ra nhìn nếu có bản sao của chúng, theo cách mà Thầy Kara Memi đã làm. Chúng giải thích cách thực hiện bầu trời ở nửa trên của bức tranh vẽ cung điện trong cuốn Huner-nama được minh họa với lớp sơn lót vàng, báo trước ngày tận thế, không phải vì chính màu vàng của nó, mà bởi sắc độ của nó giữa các ngọn tháp, mái vòm và cây bách – cách sử dụng màu vàng sao cho tao nhã.

Chúng thể hiện trạng thái bối rối và khó xử của đấng Tiên tri Vinh quang của chúng ta, khi những thiên thần xốc nách ông giữa lúc ông bay lên Thiên đàng từ một đỉnh tháp; một bức tranh có màu sắc long trọng đến độ khi nhìn vào cảnh tượng đầy ơn phúc này thì ngay cả trẻ con trước tiên cũng run lên với lòng sùng mộ và kính sợ sau đó thì cười to đầy kính cẩn như thể bản thân chúng bị cù.

Tôi đã giải thích cách tôi khắc họa lại dọc theo rìa trang giấy việc quan tể tướng trước đây trấn áp bọn nổi loạn đã chạy trốn lên núi bằng cách xếp chồng những đầu lâu mà ông ta đã chặt một cách đầy tôn kính và tế nhị, vẽ từng cái đầu một cách trang nhã, không như cái đầu của một xác chết bị thương mà như một khuôn mặt độc đáo và riêng biệt theo phong cách của họa sĩ chân dung Tây vực vẽ những nếp nhăn trên trán họ trước khi chết, quệt màu đỏ lên cổ họ, làm cho đôi môi muộn phiền của họ lục vấn về ý nghĩa của cuộc đời, mở lỗ mũi của họ cho đến hơi thở gấp gáp cuối cùng, và khép mắt họ lại với cõi đời này; và vì thế, tôi làm cho bức tranh thấm đẫm ánh hào quang kỳ bí khủng khiếp.

Như thể chúng là những ký ức không thể quên và không thể tìm lại được của riêng chúng tôi, chúng tôi nuối tiếc thảo luận những cảnh trí ưa thích về tình yêu và chiến tranh, nhắc lại những điều kỳ diệu phi thường nhất và những nét tinh tế đến rơi nước mắt trong những bức đó. Những khu vườn biệt lập và bí ẩn nơi các cặp tình nhân gặp nhau trong những đêm đầy sao đi qua trước mắt chúng tôi: cây cối mùa xuân, những con chim kỳ quái, thời gian ngưng trôi… Chúng tôi tưởng tượng những trận chiến đẫm máu kinh hoàng và gần ngay trước mắt như những cơn ác mộng của chính chúng tôi, những thân thể bị xé làm đôi, những con ngựa chiến với áo giáp lấm tấm máu, những con người đẹp đẽ đâm nhau bằng dao găm, những phụ nữ miệng nhỏ, tay nhỏ, mắt xếch, cúi đầu theo dõi các sự kiện qua cửa sổ mở hé… Chúng tôi nhớ lại những chàng trai tuấn tú cao ngạo, tự phụ, và những vua chúa đẹp trai mà quyền lực cũng như cung điện của họ từ lâu đã chìm vào lịch sử. Giống như những phi tần cùng nhau khóc trong hậu cung của các vị vua đó, chúng tôi hiện biết mình đang chuyển từ cuộc sống sang ký ức, nhưng chúng tôi có chuyển từ lịch sử sang truyền thuyết như họ không? Để tránh bị lôi xa hơn vào cõi kinh hoàng bằng việc kéo dài bóng dáng của nỗi sợ bị lãng quên – thậm chí khủng khiếp hơn cả nỗi sợ chết – chúng tôi hỏi nhau về những cảnh chết chóc mình ưa thích.

Điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là cách Satan lừa Dehhak, giết cha anh ta. Vào thời điểm xảy ra truyền thuyết đó, vốn được mô tả trong phần đầu của Shahnameh, thế gian vừa mới được tạo ra, và mọi thứ quá đơn giản đến độ chẳng có gì cần giải thích. Nếu muốn có sữa, các vị chỉ việc vắt sữa một con dê rồi uống; các vị có thể nói “ngựa.” rồi cứ thế cưỡi lên ngựa phóng đi; các vị có thể ngẫm nghĩ “cái ác”, thế là Satan sẽ xuất hiện và thuyết phục các vị về cái đẹp trong việc giết cha của chính các vị. Việc Dehhak giết Merdas, người cha dòng dõi Ẳ Rập của anh ta, là đẹp, vừa bởi nó vô cớ, vừa bởi nó xảy ra vào ban đêm trong vườn ngự uyển lộng lẫy trong khi những ngôi sao vàng chiếu lấp lánh trên hàng cây bách và những đóa hoa xuân đầy màu sắc. Kế đến chúng tôi nhớ về Rustem huyền thoại, người vô tình giết con trai mình là Suhrab, chỉ huy quân đối phương mà Rustem đã đụng độ suốt ba ngày. Có điều gì đó làm xúc động chúng tôi trong cách Rustem đấm ngực mình, bối rối và đầy đau đớn, khi ông nhìn thấy dải băng tay mà ông đã đưa cho mẹ đứa bé từ trước đó nhiều năm và nhận ra rằng kẻ thù mà ông đã sung sướng tặng cho nhiều nhát gươm lại chính là con trai mình.

Điều gì đó là cái gì?

Mưa vẫn tiếp tục rơi lộp độp trên mái nhà và tôi đi tới đi lui. Bất ngờ tôi nói ra điều này:

“Hoặc cha chúng ta, Thầy Osman, sẽ phản bội và giết chúng ta, hoặc chúng ta sẽ phản bội và giết ông ấy.”

Chúng tôi thấy kinh hoàng bởi điều tôi nói nghe thật đúng; chúng tôi im lặng. Vẫn bước đều, và kinh hoàng trước ý nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại tình trạng cũ, tôi tự nhủ: “Hãy kể câu chuyện về vụ Afrasiyab giết Siyavush để đổi đề tài. Nhưng đó là một sự phản bội không làm tôi sợ hãi được. Hãy kể lại cái chết của Husrev.” Vậy thì được, những kể theo phiên bản của Firdusi trong Shahnameh, hay phiên bản của Nizami trong Husrev o Shirin? Sức thu hút của phiên bản trong Shahnameh nằm ở chỗ Husrev đau đớn nhận ra nhân dạng của kẻ giết người đang xâm nhập vào phòng ngủ của ông! Như một phương sách cuối cùng, Husrev nói rằng ông ta muốn cầu kinh, thế nên ông phái đứa tớ trai chuyên chăm sóc ông đi lấy nước, xà phòng, quần áo sạch và nệm cầu kinh của ông; cậu trai ngây thơ đó không hiểu rằng ông chủ phái mình đi tìm người trợ giúp, nên bèn đi lấy những thứ theo lời ông chủ sai bảo. Khi chỉ còn một mình với Husrev, việc đầu tiên của tên sát nhân là khóa cửa lại. Trong cảnh này ở cuối pho Shahmameh, người đàn ông mà những kẻ chủ mưu đã tìm được để giao thi hành vụ ám sát này được Firdusi mô tả với sự kinh tởm: Hắn bốc mùi hôi thối, lông lá xồm xoàm và bụng phệ.

Tôi đi tới đi lui, đầu óc quay cuồng những ngôn từ, nhưng như trong một cơn mơ, giọng của tôi không nói nên lời.

Ngay khi đó tôi có cảm giác rằng mấy tên kia đang xì xào với nhau, nói xấu tôi.

Họ tóm chân tôi quá nhanh đến độ cả bốn chúng tôi đổ sụm xuống sàn. Có một cuộc vật lộn và đánh nhau dưới đất, nhưng không lâu. Tôi nằm ngửa bên dưới cả ba chúng nó.

Một đứa đè lên hai gối tôi. Người kia trên tay phải tôi.

Siyah ấn hai gối lên hai vai tôi, anh ta đè sức nặng toàn thân lên ngực và bụng tôi, và ngồi lên tôi. Tôi hoàn toàn bất động. Tất cả chúng tôi đều choáng váng và thở hào hển. Đây là những gì tôi nhớ được: cậu tôi có một con trai ngỗ nghịch lớn hơn tôi hai tuổi – tôi hy vọng hắn ta đã bị bắt vì cướp bóc những đoàn thương nhân và đã bị xử trảm từ lâu. Tên khốn nạn ghen tỵ này, do nhận ra tôi hiểu biết nhiều hơn hắn và cũng thông minh và tao nhã hơn hắn, thường tìm mọi lý do để gây lộn, nếu không thì hắn cứ khăng khăng đòi chúng tôi phải đấu vật với nhau, và sau khi nhanh chóng khóa chặt tôi, hắn đè tôi xuống bằng cách ấn đầu gối vào vai tôi y như thế này; hắn thường nhìn vào mắt tôi, như Siyah lúc này, và để một dải nước bọt chảy xuống, đợi đến khi nó tụ thành một dòng đủ lớn thì từ từ hướng nó vào mắt tôi, và khoái chí vô cùng khi tôi cố tránh bằng cách quay đầu hết sang phải lại sang trái.

Siyah bảo tôi không được giấu bất cứ điều gì. Bức tranh cuối cùng ở đâu? Thú nhận đi!

Tôi cảm thấy hối tiếc và giận dữ đến nghẹt thở vì hai lý do:Thứ nhất tôi đã nói mọi điều tôi biết mà chẳng ích gì, vì không biết rằng họ đã nhất trí với nhau từ trước; thứ hai, tôi đã không chạy trốn, vì không thể tưởng tượng rằng lòng đố kỵ của họ đạt đến mức độ này.

Siyah dọa cắt cổ tôi nếu tôi không giao nộp bức tranh cuối cùng.

Thật lố bịch làm sao. Tôi mím chặt môi như thể sự thật sẽ thoát ra nếu tôi mở miệng. Một phần trong tôi nghĩ rằng tôi chẳng còn làm được gì nữa. Nếu họ đã thông đồng với nhau giao nộp tôi cho Trưởng Ngân khố như là tên sát nhân thì họ sẽ cứu được mạng mình. Niềm hy vọng duy nhất của tôi nằm ở Thầy Osman, người có thể chỉ ra một nghi phạm khác hay một manh mối khác, nhưng lúc đó, liệu tôi có chắc chắn rằng những gì Siyah nói về thầy là đúng không? Anh ta có thể giết tôi ở đây và ngay bây giờ, sau đó đổ trách nhiệm lên đầu tôi, có phải thế không?

Họ kê dao găm sát cổ tôi, và tôi thấy ngay việc này đem đến cho Siyah một khoái lạc như thế nào đến độ anh ta không thể che giấu. Chúng tát tôi. Con dao đang cứa vào da tôi phải không?

Chúng lại tát tôi.

Tôi có thể thoát được nhờ lý luận sau: Nếu tôi có thể giữ được bình thản, thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả! Điều này cho tôi sức mạnh. Chúng không còn giấu được sự thật rằng ngay từ thời học việc chúng đã ganh tỵ với tôi, tôi, người rõ ràng tô màu theo cách hay nhất, vẽ nét chắc tay nhất và làm tranh minh họa đẹp nhất. Tôi yêu chúng vì lòng đố kỵ cực độ của chúng. Tôi mỉm cười với những anh em yêu dấu này.

Một đứa trong bọn, tôi không muốn các vị biết là ai trong số họ, chịu trách nhiệm cho trò ô nhục tồi tệ này, say đắm hôn tôi như thể anh ta đang hôn người yêu mà từ lâu anh ta khao khát.

Những tên khác ngồi nhìn bên ánh đèn dầu mà chúng mang đến gần bên. Tôi không thể làm gì trừ việc hôn đáp lại người anh em yêu quý của tôi. Nếu chúng tôi đang đến gần sự kết thúc mọi chuyện, hãy để mọi người biết rằng tôi làm minh họa giỏi hơn ai hết. Hãy tìm các trang của tôi mà nhìn xem.

Anh ta bắt đầu đánh tôi một cách giận dữ, như thể tôi chọc giận anh ta bằng cách đáp lại nụ hôn của anh ta bằng một nụ hôn.

Nhưng những tên kia đã ngăn anh ta lại. Chúng có một phút giây do dự. Siyah bực bội vì giữa họ có sự bất đồng. Như thể họ không giận tôi, mà giận con đường mà cuộc sống của họ đang hướng tới, do đó họ muốn trả thù cả thế giới này.

Siyah lấy từ khăn quàng vai của anh ta ra một vật: một cây kim nhọn hoắt. Trong chớp mắt, anh ta đưa nó tới sát mặt tôi và làm ra vẻ như sắp đâm vào mắt tôi.

“Cách nay tám mươi năm, Bihzad vĩ đại, thầy của những bậc thầy, khi hiểu rằng mọi thứ đang đến hồi kết thúc với sự sụp đổ của Herat, đã tự đâm mù mắt mình một cách đáng kính để không ai có thể buộc ông ta vẽ theo cách khác,” anh ta nói. “Ngay khi ông ta cố ý đâm cây kim nhọn này vào mắt và rút nó ra, bóng tối tuyệt diệu của Thượng đế từ từ phủ lên kẻ tôi tớ yêu quý của Người, vị họa sư với bàn tay kỳ diệu đó. Cây kim này vốn được gửi từ Herat đến Tabriz cho Bihzad giờ đã mù và say xỉn, được vua Tahmasp gửi đến làm quà cho cha của Đức vua chúng ta cùng với cuốn Shahnameh huyền thoại đó. Mới đầu Sư phụ Osman không thể xác định tại sao món này được gửi đến. Nhưng hôm nay, ông ấy có thể thấy được ý đồ xấu xa và luận lý đúng đắn ẩn sau món quà độc ác này. Sau khi Sư phụ Osman hiểu rằng Đức vua muốn chân dung của Ngài được vẽ theo phong cách các bậc thầy châu Âu và rằng tất cả các anh, những người mà sư phụ yêu hơn cả con ruột, đã phản bội mình, sư phụ đã bắt chước Bihzad đâm cây kim này vào hai mắt ông vào đêm cuối cùng trong Quốc khố. Bây giờ, nếu tôi đâm anh mù, kẻ đáng nguyền rủa chịu trách nhiệm cho việc hủy hoại xưởng làm việc mà Sư phụ Osman đã dành cả đời tạo dựng, thì đã sao nào?”

“Dù anh có đâm tôi mù hay không, thì cuối cùng chúng ta cũng không thể tìm được một chỗ cho chúng ta ở đây nữa,” tôi nói. “Nếu Thầy Osman thật sự bị mù hoặc qua đời, và chúng ta vẽ theo cách chúng ta thấy muốn vẽ, chấp nhận những khuyết điểm và cá tính của chúng ta dưới ảnh hưởng của người Tây vực để chúng ta có thể sở hữu một phong cách nào đó, thì chúng ta có thể giống chính mình, nhưng chúng ta sẽ không là chính mình. Không, cho dù chúng ta có đồng ý vẽ giống như những bậc thầy xưa, viện cớ rằng chỉ đi theo con đường này chúng ta mới là chính chúng ta, thì Đức vua, người đã quay lưng cả với Thầy Osman, sẽ tìm người khác thay thế chúng ta. Sẽ không còn ai nhìn vào chúng ta nữa, chúng ta sẽ chỉ khơi được lòng thương hại mà thôi. Cuộc đột kích quán cà phê chỉ xát muối vào vết thương của chúng ta bởi vì phân nửa trách nhiệm cho sự cố này sẽ rơi xuống đầu đám tiểu họa chúng ta, những kẻ đã vu khống nhà thuyết giáo đáng kính đó.”

Dù tôi đã cố hết sức thuyết phục họ rằng chúng tôi không nên cãi cọ, nhưng chẳng ích gì. Chúng không có ý định lắng nghe tôi Chúng đang hoảng hốt. Nếu như chúng có thể quyết định nhanh, trước buổi sáng, dù đúng dù sai, rằng ai trong số cả bọn có tội thì chúng tin rằng chúng có thể cứu được mình, thoát khỏi sự tra tấn và rằng mọi thứ có liên quan tới xưởng sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới như nó đã tồn tại từ trước đến nay.

Tuy nhiên, những gì Siyah đe dọa hành động không làm hai tên kia hài lòng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai khác mới là thủ phạm, và nếu Đức vua biết được chúng đã đâm mù mắt tôi chẳng vì lý do gì? Chúng khiếp sợ cả sự thân cận của Siyah với Thầy Osman lẫn thái độ láo xược của anh ta đối với thầy. Chúng cố giật lại cây kim mà Siyah, trong cơn giận dữ mù quáng, khư khư giữ chặt trước mắt tôi.

Siyah rơi vào nỗi kinh hoàng, cứ như họ đang giật cây kim khỏi tay anh ta, cứ như chúng tôi đứng về một phe chống lại anh ta. Có một cuộc giằng co nữa. Tôi chỉ làm được mỗi một việc là nghiêng đầu tránh cuộc giằng giật cây kim, vốn có nguy cơ gí sát mắt tôi.

Mọi chuyện xảy ra quá nhanh đến độ thoạt đầu tôi không thể thấy những gì xảy ra. Tôi cảm thấy một cơn đau nhói nhưng có giới hạn trong mắt phải tôi; trán tôi thoáng tê cứng. Rồi mọi thứ trở lại bình thường, nhưng một nỗi kinh hoàng đã bén rễ trong tôi. Ngọn đèn dầu đã tàn, nhưng tôi vẫn thấy rõ dáng người trước mặt tôi đâm cây kim một cách dứt khoát, lần này vào mắt trái tôi. Anh ta đã tước cây kim từ tay Siyah vài phút trước đó, và bây giờ đâm cẩn thận hơn, tỉ mỉ hơn. Khi tôi hiểu cây kim đã đâm thấu vào mắt tôi, tôi nằm im như chết, dù vẫn cảm thấy cái cảm giác cháy bỏng đó. Sự tê công trên trán tôi như lan khắp đầu tôi, nhưng ngừng lại khi cây kim được rút ra. Chúng nhìn cây kim rồi nhìn vào mắt tôi. Như thể chúng không chắc những gì đã diễn ra.

“Hoặc cha chúng ta, Thầy Osman, sẽ phản bội và giết chúng ta, hoặc chúng ta sẽ phản bội và giết ông ấy.”

Chúng tôi thấy kinh hoàng bởi điều tôi nói nghe thật đúng; chúng tôi im lặng. Vẫn bước đều, và kinh hoàng trước ý nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại tình trạng cũ, tôi tự nhủ: “Hãy kể câu chuyện về vụ Afrasiyab giết Siyavush để đổi đề tài. Nhưng đó là một sự phản bội không làm tôi sợ hãi được. Hãy kể lại cái chết của Husrev.” Vậy thì được, những kể theo phiên bản của Firdusi trong Shahnameh, hay phiên bản của Nizami trong Husrev o Shirin? Sức thu hút của phiên bản trong Shahnameh nằm ở chỗ Husrev đau đớn nhận ra nhân dạng của kẻ giết người đang xâm nhập vào phòng ngủ của ông! Như một phương sách cuối cùng, Husrev nói rằng ông ta muốn cầu kinh, thế nên ông phái đứa tớ trai chuyên chăm sóc ông đi lấy nước, xà phòng, quần áo sạch và nệm cầu kinh của ông; cậu trai ngây thơ đó không hiểu rằng ông chủ phái mình đi tìm người trợ giúp, nên bèn đi lấy những thứ theo lời ông chủ sai bảo. Khi chỉ còn một mình với Husrev, việc đầu tiên của tên sát nhân là khóa cửa lại. Trong cảnh này ở cuối pho Shahmameh, người đàn ông mà những kẻ chủ mưu đã tìm được để giao thi hành vụ ám sát này được Firdusi mô tả với sự kinh tởm: Hắn bốc mùi hôi thối, lông lá xồm xoàm và bụng phệ.

Tôi đi tới đi lui, đầu óc quay cuồng những ngôn từ, nhưng như trong một cơn mơ, giọng của tôi không nói nên lời.

Ngay khi đó tôi có cảm giác rằng mấy tên kia đang xì xào với nhau, nói xấu tôi.

Họ tóm chân tôi quá nhanh đến độ cả bốn chúng tôi đổ sụm xuống sàn. Có một cuộc vật lộn và đánh nhau dưới đất, nhưng không lâu. Tôi nằm ngửa bên dưới cả ba chúng nó.

Một đứa đè lên hai gối tôi. Người kia trên tay phải tôi.

Siyah ấn hai gối lên hai vai tôi, anh ta đè sức nặng toàn thân lên ngực và bụng tôi, và ngồi lên tôi. Tôi hoàn toàn bất động. Tất cả chúng tôi đều choáng váng và thở hào hển. Đây là những gì tôi nhớ được: cậu tôi có một con trai ngỗ nghịch lớn hơn tôi hai tuổi – tôi hy vọng hắn ta đã bị bắt vì cướp bóc những đoàn thương nhân và đã bị xử trảm từ lâu. Tên khốn nạn ghen tỵ này, do nhận ra tôi hiểu biết nhiều hơn hắn và cũng thông minh và tao nhã hơn hắn, thường tìm mọi lý do để gây lộn, nếu không thì hắn cứ khăng khăng đòi chúng tôi phải đấu vật với nhau, và sau khi nhanh chóng khóa chặt tôi, hắn đè tôi xuống bằng cách ấn đầu gối vào vai tôi y như thế này; hắn thường nhìn vào mắt tôi, như Siyah lúc này, và để một dải nước bọt chảy xuống, đợi đến khi nó tụ thành một dòng đủ lớn thì từ từ hướng nó vào mắt tôi, và khoái chí vô cùng khi tôi cố tránh bằng cách quay đầu hết sang phải lại sang trái.

Siyah bảo tôi không được giấu bất cứ điều gì. Bức tranh cuối cùng ở đâu? Thú nhận đi!

Tôi cảm thấy hối tiếc và giận dữ đến nghẹt thở vì hai lý do:Thứ nhất tôi đã nói mọi điều tôi biết mà chẳng ích gì, vì không biết rằng họ đã nhất trí với nhau từ trước; thứ hai, tôi đã không chạy trốn, vì không thể tưởng tượng rằng lòng đố kỵ của họ đạt đến mức độ này.

Siyah dọa cắt cổ tôi nếu tôi không giao nộp bức tranh cuối cùng.

Thật lố bịch làm sao. Tôi mím chặt môi như thể sự thật sẽ thoát ra nếu tôi mở miệng. Một phần trong tôi nghĩ rằng tôi chẳng còn làm được gì nữa. Nếu họ đã thông đồng với nhau giao nộp tôi cho Trưởng Ngân khố như là tên sát nhân thì họ sẽ cứu được mạng mình. Niềm hy vọng duy nhất của tôi nằm ở Thầy Osman, người có thể chỉ ra một nghi phạm khác hay một manh mối khác, nhưng lúc đó, liệu tôi có chắc chắn rằng những gì Siyah nói về thầy là đúng không? Anh ta có thể giết tôi ở đây và ngay bây giờ, sau đó đổ trách nhiệm lên đầu tôi, có phải thế không?

Họ kê dao găm sát cổ tôi, và tôi thấy ngay việc này đem đến cho Siyah một khoái lạc như thế nào đến độ anh ta không thể che giấu. Chúng tát tôi. Con dao đang cứa vào da tôi phải không?

Chúng lại tát tôi.

Tôi có thể thoát được nhờ lý luận sau: Nếu tôi có thể giữ được bình thản, thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả! Điều này cho tôi sức mạnh. Chúng không còn giấu được sự thật rằng ngay từ thời học việc chúng đã ganh tỵ với tôi, tôi, người rõ ràng tô màu theo cách hay nhất, vẽ nét chắc tay nhất và làm tranh minh họa đẹp nhất. Tôi yêu chúng vì lòng đố kỵ cực độ của chúng. Tôi mỉm cười với những anh em yêu dấu này.

Một đứa trong bọn, tôi không muốn các vị biết là ai trong số họ, chịu trách nhiệm cho trò ô nhục tồi tệ này, say đắm hôn tôi như thể anh ta đang hôn người yêu mà từ lâu anh ta khao khát.

Những tên khác ngồi nhìn bên ánh đèn dầu mà chúng mang đến gần bên. Tôi không thể làm gì trừ việc hôn đáp lại người anh em yêu quý của tôi. Nếu chúng tôi đang đến gần sự kết thúc mọi chuyện, hãy để mọi người biết rằng tôi làm minh họa giỏi hơn ai hết. Hãy tìm các trang của tôi mà nhìn xem.

Anh ta bắt đầu đánh tôi một cách giận dữ, như thể tôi chọc giận anh ta bằng cách đáp lại nụ hôn của anh ta bằng một nụ hôn.

Nhưng những tên kia đã ngăn anh ta lại. Chúng có một phút giây do dự. Siyah bực bội vì giữa họ có sự bất đồng. Như thể họ không giận tôi, mà giận con đường mà cuộc sống của họ đang hướng tới, do đó họ muốn trả thù cả thế giới này.

Siyah lấy từ khăn quàng vai của anh ta ra một vật: một cây kim nhọn hoắt. Trong chớp mắt, anh ta đưa nó tới sát mặt tôi và làm ra vẻ như sắp đâm vào mắt tôi.

“Cách nay tám mươi năm, Bihzad vĩ đại, thầy của những bậc thầy, khi hiểu rằng mọi thứ đang đến hồi kết thúc với sự sụp đổ của Herat, đã tự đâm mù mắt mình một cách đáng kính để không ai có thể buộc ông ta vẽ theo cách khác,” anh ta nói. “Ngay khi ông ta cố ý đâm cây kim nhọn này vào mắt và rút nó ra, bóng tối tuyệt diệu của Thượng đế từ từ phủ lên kẻ tôi tớ yêu quý của Người, vị họa sư với bàn tay kỳ diệu đó. Cây kim này vốn được gửi từ Herat đến Tabriz cho Bihzad giờ đã mù và say xỉn, được vua Tahmasp gửi đến làm quà cho cha của Đức vua chúng ta cùng với cuốn Shahnameh huyền thoại đó. Mới đầu Sư phụ Osman không thể xác định tại sao món này được gửi đến. Nhưng hôm nay, ông ấy có thể thấy được ý đồ xấu xa và luận lý đúng đắn ẩn sau món quà độc ác này. Sau khi Sư phụ Osman hiểu rằng Đức vua muốn chân dung của Ngài được vẽ theo phong cách các bậc thầy châu Âu và rằng tất cả các anh, những người mà sư phụ yêu hơn cả con ruột, đã phản bội mình, sư phụ đã bắt chước Bihzad đâm cây kim này vào hai mắt ông vào đêm cuối cùng trong Quốc khố. Bây giờ, nếu tôi đâm anh mù, kẻ đáng nguyền rủa chịu trách nhiệm cho việc hủy hoại xưởng làm việc mà Sư phụ Osman đã dành cả đời tạo dựng, thì đã sao nào?”

“Dù anh có đâm tôi mù hay không, thì cuối cùng chúng ta cũng không thể tìm được một chỗ cho chúng ta ở đây nữa,” tôi nói. “Nếu Thầy Osman thật sự bị mù hoặc qua đời, và chúng ta vẽ theo cách chúng ta thấy muốn vẽ, chấp nhận những khuyết điểm và cá tính của chúng ta dưới ảnh hưởng của người Tây vực để chúng ta có thể sở hữu một phong cách nào đó, thì chúng ta có thể giống chính mình, nhưng chúng ta sẽ không là chính mình. Không, cho dù chúng ta có đồng ý vẽ giống như những bậc thầy xưa, viện cớ rằng chỉ đi theo con đường này chúng ta mới là chính chúng ta, thì Đức vua, người đã quay lưng cả với Thầy Osman, sẽ tìm người khác thay thế chúng ta. Sẽ không còn ai nhìn vào chúng ta nữa, chúng ta sẽ chỉ khơi được lòng thương hại mà thôi. Cuộc đột kích quán cà phê chỉ xát muối vào vết thương của chúng ta bởi vì phân nửa trách nhiệm cho sự cố này sẽ rơi xuống đầu đám tiểu họa chúng ta, những kẻ đã vu khống nhà thuyết giáo đáng kính đó.”

Dù tôi đã cố hết sức thuyết phục họ rằng chúng tôi không nên cãi cọ, nhưng chẳng ích gì. Chúng không có ý định lắng nghe tôi Chúng đang hoảng hốt. Nếu như chúng có thể quyết định nhanh, trước buổi sáng, dù đúng dù sai, rằng ai trong số cả bọn có tội thì chúng tin rằng chúng có thể cứu được mình, thoát khỏi sự tra tấn và rằng mọi thứ có liên quan tới xưởng sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới như nó đã tồn tại từ trước đến nay.

Tuy nhiên, những gì Siyah đe dọa hành động không làm hai tên kia hài lòng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai khác mới là thủ phạm, và nếu Đức vua biết được chúng đã đâm mù mắt tôi chẳng vì lý do gì? Chúng khiếp sợ cả sự thân cận của Siyah với Thầy Osman lẫn thái độ láo xược của anh ta đối với thầy. Chúng cố giật lại cây kim mà Siyah, trong cơn giận dữ mù quáng, khư khư giữ chặt trước mắt tôi.

Siyah rơi vào nỗi kinh hoàng, cứ như họ đang giật cây kim khỏi tay anh ta, cứ như chúng tôi đứng về một phe chống lại anh ta. Có một cuộc giằng co nữa. Tôi chỉ làm được mỗi một việc là nghiêng đầu tránh cuộc giằng giật cây kim, vốn có nguy cơ gí sát mắt tôi.

Mọi chuyện xảy ra quá nhanh đến độ thoạt đầu tôi không thể thấy những gì xảy ra. Tôi cảm thấy một cơn đau nhói nhưng có giới hạn trong mắt phải tôi; trán tôi thoáng tê cứng. Rồi mọi thứ trở lại bình thường, nhưng một nỗi kinh hoàng đã bén rễ trong tôi. Ngọn đèn dầu đã tàn, nhưng tôi vẫn thấy rõ dáng người trước mặt tôi đâm cây kim một cách dứt khoát, lần này vào mắt trái tôi. Anh ta đã tước cây kim từ tay Siyah vài phút trước đó, và bây giờ đâm cẩn thận hơn, tỉ mỉ hơn. Khi tôi hiểu cây kim đã đâm thấu vào mắt tôi, tôi nằm im như chết, dù vẫn cảm thấy cái cảm giác cháy bỏng đó. Sự tê công trên trán tôi như lan khắp đầu tôi, nhưng ngừng lại khi cây kim được rút ra. Chúng nhìn cây kim rồi nhìn vào mắt tôi. Như thể chúng không chắc những gì đã diễn ra.

Khi mọi người hiểu rõ nỗi bất hạnh đã giáng xuống tôi, cơn kích động dừng lại và sức nặng trên hai cánh tay tôi biến mất.

Tôi bắt đầu gào khóc, gần như rú lên. Không phải do đau đớn, mà do kinh hoàng khi hiểu rõ những gì chúng đã gây ra cho tôi.

Thoạt tiên tôi có cảm giác rằng tiếng khóc của tôi không chỉ làm tôi dễ chịu, mà cả chúng nữa. Giọng của tôi mang chúng tôi lại gần nhau.

Dù vậy, vì tiếng rú của tôi cứ dai dẳng, sự bồn chồn của chúng tăng lên. Tôi không còn thấy đau đớn nữa. Tôi chỉ nghĩ được rằng đôi mắt tôi đã bị chọc thủng bằng một cây kim.

Nhưng tôi chưa mù. Tạ ơn Thượng đế, tôi vẫn có thể thấy chúng đang nhìn tôi trong nỗi kinh hoàng lẫn buồn rầu, tôi vẫn thấy được bóng của chúng chuyển động một cách vô định trên trần nhà. Điều này khiến tôi vừa vui vừa cảnh giác. “Thả tôi ra,” tôi gào lên. “Thả tôi ra để tôi có thể thấy mọi thứ một lần nữa, tôi van các bạn.”

“Nói cho chúng tôi biết, nhanh lên,” Siyah nói. “Anh hẹn gặp Zarif Kính mến đêm đó như thế nào? Rồi tụi tôi thả anh ta.”

“Tôi từ quán cà phê về nhà. Zarif tội nghiệp đi tới bắt chuyện với tôi. Anh ta rất kích động và bồn chồn. Lúc đầu tôi thấy thương hại anh ta. Nhưng giờ hãy để tôi yên, tôi sẽ kể cho các anh nghe sau. Mắt tôi đang mờ.”

“Không mờ ngay đâu,” Siyah nói với vẻ dứt khoát. “Tin tôi đi, Sư phụ Osman sau khi mắt đã bị đâm vẫn có thể nhận dạng những con ngựa có mũi bị rạch cơ mà.”

“Zarif Kính mến bất hạnh bảo anh ta muốn nói chuyện với tôi và tôi là người duy nhất anh ta có thể tin cậy.”

Nhưng giờ tôi không thương hại anh ta, mà thương hại Chính tôi.

“Nếu anh kể cho chúng tôi nghe trước khi máu đông thành cục trong mắt anh, thì đến sáng anh có thể nhìn thấy thế giới này đến thỏa thích lần cuối cùng,” Siyah nói. “Nhìn kìa, mưa tạnh rồi.”

“Quay lại quán cà phê đi, tôi nói với Zarif, nhưng tôi lập tức cảm thấy rằng anh ta không thích ở đó, thậm chí nó còn làm anh ta sợ nữa. Đây là lần đầu tôi biết Zarif đã hoàn toàn tách khỏi chúng ta và đi con đường riêng của anh ta sau khi vẽ cùng chúng ta suốt hai mươi lăm năm. Trong tám hoặc mười năm qua, sau khi anh ta cưới vợ tôi thường xuyên gặp anh ta ở xưởng, nhưng tôi thậm chí không biết anh ta đang bận làm gì… Anh ta bảo tôi anh ta đã thấy bức tranh cuối cùng có chứa đựng một tội ác nghiêm trọng đến độ không bao giờ chúng ta có thể sống yên với nó được. Do đó, anh ta khẳng định tất cả chúng ta sẽ bị thiêu trong Hỏa ngục. Anh ta rất lo lắng và bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, chìm trong cảm giác về sự hủy diệt của một người vô tình phạm phải tội dị giáo.”

“Cái gì dị giáo?”

“Khi tôi hỏi anh ta đúng câu hỏi này, anh ta trợn mắt đầy ngạc nhiên như muốn nói, Anh muốn nói là anh không biết hả? Đến lúc đó tôi nghĩ: bạn mình lẩm cẩm làm sao, như tất cả chúng ta vậy. Anh ta nói Enishte bất hạnh đã trơ tráo sử dụng phương pháp phối cảnh trong bức tranh cuối cùng. Trong bức này, các vật thể không được vẽ theo tầm quan trọng của chúng trong ý nghĩ của đấng Allah, mà như chúng hiện ra trước con mắt trần tục – theo cách mà bọn Tây vực vẽ. Đây là tội phạm thượng thứ nhất.Tội phạm thượng thứ hai là vẽ Đức vua, giáo chủ Hồi giáo, cùng kích cỡ với một con chó. Tội phạm thượng thứ ba cũng dính dáng đến việc vẽ Satan cùng kích cỡ, và trong một ánh sáng khả ái. Nhưng vượt trên tất cả – một kết quả tự nhiên của việc du nhập sự hiểu biết của bọn Tây vực vào hội họa của chúng ta – là việc vẽ hình Đức vua lớn như người thật và khuôn mặt Ngài với đầy đủ chi tiết! Ciống như những kẻ sùng bái ngẫu tượng vẽ… Hoặc giống như những â��chân dung’ mà bọn Cơ đốc giáo, những kẻ không thể thoát khỏi xu hướng thờ ngẫu tượng cố hữu của họ, đã vẽ trên những bức tường giáo đường của họ và thờ phượng nó. Zarif Kính mến, người biết được những bức chân dung này qua Enishte của anh, nắm điều này rất rõ, và tin một cách chính đáng rằng nghệ thuật vẽ chân dung là tội lỗi lớn lao nhất, và sẽ là sự sụp đổ của hội họa Hồi giáo. Vì chúng tôi không đến quán cà phê, nơi mà, như anh ta khẳng định, Nhà thuyết giáo đáng kính của chúng ta và tôn giáo của chúng ta đang bị bôi nhọ, anh ta giải thích tất cả chuyện này với tôi trong khi chúng tôi thả bộ dọc phố. Thỉnh thoảng anh ta dừng lại, như thể tìm sự giúp đỡ, hỏi tôi liệu tất cả điều này có thực sự đúng không, phải chăng không còn lối thoát nào khác và liệu chúng tôi có bị thiêu trong Hỏa ngục không. Anh ta hết sức hối tiếc và tự đấm ngực mình với vẻ thống hối, nhưng tôi không tin. Anh ta là một kẻ mạo danh làm bộ hối hận.”

“Sao anh biết được?”

“Chúng ta đã biết Zarif Kính mến từ nhỏ. Anh ta rất trật tự, lặng lẽ, bình thường và tẻ nhạt, giống như việc mạ vàng của anh ta. Làm như người đàn ông đứng trước mặt tôi lúc đó ngu ngốc hơn, khờ khạo hơn, mộ đạo hơn, nhưng hời hợt hơn Zarif mà chúng ta đã biết.”

“Tôi nghe nói anh ta cũng rất thân cận với bọn Erzurum,” Siyah nói.

“Không một người Hồi giáo nào cảm thấy bị giày vò và hối tiếc vì phạm phải một tội ác vô tình như thế,” tôi nói. “Một người Hồi giáo tốt biết rõ rằng Thượng đế vốn công bằng và hữu lý khi xem xét ý định của lũ tôi tớ của Người. Chỉ những tên ngu ngốc óc bằng hạt đậu mới tin họ sẽ xuống Hỏa ngục vì vô ý ăn phải thịt lợn. Dù sao thì một người Hồi giáo đích thực cũng biết nỗi sợ bị đày xuống Hỏa ngục chỉ là để răn đe người khác, chứ không phải chính anh ta. Đây là điều Zarif Kính mến đang làm, anh biết đó, anh ta muốn hù dọa tôi. Chính Enishte của anh là người đã dạy anh ta rằng anh ta có thể làm một điều như thế, và lúc đó tôi biết mọi chuyện quả thực là như vậy. Bây giờ hãy nói hết sức trung thực với tôi đi, những anh em minh họa của tôi, máu đã bắt đầu đóng cục trong mắt tôi chưa, mắt tôi đã mất màu chưa?”

Chúng mang đèn đến nhìn vào mắt tôi, lộ rõ mối quan tâm và lòng trắc ẩn của những nhà phẫu thuật.

“Coi bộ chưa có thay đổi gì cả.”

Ba người này, đang nhìn vào mắt tôi, có phải là cảnh cuối cùng tôi thấy trên thế gian này không? Tôi biết mình sẽ không bao giờ quên những giây phút này cho đến cuối đời, và tôi kể lại những gì tiếp theo bởi vì dù hối tiếc, tôi vẫn cảm thấy hy vọng:

“Enishte của anh đã dạy cho Zarif rằng ông ta có can dự đến một dự án bị cấm đoán nào đó bằng việc che đậy bức tranh cuối cùng, bằng việc chỉ để lộ một khoảng trống nào đó cho từng người chúng ta và nhờ chúng ta vẽ cái gì đó vào chỗ trống đó – bằng cách tạo cho bức tranh một vẻ bí ẩn và bí mật. Chính Enishte là người gây ra nỗi sợ hãi tội dị giáo. Chính ông ta, chứ không phải những người Erzurum vốn chưa từng thấy một bản thảo có trang trí nào trong đời họ, là người đầu tiên lan truyền sự kích động và hoang mang về cái tội lỗi đã nhiễm vào chúng ta. Trong khi đó, một họa sĩ với lương tâm trong sạch thì có gì phải sợ?

“Trong thời đại chúng ta một họa sĩ với lương tâm trong sạch thì có nhiều thứ phải sợ chứ,” Siyah nói một cách thỏa mãn. “Thực tế không ai có gì chống đối lại việc trang trí, trừ những bức tranh bị đạo giáo của chúng ta cấm đoán. Bởi vì những bức minh họa của các bậc thầy Ba Tư và ngay cả kiệt tác của những bậc thầy Herat vĩ đại nhất cuối cùng cũng được xem như một bước mở rộng việc trang trí phần viền trang sách, sẽ không ai tranh cãi với họ, lấy lý do rằng họ tôn vinh cái đẹp của văn phẩm và vẻ tráng lệ của thư pháp. Và dù sao đi nữa thì có ai xem tranh của chúng ta chứ? Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng những phương pháp Tây vực, nền hội họa của chúng ta sẽ ít tập trung vào việc trang trí và mẫu thiết kế phức tạp, mà tập trung nhiều vào việc mô tả trực tiếp. Đây là điều bị kinh Koran Vinh quang cấm đoán và làm phật lòng đấng Tiên tri của chúng ta. Cả Đức vua lẫn Enishte của tôi đều biết điều này rất rõ. Đấy là lý do khiến Enishte của tôi bị giết.”

“Enishte của anh bị giết bởi vì ông ta sợ.” tôi nói. “Giống như anh, ông ấy bắt đầu khẳng định rằng tranh minh họa, cái mà chính ông ta đang làm, không đối lập với tôn giáo hay sách thánh… Đây đúng là cái cớ cho đám Erzurum, những người đã cố sức tìm cho bằng được một khía cạnh đối lập với tôn giáo để vin vào. Zarif và Enishte của anh là một cặp xứng đôi.”

“Và anh là người đã giết cả hai, đúng vậy không?” Siyah nói.

Trong một thoáng tôi nghĩ anh ta sẽ đánh tôi, và ngay lúc đó tôi cũng biết người chồng mới của Shekure xinh đẹp, thực sự chẳng có gì phàn nàn về việc Enishte của anh ta bị giết. Anh ta sẽ không đánh tôi, mà cho dù anh ta có đánh, với tôi điều đó chẳng còn quan trọng nữa.

“Trong thực tế, do Đức vua rất muốn có một cuốn sách được thực hiện dưới ảnh hưởng của những họa sĩ Tây vực,” tôi bướng bỉnh nói tiếp. “Enishte của anh muốn chuẩn bị một cuốn sách đầy khiêu khích mà sự trái đạo lý của nó nuôi dưỡng lòng tự hào của ông ta, ông ta cảm thấy một sự kính sợ mù quáng đối với tranh của các bậc thầy Tây vực mà ông đã thấy trong những chuyến đi, và ông đã bị lừa bịp hoàn toàn bởi thứ nghệ thuật mà ông kể cho chúng ta nghe trong suốt nhiều ngày – anh chắc đã từng nghe câu chuyện bậy bạ về luật phối cảnh và thuật vẽ chân dung. Nếu anh hỏi tôi, thì chẳng có gì tác hại hay phạm thượng trong cuốn sách chúng ta đang làm cả… Vì ông ta ý thức rõ điều này, nên ông ta giả vờ như mình đang chuẩn bị một cuốn sách cấm và điều này khiến ông ta hết sức hài lòng… Việc được dính dáng vào một dự án nguy hiểm như thế với sự cho phép của đích thân Đức vua với ông ta cũng quan trọng như những bức tranh của các bậc thầy Tây vực. Thực vậy, nếu chúng ta vẽ một bức tranh với ý định trưng bày nó, điều đó sẽ là phạm thượng. Nhưng theo tôi thấy, không một bức nào trong số đó có bất cứ điều gì đối lập với tôn giáo, bất cứ sự mất đức tin, sự bất kính hay thậm chí sự trái đạo lý nào dù mơ hồ nhất. Anh có cảm thấy điều gì như thế không?”

Đôi mắt tôi hầu như đã yếu đi một cách khó nhận thấy, nhưng nhờ Thượng đế, tôi vẫn có thể thấy đủ để biết rằng câu hỏi của tôi đã khiến chúng dừng lại.

“Các anh không dám chắc,đúng không?” tôi nói, hể hả. “Thậm chí dù các anh bí mật tin rằng dấu tích báng bổ hoặc bóng đen của việc phạm thượng có tồn tại trong các bức tranh chúng ta đã làm, các anh vẫn không bao giờ có thể chấp nhận niềm tin này và biểu lộ nó, bởi điều này tương đương với việc tin vào những kẻ cuồng tín và bọn Erzurum, những kẻ phản đối và buộc tội các anh. Mặt khác các anh không thể khẳng định với một chút tin tưởng nào rằng các anh trong trắng như tuyết mới vừa rơi, bởi điều này sẽ có nghĩa là từ bỏ cả lòng tự kiêu quay cuồng lẫn thái độ tự mãn thanh cao của việc tham gia vào một hoạt động bí mật, bí ẩn và bị cấm đoán. Anh có biết tôi đã nhận ra rằng tôi đã cư xử huênh hoang theo cách này đến thế nào không? Bằng cách đưa Zarif Kính mến tội nghiệp đến nhà nguyện này vào nửa đêm hôm đó! Tôi mang anh ta đến đây với lý do rằng chúng tôi gần như lạnh cóng vì đi bộ ngoài đường quá lâu. Thực tế, tôi thấy vui khi cho anh ta biết tôi là một mẫu Kalenderi suy nghĩ độc lập theo kiểu xưa, hay còn tệ hơn, rằng tôi khao khát trở thành một người Kalenderi. Khi Zarif hiểu tôi là đệ tử cuối cùng của một dòng khổ tu dựa trên thói đồng tính nam, việc sử dụng cần sa, lối sống lang thang và mọi kiểu hành vi khác thường, tôi nghĩ anh ta sợ và thậm chí còn tôn trọng tôi hơn, và do đó quá sợ hãi mà im lặng. Như số mệnh đã định đoạt, điều hoàn toàn trái ngược đã xảy ra. Người bạn thời trai trẻ đần độn của chúng ta không thích ở đây, và anh ta nhanh chóng quả quyết rằng những lời buộc tội báng bổ mà anh ta đã biết được qua Enishte của anh là hoàn toàn chính xác. Vì vậy người bạn thời học việc yêu quý của chúng ta, ban đầu hãy còn van nài: â��Hãy cứu tôi, hãy thuyết phục tôi rằng chúng ta sẽ không xuống Hỏa ngục để tối nay tôi có thể ngủ bình yên,’ thì sau đó, bằng một giọng đầy đe dọa mới tìm ra được, lại bắt đầu nhất quyết rằng â��điều này sẽ chẳng dẫn đến cái gì ngoại trừ điều xấu.’ Anh ta tin chắc vị hoja thuyết giáo xứ Erzurum sẽ nghe được những tin đồn rằng trong bức tranh cuối cùng chúng ta đã không theo đúng lệnh của Đức vua, mà sự sai phạm này Ngài sẽ không bao giờ tha thứ. Thuyết phục anh ta rằng mọi chuyện đều tốt đẹp là việc hầu như không thể. Anh ta đã kể hết cho giáo đoàn ngu ngốc của nhà thuyết giáo đó, cường điệu những sự phi lý của Enishte, những lo lắng về sự lăng mạ đối với tôn giáo và việc vẽ Quỷ sứ với vẻ ưu ái, và đương nhiên họ tin mọi lời vu khống này. Tôi không cần phải nói với các anh rằng không chỉ những nghệ nhân mà toàn bộ cộng đồng thợ thủ công đã ngày càng ghen tỵ với chúng ta từ khi chúng ta trở thành tâm điểm chú ý của Đức vua. Bây giờ tất cả bọn họ sẽ sung sướng đồng thanh tuyên bố â��bọn tiểu họa đã phạm tội dị giáo.’ Hơn nữa, sự hợp tác giữa Enishte và Zarif sẽ chúng minh lời vu khống này là sự thật. Tôi nói â��Lời vu khống’, bởi vì tôi không tin những gì người anh em Zarif của tôi nói về cuốn sách và bức tranh cuối cùng. Cho đến lúc đó tôi chưa nghe thấy điều gì chống lại Enishte quá cố của anh. Tôi thấy việc Đức vua chuyển thiện cảm của Ngài từ Thầy Osman sang Enishte Kính mến là hoàn toàn thích đáng, và thậm chí tôi tin, tuy chưa đến cùng múc độ những gì Enishte mô tả chi tiết với tôi về các bậc thầy Tây vực và nghệ thuật của họ. Tôi từng thật lòng tin rằng các nghệ sĩ Ottoman chúng ta có thể thoải mái học theo khía cạnh này nọ của phương pháp Tây vực bao nhiêu tùy chúng ta muốn hoặc bao nhiêu tùy chúng ta được thấy trong một chuyến ra nước ngoài, mà không phải đánh đổi với Quỷ sứ hay mang lại thiệt hại to lớn cho chúng ta. Cuộc sống từng đã dễ dàng, Enishte của anh, cầu cho ông được yên nghỉ, đã kế vị Thầy Osman, và là người cha mới đối với tôi trong cuộc sống mới này.”

“Chúng ta khoan hãy thảo luận điểm đó,” Siyah nói. “Trước hết hãy tả anh đã giết Zarif như thế nào?”

“Vụ này,” tôi nói, nhận ra rằng tôi không thể sử dụng từ “vụ sát hại.” tôi phạm phải tội này không chỉ vì chúng ta, để cứu chúng ta, mà còn để bảo vệ cả xưởng vẽ. Zarif Kính mến biết anh ta đã trở thành một mối đe dọa lớn. Tôi đã cầu nguyện Thượng đế, van xin Người cho tôi một dấu hiệu cho tôi biết tên vô lại này thực sự đáng khinh như thế nào. Những lời cầu nguyện của tôi đã được đáp lại khi tôi đề nghị đưa tiền cho Zarif. Thượng đế đã cho tôi thấy hắn là kẻ xấu xa đến thế nào. Tôi chợt nghĩ đến những đồng tiền vàng, nhưng do thần thánh gợi ý, tôi đã nói dối. Tôi bảo những đồng vàng không có trong ngôi nhà này, mà tôi đã giấu chúng ở chỗ khác. Chúng tôi ra ngoài. Tôi dẫn hắn ta qua những con phố vắng và những khu hẻo lánh mà chưa rõ mình sẽ đi đâu.

Tôi không rõ mình sẽ làm gì, tóm lại là tôi sợ. Lúc kết thúc chuyến lang thang của chúng tôi, sau khi đến một con phố mà chúng tôi đã đi qua ban nãy, tay thợ dát vàng Zarif anh em của chúng ta, người đã dành cả cuộc đời cho hình thức và việc lặp lại, đã nhen nhúm nghi ngờ. Nhưng Thượng đế đã dẫn tôi đến mảnh đất trống bị hỏa hoạn tàn phá, và gần đó là một cái giếng khô.”

Đến chỗ này tôi biết mình không thể tiếp tục và tôi đã nói với chúng như thế. “Nếu ở vào địa vị của tôi, các anh hẳn cũng cân nhắc đến việc bảo vệ anh em họa sĩ của mình và làm giống như vậy,” tôi tự tin nói.

Khi tôi nghe chúng đồng ý với tôi, tôi muốn khóc. Tôi đã định nói rằng chính sự thông cảm của chúng, mà tôi hầu như không đáng được huởng, đã làm dịu trái tim tôi, nhưng không. Tôi đã định nói rằng đó là bởi tôi lại nghe tiếng huỵch của cái xác hắn đụng đáy giếng nơi tôi thả hắn xuống sau khi giết hắn, nhưng không. Tôi đã định nói rằng đó là bởi tôi nhớ lại mình từng hạnh phúc thế nào trước khi trở thành kẻ sát nhân, tôi từng giống mọi người như thế nào, nhưng không. Người đàn ông mù thường đi qua khu tôi lúc chúng tôi còn nhỏ xuất hiện trong trí tôi: ông ta lấy ra một cái muôi múc nước bằng kim loại bẩn thỉu từ mớ quần áo còn bẩn thỉu hơn, và thường gọi bọn trẻ chúng tôi đang đứng đàng xa cạnh vòi nước nhìn ông ta: “Các bé ơi, đứa nào hứng đầy tách nước từ vòi giùm lão già mù này nào?” Khi không ai đến giúp lão, lão nói, “Đây là một việc làm tốt, các bé ơi, một hành vi mộ đạo!” Màu tròng mắt của ông ta đã nhạt, chúng gần như cùng màu với tròng trắng trong mắt ông ta.

Bị kích động bởi ý nghĩ mình trở nên giống như ông già mù nọ, tôi thú nhận mình đã giết Enishte Kính mến một cách vội vã như thế nào, mà không hào hứng gì với chuyện đó. Tôi không quá trung thực và cũng không quá lừa dối chúng: Tôi đã tìm được một mức độ trung dung, để câu chuyện không làm lòng tôi quá ưu phiền, và chúng tin chắc rằng tôi đã không đi đến nhà Enishte để giết ông ta. Tôi muốn nói cho rõ rằng đây không phải là một vụ giết người có dự tính trước, mà chúng đã suy ra ý đó khi tôi nhắc chúng điều sau đây trong khi cố tự bào chữa cho mình: “Nếu không ấp ủ những ý định xấu, người ta không bao giờ phải xuống Hỏa ngục.”

“Sau khi gửi Zarif Kính mến đến cho các Thiên thần của Allah,” tôi nói một cách đầy trầm tư, “những gì mà người chết biểu lộ với tôi trong những giây phút cuối cùng của hắn ta bắt đầu gặm nhấm tôi như một con sâu. Sau khi làm cho tay mình nhuốm máu, bức tranh cuối cùng ngày một ám ảnh tâm trí tôi hơn, và vì thế, với quyết tâm phải nhìn thấy nó, tôi đến nhà Enishte của anh, người không còn mời bất cứ ai trong chúng ta đến nhà ông ta nữa. Ông ta không những từ chối cho xem bức tranh mà còn cư xử như thể chẳng có vấn đề gì. Ông ta khịt mũi, không có một bức tranh nào mà cũng không có bất cứ điều gì khác quá bí ẩn đến độ gây ra một vụ giết người! Để ngăn không bị làm nhục hơn nữa, và để ông ta chú ý, tôi liền thú nhận chính tôi là người đã giết Zarif Kính mến và ném hắn ta xuống một cái giếng. Vâng, sau đó ông ta lắng nghe tôi hơn, nhưng ông ta tiếp tục sỉ nhục tôi. Một người sỉ nhục con trai mình thì làm sao có thể trở thành một người cha được? Thầy Osman vĩ đại có thể giận dữ chúng ta, thầy ấy có thể đánh chúng ta, nhưng ông chưa một lần sỉ nhục chúng ta. Ôi, những người anh em của tôi, chúng ta đã phạm sai lầm lớn khi phản bội thầy ấy.”

Tôi mỉm cười với những người anh em hiện đang tập trung chú ý vào đôi mắt tôi, lắng nghe tôi như thể tôi đang hấp hối. Giống như một người sắp chết, tôi thấy chúng ngày càng mờ dần và biến khỏi mắt tôi.

“Tôi đã giết Enishte của anh vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì ông ta đã trơ trẽn buộc Thầy Osman bắt chước Sebastiano, nghệ sĩ Venice. Thứ hai, bởi vì trong một phút yếu lòng, tôi đã hạ mình hỏi ông ta liệu tôi có phong cách của riêng tôi không.”

“Ông ta trả lời sao?”

“Có vẻ như tôi có một phong cách. Những dĩ nhiên theo ông ta, đây không phải là một sự lăng mạ. Tôi nhớ mình đã tự hỏi, trong nỗi xấu hổ, liệu đây có thực là một lời ca ngợi hay không: Tôi xem phong cách như một kiểu mất gốc và ô nhục, nhưng nỗi nghi ngờ đang ăn mòn tôi. Tôi chẳng muốn dính líu gì với phong cách, nhưng Quỷ sứ đang cám dỗ tôi và hơn nữa, tôi tò mò.”

“Mỗi người đều thầm ao ước có một phong cách,” Siyah nói một cách khôn ngoan. “Mỗi người cũng ao ước mình được vẽ chân dung, như Đức vua ao ước vậy.”

“Điều đau khổ này không thể cưỡng lại được sao?” tôi nói. “Khi tai họa này lan truyền, sẽ không có ai trong chúng ta chống chọi được những phương pháp của người Âu.”

Tuy nhiên không ai lắng nghe tôi. Siyah đang kể lại câu chuyện về một tù trưởng Thổ Nhĩ Kỳ u uất bị lưu đày mười hai năm đến Trung Hoa vì ông ta đã vội biểu lộ tình yêu của mình dành cho con gái của nhà vua. Vì không có chân dung của người mình yêu, người mà ông ta mơ tưởng tới trong suốt mười hai năm đó, ông ta đã quên khuôn mặt nàng giữa bao mỹ nữ Trung Hoa, và nỗi đau thất tình của ông ta được đấng Allah biến thành một thử thách lớn lao.

“Nhờ Enishte của anh, tất cả chúng ta mới biết được nghĩa của â��chân dung’ ” tôi nói. “Cầu Thượng đế phù hộ, một ngày nào đó chúng ta sẽ can đảm kể câu chuyện đời mình y như cách chúng ta đã sống.”

“Mọi truyền thuyết chỉ là truyền thuyết của mỗi người,” Siyah nói.

“Mọi sự trang trí cũng là sự trang trí của Thượng đế,” tôi nói, hoàn tất bài thơ của thi sĩ Hatifi xứ Herat. “Nhưng khi những phương pháp của người Âu trở nên phổ biến, mọi người sẽ xem việc kể chuyện đời người khác như chuyện đời của chính mình là một tài năng đặc biệt.”

“Đây chẳng qua chính là ý muốn của Satan.”

“Giờ hãy thả tôi ra,” tôi la to. “Hãy để tôi nhìn cuộc đời này lần cuối.”

Họ kinh hãi, và một niềm tin mới dấy lên trong tôi.

“Anh sẽ lấy bức tranh cuối cùng ra chứ?” Siyah hỏi.

Tôi nhìn Siyah cái nhìn mà anh ta nhanh chóng hiểu ra tôi sẽ làm thế và anh ta thả tôi ra. Tim tôi bắt đầu đập dữ dội.

Tôi chắc từ lâu các vị đã phát hiện ra lai lịch của tôi, mà tôi đã cố che giấu. Cho dù vậy, đáng ngạc nhiên rằng tôi đang cư xử giống như những bậc thầy Herat xưa, vì họ thường giấu chữ ký không phải để che giấu lai lịch của họ mà vì nguyên tắc và lòng tôn trọng đối với những bậc thầy của họ. Đầy kích động, tôi đi qua những căn phòng tối đen của ngôi nhà, đèn dầu trên tay, nhường đường cho chiếc bóng nhợt nhạt của chính tôi. Màn bóng tối đã bắt đầu phủ lên mắt tôi, hay những căn phòng và hành lang này thực sự tối om? Tôi sẽ có bao nhiêu ngày và tuần, bao nhiêu thời gian trước khi tôi bị mù? Bóng tôi và tôi dừng lại giữa những bóng ma trong nhà bếp, giở lên những trang giấy từ góc sạch sẽ của chiếc tủ đầy bụi rồi nhanh chóng quay trở lại. Siyah đi theo tôi như để phòng tôi nhưng anh ta quên mang theo con dao găm. Có lẽ, phải chăng tôi đã cân nhắc việc cầm lấy con dao và đâm mù mắt anh ta trước khi mắt tôi mù?

“Tôi vui vì thấy bức tranh này một lần nữa trước khi bị mù,” tôi nói đầy tự hào. Tôi muốn tất cả các bạn cũng thấy nó. Nhìn đây!”

Dưới ngọn đèn dầu, tôi cho chúng xem bức tranh cuối cùng mà tôi đã lấy ở ngôi nhà của Enishte vào ngày tôi giết ông ta.

Thoạt tiên tôi quan sát vẻ tò mò và rụt rè của chúng khi chúng nhìn bức tranh tờ đôi. Tôi vòng qua đứng bên chúng, và tôi run rẩy khi nhìn. Cú đâm vào mắt tôi, hoặc có lẽ một niềm sung sướng bất thần, làm tôi phát sốt.

Những bức tranh mà chúng tôi vẽ trên nhiều chỗ khác nhau của hai trang giấy suốt năm ngoái – cây, ngựa, Satan, Thần chết, chó và phụ nữ – bức to bức nhỏ, đã được sắp xếp theo bố cục mới mẻ và vụng về của Enishte, theo một cách để phần dát vàng và những đường viền của Zarif Kính mến quá cố khiến chúng tôi không còn cảm thấy mình đang nhìn vào một trang sách mà đang nhìn thế giới từ một khung cửa sổ. Ngay giữa thế giới này, nơi lẽ ra là chỗ của Đức vua, lại là chân dung của chính tôi, mà tôi nhìn thoáng qua với vẻ tự hào. Tôi ít nhiều không hài lòng với nó vì sau khi lao động vô ích suốt nhiều ngày, nhìn vào gương rồi tẩy xóa và vẽ lại tôi vẫn không thể đạt tới độ cực giống; nhưng tôi vẫn cảm thấy niềm phấn chấn không thể kiềm chế bởi vì bức tranh không chỉ đặt tôi vào trung tâm thế giới bao la này mà, vì một lý do quái quỷ và không giải thích được, nó làm tôi có vẻ sâu sắc hơn, phức tạp hơn và bí ẩn hơn con người thực của tôi. Tôi chỉ muốn những anh em họa sĩ của tôi công nhận, hiểu và chia sẻ sự hồ hởi của tôi. Tôi vừa là trung tâm của mọi thứ, giống như một vị vua, đồng thời cũng là chính tôi. Tình huống này nuôi dưỡng lòng tự hào của tôi cũng như làm tăng sự bối rối của tôi. Cuối cùng hai cảm giác này cân bằng lẫn nhau. và tôi có thể thoải mái và rất thích thú với bức tranh. Nhưng để niềm vui này trọn vẹn, tôi biết mọi điểm trên mặt và áo sơ mi của tôi, mọi nếp nhăn, mảng tối, nốt ruồi và mụn nhọt, mọi chi tiết từ ria mép tôi đến kết cấu vải của quần áo tôi mặc, và tất cả màu sắc của chúng ở mọi sắc độ đều phải hoàn hảo, đến tận những chi tiết nhỏ nhặt nhất, đến mức tối đa mà khả năng của những họa sĩ Tây vực có thể đạt tới. Tôi nhận thấy trên gương mặt những người bạn cũ của tôi nỗi sợ hãi, vẻ hoang mang và cái cảm giác không thể lẩn tránh được đang hủy hoại tất cả chúng tôi: lòng ghen tỵ. Ngoài nỗi khiếp sợ giận dữ của chúng đối với một người bị sa lầy một cách vô vọng vào tội lỗi, chúng còn có sự đố kỵ.

“Trong những đêm tôi ở đây chăm chú nhìn bức tranh này dưới ánh đèn dầu, lần đầu tiên tôi cảm thấy Thượng đế đã từ bỏ tôi và chỉ có Satan làm bạn với tôi trong nỗi cô đơn này,” tôi nói. “Tôi biết rằng cho dù tôi thực sự là trung tâm của thế giới – và mỗi lần tôi nhìn vào bức tranh thì đấy chính là điều tôi mong muốn – bất chấp vẻ rực rỡ của màu đỏ vốn thống trị bức tranh, bất chấp việc đứng giữa những thứ tôi yêu quý này, kể cả những người bạn khổ tu và người phụ nữ giống như Shekure xinh đẹp. tôi vẫn cô đơn. Tôi không sợ việc có tính cách và cá tính, mà cũng không sợ rằng những người khác cúi đầu và thờ phụng tôi; ngược lại, đấy là điều tôi ao ước.”

“Ý anh muốn nói rằng anh không hề cảm thấy hối hận?” Leylek nói giống như một người vừa rời khỏi buổi thuyết giáo ngày thứ Sáu.

“Tôi cảm thấy giống Quỷ sứ không phải bởi vì tôi đã giết hai người, mà bởi vì chân dung của tôi đã được vẽ theo kiểu này. Tôi nghi ngờ rằng tôi giết họ để tôi có thể vẽ bức tranh này. Nhưng bây giờ sự cô đơn tôi cảm thấy khiến tôi kinh hoàng. Việc bắt chước các bậc thầy Tây vực mà không đạt tới sự sắc sảo của họ khiến một nhà tiểu họa trở thành tệ hơn một tên nô lệ. Hiện tôi hết sức muốn thoát ra khỏi cái bẫy này. Dĩ nhiên, tất cả các anh đều biết: Sau khi đã nói và làm mọi chuyện cần thiết, tôi đã giết cả hai để xưởng vẽ có thể tồn tại như xưa nay, và đấng Allah chắc chắn cũng biết điều này.”

“Nhưng điều này thậm chí sẽ mang rắc rối nhiều hơn cho chúng ta,” Kelebek thân yêu nói.

Tôi bất ngờ chộp lấy cổ tay của Siyah ngốc nghếch vốn vẫn đang nhìn bức tranh, và vận hết sức bình sinh bấu chặt vào da thịt anh ta, tôi siết chặt và xoắn cánh tay anh ta một cách giận dữ. Con dao anh ta cầm một cách hờ hững rớt xuống. Tôi chộp lấy.

“Bây giờ các anh không thể giải quyết những rắc rối của các anh bằng cách giao tôi cho kẻ tra tấn,” tôi nói. Làm như chọc vào mắt anh ta, tôi đưa mũi dao lên mặt Siyah. “Đưa cây kim cho tôi.”

Anh ta lấy nó ra và trao cho tôi bằng tay kia, và tôi ghim nó vào khăn quàng. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt như cừu non của anh ta.

“Tôi thương hại cho Shekure xinh đẹp vì nàng không có chọn lựa nào khác trừ việc cưới anh” tôi nói. “Nếu tôi không buộc phải giết Zarif Kính mến để cứu tất cả các anh khỏi bị hủy hoại thì nàng hẳn đã cưới tôi và hạnh phúc. Thực sự thì tôi là người hiểu đầy đủ nhất những câu chuyện và tài năng của người Âu khi cha nàng kể về họ cho chúng ta nghe. Vì vậy, hãy lắng nghe cho kỹ lần cuối những gì tôi nói với anh: Không còn bất cứ chỗ nào nữa ở Istanbul này cho những nhà tiểu họa bậc thầy chúng ta, những người chỉ mong được sống bằng khả năng và danh dự. Phải, đây là những gì tôi nhận ra. Nếu chúng ta bị dồn đến mức phải bắt chước những bậc thầy Tây vực như Enishte quá cố và Đức vua mong ước, chúng ta sẽ bị kiềm chế, nếu không bởi người Erzurum và những kẻ như Zarif Kính mến thì cũng bởi sự hèn nhát chính đáng trong chúng ta, và chúng ta sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Nếu chúng ta chịu sự chi phối của Quỷ sứ và tiếp tục phản bội tất cả những gì đã có trước đây trong một cố gắng vô ích hòng đạt được một phong cách và tính cách châu âu, chúng ta vẫn sẽ thất bại – giống như tôi đã thất bại trong việc tự vẽ chân dung mình bất chấp mọi kiến thúc và sự lão luyện của tôi. Bức tranh sơ đẳng mà tôi đã vẽ này, mà thậm chí hao hao giống tôi cũng không đạt được, đã cho tôi thấy những gì chúng ta đã biết từ lâu mà không dám thừa nhận: Phải mất vài thế kỷ mới mong đạt được sự lão luyện của người Tây vực. Nếu cuốn sách của Enishte Kính mến hoàn tất và gửi cho họ, những bậc thầy Venice sẽ cười chúng ta và cái cười chế giễu của họ sẽ tới tai viên pháp quan Venice – chỉ có thế. Họ sẽ châm biếm rằng người Ottoman đã thôi không làm người Ottoman nữa và sẽ không còn sợ chúng ta. Sẽ tuyệt diệu làm sao nếu chúng ta cứ quyết tâm theo con đường của những bậc thầy xưa! Nhưng không một ai muốn điều này, kể cả Đức vua, cả Siyah Kính mến – người đau khổ bởi vì anh ta không có chân dung của Shekure yêu quý. Trong trường hợp đó, các bạn hãy ngồi xuống và chẳng làm gì khác ngoại trừ bắt chước người Âu hết thế kỷ này sang thế kỷ nọ! Hãy tự hào ký tên bạn lên những bức tranh bắt chước của bạn. Những bậc thầy Herat xưa đã cố vẽ thế giới theo cách Thượng đế nhìn nó, và để che giấu tính cách của mình, họ không bao giờ ký tên. Tuy nhiên, các anh thì buộc phải ký tên mình để che giấu việc thiếu vắng tính cách. Nhưng có một giải pháp khác. Mỗi người các anh có lẽ đã được mời gọi, và nếu có chuyện đó, các anh đã giấu không cho tôi biết: Akbar, vua xứ Hindustan, đang vung vãi tiền bạc và những lời tâng bốc, cố tập hợp những họa sĩ tài năng nhất thế giới về triều đình ông ta. Rõ ràng là cuốn sách được hoàn tất cho năm thứ một ngàn lịch Hồi giáo sẽ không được thực hiện ở Istanbul này, mà trong xưởng làm việc ở Agra.”

“Một họa sĩ trước tiên phải trở thành một tên sát nhân để được lên cao và mạnh mẽ như anh sao?” Leylek hỏi.

“Không, là kẻ giỏi giang nhất và tài hoa nhất là đủ,” tôi nói một cách khinh thường.

Một con gà kiêu hãnh gáy hai tiếng ở xa xa. Tôi gom túi đồ và những đồng tiền vàng của tôi, cuốn sổ ghi chép những mẫu vẽ, và đút những tranh minh họa của tôi vào cặp. Tôi nghĩ xem mình có thể giết từng đứa trong bọn chúng như thế nào bằng con dao găm, mà mũi của nó tôi đang dí vào cổ họng Siyah, nhưng tôi chẳng cảm thấy gì ngoài lòng yêu mến đối với những người bạn từ hồi nhỏ – kể cả Leylek, người đã đâm cây kim nhọn vào mắt tôi. Tôi hét vào mặt Kelebek lúc này đã đứng dậy, vì thế khiến anh ta phải ngồi xuống lại. Bây giờ, tin rằng tôi có thể thoát khỏi ngôi nhà này một cách an toàn, tôi bước vội về phía cửa, và tại ngưỡng cửa, tôi vội vã thốt ra những lời quan trọng mà tôi đã nghĩ ra trước đó:

“Việc tôi bỏ chạy khỏi Istanbul sẽ giống cuộc bỏ trốn của Ibn Shakir khỏi Baghdad dưới sự chiếm đóng của người Mông Cổ.”

“Trong trường hợp đó anh phải đi về phía Tây thay vì phía Đông,” Leylek đố kỵ nói.

“Cả Đông lẫn Tây đều thuộc về Thượng đế!” tôi nói bằng tiếng Ẳ Rập giống như Enishte quá cố.

“Nhưng Đông là đông và Tây là tây,” Siyah nói 1.

“Một nghệ sĩ không bao giờ đầu hàng bất cứ kẻ ngạo mạn nào,” Kelebek nói, “anh ta phải vẽ theo cách anh ta thấy phù hợp hơn là lo lắng về Đông hay Tây.”

“Quá đúng.” tôi nói với Kelebek. “Xin hãy nhận cái hôn của tôi.” Tôi đi chưa được hai bước về phía anh ta thì Siyah chộp tôi lại. Một tay tôi cầm chiếc túi đựng quần áo và những đồng tiền vàng của tôi, kẹp dưới nách tay kia là cái cặp đựng các bức tranh. Mải lo bảo vệ tài sản nên tôi không bảo vệ được mình. Tôi không thể ngăn không cho anh ta chộp cánh tay đang cầm dao. Nhưng may mắn không đứng về phía anh ta, anh ta vấp phải chiếc bàn làm việc thấp và mất thăng bằng. Thay vì chộp được cánh tay tôi, anh ta chỉ níu vào nó. Dùng hết sức lực đá anh ta và cắn ngón tay anh ta, tôi thoát được. Anh ta rú lên, sợ mình mất mạng. Rồi tôi giẫm lên bàn tay nó, khiến anh ta đau đớn tột độ. Vung con dao trước mặt hai người kia, tôi la to:

“Đứng im!”

Họ ngồi im tại chỗ. Tôi thọc mũi dao găm vào mũi Siyah, theo cách mà Keykavus đã làm trong truyền thuyết. Khi nó bắt đầu chảy máu, những giọt nước mắt cay đắng bắt đầu chảy từ đôi mắt van nài của anh ta.

“Bây giờ, hãy nói cho tôi biết,” tôi nói, “tôi có bị mù không?”

“Theo truyền thuyết, máu đóng thành cục trong mắt một số người, song ở một số người khác thì không. Nếu đấng Allah hài lòng với nghệ thuật của anh, Người sẽ ban màn đêm lộng lẫy của Người cho anh và chăm sóc anh. Trong trường hợp đó anh sẽ không nhìn thấy thế giới khốn khổ này, song sẽ thấy những khung cảnh tuyệt đẹp mà Người thấy. Nếu Người không hài lòng, anh sẽ tiếp tục thấy thế giới theo cách anh hiện thấy.”

“Tôi sẽ thực hành nghệ thuật đích thực ở Hindustan” tôi nói. “Tôi chưa vẽ được bức tranh để Allah dựa vào đó mà phán xét tôi.”

“Đừng nuôi ảo tưởng rằng anh có thể thoát khỏi những phương pháp của người Tây vực,” Siyah nói. “Anh có biết rằng Akbar Đại hãn đã khuyến khích tất cả họa sĩ của ông ta ký tên vào tác phẩm của họ không? Những thầy tu Dòng Tên ở Bồ Đào Nha từ lâu đã giới thiệu hội họa và những phương pháp của châu Âu ở đó. Hiện giờ chúng có mặt khắp nơi.”

“Luôn luôn có công việc cho người nghệ sĩ nào muốn giữ lại sự thanh khiết, luôn có nơi để trú chân,” tôi nói.

“Phải,” Leylek nói, “bị mù và trốn tới những quốc gia không tồn tại.”

“Tại sao anh muốn giữ nguyên sự thanh khiết?” Siyah hỏi. “Hãy ở lại đây với chúng tôi.”

“Với phần đời còn lại các anh sẽ chẳng làm gì ngoài việc thi đua với người Tây vực để tìm kiếm phong cách cá nhân,” tôi nói. “Nhưng chính vì các anh ganh đua với người Tây vực, các anh sẽ không đạt được phong cách cá nhân.”

“Chúng ta còn biết làm việc gì khác đâu”, Siyah nói một cách nhục nhã.

Dĩ nhiên, không phải nghệ thuật mà chính Shekure xinh đẹp là nguồn hạnh phúc duy nhất của anh ta. Tôi chuyển con dao găm vấy máu khỏi chiếc mũi đang chảy máu của Siyah và đưa nó lên đầu anh ta như lưỡi gươm một đao phủ đang chuẩn bị xử trảm người bị kết án.

“Nếu tôi muốn, tôi có thể cắt đầu anh ngay tức khắc”, tôi nói, thông báo một điều đã quá rõ. “Nhưng tôi sẵn sàng tha cho anh vì con của Shekure và hạnh phúc của nàng. Hãy tử tế với nàng và đừng cư xử tàn nhẫn và bừa bãi với nàng. Hứa với tôi đi”

“Tôi hứa,” anh ta nói.

“Tôi ban Shekure cho anh,” tôi nói.

Nhưng cánh tay tôi hành động theo ý nó, không chú ý đến lời tôi. Tôi đâm con dao xuống bằng tất cả sức lực vào Siyah.

Ngay phút cuối, vừa bởi Siyah đã né, vừa bởi tôi đổi hướng cú đâm, con dao trúng vào vai chứ không ngay cổ anh ta. Tôi hốt hoảng nhìn hành động này hoàn toàn do cánh tay tôi thực hiện.

Khi tôi rút con dao ra, vốn đã cắm lút cán vào người Siyah, chỗ đó loang ra một màu đỏ thuần khiết. Việc tôi đã làm khiến tôi vừa sợ hãi vừa xấu hổ. Nhưng nếu tôi mù đi lúc ở trên tàu, có lẽ khi qua vùng biển Ẳ Rập, tôi biết rằng mình không thể trả thù bất cứ người anh em tiểu họa nào của tôi.

Leylek, do sợ rằng sẽ đến lượt anh ta, và sợ thế là có lý, đã chạy trốn vào những căn phòng tối bên trong. Giơ cao ngọn đèn, tôi đuổi theo anh ta, nhưng liền thấy sợ hãi và quay trở lại. Hành động cuối cùng của tôi là hôn Kelebek và nói lời giã biệt với anh ta. Vì mùi máu đã xen giữa chúng tôi, tôi không thể hôn anh ta cho thỏa. Nhưng anh ta đã nhận thấy mắt tôi đẫm lệ.

Tôi rời ngôi nhà trong sự im lặng chết chóc bị ngắt quãng bởi tiếng rên rỉ của Siyah. Gần như chạy, tôi băng qua khu vườn ẩm ướt và lầy lội rồi qua khu xóm tối đen. Con tàu đưa tôi đến xưởng làm việc của Akbar Đại hãn sẽ khởi hành sau giờ cầu kinh sáng; vào giờ đó con thuyền chèo cuối cùng sẽ rời bến cảng Galleon để ra con tàu đó. Trong khi tôi chạy, nước mắt tôi chảy dài.

Khi băng qua Aksaray giống như một tên trộm, tôi có thể lờ mờ nhìn thấy ánh bình minh ở chân trời. Đối diện vòi nước đầu tiên trong khu xóm mà tôi gặp, giữa những con phố nhìn những đường hẻm hẹp và các bức tường là ngôi nhà đá mà tôi đã trú ngụ trong đêm đầu tiên đến Istanbul cách nay hai mươi lăm năm. Ở đó, bên trong cổng sân mở rộng, một lần nữa tôi thấy cái giếng mà tôi từng muốn nhảy xuống lúc nửa đênh do bị giày vò bởi tội lỗi vì đã mười một tuổi mà còn đái dầm ra tấm nệm được một người bà con xa trải ra cho tôi để thể hiện lòng hiếu khách tử tế và hào phóng. Lúc tôi đến được Bayazid, cửa hàng của tay thợ sửa đồng hồ (nơi tôi thường đến để sửa chiếc đồng hồ hư của tôi) cửa hàng bán chai lọ (nơi tôi đến mua những chiếc đèn pha lê rỗng, những tách đựng nước mang về trang trí và những chai nhỏ đem về vẽ những thiết kế hoa cỏ rồi bí mật bán cho bọn giàu có) và những nhà tắm công cộng (nơi một thời bàn chân tôi thường đến theo thói quen vì nó vừa rẻ tiền vừa vắng vẻ), tất cả đứng nghiêm kính cẩn trước mặt tôi và đôi mắt đầy lệ của tôi.

Chẳng có ai quanh quán cà phê bị thiêu rụi và phá tan hoang này, cũng chẳng có ai ở nhà Shekure xinh đẹp và người chồng mới của nàng, người lúc này đây có lẽ đang hấp hối. Tôi chẳng cầu mong gì cho họ ngoài hạnh phúc. Khi lang thang khắp các ngả đường trong những ngày sau khi tôi để tay mình vấy máu, mọi con chó, những bóng cây, những cửa sổ che kín rèm, những ống khói đen ngòm, những bóng ma và những kẻ dậy sớm làm lụng vất vả và bất hạnh của Istanbul vội đến thánh đường để cầu kinh sớm luôn luôn nhìn tôi với sự oán thù; nhưng từ giây phút tôi thú nhận những tội ác của mình và quyết định rời bỏ thành phố duy nhất tôi từng biết này, tất cả lại nhìn tôi với vẻ thân thiện.

Sau khi băng qua Thánh đường Bayazid, tôi nhìn xuống cửa sông Halic từ một mũi đất: Chân trời đang sáng dần lên, nhưng mặt nước vẫn đen ngòm. Nhấp nhô giữa những con sóng vô hình, hai chiếc xuồng đánh cá, những con tàu hàng buồm cuộn lại và một con thuyền bỏ không cứ nài nỉ tôi đừng nên bỏ đi. Có phải những giọt lệ từ mắt tôi chảy xuống là do cây kim gây ra không? Tôi tự nhủ hãy mơ về cuộc sống huy hoàng mà tôi sẽ có ở Hindustan nhờ những tác phẩm tráng lệ mà tài năng của tôi sẽ tạo ra ở đó!

Tôi rời con đường, chạy qua hai khu vườn lầy lội và ẩn vào một ngôi nhà đá giữa đám cây xanh. Đây là ngôi nhà tôi đã đến mỗi thứ Ba khi còn là thợ học việc để gặp Thầy Osman và đi theo sau thầy hai bước mang túi, cặp, hộp viết và bàn viết của ông trên đường đến xưởng làm việc của chúng tôi. Nơi đây không có gì thay đổi trừ những cây tiêu huyền trong sân và dọc đường đã quá lớn, đến độ một vẻ hùng vĩ, mạnh mẽ và thịnh vượng gợi nhớ thời vua Suleyman đã phủ trên ngôi nhà và con đường.

Vì con đường dẫn đến cảng đã gần, tôi ngả theo sự cám dỗ của Quỷ sứ, và thuận theo nỗi xao xuyến muốn nhìn lại những cổng vòm của xưởng vẽ nơi tôi đã sống qua một phần tư thế kỷ. Bởi thế nên tôi mới đi theo con đường ngày xưa mình đã đi khi còn là thợ học việc, theo sau Thầy Osman: dọc phố Okçu đầy mùi hoa chanh choáng ngợp vào mùa xuân, đi qua tiệm bánh nơi thầy tôi sẽ mua những chiếc bánh nhân thịt tròn, đi ngược con dốc đầy bọn ăn mày và cây mộc qua cùng cây dẻ, đi qua những rèm cửa đóng kín của ngôi chợ mới và bác thợ cạo mà thầy tôi chào mỗi sáng, dọc theo cánh đồng trống nơi những nghệ sĩ xiếc nhào lộn sẽ dựng lều vào mùa hè và biểu diễn, phía trước những ngôi nhà trọ bốc mùi hôi thối dành cho dân độc thân, bên dưới những cổng vòm Byzantine đầy mùi ẩm mốc, trước mặt lâu đài của vua Ibrahim và cây cột có dạng ba con rắn cuộn quanh trục đứng mà tôi đã vẽ hàng trăm lần, đi qua cây tiêu huyền mà chúng tôi đã vẽ mỗi lần một cách khác nhau, giờ hiện ra trong Hippodrome và dưới cây dẻ cùng cây dâu tằm nơi bọn sẻ và ác là sà xuống hót líu lo như điên vào buổi sáng.

Cánh cửa nặng nề của xưởng làm việc đóng kín. Chẳng có ai ngay lối vào hay bên dưới hàng hiên có mà vòng cung bên trên. Tôi chỉ mới nhìn thoáng lên những cửa sổ nhỏ đóng kín mà từ đó khi còn là những thợ học việc ngột ngạt vì buồn chán, chúng tôi thường ngắm nhìn cây cối thì có người quát lên với tôi.

Hắn ta có giọng the thé chói tai. Hắn nói rằng con dao găm có cán nạm ngọc dính máu trong tay tôi là của hắn và rằng cháu trai hắn, Shevket, và Shekure đã cùng nhau ăn cắp từ nhà hắn.

Đây là chứng cứ rõ ràng cho thấy tôi là người của Siyah, những kẻ đã đột kích nhà hắn đêm qua để bắt cóc Shekure. Người đàn ông ngạo mạn, giọng nói the thé và giận dữ này cũng biết mặt những người bạn họa sĩ của Siyah và biết họ sẽ quay lại xưởng làm việc. Hắn vung một thanh gươm dài lung linh một màu đỏ kỳ lạ và cho thấy rằng hắn có một số ân oán mà, vì lý do nào đó, hắn có ý định giải quyết với tôi. Tôi định nói với hắn rằng có một sự hiểu lầm nào đó, nhưng rối tôi thấy vẻ giận dữ kỳ quái trên khuôn mặt hắn. Tôi có thể thấy rõ qua vẻ mặt hắn rằng hắn sắp sửa tấn công tôi quyết liệt. Tôi muốn nói biết bao câu, “Tôi van anh, hãy dừng lại.” Nhưng hắn đã ra tay.

Tôi thậm chí không kịp giơ dao lên, tôi chỉ giơ tay cầm túi xách lên.

Túi xách rớt xuống. Bằng một động tác nhẹ nhàng, không giảm tốc độ, lưỡi gươm thoạt tiên cắt lìa bàn tay tôi sau đó lướt đến cổ tôi, tiện đứt đầu tôi.

Tôi biết mình đã bị chặt đứt đầu qua hai bước chân kỳ quặc của cái thân tội nghiệp của tôi, bỏ tôi lại phía sau trong cơn bối rối, qua động tác vung vẩy con dao một cách ngốc nghếch và qua cách thân xác lẻ loi của tôi đổ sụm xuống, máu phun ra từ cổ như một vòi nước. Hai bàn chân tội nghiệp của tôi, vốn vẫn tiếp tục di chuyển như thể đang đi, giãy giụa một cách vô ích như chân của một con ngựa đang giãy chết.

Từ mặt đất lầy lội nơi cái đầu tôi rơi xuống, tôi không thể thấy tên sát nhân mà cũng không thấy túi xách của tôi đựng đầy những đồng tiền vàng và tranh vẽ, mà tôi vẫn muốn ôm thật chặt. Những thứ này ở đằng sau tôi, về hướng ngọn đồi dẫn xuống biển và cảng Galleon mà tôi sẽ không bao giờ đến được. Đầu tôi sẽ không bao giờ còn ngoảnh lại và thấy được chúng hay phần còn lại của thế giới này. Tôi đã quên chúng và để cho ý nghĩ của tôi mang tôi đi xa.

Đây là những gì hiện đến với tôi ngay trước khi tôi bị chém đứt đầu: Con tàu sẽ nhổ neo rời cảng; hình ảnh này trong ý nghĩ của tôi được nối liền với mệnh lệnh bảo tôi nhanh chân lên; đó là cách mẹ tôi thường kêu “nhanh lên” khi tôi còn nhỏ. Mẹ ơi, cổ con đau quá và tất cả vẫn im lạng.

Đây là điều mà người ta gọi là cái chết.

Nhưng tôi biết tôi chưa chết. Đồng tử bị đâm thủng của tôi bất động, nhưng tôi vẫn có thể thấy rất rõ qua đôi mắt mở to.

Những gì tôi thấy ở tầm sát đất đầy trong suy nghĩ của tôi: Con đường hơi dốc lên, bức tường, cổng vòm, mái nhà của xưởng vẽ, bầu trời… bức tranh lùi xa dần theo kiểu đó.

Có vẻ như phút giây quan sát này cứ tiếp tục và tôi hiểu ra việc nhìn đã trở thành một dạng ký ức. Tôi nhớ lại những gì tôi nghĩ khi nhìn hàng giờ liền vào một bức tranh đẹp: Nếu các vị nhìn đủ lâu, tâm trí các vị sẽ bước vào thời đại của bức họa.

Mọi thời điểm giờ đã trở thành thời điểm này.

Có vẻ như không ai thấy được tôi, khi ý nghĩ của tôi mờ nhạt dần, cái đầu lấm bùn của tôi sẽ tiếp tục nhìn vào con dốc u buồn này, bức tường đá và những cây dâu, cây dẻ gần kế bên nhưng dẫu có nhiều năm sau nữa cũng không thể nào tới được.

Sự chờ đợi vô tận này bất ngờ có những mức độ tẻ nhạt và cay đắng, tôi chẳng muốn gì hơn là rời bỏ thời điểm này.

— —— —— —— ——-

 

  1. Câu trước, “Đông và Tây đều thuộc về Allah” là trong kinh Koran chương Al-Baqara (Con bò). Câu sau “Đông là đông và Tây là tây” là câu thơ nổi tiếng của Rudyard Kipling (1865-1936) trong bài “The Ballad of East and West.” được tác giả gắn vào miệng một nhân vật ở thế kỷ 16.
Trước
image
Chương 58
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!