Tên Tôi Là Đỏ

Chương 9 – Tôi, Shekure
Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
Tiếp

Ồ, tại sao tôi lại ở đó bên cửa sổ ngay khi Siyah cưỡi con ngựa trắng của anh ấy phóng qua? Tại sao tôi mở cánh cửa rèm theo trực giác đúng giây phút ấy và đăm đăm nhìn anh ấy hồi lâu như vậy từ phía sau những cành lựu phủ tuyết đó? Tôi không thể nói chắc với bạn. Tôi đã nhờ Hayriye nhắn cho Esther. Dĩ nhiên tôi biết rõ rằng Siyah sẽ đi theo lối đó. Trong khi đó, tôi một mình lên phòng có tủ chìm và cửa sổ nhìn ra cây lựu để kiểm tra những khăn trải giường trong rương. Trong cơn bốc đồng, và ngay đúng giây phút đó tôi đẩy bật cánh cửa rèm bằng hết sức mình và ánh nắng tràn ngập căn phòng: Đứng nơi cửa sổ, tôi mặt đối mặt với Siyah, người giống như mặt trời làm lóa mắt tôi. Ôi, điều đó thật đáng yêu.

 

Anh ấy đã lớn và chín chắn, đã mất đi vẻ khẳng khiu vụng về thời trẻ, anh ấy đã trở thành một người đàn ông quyến rũ. Nghe này Shekure, trái tim tôi đã thực sự bảo tôi, anh ấy không chỉ đẹp trai, hãy nhìn vào mắt anh ấy, anh ấy có trái tim của một đứa trẻ, tinh khiết như thế, cô đơn như thế: Hãy cưới anh ấy đi, tuy nhiên tôi đã gửi anh ấy một lá thư trong đó tôi cho anh ấy một thông điệp hoàn toàn ngược lại.

 

Dù anh ấy lớn hơn tôi mười hai tuổi, nhưng khi mới mười hai, tôi đã chín chắn hơn anh ấy. Hồi đó, thay vì đứng thẳng và đường hoàng trước mặt tôi theo kiểu thích hợp với một người đàn ông và thông báo rằng anh ấy sẽ làm điều này điều nọ, nhảy từ chỗ này hoặc leo vào thứ kia, thì anh ấy chỉ vùi mặt vào cuốn sách hoặc bức tranh nào đó, ẩn mình như thể mọi thứ đều làm anh lúng túng. Rồi anh ấy cũng đem lòng yêu tôi. Anh vẽ một bức tranh thổ lộ tình yêu của anh. Lúc đó cả hai chúng tôi đều đã chín chắn. Khi tôi mười hai, tôi có cảm giác Siyah không còn có thể nhìn vào mắt tôi được nữa, như thể anh ấy sợ tôi phát hiện ra rằng anh yêu tôi. Chẳng hạn, anh ấy có thể nói “Đưa cho anh cái dao cán ngà đó,” mắt nhìn con dao mà không nhìn tôi. Ví dụ, nếu tôi hỏi anh ấy, “Anh thích nước quả anh đào không?” Anh ấy không thể đơn giản ra hiệu đồng ý bằng một nụ cười dịu dàng hay cái gật đầu, như chúng ta thường làm khi miệng còn đầy thức ăn. Thay vì thế anh ấy lại gào lên “Phải” hết sức mình, như thể đang cố nói chuyện với một người điếc. Anh ấy sợ nhìn vào mặt tôi. Tôi là một thiếu nữ đẹp cực kỳ. Bất cứ người đàn ông nào nhìn thấy tôi, thậm chí chỉ một lần, từ xa, hoặc qua tấm màn hé ra hay cánh cửa mở toang, hay thậm chí qua những lớp khăn trùm đầu bình thường của tôi, đều lập tức yêu tôi. Tôi không phải là kẻ khoe khoang, tôi giải thích điều này để bạn hiểu câu chuyện của tôi và có thể chia sẻ nhiều hơn nỗi sầu muộn của tôi.

 

Trong chuyện kể nổi tiếng về Husrev và Shirin, có một phút giây mà Siyah và tôi tranh luận rất chi tiết. Bạn của Husrev, Shapur, có ý làm cho Husrev và Shirin yêu nhau. Ngày nọ Shirin tháp tùng một chuyến du ngoạn miền quê với các công nương trong triều, khi đó nàng thấy một bức tranh vẽ Husrev mà Shapur bí mật treo trên một cành cây mà nhóm du ngoạn dừng lại nghỉ chân ngay bên dưới. Nhìn bức tranh vẽ chàng Husrev tuấn tú trong khu vườn xinh đẹp đó, Shirin đem lòng yêu ngay. Nhiều bức tranh đã mô tả phút giây này – hoặc “cảnh” như các nhà tiểu họa thường gọi – trong đó đặc tả cái vẻ chiêm ngưỡng và lúng túng của Shirin khi nàng ngước nhìn hình ảnh Husrev. Khi Siyah còn làm việc với cha tôi, anh ấy đã thấy bức tranh này nhiều lần và đã hai lần sao chép chính xác bằng cách nhìn nguyên bản để vẽ lại. Sau khi yêu tôi, anh ấy sao thêm một bức cho riêng mình.

 

Nhưng lần này, thế vào chỗ của Husrev và Shirin, anh vẽ chính anh và tôi, Siyah và Shekure. Nếu không có những chú thích bên dưới các nhân vật thì chắc chỉ có tôi mới biết người đàn ông và thiếu nữ trong bức tranh là ai. Bởi vì thỉnh thoảng khi chúng tôi vui đùa loanh quanh, anh ấy đã vẽ chúng tôi trong cùng cách thức và màu sắc: Tôi toàn màu xanh, anh ấy toàn đỏ. Và nếu điều này chưa đủ biểu lộ, anh ấy sẽ ghi tên chúng tôi bên dưới hình vẽ. Anh ấy để bức tranh ở chỗ tôi sẽ nhìn thấy rồi bỏ đi. Anh ấy theo dõi xem tôi phản ứng ra sao trước tác phẩm của anh ấy.

 

Tôi biết rõ rằng tôi không thể yêu anh ấy như Shirin, nên tôi giả như không biết. Vào buổi tối cái ngày hè Siyah đưa cho tôi bức tranh, trong lúc chúng tôi cố giải khát bằng nước quả anh đào chua ướp nước đá được cho là mang suốt từ núi Ulu băng tuyết về tôi nói với cha tôi rằng anh đã tỏ tình với tôi. Vào lúc đó Siyah vừa tốt nghiệp trường giáo lý. Anh đi dạy ở những khu xa xôi và vì thái độ cương quyết của cha tôi hơn là vì mong muốn của anh, Siyah đã nỗ lực để có được sự đỡ đầu của Tổng trấn Naim đầy quyền lực và đáng kính. Nhưng theo cha tôi, Siyah chưa đủ khôn ngoan. Cha tôi, người đã dồn hết tâm trí để Siyah có được một chỗ trong nhóm hầu cận của Tổng trấn Naim, ít nhất là khởi đầu trong vai trò một thư ký, đã phàn nàn rằng anh không nỗ lực để đẩy sự nghiệp của mình tiến xa hơn; nói cách khác Siyah là một kẻ hoàn toàn ngốc nghếch. Và đúng cái đêm nói chuyện về Siyah với tôi cha tôi đã tuyên bố, “Ta nghĩ đứa cháu trai nghèo khổ này có tham vọng rất cao”, và không để ý đến sự có mặt của mẹ tôi ông thêm, “nó thông minh hơn chúng ta nghĩ.”

 

Tôi khổ sở nhớ lại những gì cha tôi đã làm trong những ngày sau đó, cách tôi tránh né Siyah thế nào, anh thôi đến nhà chúng tôi ra sao, nhưng tôi sẽ không giải thích tất cả chuyện này vì tôi sợ rằng bạn sẽ đâm ra không thích tôi và cha tôi mất. Tôi thề với bạn, chúng tôi chẳng có chọn lựa nào khác. Bạn biết trong những tình huống như thế những người có lý trí lập tức cảm thấy rằng tình yêu không có hy vọng chỉ là vô vọng đến thế nào và hiểu những giới hạn quanh khu vực phi lý của con tim, đã kết thúc nó mau lẹ bằng một phát biểu lịch sự, “Họ thấy hai đứa không xứng đôi vừa lứa. Chỉ có vậy thôi.” Nhưng tôi sẽ cho bạn biết rằng mẹ tôi đã nhiều lần nói. “Ít nhất là đừng làm tan nát trái tim thằng bé.” Siyah, người mà mẹ tôi thường gọi là “thằng bé”, đã hai mươi bốn, và tôi bằng nửa tuổi anh. Bởi cha tôi xem lời tỏ tình của Siyah là một hành vi thô lỗ, nên ông không tán đồng những ước muốn của mẹ tôi.

 

Dù chúng tôi chưa quên hẳn anh lúc chúng tôi nghe tin anh rời khỏi Istanbul, nhưng chúng tôi đã để anh hoàn toàn tuột khỏi vòng tình cảm của chúng tôi. Bởi trong nhiều năm chúng tôi không nhận được tin anh từ bất cứ thành phố nào, tôi nghĩ rằng cất kỹ bức tranh anh đã vẽ tặng tôi thì cũng phải, coi như là một dấu vết cho những kỷ niệm và tình bạn ấu thời của chúng tôi. Để ngăn không cho cha tôi, và sau đó là người chồng chiến binh của tôi phát hiện ra bức tranh rồi giận dữ hay ghen tuông, tôi đã khéo léo che đậy cái tên “Shekure” và “Siyah” bên dưới các hình vẽ bằng cách làm cho trông như có ai đó đã vô ý đánh đổ mực Hasan Pasha của cha tôi lên đấy, rồi sau được sửa lại cho giống những bông hoa. Vì hôm nay tôi đã trả lại bức tranh đó cho anh ấy, có lẽ những ai trong số các bạn vốn không tán thành việc tôi xuất hiện trước mắt anh ấy nơi cửa sổ sẽ cảm thấy xấu hổ mà xét lại những thành kiến của mình ở mức nào đó.

 

Sau khi cho anh ấy thấy mặt, tôi vẫn còn đứng nơi cửa sổ thêm một lát, tắm mình trong màu đỏ sẫm của mặt trời chiều, và sững sờ trước cảnh khu vườn ngập trong ánh sáng đỏ cam, cho đến khi tôi cảm thấy cái lạnh của trời đêm. Không hề có gió. Tôi không quan tâm việc có ai đó đi trên đường sẽ nói gì khi thấy tôi ở khung cửa sổ mở đó. Một trong những con gái của Tổng trấn Ziver, Mesrure, người luôn cười to và vui hơn hớn khi nói ra những điều gây ngạc nhiên nhất vào những thời điểm thiếu thích hợp nhất khi chúng tôi vui vẻ và cười đùa đi đến nhà tắm công cộng mỗi tuần, đã có lần bảo tôi người ta không bao giờ biết chính xác cô ấy đang nghĩ gì. Còn tôi thì biết thế này: Đôi khi tôi nói một điều gì đó mà vừa nói xong đã nhận ra ngay rằng đó là suy nghĩ của riêng mình; nhưng khi vừa đi đến nhận thức như vậy thì tôi cũng tin chắc chính điều ngược lại mới là sự thực.

 

Tôi lấy làm tiếc khi Zarif Kính mến tội nghiệp, một trong những nhà tiểu họa cha tôi thường mời đến nhà – và tôi sẽ không giấu giếm chuyện tôi đã theo dõi từng người trong bọn họ – đã mất tích, giống như người chồng xấu số của tôi. “Zarif” là người xấu xa nhất trong bọn họ và có tâm hồn tồi tệ nhất.

 

Tôi đóng cánh cửa rèm lại, rời phòng và đi xuống nhà bếp.

 

“Mẹ ơi Shevket không nghe lời mẹ,” Orhan mách. “Khi chú Siyah dắt ngựa khỏi chuồng, anh Shevket đã ra khỏi bếp rồi theo dõi chú ấy qua lỗ nhìn trộm.”

 

“Xạo!” Shevket nói, vung tay khỏi đầu. “Mẹ theo dõi chú ấy qua cái lỗ trong tủ.”

 

“Hayriye” tôi nói. “Chiên bánh mì với chút bơ rồi cho bọn trẻ ăn với bột hạnh nhân và đường.” Orhan nhảy tưng tưng đầy vui sướng dù Shevket im lặng. Nhưng khi tôi đi trở lên lầu, bọn trẻ chạy theo tôi, la hét, xô đẩy nhau cạnh tôi đầy kích động. “Thôi từ từ, từ từ nào,” tôi vừa nói vừa bật cười. “Lũ ranh.” Tôi vỗ nhẹ lên hai cái lưng mảnh khảnh của chúng.

 

Thú vị làm sao khi được ở nhà với bọn trẻ lúc trời dần tối! Cha tôi đã lặng lẽ đắm mình với cuốn sách.

 

“Khách của cha về rồi,” tôi nói. “Con hy vọng anh ta không quấy rầy cha lắm.”

 

“Trái lại kìa,” ông nói.”Nó làm ta vui. Nó luôn hết sức kính trọng Enishte của nó.”

 

“Tốt quá.”

 

“Nhưng bây giờ nó cũng cẩn thận và khôn ngoan.”

 

Ông nói điều đó để quan sát phản ứng của tôi thì ít mà chủ yếu là để khép lại đề tài này theo một cung cách coi thường Siyah. Vào bất cứ dịp nào khác, tôi hẳn sẽ trả lời ông với giọng lưỡi cạnh khóe, như tôi thường làm. Tuy nhiên lần này, tôi chỉ nghĩ đến Siyah đang rong ruổi trên lưng con ngựa trắng của anh, và tôi rùng mình.

 

Tôi không chắc chuyện đó xảy ra như thế nào, nhưng sau đó trong căn phòng có cái tủ, Orhan và tôi ôm lấy nhau, Shevket cũng tham gia; có một cuộc đụng độ ngắn giữa hai đứa. Khi chúng vật nhau, tất cả chúng tôi lăn xuống dưới sàn. Tôi hôn vào gáy và tóc chúng, tôi ép chúng vào ngực, tôi và cảm thấy sức nặng của chúng trên bộ ngực tôi.

 

“Aaa,” tôi nói. “Tóc tụi con hôi rình. Ngày mai mẹ sẽ cho tụi con đi nhà tắm với Hayriye.”

 

“Con không muốn đi nhà tắm với Hayriye nữa,” Shevket nói.

 

“Sao vậy? Con lớn quá rồi hả?” tôi hỏi.

 

“Mẹ ơi sao mẹ không mặc cái áo khoác đỏ tía đẹp của mẹ?” Shevket hỏi.

 

Tôi đi sang phòng khác và lấy ra chiếc áo khoác đỏ tía. Tôi khoác lên chiếc áo xanh nhạt tôi thường mặc. Trong khi thay áo, tôi cảm thấy lạnh và run, nhưng tôi có thể cảm thấy làn da mình nóng bừng, cơ thể tôi mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Tôi đã thoa một chút phấn hồng lên má, vì má tôi chắc đã bị hoen khi tôi lăn tròn với bọn trẻ, nhưng tôi xoa đều bằng cách liếm lòng bàn tay rồi chà xát má. Bạn có biết rằng những họ hàng của tôi, những phụ nữ tôi gặp ở phòng tắm và bất cứ ai đã gặp tôi, đều khẳng định rằng tôi trông giống một thiếu nữ mười sáu hơn là một bà mẹ hai mươi bốn tuổi có hai con và đã qua hết thời xuân sắc nhất không? Hãy tin họ, tin thực sự nếu không tôi sẽ không kể cho bạn nghe nữa.

 

Đừng ngạc nhiên rằng tôi đang nói chuyện với bạn. Trong nhiều năm tôi đã lục những bức tranh trong mớ sách của cha tôi để lùng kiếm hình ảnh về những phụ nữ và những đại mỹ nhân. Họ quả thực tồn tại, nhưng hiếm có, và luôn luôn có vẻ e lệ, lúng túng, chỉ nhìn nhau, như muốn phân trần. Họ không bao giờ ngẩng đầu lên, đứng thẳng và đối diện với con người ở thế giới này như những người lính và các vị vua chúa. Chỉ trong những cuốn sách được minh họa vội vàng, rẻ tiền bởi những họa sĩ cẩu thả thì đôi mắt của một số phụ nữ mới không hướng xuống đất hay nhìn vào vật gì đó trong tranh – ồ, tôi không chắc, một người tình hay chiếc cốc chẳng hạn – mà nhìn thẳng vào độc giả. Từ lâu tôi đã băn khoăn về độc giả đó.

 

Tôi rùng mình vui sướng khi nghĩ về những cuốn sách hai trăm tuổi, có từ thời Tamerlane, những cuốn mà vì chúng những người Thiên chúa giáo ham sưu tập đã hân hoan đổ ra những đồng vàng và mang theo suốt con đường trở về đất nước mình: có lẽ một ngày kia một ai đó từ vùng đất xa xôi sẽ lắng nghe câu chuyện này của tôi. Đây chẳng phải là điều nằm đằng sau nỗi khao khát được ghi lại trên các trang sách ư? Chẳng phải vì chính niềm vui này mà các vua chúa và tể tướng ban tặng hàng túi vàng để người ta viết sử về họ sao?

 

Khi tôi cảm thấy niềm vui sướng này, giống như những giai nhân đó mà một mắt nhìn vào cuộc đời trong cuốn sách còn một mắt để vào cuộc sống bên ngoài, tôi cũng khao khát muốn nói với các bạn, những người đang ngắm nhìn tôi từ không gian và thời gian xa xôi nào có ai biết được. Tôi là một phụ nữ thông minh và hấp dẫn, và tôi thấy vui khi mình được người ta nhìn ngắm. Và nếu đôi lúc tôi có ngẫu nhiên nói dối một hai câu, bạn cũng đừng vì thế mà có những kết luận sai về tôi.

 

Có lẽ bạn đã nhận thấy rằng cha tôi rất yêu thương tôi. Trước tôi ông có ba người con trai, nhưng Thượng đế đã lần lượt mang họ đi, chỉ để lại mình tôi, con gái ông. Cha tôi cưng chiều tôi dù tôi cưới một người không phải do ông chọn lựa. Tôi được gả cho một lính kỵ binh chuyên nghiệp, người tôi đã để ý và mơ tưởng. Nếu giao cho cha tôi quyết định thì chồng tôi không những phải là người vĩ đại nhất trong các học giả, anh còn là một người am hiểu về tranh và nghệ thuật, có sức mạnh và quyền thế, và giàu như Karun, người giàu có nhất trong những người được kinh Koran nhắc tới. Ý niệm mơ hồ về một người đàn ông như thế thậm chí không thể tìm thấy được trong những trang sách của cha tôi, và vì thế ắt hẳn tôi đã bị buộc phải chết mòn trong nhà mãi mãi.

 

Vẻ đẹp của chồng tôi mang tính huyền thoại, và tôi đã ưng anh thông qua những người trung gian. Anh ấy đã tìm được cơ hội xuất hiện trước mặt tôi khi tôi từ nhà tắm công cộng trở về. Đôi mắt anh ấy rực sáng như lửa, và tôi lập tức yêu anh ấy. Anh ấy có đôi mắt xanh, da sáng, tóc đen và đôi tay mạnh mẽ; nhưng về cơ bản anh ấy ngây thơ và lặng lẽ như một đứa trẻ đang ngủ. Tuy nhiên ít nhất với tôi, có vẻ như ở anh ấy cũng có mùi máu, có lẽ vì anh ấy đã dùng trọn sức mạnh cho việc tàn sát người khác trong trận chiến và tích góp chiến lợi phẩm, tuy rằng ở nhà anh dịu dàng và lặng lẽ như một cô gái. Người đàn ông này – người mà cha tôi coi như một anh lính không đồng xu dính túi, và vì thế đã phản đối – sau đó được phép cưới tôi vì tôi dọa tự tử. Và sau khi quân đội cấp cho anh một thái ấp trị giá mười ngàn đồng bạc, một phần thưởng cho chủ nghĩa anh hùng trong hết trận đánh này đến trận đánh khác mà ở đó anh đã có những thành tích cực kỳ dũng cảm thì quả thật mọi người đều ghen tỵ với chúng tôi.

 

Bốn năm trước khi anh không trở về cùng những người lính khác sau cuộc chiến với người Safavid, thoạt tiên tôi không thấy lo lắng. Bởi, càng có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường, anh lại càng trở nên khôn ngoan và khéo léo hơn trong việc tạo ra cơ hội cho chính mình, trong việc mang về nhà những bổng lộc lớn hơn, kiếm được thái ấp lớn hơn, thu nhận nhiều binh lính dưới quyền hơn. Có những nhân chứng nói rằng anh đã trốn vào núi cùng binh lính của mình sau khi bị cắt rời khỏi một cánh quân. Ban đầu tôi e rằng anh có một kế hoạch và hy vọng anh sẽ trở về, nhưng sau hai năm tôi dần quen với sự vắng mặt của anh, và khi nhận ra có bao nhiêu phụ nữ cô đơn ở Istanbul giống tôi cũng có chồng là lính trận mất tích, tôi đã cam chịu số phận mình.

 

Ban đêm, trên giường ngủ, tôi ôm lũ con của chúng tôi và đau buồn mà khóc. Để dỗ yên chúng, tôi đã nói với chúng những lời dối trá đầy hy vọng; chẳng hạn người này người nọ có chứng cớ rằng cha chúng sẽ về trước mùa xuân. Về sau, khi lời nói dối của tôi truyền đi, thay đổi và lan tỏa cho đến khi nó tìm đường trở lại với tôi thì tôi là người đầu tiên tin vào tin tức tốt lành đó.

 

Khi nguồn bảo bọc chính của gia đình biến mất, chúng tôi rơi vào những giai đoạn khó khăn. Chúng tôi sống trong một ngôi nhà thuê ở Charshikapi với ông cha chồng lịch thiệp người Abkhazia, người chưa bao giờ sống một cuộc đời thoải mái, và em trai anh ấy, người cũng có đôi mắt xanh. Cha chồng tôi, người từng bỏ công việc chế tạo gương sau khi con trai cả của ông khá lên nhờ binh nghiệp, đã trở lại nghề cũ của ông ở tuổi bóng xế. Hasan, người em chồng độc thân của tôi, làm việc trong ngành hải quan, và khi phát đạt chú ấy đã lên kế hoạch đảm nhiệm vai trò của “người đàn ông trong nhà”. Một mùa đông nọ, vì sợ không trả được tiền thuê nhà, họ vội mang người nô lệ chuyên làm việc nhà ra chợ nô lệ mà bán cô ấy đi, sau đó họ muốn tôi làm công việc bếp núc, giặt quần áo và thậm chí đi chợ để mua sắm thay cho cô ấy. Tôi không phản kháng bằng cách nói. “Bộ tôi là hạng đàn bà đảm nhiệm việc lao dịch như thế sao?” Tôi nén lòng tự ái xuống mà làm việc. Nhưng khi Hasan, em chồng tôi, nay không còn cô nô lệ để chú ấy đêm đêm kéo vào phòng nữa, bắt đầu phá cửa vào phòng tôi, tôi không biết phải làm gì.

 

Dĩ nhiên tôi có thể quay về nhà cha tôi ngay, nhưng theo quan tòa Hồi giáo chồng tôi vẫn còn sống về mặt pháp lý, nếu tôi giận những người bên chồng, họ có thể không dừng lại ở việc buộc con tôi với tôi trở về nhà chồng tôi mà có khi còn làm nhục chúng tôi hơn nữa bằng việc khiến tôi và cha tôi, người đã “giam giữ” tôi, bị trừng phạt. Nói thật, lẽ ra tôi có thể yêu Hasan, người mà tôi thấy nhân hậu và thuần lý hơn chồng tôi, và rõ ràng rất yêu thương tôi. Nhưng nếu tôi làm điều này mà không suy nghĩ cẩn thận, tôi đã có thể cầu Thượng đế che chở, trở thành nô lệ của chú ấy thay vì là vợ. Dù gì đi nữa, bởi vì họ sợ tôi sẽ đòi phần thừa kế của mình rồi sau đó bỏ họ để trở về với cha tôi cùng bọn trẻ, nên họ cũng không hăm hở chờ quan tòa quyết định công nhận cái chết của chồng tôi. Nếu theo quan tòa chồng tôi chưa chết, tôi đương nhiên không thể cưới Hasan, mà cũng không thể cưới bất kỳ ai khác. Bởi tình huống khó xử này đã buộc chặt tôi vào ngôi nhà đó và cuộc hôn nhân đó, nên những người bên chồng tôi thích việc tôi có một người chồng “mất tích” và tiếp tục duy trì tình trạng mơ hồ này hơn. Để bạn khỏi quên tôi muốn nhắc lại rằng tôi lo hết mọi việc trong nhà họ, tôi làm mọi chuyện từ nấu ăn đến giặt giũ cho họ, và hơn thế nữa, một người trong bọn họ còn yêu tôi điên cuồng.

 

Khi cha chồng tôi và Hasan ngày càng không hài lòng với tình trạng này và quyết định đã đến lúc tôi phải lấy Hasan, điều cần thiết đầu tiên là chuẩn bị các nhân chứng để thuyết phục quan tòa rằng chồng tôi đã chết. Vì vậy nếu những người ruột thịt nhất của ông chồng mất tích của tôi, cha chồng và em trai chồng tôi, chấp nhận cái chết của anh ấy, nếu không còn ai nữa phản đối việc tuyên bố chồng tôi chết, và nếu, với cái giá vài đồng bạc, các nhân chứng chịu xác nhận rằng họ đã thấy thi hài người này trên chiến trường, thì quan tòa cũng buộc lòng phải theo ý họ. Khó khăn nhất là thuyết phục Hasan một khi tôi được công nhận là quả phụ, rằng tôi sẽ không rời khỏi gia đình đó, không đòi hỏi phần thừa kế của tôi hoặc đòi tiền để cưới chú ấy; và hơn thế nữa, thuyết phục chú ấy rằng tôi lấy chú ấy theo ý muốn tự do của tôi.

 

Dĩ nhiên tôi biết rằng để đạt được sự tin tưởng của chú ấy về mặt này, tôi phải ngủ với chú ấy với một thái độ hoàn toàn tự nguyện để chú ấy tin chắc rằng tôi hoàn toàn ưng thuận chú ấy, không phải để chú cho phép tôi ly dị chồng tôi, mà bởi vì tôi thực lòng yêu chú ấy.

 

Nếu cố gắng ít nhiều thì lẽ ra tôi đã yêu được Hasan. Chú ấy trẻ hơn ông chồng mất tích của tôi tám tuổi, và khi chồng tôi còn ở nhà Hasan giống như đứa em trai bé bỏng của tôi, và tình cảm đó khiến tôi yêu mến chú ấy. Tôi thích thái độ nồng nhiệt và nhún nhường của chú, niềm vui của chú khi chơi với các con tôi và cả cái cách chú nhìn tôi thèm muốn như thể chú đang chết khát còn tôi là một ly nước quả anh đào mát lạnh. Mặt khác, tôi cũng biết mình thực sự phải tự ép lòng yêu một người đàn ông vốn bắt tôi giặt quần áo và không quan tâm đến việc tôi phải lang thang khắp các chợ như một con nô lệ tầm thường. Trong suốt những ngày đó, mỗi khi tôi có dịp ghé nhà cha tôi và khóc không dứt khi nhìn vào những nồi, chảo, chén bát và cốc tách, trong suốt những đêm khi bọn trẻ với tôi ôm chặt nhau ngủ thành một khối, Hasan không hề cho tôi lý do để thay đổi con tim. Chú ấy không tin rằng tôi có thể yêu chú ấy hoặc tiền đề quan trọng và bắt buộc cho cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ tự nó xuất hiện; và bởi vì chú không tin vào chính mình, nên chú ấy đã hành động không thích hợp. Chú ấy cố dồn tôi vào góc, hôn tôi và vuốt ve tôi. Chú ấy tuyên bố rằng chồng tôi sẽ không trở về, rằng chú ấy sẽ giết tôi. Chú ấy đe dọa tôi, khóc như một đứa trẻ và, bởi vội vàng và bối rối, chú ấy đã không dành thời gian cho một tình yêu cao đẹp và chân thực có thể nẩy nở. Tôi biết tôi không bao giờ có thể lấy chú ấy.

 

Một đêm, khi chú ấy cố phá cửa căn phòng nơi tôi đang ngủ với bọn trẻ, tôi lập tức nhổm dậy, và không hề nghĩ rằng tôi có thể làm bọn trẻ sợ hãi, tôi gào hết sức bình sinh rằng các ác thần đã xâm nhập ngôi nhà. Cơn hoảng loạn và tiếng rú này đã đánh thức cha chồng tôi và vì thế phơi bày Hasan trước mặt cha chú ấy, khi sự bạo lực đầy kích động của chú ấy vẫn còn hiện rõ. Giữa những tiếng rú lố bịch và lời nguyền rủa vô nghĩa của tôi với các ác thần, ông già trầm tính này với vẻ bối rối đã hiểu ra sự thật khủng khiếp: Con trai ông đã bị hớp hồn và có ý đồ không thích hợp với vợ của anh trai nó, một người mẹ có hai con. Cha chồng tôi không trả lời khi tôi nói tôi sẽ không hề chợp mắt cho tới sáng luôn nhìn ra cửa để bảo vệ hai con tôi khỏi “ác thần.” Ngày hôm sau tôi thông báo tôi sẽ về nhà cha tôi cùng bọn trẻ và ở đó dài ngày để chăm sóc ông trong lúc bệnh hoạn; vì vậy Hasan chấp nhận mình thất bại. Tôi trở về nhà cha tôi, mang theo, như những kỷ vật cho cuộc hôn nhân của tôi, cái đồng hồ có những quả chuông do chồng tôi cướp được từ Hungary (anh ấy đã không xiêu theo lời cám dỗ bán nó đi), chiếc roi làm từ gân những con ngựa Ẳ Rập thiện chiến nhất, bộ cờ làm bằng ngà voi Tabriz mà bọn trẻ nhà tôi thường dùng để chơi trò chiến tranh và cái giá cắm nến bằng bạc (chiến lợi phẩm từ trận Nahjivan) mà tôi đã đấu tranh quyết liệt để giữ lại khi tiền đã cạn.

 

Như tôi mong đợi, việc rời bỏ căn nhà của người chồng vắng mặt của tôi đã biến tình yêu thiếu trân trọng và đầy ám ảnh của Hasan thành một địa ngục vô vọng. Biết rõ rằng cha không ủng hộ mình, nên thay vì đe dọa tôi, chú ấy mưu tìm lòng thương hại bằng cách gửi cho tôi những lá thư tình mà ở các góc của trang giấy chú ấy vẽ những con chim cô độc, những con sư tử mắt rướm lệ và những con linh dương rầu rĩ. Tôi sẽ không giấu bạn chuyện tôi vừa mới đọc chúng lại một lần nữa, những lá thư đó cho thấy trí tưởng tượng phong phú của Hasan, điều mà tôi không biết khi chúng tôi còn sống bên nhau dưới một mái nhà – ấy là nếu như chú ấy không phải nhờ một trong những người giỏi thơ ca hay hội họa hơn chú ấy viết và tô điểm chúng.

 

Trong lá thư gần đây nhất. Hasan trịnh trọng hứa rằng tôi sẽ không còn là một nô lệ làm việc nhà nữa, và rằng chú ấy đã làm ra rất nhiều tiền. Điều tiết lộ này trong giọng thư ngọt ngào, trân trọng và hài hước của chú ấy, kết hợp với những trò đánh lộn và nhu cầu bất tận của bọn trẻ, và những lời phàn nàn của cha tôi, đã biến đầu tôi thành một cái trống thiếc thực sự. Thực tình, chính vì muốn thở ra một hơi nhẹ nhõm với thế giới này nên tôi mới mở những cánh cửa sổ đó.

 

Trước khi Hayriye dọn bàn ăn tối, tôi chuẩn bị một ngụm bia đắng làm từ hoa cây chà là hạng nhất Ẳ Rập; tôi trộn vào một thìa mật ong và một chút nước chanh, rồi nhẹ nhàng bước vào phòng cha tôi khi ông đang đọc cuốn Kitab al-Ruh, và như một âm hồn 1, tôi đặt nó trước mặt ông mà không gây chú ý đến sự có mặt của tôi, như ông thích vậy.

 

“Tuyết đang rơi hả?” Ông hỏi bằng giọng buồn bã và yếu ớt đến độ tôi hiểu ngay lập tức đây sẽ là mùa tuyết rơi cuối cùng mà người cha tội nghiệp của tôi còn nhìn thấy được.

 

— —— —— —— ——-

 

  1. Âm hồn (Ẳ Rập jinniy): Trong thần thoại Ẳ Rập, một lớp hữu thể siêu nhiên thấp hơn cấp thiên thần hay ác quỷ, tên gọi này trong tiếng Anh được viết thành jinn, jinni, genie hoặc genii. Với bản chất là lửa hoặc khí. Âm hồn có khả năng đội lốt người hoặc thú, và được cho là hiện diện trong mọi vật vô tri. Theo truyền thuyết, âm hồn thích hành hạ con người vì bất cứ hành vi gì làm hại tới chúng dù vô tình hay cố ý, và được coi là thủ phạm của nhiều chứng bệnh và các tai nạn trên đời; tuy nhiên những người biết pháp thuật có thể khai thác âm hồn để làm lợi cho mình.
Trước
image
Chương 9
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!