Tình Yêu Thời Thổ Tả

Chương 47
Trước
image
Chương 47
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
Tiếp

Trong một buổi đến chơi, lần đầu tiên, nhân nói đến những con tàu chạy trên sông của mình, Phlôrêntinô Arixa đã mời Phecmina Đaxa làm một chuyến du chơi trên sông để nghỉ ngơi cho lại sức. Thêm một ngày đi tàu hỏa có thể đến được thủ đô, mà họ, như phần lớn những người sinh trưởng ở miền duyên hải Caribê, vẫn tiếp tục gọi nó bằng một cái tên được duy trì từ thế kỷ trước: Santa Phe. Nhưng Phecmina Đaxa vẫn còn giữ nguyên những ác cảm của chồng mình và không muốn làm quen với một thành phố giá buốt và âm u, nơi các bà các cô chỉ ra khỏi nhà để đi dự lễ misa lúc năm giờ, và họ chẳng thể vào hiệu kem và các nơi công cộng vì nó là nơi trên các đường phố lúc nào cũng bị cấm đường bởi có đám tang đi qua, và kể từ những năm có con lừa cái chết cóng thành phố bao giờ cũng có mưa phùn. Quả thật, thành phố thủ đô ấy còn tồi tệ hơn cả Pari. Ngược lại, Phecmina Đaxa cảm thấy mình rất thích sông nước, thích được ngắm những chú cá sấu nằm phơi nắng trên những doi cát bồi ven sông, thích bị đánh thức dậy ngay giữa đêm khuya bởi tiếng khóc giọng đàn bà của những con lợn biển, nhưng ý nghĩ về một chuyến đi chơi cực kỳ gian khổ đối với tuổi của bà, hơn nữa bà lại góa bụa và cô đơn, đã khiến bà nghĩ rằng chuyện du chơi trên sông là chuyện không thực tế.

Khi Phlôrêntinô Arixa lại nhắc lại lời mời, và khi bà quyết chí sống mà không cần có người chồng, thì lúc ấy bà cảm thấy có thể nhận lời được. Nhưng sau cuộc cãi nhau với người con gái, còn đang phiền lòng về những lời thóa mạ mà thiên hạ dùng để nói về cha mình, còn hờn căm người chồng, còn đang giận dữ đối với những hành động giả nhân giả nghĩa của Lucrêxia Rêan, người bà từng đối xử như người bạn tốt nhất, Phecmina Đaxa cảm thấy mình quá thừa trong chính ngôi nhà của mình. Có một buổi chiểu, trong khi uống nước trà, Phecmina Đaxa nhìn ra vũng bùn ở ngoài sân, nơi cái cây gây ra nỗi bất hạnh của bà vẫn chưa đâm chồi lại.

– Điều mà tôi ao ước muốn làm bây giờ là đi khỏi ngôi nhà này, chẳng thà là đi bộ, đi thẳng, đi thẳng, đi thẳng một mạch, và chẳng bao giờ trở lại nữa, – bà nói.

– Vậy thì mời bà hãy đi trên một chiếc tàu thủy. – Phlôrêntinô Arixa nói.

– Vậy thì ông hãy nhớ cho rằng điều đó có thể lắm.

Một phút trước đây bà chưa hề nghĩ đến điều đó nhưng bà đã thấy rõ khả năng thực tế để coi nó như việc đã rồi. Người con trai và con dâu lòng hân hoan biểu bà. Phlôrêntinô Arixa nhanh chóng nhận thấy rằng Phecmina Đaxa sẽ là một vị khách danh dự trên những chiếc tàu thủy của mình, sẽ phải dành riêng cho bà một phòng giường nằm được chuẩn bị chu đáo nh chính nhà của bà vậy. Có tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, và một vị thuyền trưởng đích thân lo bảo vệ an toàn và sức khỏe cho bà. Ông mang đến nhà cho bà xem những tấm bản đồ vẽ lộ trình của con tàu để khích lệ bà, những tấm bưu thiếp để xem trong các buổi chiều tàn, những bài thơ do các vị khách trứ danh viết ca ngợi thiên đường nguyên thủy của con sông Macgơđaêna.

Bà chỉ giở chúng xem qua một lần trong tâm hồn đang lâng lâng vui sướng.

– Ông chẳng nên phỉnh tôi như phỉnh một đứa bé, – bà nói với ông. – Nếu tôi đi là vì tôi đã quyết định, chứ đâu vì những thích thú của cảnh vật.

Khi người con trai khẩn khoản xin bà cho vợ mình cùng đi để chăm sóc mẹ, thì bà gạt phắt đi, nói: “Tôi đã quá lớn để chẳng cần ai phải chăm nom cho”. Chính bà tự lo liệu cho chuyến đi của mình. Bà cảm thấy thanh thản trong lòng trước ý nghĩ về việc mình được sống tám ngày tàu ngược và năm ngày tàu xuôi với những tư trang không thể thiếu được: Một nửa tá váy áo bằng vải bông, những đồ dùng để trang điểm và vệ sinh, một đôi giày dùng khi lên xuống tàu và đôi dép đi trong phòng và không gì hơn đó giấc mơ của cuộc đời bà.

Hồi tháng giêng năm 1824 vị thuyền trưởng kỳ cựu nhất, Hoan Becnacđô Ocbơc, người sáng lập hãng tàu thủy, đã treo cờ cho chiếc tàu thủy đầu tiên chạy trên sông Macgơđalêna, một chiếc tàu bốn mươi lăm sức ngựa được gọi là tàu Phiđêliđát. Hơn một nửa thế kỷ sau, vào lúc sáu giờ chiều ngày mồng bảy tháng bảy, bác sĩ Ucbinô Đaxa và bà vợ ngài đã cùng đi với Phecmina Đaxa để lên chiếc tàu thủy sẽ đưa bà đi trong chuyến du lịch đầu tiên trên sông của bà. Nó là chiếc tàu đầu tiên được đóng tại các xưởng đóng tàu của địa phương, và Phlôrêntinô Arixa đã đặt tên cho nó là Nuêva Phiđêliđat để kỉ niệm chiếc tàu quang vinh đầu tiên. Không bao giờ Phecmina Đaxa có thể tin được rằng cái tên kia đối với họ, bà và Phlôrêntinô Arixa, rất có ý nghĩa lại chỉ là một sự ngẫu nhiên lịch sử mà thôi, và nó chẳng phải là một ngẫu hứng nữa thêm vào chủ nghĩa lãng mạn hàng ngày của Phlôrêntinô Arixa hay sao.

Vậy là, khác hẳn với những chiếc tàu thủy khác, cả cũ lẫn mới, con tàu Nuvêa Phiđêliđat có một phòng phụ ngay bên cạnh phòng của thuyền trưởng. Đó là một phòng khách, rộng rãi và vững chắc, bày đặt đồ nội thất bằng tre bằng phòng ngủ của vợ chồng được trang trí bằng những bức tranh họa tích Trung Hoa, một phòng tắm có bể tắm và vòi hoa sen, một đài quan sát rất rộng rãi, được che kín có treo những giò dương xỉ, cho người ta một cái nhìn bao quát về phía trước và hai bên mạn tàu, có hệ thống giảm âm với tác dụng duy trì khung cảnh chung thanh lặng bất chấp cả những tiếng nổ bên ngoài. Cái phòng sang trọng này từng được gọi là Phòng Tổng thống, bởi vì cho đến lúc ấy đã có vị Tổng thống nước Cộng hòa đi trên con tàu này. Phòng này không được sử dụng với mục đích kinh doanh mà ngược lại chỉ được sử dụng với mục đích ưu đãi các quan chức cao cấp và khách quý. Phlôrêntinô Arixa ra lệnh xây dựng nó với mục đích trên ngay từ khi ông được bầu làm chủ tịch Hãng Tàu thủy Caribê trong niềm tin thầm kín rằng sớm hay muộn nó sẽ là nơi ẩn trốn đầy hạnh phúc trong chuyến du chơi tuần trăng mật của ông với Phecmina Đaxa.

Ngày lên đường đã đến. Quả nhiên, Phecmina Đaxa ở trong phòng Tổng thống với tư thế bà chủ. Viên thuyền trường của chiếc tàu, với rượu sâm banh và cá hồi nướng, đã mở tiệc khoản đãi bác sĩ Ucbinô Đaxa và phu nhân, khoản đãi Phlôrêntinô Arixa. Ông ta tên là Điêgô Samaritanô. Thuyền trưởng mặc bộ đồng phục bằng vải lanh trắng, ông ăn vận chính tề và rất đúng mốt kể từ đôi ủng đến chiếc mũ có gắn huy hiệu của Hãng Tàu thủy Caribê thêu chỉ vàng. Cũng như những viên thuyền trưởng chạy tàu trên sông, ông có thân hình vâm váp, có giọng nói sang sảng.

Đúng bảy giờ tối, lệnh xuất phát được ban hành và Phecmina Đaxa cảm thấy tiếng còi tàu vang vọng kinh khủng đến mức nó làm ù tai trái mình. Đêm qua bà nằm mộng hoài với những điềm gở rợn người đến mức bà chẳng thiết đoán xem chúng nói gì. Ngay sáng tinh mơ hôm ấy bà cho người dẫn mình đến điện Pantêông của trường dòng mà thời ấy có tên là Nghĩa trang La Mangga và bà làm lành với người chồng quá cố. Bà đứng trước phần mộ của ngài và bằng cuộc độc thoại nội tâm bà đã xổ tung hết những lời công kích chính đáng mà bà từng phải nín chịu. Sau đó bà kể cho ngài biết chuyến du chơi của mình thật tỉ mỉ và cuối cùng bà tạm biệt ngài. Như lâu nay vẫn thường làm trong các chuyến sang châu Âu, bà không muốn cho ai nữa biết để tránh những cuộc tiễn đưa đầy mỏi mệt. Dù đã nhiều lần đi chơi xa, lần này bà cảm thấy như đây là lần đầu mình đi xa. Trong khi ngày càng trôi đi, bà càng cảm thấy bồn chồn. Khi đã lên tàu rồi bà càng cảm thấy mình đơn độc hơn, buồn tủi hơn và bà thèm được đứng một mình để khóc.

Khi tiếng còi tàu vang lên báo đã hết giờ tiễn khách, bác sĩ Ucbinô Đaxa và phu nhân tạm biệt bà mà không hề bi lụy. Phlôrêntinô Arixa cùng đi với họ đến tận cầu tàu. Bác sĩ Ucbinô Đaxa định nhường bước cho ông đi trước và chỉ đến lúc ấy bác sĩ mới cũng cùng đi trên chuyến tàu của bà mẹ. Bác sĩ không thể giấu nổi tâm trạng bối rối của mình.

– Nhưng, chúng ta vẫn chưa hề thảo luận về chuyện này!- Bác sĩ nói.

Phlôrêntinô Arixa chìa cho ông ta xem chiếc chìa khóa phòng giường nằm của mình với một ý nghĩa rõ ràng rằng nó là một phòng giường nằm trong khu vực chung cho tất cả mọi người. Nhưng bác sĩ Ucbinô Đaxa lại không thấy đấy là một bằng chứng về tình thân vô tư của Phlôrêntinô Arixa. Bác sĩ đưa mắt sang phía vợ tỏ ý cầu cứu nhưng chỉ được bà vợ đáp lại bằng ánh mắt lạnh lùng. Người vợ, bằng giọng thầm thì, hỏi ông: “Anh mà cũng thế sao?”. Đúng, ông ta cũng thế, cũng như em gái mình cũng nghĩ rằng tình có thời của nó thôi, nghĩa là, khi về già mà còn yêu nhau thì nó không còn là tình yêu nữa. Nhưng ông ta đã biết phản ứng đúng lúc và bắt tay tạm biệt Phlôrêntinô Arixa với lòng nhẫn nhục chứ không phải với lòng biết ơn như trước đây.

Từ cầu thang phòng khách trên tàu, Phlôrêntinô Arixa nhìn vợ chồng bác sĩ Ucbinô Đaxa xuống tàu. Như điều mong đợi ông nhìn thấy bác sĩ Ucbinô Đaxa cùng phu nhân đã quay lại chào mình trước khi chui vào ô tô. Phlôrêntinô Arixa giơ tay lên vẫy chào tạm biệt bọn họ. Hai người cũng giơ tay lên vẫy chào ông. Phlôrêntinô Arixa vẫn đứng đấy đợi cho đến khi chiếc ô tô khuất bóng trong đám bụi bốc lên trên sân bốc dỡ. Sau đó ông trở về phòng giường nằm của mình để mặc quần áo khác phù hợp với bữa cơm tối đầu tiên trên tàu trong phòng ăn riêng của thuyền trưởng.

Đó là một đêm lộng lẫy mà thuyền trưởng Điêgô Samaritanô đã chuẩn bị kĩ với những chuyện vui về cuộc đời bốn mươi năm lái tàu trên sông của ông ta, nhưng Phecmina Đaxa phải gắng gượng lắm để làm ra vẻ mình đang vui thích. Mặc dù còi báo hết giờ tiễn đưa khách đã vang lên từ lúc tám giờ và mặc dù cũng vào giờ ấy những người đi tiễn đã xuống tàu rồi và người ta kéo cầu tàu lên, con tàu vẫn chưa nhổ neo ra đi một khi mà thuyền trưởng chưa ăn xong và chưa trèo lên vị trí chỉ huy để điều khiển toàn bộ thủy thủ dưới quyền cho tàu ra khỏi bến cảng. Phecmina Đaxa và Phlôrêntinô Arixa vẫn cứ đứng nguyên ở bao lơn phòng khách, lẫn giữa những hành khách đang ồn ĩ thi nhau nhận diện các ngọn đèn trong thành phố, cho đến khi con tàu ra khỏi vịnh, rồi đi vào con kênh lờ mờ tối sau đó đi trên vùng nước ngầu bùn chơi vơi những ngọn đèn trên thuyền đánh cá, rỗi cuối cùng hành khách hít thở không khí thoáng đãng của con sông cả Macgơđalêna. Cũng khi ấy, ban nhạc chơi một bản nhạc dân gian rất thời thượng, và đám hành khách cùng reo vui, rồi đêm khiêu vũ bắt đầu.

Phecmina Đaxa muốn được trốn về phòng giường nằm của mình. Cả đêm ấy bà không nói lấy một lời, và Phlôrêntinô Arixa cứ để mặc cho bà đắm chìm trong những suy tư của mình. Ông chỉ làm bà phải ngừng suy tư khi ông định chào tạm biệt. Lúc ấy họ đứng trước cửa phòng giường nằm, nhưng bà không buồn ngủ, chỉ hơi rét thôi và bà khẩn khoản đề nghị ông vào phòng của mình để cùng nhau ngồi trên đài quan sát ngắm nhìn dòng sông.

Phlôtêntinô Arixa kéo hai chiếc ghế đến cạnh bao lơn, tắt đèn, quàng lên vai bà một chiếc khăn lạnh, rồi ngồi xuống bên cạnh bà. Bà cuộn một điếu thuốc lấy sợi từ trong hộp thuốc ông tặng. Bà cuộn rất nhanh đến mức ông phải ngạc nhiên, rồi bà hút nó bằng cách quay đầu đỏ lửa vào phía trong mồm mà không hề nói năng gì, rồi sau đó bà lại cuộn tiếp một điếu thuốc và hút chúng liên tục. Phlôrêntinô Arixa uống từng ngụm từng ngụm liền hai phích cà phê cũng không hề nói gì.

Ở phía chân trời ánh sáng thành phố đã tắt lịm. Dòng sông phẳng lặng, những đồng cỏ hai bên bờ thầm lặng phơi dưới ánh trăng, tất cả những thứ ấy được nhìn từ đài quan sát chìm trong bóng tối, đã biến thành một bình nguyên rực sáng ánh lân tinh. Thi thoảng, nổi lên một túp lều lá cọ bên cạnh những đồng lửa rực cháy, dấu hiệu cho thấy ở đấy có bán củi cho tàu thủy. Phlôrêntinô Arixa vẫn giữ nguyên những ký ức xa mờ của chuyến đi tàu từ thời xuân trẻ của mình, và quang cảnh dòng sông lúc này đã khiến chúng sống dậy trong ánh hào quang rực rỡ tựa như vừa xảy ra ngay hôm qua. Ông kể lại cho Phecmina Đaxa nghe một vài kỉ niệm cũ những tưởng rằng chúng có thể làm bà vui lên, nhưng bà vẫn trầm tư hút thuốc như đang sống trong một thế giới khác. Phlôrêntinô Arixa không nhắc tới những kỉ niệm cũ của mình và để cho bà sống với thế giới của riêng bà và lúc ấy bà cuộn thuốc và cứ tiếp tục hút thuốc cho đến khi hết cả hộp thuốc sợi. Âm nhạc ngừng từ lúc sau nửa đêm, tiếng ồn ào của hành khách cũng lặng dần và lặng dần cho đến khi chìm đi trong tiếng ngáy ngủ đều đều, và chỉ còn lại hai trái tim trong đài quan sát chìm trong bóng tối, sống theo nhịp tiếng máy nổ phành phạch của con tàu.

Sau một lúc lâu, qua ánh sáng phản chiếu từ lòng sông lên, Phlôrêntinô Arixa nhìn Phecmina Đaxa. Ông thấy bà có vẻ ma quái trong ánh sáng xanh lét đã làm dịu đi nét mặt nhìn nghiêng đăm chiêu của một pho tượng. Thế là ông hiểu rằng bà đang khóc thầm. Đáng lẽ ông phải an ủi bà hoặc đợi cho đến khi bà cạn nước mắt thì ông lại định để bà một mình cô đơn trong nỗi sợ hãi.

– Bà có muốn được ngồi một mình không? – Ông hỏi.

– Nếu muốn vậy thì tôi đã chẳng bảo ông vào đây, – bà nói.

Lập tức ông xòe những ngón tay cóng lạnh trong bóng tối, lấn mò dò tìm một bàn tay khác trong bóng tối và ông đã tìm thấy nó cũng đang trong lúc chờ đợi bàn tay ông. Trong chính khoảnh khắc ấy, cả hai đều khá minh mẫn để nhận ra rằng không một bàn tay nào trong hai bàn tay là cái bàn tay họ từng mường tượng ra trước khi chúng chạm phải nhau, chúng chỉ là những bàn tay già nua xương xẩu. Nhưng trong khoảnh khắc sau đấy, chúng đã là những bàn tay họ từng mường tượng ra. Bà bắt đầu nói về người chồng đã quá cố, như thể ngài đang sống trong lúc này. Và trong chính cái khoảnh khắc ấy, Phlôrêntinô Arixa biết rằng cũng đã đến lúc với lòng tự trọng, niềm kiêu hãnh, ước vọng sống da diết, bà đang tự hỏi mình sẽ làm gì đây với tình yêu không có người làm chủ nó.

Để khỏi phải rút bàn tay mình ra khỏi bàn tay ông, Phecmina Đaxa không hút thuốc nữa. Bà đang chìm đi trong niềm khát khao được người khác hiểu và thông cảm với mình. Bà không thể cảm thấy một người chồng nào tốt hơn người chồng của bà, tuy nhiên bà lại bắt gặp những nỗi bực lòng nhiều hơn so với những niềm vui của đời mình, một cuộc đời có quá nhiều những sự hiểu lầm nhau, có quá nhiều những cuộc cãi vã vô tích sự, có quá nhiều những trận hờn dỗi không được giải quyết thỏa đáng. Bỗng bà thở dài, nói: “Thật khó mà có thể tin được làm thế nào để có biết bao hạnh phúc trong rất nhiều năm cùng với bao cuộc cãi vã, với bao nhiêu việc làm vô ích mà không biết thực ra nó có phải là tình yêu bay không”. Khi bà vừa rút được tâm trạng u buồn của mình thì ai đó đã tắt ánh trăng rồi. Con tàu như một con vật khổng lồ được quan sát cứ chậm rãi tiến bước, chân nọ bước lên chân kia.

– Bây giờ ông hãy về phòng mình đi, – bà nói.

Phlôrêntinô Arixa siết chặt tay bà, nhướng người về phía bà định hôn lên má bà. Nhưng bà đã kịp né tránh bằng một giọng nói khàn khàn nhưng dịu dàng: – Đừng – bà nói – tôi già rồi.

Bà nghe thấy ông đi ra trong bóng tối, nghe thấy tiếng chân ông trên bậc cầu thang, nghe thấy ông khuất bóng cho đến tận ngày hôm sau. Phecmina Đaxa châm điếu thuốc khác và trong lúc hút thuốc bà cảm thấy bác sĩ Huvênan Ucbinô mặc bộ đồ lanh trắng còn nguyên nếp là, với diện mạo nghề nghiệp, với cử chỉ dễ thương, với tình yêu quan phương, từ trên một chiếc tàu của quá khứ, giơ mũ lên trong điệu bộ chào vĩnh biệt bà. “Bọn đàn ông các anh chỉ là một số tên nô lệ của các định kiến, – có lần ngài đã nói với bà như thế, – ngược lại, khi một người đàn bà đã quyết chí ăn nằm với một người đàn ông thì không một thành trì nào rào cản cô ta không trèo qua, không một thành trì nào cô ta không đạp đổ, không một quan niệm đạo đức nào cô ta không sẵn sàng chà đạp lên nguyên tắc của nó, tóm lại không có Thượng đế nào đủ sức mạnh ngăn cấm cô ta cả”. Phecmina Đaxa vẫn ngồi im như vậy cho đến gần sáng mà nghĩ về Phlôrêntinô Arixa, một Phlôrêntinô Arixa không giống như cái tên lính canh trong công viên Lôt Evanghêliôt mà ký ức về nó không đủ sức thay thế ông và nó cũng không khơi dậy một đốm lửa của niềm hoài nhớ trong bà, mà là một Phlôrêntinô Arixa đúng như ông hiện nay: Già lão lại què chân nhưng là một con người rất thực, luôn luôn ở trong tầm tay bà nhưng bà không muốn nhận ra ông. Trong lúc con tàu hồng hộc thở đưa bà đi về phía ánh sáng rực rỡ của những bông hồng đầu mùa, điều duy nhất mà bà cầu khẩn Thượng đế là sáng ngày hôm sau Phlôrêntinô Arixa biết khởi đầu từ chỗ nào.

Ông đã biết rồi, Phecmina Đaxa bảo người hầu phòng hãy để cho bà ngủ theo ý muốn của mình. Khi thức dậy bà thấy trên bàn kê đầu giường có một bình hoa cắm độc một bông hồng bạch, tươi rói, còn đọng sương đêm và cùng với nó là một phong thư dày cộp nhiều trang giấy mà ông đã có thể viết được kể từ lúc tạm biệt bà. Đó là một bức thư thanh thản, nó chỉ nói điều duy nhất ấy là việc ông thể hiện cái tâm trạng làm ông nghẹt thở từ đêm trước. Bức thư hết sức thơ mộng, hết sức hoa mỹ y như những bức thư khác nhưng khác với những bức thư ấy, bức thư này rất thực tế.

Phecmina Đaxa, người đọc nó mà tự xấu hổ với mình trước tiếng đập rộn ràng của con tim. Bà đọc xong bức thư đầu liền bảo người hầu phòng hãy báo cho họ khi nào bà chuẩn bị xong bởi viên thuyền trưởng đã ngồi vào vị trí chỉ huy để trình bày cho họ, bà và Phlôrêntina Arixa, xem hệ thống hoạt động của con tàu.

Trước
image
Chương 47
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!