Tình Yêu Thời Thổ Tả

Chương 48
Trước
image
Chương 48
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
Tiếp

Bà chuẩn bị xong vào lúc mười một giờ, tắm rửa sạch sẽ, người thơm mùi xà phòng thơm, mặc bộ đồ quả phụ giản dị và hoàn toàn bị chinh phục sau cơn bão lòng đêm qua. Bà bảo người hầu phòng mặc đồ đồng phục trắng bong, người chuyên phục vụ thuyền trưởng và Phlôrêntina Arixa hãy đến đón bà. Một mình bà trèo lên buồng chỉ huy, rực rỡ trong bầu trời quang mây, và bà thấy Phlôrêntina Arixa đang ngồi nói chuyện với thuyền trưởng ở đấy. Bà thấy ông khác hẳn không chỉ vì bà nhìn ông bằng cái nhìn khác mà còn vì trên thực tế ông đã thay đổi hẳn. Thay cho bộ đồ tang thương ông dùng trong cả cuộc đời mình, bây giờ ông đi đôi giày trắng rất mốt, mặc một chiếc quần trắng và một chiếc áo sơmi cộc tay cổ bẻ, trên túi ngực thêu tên họ ông, đội một chiếc mũ Xcôtlen, cũng màu trắng, một cặp kính râm thay cho cặp kính cận vẫn thường dùng lâu nay. Rõ ràng là chúng được mặc lần đầu tiên và được mua sắm với mục đích dùng trong chuyến du chơi này, ngoại trừ chiếc thắt lưng da rái cá, rất cũ kĩ đến mức Phecmina Đaxa, ngay từ cái nhìn đầu tiên, đã thấy nó khó coi tựa như con ruồi trong bát súp. Khi thấy ông như vậy, ăn mặc hết sức bảnh để chỉ riêng cho bà ngắm, bà đã không thể ghìm được luồng máu nóng râm ran chảy lên mặt. Bà bối rối khi chào ông và ông càng bối rối hơn trước thái độ bối rối của bà. Ý thức về việc họ đang xử sự với nhau như hai người yêu càng làm cho họ bối rối thêm và ý thức về việc cả hai người đang bối rối càng làm cho họ bối rối thêm nữa đến mức viên thuyền trưởng Ôiêgô Samaritanô đã nhận ra điều đó với lòng thông cảm sâu sắc. Ông ta đã kịp thời lôi họ ra khỏi tình trạng khó xử ấy bằng việc giải thích cho họ hiểu cách thức chỉ huy và cơ chế chung của con tàu trong hai giờ liền. Bọn họ đi chậm rãi trên một con sông rộng không bờ khuất sau những bãi cát trải rộng đến tận chân trời. Nhưng ngược lại với những sóng nước ngầu bọt do con tàu đi qua gây nên, nước trên sông lúc này chảy lừ đừ chậm chạp và nó trong vắt, ngời sáng, lấp lánh như ánh kim loại dưới nắng trưa chói chang. Phecmina Đaxa có cảm giác nó là một châu thổ dày đặc những cồn cát trắng.

– Đó là số ít ỏi mà chúng ta còn có được nhờ con sông này – viên thuyền trưởng nói.

Quả nhiên, Phlôrêntinô Arixa đang rất ngạc nhiên trước những thay đổi, và ngày hôm sau ông lại càng ngạc nhiên hơn khi con tàu đi ngày càng khó khăn hơn và ông nhận thấy rằng con sông cả Macgơđalêna, một trong những con sông lớn nhất thế giới, chỉ còn là ảo ảnh trong ký ức mà thôi. Thuyền trưởng Điêgô Samaritanô đã giải thích cho bọn họ biết nạn phá rừng vô lý đã phá hại con sông này như thế nào trong năm mươi năm liền: Nồi hơi những con tàu chạy trên sông đã nuốt hết cả cánh rừng rậm rạp những cây cao bóng cả mà Phlôrêntmô Arixa trong chuyến du lịch đầu tiên của mình đã cảm thấy không khí nơi này ngột ngạt đến tức thở. Phecmina Đaxa không thấy những con vật bà từng mơ ước được nhìn ngắm: Những thợ săn thú lấy da thuộc ở Tân Ooclêăng tới đây đã tiêu diệt những chú cá sấu giả vờ chết nằm trên các bãi cát miệng há hốc hàng giờ và hàng giờ để đớp lấy những con bướm bay qua; Những chú vẹt với tiếng hót lảnh lót và những chú khỉ với tiếng kêu phấn khích đều đã chết dần chết mòn vì rừng rậm âm u bị đốn hết cây cao bóng cả; Những con lợn biển với bộ vú khổng lồ của người mẹ đang cho các con bú và thường rên rỉ với tiếng khóc của người đàn bà đau khổ cũng đã bị tiêu diệt bởi đạn của những kẻ đi săn chỉ để mà săn.

Đối với những con lợn biển này thuyền trường Điêgô Samaritanô yêu chúng với tấm lòng người mẹ, và ông cảm thấy chúng giống như các bà bị trừng trị vì một vài lầm lỗi nào đó trong tình yêu và quả thật ở đây từng lưu truyền chuyện cổ tích nói rằng chúng là những người con gái không có chồng trong vương quốc những thú vật. Bao giờ cũng vậy, ông luôn luôn phản đối những kẻ đứng trên boong tàu nã súng bắn bừa những con lợn biển, bất chấp lệnh cấm. Có một người đi săn người vùng Bắc Carôlma đến đây mang theo hộ chiếu hẳn hoi, đã không tuân theo lệnh ông, bằng một phát súng chính xác của khẩu Xpringphphiên bắn vỡ toang sọ một con lợn biển và bầy con của nó kêu khóc thảm thiết bên xác mẹ. Viên thuyền trưởng ra lệnh mang con lợn con lên để ông nuôi và đồng thời buộc kẻ đi săn kia phải xuống khỏi tàu tại bãi cát hoang vắng ngay bên cạnh thây ma con lợn mẹ bị bắn chết. Thuyền trưởng phải vào tù sáu tháng và suýt bị tước bằng lái tàu vì cơ quan ngoại giao nước nọ đã có công hàm kháng nghị, nhưng khi được trả tự đo, ông vẫn lái tàu và sẵn sàng lặp lại hành động nhân đạo trên nếu có ai lại vi phạm lệnh cấm bắn lợn biển. Tuy nhiên, câu chuyện kia đã là một chuyện dã sử: Con lợn biển mồ côi mẹ kia, vốn được nuôi lớn và sống rất nhiều năm trong vườn bách thú ở Săng Nicôlat, là con vật cuối cùng được nhìn thấy sống trên sông nước.

– Cứ mỗi bận cho tàu qua đây, – thuyền trưởng nói – tôi cầu khẩn Thượng đế hãy cứ để cái anh chàng người Mỹ kia lên tàu của tôi để tôi lại thả hắn xuống đây.

Phecmina Đaxa, vốn không có thiện cảm với thuyền trường đã cảm động khôn xiết trước tình thương bao la của ông đến mức ngay buổi sáng ngày hôm ấy bà đã dành một chỗ trang trọng cho ông trong trái tim mình. Bà làm điều đó rất chí lý. Chuyến đi vừa mới bắt đầu mà bà đã gặp nhiều dịp tốt để khẳng định rằng mình không nhầm.

Phecmma Đaxa và Phlôrêntinô Arixa ngồi ở phòng chỉ huy cho đến giờ ăn trưa nhưng họ còn nán lại cho đến khi con tàu di qua làng Calama, vốn là một làng chỉ cách đây ít năm còn đông vui lắm và nay chỉ còn là một bến cảng tiêu điều với những phố hiu quạnh. Người duy nhất mà từ trên tàu có thể nhìn thấy là một người đàn bà vận đồ đỏ trắng đang giơ khăn tay vẫy con tàu. Phecmina Đaxa không hiểu vì sao người ta không mang tàu vào bờ để đón người ấy lên, vì hình như người ấy đang đau khổ, nhưng thuyền trưởng kịp giải thích cho bà biết rằng đó chỉ là bóng ma của một người đàn bà chết đuối vẫn thường làm hiệu như vậy để cho tàu đi vào vùng xoáy nước rất nguy hiểm ở bờ bên kia. Con tàu đi rất gần bóng ma đến mức Phecmina Đaxa nhìn rất rõ, rõ từng chi tiết một, nó rực rỡ dưới ánh nắng và bà không nghi ngờ rằng trên thực tế lại không có thật, nhưng gương mặt bóng ma ấy dường như bà thấy nó quen quen.

Đó là một ngày đài lê thê và nắng nóng. Sau bữa cơm trưa, Phecmina Đaxa trở về phòng giường nằm để ngủ giấc ngủ trưa không thể bỏ qua được. Nhưng bà không tài nào ngủ được vì cái đau càng đau rức hơn trước tiếng còi đinh tai mà hai con tàu của Hãng Tàu thủy Caribê rúc vang để chào nhau. Chiếc tàu kìa đang đi về làng Barăngca Viêna. Phlôrêntinô Arixa ngủ thiếp đi trong một lúc ngay trên chiếc ghế trong phòng khách chính là nơi phần lớn hành khách không mua vé giường nằm đang ngủ như lúc nửa đêm và ông mơ thấy Rôsanba ở ngay gần chỗ ông. Ông thấy bà ta lên tàu. Bà ta đi một mình, mặc bộ đồ mốt từ thế kỷ trước, và bà chứ không phải đứa bé là người đang ngủ trong chiếc lồng treo trên mạn tàu. Đó là một giấc mơ rất thần bí lại vui vui đã theo ông suốt buổi chiều trong lúc ông chơi đôminô cùng với thuyền trưởng và hai hành khách cũng đi.

Vào lúc mặt trời lặn, không khí trở nên mát mẻ hơn và con tàu sống lại. Hành khách như vừa từ trạng thái vật vờ tỉnh lại, vừa tắm rửa xong và ăn vận quần áo sạch sẽ, ngồi vào những chiếc ghế trong phòng khách chính đợi bữa cơm chiều vốn được một gã bồi tay cầm chiếc chuông của tu sĩ coi giữ nhà thờ đi từ đầu này đến đầu kìa rung chuông báo giờ án tối ngay từ lúc năm giờ đúng. Trong lúc hành khách ăn cơm, ban nhạc chơi nhạc nhảy phanđanggô, và buổi khiêu vũ kéo đài cho đến tận nửa đêm.

Phecmina Đaxa không muốn ăn cơm tối trong tiếng nhạc nhảy ổn ĩ đến khó chịu, bỏ đi xem người ta lấy củi lên cho nồi hơi tại một bờ sông trơ trọi nơi chỉ có những khúc gỗ xếp chồng lên nhau và một cụ già bán hàng. Quanh đấy và xa hơn nhiều dặm đường hầu như chẳng có thêm một ai. Đối với Phecmina Đaxa, đây là một chuyến bốc củi lên tàu thật là chậm chạp và tẻ ngắt, không thể nghĩ là sẽ xảy ra đối với những chuyến tàu viễn dương của châu Âu, và ở đây nóng lắm, nóng đến mức có thể nghĩ rằng mình đang ở trong đài quan sát. Nhưng khi con tàu tiếp tục đi, một cơn gió mát lừng hướng dương thổi tới và âm nhạc chơi càng náo nhiệt hơn. Ở làng Xitiô Muêvô chỉ le lói một ánh đèn ở một cửa sổ duy nhất của một ngôi nhà, và ở trụ sở bến cảng không thấy có tín hiệu gì chứng tỏ có hành khách hoặc hàng hóa sẽ lên tàu. Vậy là con tàu này cứ việc đi thẳng, chẳng kéo còi chào bến cảng.

Cả buổi chiều ấy, Phecmma Đaxa tự hỏi lòng mình làm thế nào có thể báo cho Phlôrêntinô Arixa biết để đến thăm bà mà chẳng phải gõ cửa và đến tám giờ tối, hầu như bà không thể chịu nổi trước khát khao cháy bỏng trong lòng được ở gần ông. Bà bước ra hành lang tàu với hi vọng gặp được ông trong một hình thức tưởng như là ngẫu nhiên và bà chẳng phải đi nhiều: Phlôrêntinô Arixa đang chiếc ghế dài có lưng tựa kê ở hành lang, lặng lẽ và buồn rười rượi như hồi ngồi ở công viên Evangbêliốt mà tự hỏi lòng làm thế nào để gặp được bà từ hơn hai giờ rồi. Cả hai đều có những cử chỉ ngạc nhiên mà cả hai đều biết là phỉnh thôi, và họ cùng nhau trèo lên boong thượng đông nghịt thanh niên, phần lớn là sinh viên nhộn nhạo đang thả sức vui chơi trong dịp vui cuối cùng của những ngày nghỉ. Trong quán căn tin, Phlôrêntinô Arixa và Phecmina Đaxa, ngồi đối diện với quầy bán hàng, uống một chai nước ngọt và ngay lập tức bà thấy mình đang ở trong một tình cảnh đáng sợ hãi. Bà bảo: “Ôi sợ quá đi mất”. Phlôrêntmô Arixa hỏi bà nghĩ về cái gì mà sợ đến như vậy.

– Về các cụ già đáng thương, – bà nói. – Những người bị đập chết bằng mái chèo ở trên thuyền.

Sau một buổi trò chuyện thoải mái trong đài quan sát không thắp đèn, và khi âm nhạc ngừng chơi, cả hai cùng đi ngủ. Đêm không trăng. Bầu trời nặng trĩu mây đen và ở phía chân trời nhì nhằng ánh chớp từng soi sáng bọn bọ trong khoảnh khắc. Phlôrêntinô Arixa cuốn thuốc cho bà nhưng bà chỉ hút bốn điếu thôi, người đang bị tra tấn bởi cơn đau mà thi thoảng có dịu đi đôi chút nhưng lại đau dữ dội hơn mỗi bận con tàu rúc còi chào con tàu khác nó gặp trên đường đi, hoặc nó đi qua một làng đang ngủ, hoặc khi nó dò dẫm đi để đò lòng sông. Ông kể cho bà nghe về những bận nhìn thấy bà trong các dạ hội thi ca, trong dịp bà đi trên bóng thám không, trong dịp bà đi xe đạp đẩy chân với biết bao thèm khát, và cũng với bao thèm khát ông đợi chờ các ngày hội trong suốt cả năm chỉ là để được nhìn thấy bà. Và bà cũng kể rằng mình từng nhìn thấy ông rất nhiều lần nhưng không nghĩ rằng ông có mặt tại đây cốt chỉ để nhìn bà. Tuy nhiên, hầu như chưa được một năm, kể từ độ bà đọc các bức thư của ông, bà tự hỏi ngay lập tức làm sao chẳng bao giờ thấy ông gửi thơ để tham gia các cuộc thi Dạ hội thi ca, vì dứt khoát ông sẽ giành được giải. Phlôrêntminô Arixa nói dối bà: Chỉ viết cho bà, đó là những bài thơ cho bà, và chỉ một mình ông đọc chúng mà thôi, thế là bà chứ không phải ông là người tìm bàn tay ông trong bóng tối và không thấy nó ở trạng thái đón chờ như bà từng đón chờ bàn tay ông đêm qua. Bà đã làm ông bị bất ngờ. Hành động ấy làm ông nhói buốt tới tận tim.

– Ôi, đàn bà thật đến lạ, – ông nói.

Bà buột một tiếng cười sâu lắng, tiếng cười của con bồ câu trẻ trung, rồi bà lại nghĩ đến những cụ già bị chết trên chiếc thuyền. Điều đó đã được viết rõ: Cái hình ảnh ấy luôn luôn bám riết lấy bà. Nhưng đêm ấy bà đã rũ bỏ được nó vì bà cảm thấy mình khỏe mạnh và tâm hồn thanh thản, như có rất ít dịp bà cảm thấy như vậy: Rũ sạch mọi tội lỗi. Đáng lẽ ra bà sẽ ngồi như thế cho đến khi trời sáng, lặng lẽ mà không nói năng gì, tay để trong bàn tay ông, cái bàn tay lúc ấy đang ra mồ hôi lạnh, nhưng bà không chịu nổi cơn đau nhức nhối trong tai. Vậy là khi âm nhạc ngừng, và sau đó công việc mắc võng của những hành khách không vé giường nằm trong phòng khách chính kết thúc, bà hiểu rằng cơn đau tai của mình còn lớn hơn cả những mong muốn được ở bên cạnh ông. Bà biết rằng chỉ riêng việc nói với ông về điều đó thì cơn đau của mình cũng thuyên giảm nhưng bà không muốn làm ông bận tâm. Vậy là chính lúc ấy bà có cảm nhận rằng mình hiểu biết rất rõ về ông như thể bà sống cả đời với ông và bà tin rằng ông đủ khả năng ra lệnh cho con tàu quay trở về cảng thành phố nếu như việc làm ấy có thể chữa bà khỏi cơn đau.

Phlôrêntinô Arixa từng biết rằng đêm ấy tất phải xảy ra những chuyện như thế và ông đứng dậy để tạm biệt bà. Ra đến cửa phòng rồi ông định tạm biệt bà bằng một nụ hôn, lúc này ông thở hí ha hí hớp, và bà lại chìa má bên kia với vẻ tình tứ mà ông không được biết đến từ hồi bà còn đi học. Thế là ông lại cố đòi lần thứ hai, bà chìa môi đón nhận nụ hôn của ông. Bà nhận nó với một sự rung động sâu lắng mà ngay lúc đó bà định dìm tắt nó bằng tiếng cười từng bị quên lãng kể từ đêm tân hôn.

– Trời ơi!- Bà nói, – ở trên tàu thủy sao tôi lại điên dại thế.

Phlôrêntinô Arixa rùng mình, đúng như thế, như chính bà đã nói. Ông cũng có cái mùi chua của tuổi già. Tuy nhiên, trong lúc đi về phòng giường nằm của mình, len lỏi giữa những chiếc võng hành khách đang nằm ngủ, ông tự an ủi bằng ý nghĩ có lẽ ông cũng có cái mùi chua ấy, chỉ có điều là ông già hơn bà bốn tuổi, và rằng có lẽ bà cũng cảm nhận ra nó với chính nỗi rung động ấy. Đó là mùi lên men của con người mà ông đã cảm nhận ở những người tình già của mình và nó cũng là cái mùi mà các bà nhận thấy ở chính ông. Bà quả phụ Naxarết, người mà ông chẳng còn giữ lại một kỉ niệm nào, đã nói với ông về điều đó một cách thô lỗ: “Người chúng mình đều hôi mùi con gà rồi.” Cả hai người đều phải chịu đựng lẫn nhau bởi vì họ ở gần kề nhau: Mùi của tôi kỵ cái mùi của bà. Ngược lại, rất nhiều lần ông chăm sóc Amêrica Vicunha, mà cái mùi trẻ thơ của cô đã thức dậy trong ông tâm hồn người mẹ, tuy nhiên cái ý nghĩ cho rằng cô gái sẽ không thể chịu nổi cái mùi của ông: Mùi ông già chơi trống, khiến ông lo lắng. Nhưng tất cả những thứ ấy đều đã qua rồi, đã thuộc về quá khứ rồi. Điều quan trọng là lần đầu tiên kể từ buổi chiều bà cô Escôlaxtica để lại chiếc túi da thằn lằn ở quầy bán điện báo, Phlôrêntinô Arixa chưa bao giờ lại cảm nhận một niềm hạnh phúc như niềm hạnh phúc đêm ấy: Rất tràn trề đến độ ông đâm sợ.

Ông chỉ vừa mới ngủ thì người kế toán trên tàu đã đánh thức ông dậy ngay tại cảng Xambranô vào lúc năm giờ sáng để giao cho ông bức điện khẩn. Bức điện ấy được Lêôna Catxiani ký tên, được đánh đì từ ngày hôm trước, và tất cả sự sợ bãi của ông tập trung vào một dòng: Amêrica Vicunba đã chết hôm qua, lý do không thể giải thích được. Vào lúc mười một giờ sáng, ông được biết rõ các tình tiết của câu chuyện nhờ cuộc nói chuyện qua điện báo với Lêôna Catxiani. Trong cuộc nói chuyện này chính ông đã trực tiếp ấn cần manip mà lâu nay ông không hề làm. Amêrica Vicunha, vì phải thi lại trong kỳ thi cuối cùng đã thất vọng đến mức không muốn sống, uống cả một chai cồn thuốc phiện lấy cắp được của trạm xá nhà trường. Từ trong đáy sâu tâm hồn mình, Phlôrêntinô Arixa biết rằng cái tin này là không đầy đủ. Nhưng không: Amêrica Vicunba không để lại một bút tích rõ ràng nào để có thể kết tội ai cả trong quyết định của cô ta.

Từ cảng Pađrê, gia đình đã tới đây trong lúc ấy và đám tang sẽ được cử hành vào lúc năm giờ chiều. Phlôrêntinô Arixa thở phào. Điều duy nhất có thể làm được để tiếp tục sống là không được phép vì ký ức mà có lấy một hơi thở dài não nề. Ông xóa nó khỏi ký ức mình, dẫu rằng đôi lúc trong phần đời còn lại của mình bỗng nhiên ông cảm thấy nó sống lại như cái nhói đau chốc lát của một vết sẹo cũ mà không hề biết trước.

Những ngày tiếp theo oi nóng và dài lê thê. Dòng sông trở nên chảy xiết và ngày càng thu hẹp lòng lại, và ở nơi trước dãy là những cánh rừng cây cao bóng cả từng khiến Phlôrêntinô Arixa phải ngạc nhiên trong chuyến du lịch đầu tiên nay chỉ còn là những cánh đồng đất bạc màu, những cánh rừng tàn hoang bởi nồi hơi những con tàu thủy đã ngốn sạch gỗ của chúng, những đống đổ nát của bao làng dân cư đã phiêu bạt đi đâu hết mà những con đường của chúng vẫn tiếp tục lầy bùn ngay cả trong những thời kỳ hạn hán gay gắt nhất. Về ban đêm bọn bọ thức đậy không vì tiếng hát của những con lợn biển trên các bãi cát mà chính vì mùi thối đến nôn mửa của những tử thi lềnh bềnh nổi đang trôi xuôi ra biển. Tuy không còn nội chiến cũng chẳng còn dịch bệnh nhưng những xác người trương phình vẫn cứ trôi về xuôi. Lấn đầu tiên thuyền trưởng tỏ ra thận trọng nói: “Chúng tôi đã có lệnh được loan báo cho hành khách biết đó là những người chết đuối”.

Ở nơi ngày trước, là những tiếng hót líu lo của vẹt và những tiếng hú ồn vang của khỉ từng có lúc góp phần làm cho khung cảnh ngay giữa ban ngày đã buồn càng thêm ủ ê hơn thì nay chỉ còn lại khung cảnh thanh vắng đến rợn người của một miền đất hoang vu.

Trên lộ trình của con tàu có rất ít nơi bán củi và những nơi này lại ở cách xa nhau đến mức con tàu Nueva Phiđêliđat sang ngày thứ tư phải dừng lại vì thiếu nhiên liệu. Nó phải dừng lại gần hết một tuần lễ trong lúc các đội thủy thủ của nó phải lặn lội qua những đồng lầy để mò vào rừng tìm đốn những cây gỗ còn sót lại rải rác đây đó. Không còn cách nào khác hơn: Ba tiều phu đã rời bỏ những xóm nhỏ của mình để chạy trốn bọn địa chủ tàn bạo, để chạy trốn bệnh thổ tả, để chạy trốn những cuộc chiến tranh còn trong tình trạng trứng nước mà chính phủ muốn che giấu đi bằng sắc luật xuyên tạc sự thật. Trong khi đó, các hành khách vì quá chán ngán phải đợi chờ, đã tổ chức các cuộc thi bơi, các cuộc đi săn, rồi trở về mang theo những chú kỳ đà sống mà sau đó bọ mổ bụng lấy kim chỉ khâu lại sau khi đã moi các buồng trứng, những quả trứng bóng nhảy và mềm mại, đem chúng phơi khô ở bao lơn tàu. Các cô điếm nghèo ở các làng lân cận nhanh chóng loan báo tin cho các quán hàng ở trên bờ và các quán này liền đến lập cửa hàng ăn uống có kèm theo âm nhạc ở ngay trước mặt con tàu phải dỗ lại chờ củi.

Trước
image
Chương 48
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!