Tội Ác Và Hình Phạt

Chương 34
Trước
image
Chương 34
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
Tiếp

Raxkonikov đi theo hắn.

Thế là thế nào? – Xvidrigailov quay lại, kêu lên – Hình như tôi đã bảo…

– Thế nghĩa là bây giờ tôi sẽ không rời ông ra đâu!

– Sa – a – ao?

Hai người cùng dừng lại nhìn nhau một lát như thế dò sức nhau.

– Qua tất cả những câu chuyện dở tỉnh dở say của ông, – Raxkonikov nói rất xẵng, – tôi đã đi đến kết luận chắc chắn, là ông không những không từ bỏ những ý định bỉ ổi của ông về em tôi; mà hơn nữa còn bận tâm hơn bao giờ hết vì những ý định đó. Tôi biết sang nay em tôi có nhận được một bức thì gì không rõ. Ông thì suốt buổi ngồi không yên. Cứ cho là ông đã đào đâu ra được một mụ vợ ở dọc đường, nhưng điều đó chẳng có nghĩa lý gì. Tôi muốn tự mình tìm biết cho ra nhẽ.

Thật ra Raxkonikov cũng khó lòng có thể nói rõ lúc bấy giờ chàng muốn gì và tự mình muốn tìm biết cái gì cho ra lẽ.

– À ra thế? Cậu muốn tôi gọi cảnh sát lại không?

– Gọi đi!

Hai người lại đứng yên một lát, mặt sát mặt. Cuối cùng, Xvidrigailov thay đổi sắc mặt, thấy rõ rằng Raxkonikov không sợ hãi trước lời hăm doạ, hắn bỗng quay ra hết sức vui vẻ và thân mặt.

– Cậu thật đến hay! Hồi nãy tôi đã cố ý không nói đến chuyện cậu, tuy dĩ nhiên tôi cũng đang tò mò điên cả ruột lên.

Thật là một chuyện huyễn hoặc. Tôi cũng muốn để lần khác, nhưng quả thật một người chết cũng đến phát cuồng lên với cậu… Thôi được, ta cùng đi, nhưng xin nói trước là bây giờ tôi chỉ ghé về nhà một phút để lấy tiền; sau đó tôi sẽ khoá phòng lại, thuê xe ra các đảo và ở suốt buổi tối ngoài ấy. Thế thì cậu đi theo tôi làm gì?

– Tôi có việc đến đằng ấy, nhưng không phải đến ông, mà đến cô Sofia Xemionovna để xin lỗi vì đã không đi đưa đám được.

– Cái đó tuỳ cậu nhưng Sofia Xemionovna hiện không có nhà. Cô ấy dẫn cả ba đứa trẻ đến nhà một bà mệnh phụ già, trước có quen với tôi từ lâu, vẫn đứng đầu một cô nhi viện nào đấy. Tôi đã làm cho bà ta mê mẩn tâm thần khi đưa món tiền dành cho ba chim non của bà Katerina Ivanovna, ngoài ra lại còn cúng thêm tiền cho viện và cuối cùng kể chuyện cô Sofia Xemionovna cho bà ta nghe cặn kẽ từng chi tiết không giấu giếm gì hết. Ấn tượng gây nên thật không sao tả xiết. Chính vì thế mà Sofia Xemionovna được mời nội nhật hôm nay đến trình diện tại khách sạn X., nơi bà mệnh phụ tạm trú khi từ biệt thự về.

– Không hề gì! Tôi vẫn cứ ghé!

– Tuỳ cậu đấy, nhưng tôi thì tôi không đi với cậu đâu; việc gì đến tôi! Đấy, đến nơi rồi, cậu ạ, tôi biết chắc rằng sỡ dĩ cậu nhìn tôi một cách ngờ vực như vậy là vì tôi đã tế nhị giữ ý, không hỏi han gì làm phiền đến cậu… cậu hiểu chứ?

Cậu thấy như vậy lạ quá chứ gì; tôi đánh cuộc với cậu đấy! Ấy, thế thì cậu cũng nên tế nhị một tí!

– Tế nhị mà lại đi nghe trộm?

– À cậu muốn nói đến chuyện ấy? – Xvidrigailov phì cười, – phải, cậu mà không nhắc đến chuyện ấy thì mới đáng lấy làm lạ. Ha ha! Tuy tôi cũng có hiểu được đôi chút những điều mà cậu… đã bày trò… ở đằng ấy và có kể cho Sofia Xemionovna nghe nhưng thế là thế nào? Tôi có lẽ là một người hết sức lạc hậu, và không sao hiểu lấy được chút gì. Cậu cắt nghĩa cho tôi với cậu, tôi van cậu đấy, Cậu hãy đem các nguyên lý mới ra chỉ giáo cho tôi!

– Ông không thể nghe thấy gì hết. Ông chỉ nói láo thôi!

– Thì tôi có muốn nói chuyện ấy đâu! (tuy tôi cũng có nghe thấy chứ không phải không). Không, tôi muốn nói là cậu cứ than vắn thở dài mãi! Cái anh chàng Schiller ở trong cậu không ngớt lên tiếng phẫn nộ. Thế rồi bây giờ lại “không được nghe trộm!”. Nếu thế thì cậu đi mà báo với nhà chức trách rằng tôi vừa gặp một trường hợp thế nầy thế kia: trong lý thuyết của tôi thấy có một chỗ sai lầm nhỏ. Còn nếu cậu tin chắc rằng nghe trộm là không thể được, còn những mụ già kia thì có thể lấy bất cứ thứ gì mà bổ cho chết cùng xong, tuỳ thích, thì cậu hãy trốn sang Mỹ đi cho nhanh! Trốn đi anh bạn trẻ ạ? Có lẽ hãy còn kịp đấy. Tôi nói thật đấy. Không có tiền? Tôi sẽ cho tiền đi đường.

– Tôi tuyệt nhiên không nghĩ đến chuyện ấy, – Raxkonikov bực bội ngắt lời.

– Tôi hiểu (vả chăng cậu cũng đừng ngại: không muốn thì đừng nói nhiều làm gì cho nó mệt); tôi hiểu cậu nghĩ đến cái gì rồi, vấn đề luân lý chứ gì? Cái đạo làm người, làm công dân chứ gì? Cậu cứ gạt sang một bên cho tôi; bây giờ cậu cần gì nghĩ đến những vấn đề ấy? Hê – hê! Vì cậu vẫn là một công dân, vẫn là một con người? Đã thế thì đừng có thò mũi vào đấy, không nên dính vào những việc không phải việc mình. Hay cậu cứ cho một viên đạn vào óc; sao, hay là không thích?

– Hình như ông cố ý muốn trêu tức tôi để tôi bỏ đi thì phải…

– Cậu nầy gàn thật, nhưng đến nơi rồi. Xin mời cậu lên thang gác. Cậu thấy không, đây là cửa vào phòng Sofia Xemionovna, cậu nhìn mà xem nầy không có ai nhà hết. Cậu không tin à? Thì cứ hỏi ở nhà ông Kapernaumov: cô ấy vẫn giữ chìa khoá ở nhà ông ấy đấy. Đây chính madame de Kapernaumov đây rồi, hả? Cái gì? (Bà ta hơi điếc). Cô ấy đi rồi à? Đi đâu? “Đi” cậu nghe ra chưa? Cô ấy đi vắng, có lẽ đến khuya mới về. Nào bây giờ mời đến phòng tôi. Vì cáu cũng muốn đến tôi thì phải? Đây, phòng tôi đây rồi. Madame Resslich không có nhà. Bà nầy lúc nào cũng bận chạy chọt ở đâu đâu, nhưng là người rất tốt, tôi cam đoan với cậu như vậy… có lẽ bà ta có thể giúp cậu được, nếu cậu khôn ngoan hơn một tí. Đây, xin cậu thấy cho: tôi lấy trong bàn giấy ra tờ ngân phiếu năm phân nầy (cậu xem, tôi còn vô khối tờ như thế!), tờ nầy sẽ đem đổi ngay hôm nay lấy tiền vàng thật. Đấy, cậu thấy chưa? Không có lý gì lại mất thì giờ nhiều hơn nữa. Khoá ngăn kéo lại, khoá phòng lại, và thế là chúng ta lại ra cầu thang rồi. Nào, nếu cậu muốn, ta thuê chiếc xe ngựa! Chà tôi cần ra các đảo mà. Cậu có thích đi dạo một vòng không? Đây, tôi thuê chiếc xe song mã nầy đến mũi Yelaghin, sao? Cậu từ chối à? Cậu không chịu được nữa à? Không sao, ta cứ đi cho một lát. Hình như trời muốn mưa thì phải, không sao: ta lên xe đi…
Xvidrigailov đã ngồi lên xe. Raxkonikov nhận thấy những mối ngờ vực của mình, ít nhất là lúc nầy, không có căn cứ.

Không đáp lấy một lời, chàng quay lại và đi ngược về phía Chợ hàng Rơm. Giá dọc đường chàng ngoảnh lại dù chỉ một lần thôi, chàng sẽ có đủ thì giờ trông thấy Xvidrigailov mới ngồi xe đi được độ trăm bước đã báo đỗ lại, trả tiền và bước xuống vỉa hè.

Nhưng bấy giờ chàng không còn trông thấy gì được hết, chàng đã rẽ ngoặt qua một góc phố. Một cảm giác ghê tởm sâu sắc giục chàng tránh xa Xvidrigailov. “Thế mà mình lại có lúc chờ mong một cái gì ở con người gian ác, thô bỉ, dâm ô, đốn mạt ấy!” – Chàng bất giác thốt lên. Quả tình Raxkonikov thốt ra lời phán đoán ấy quá vội vàng và nông nỗi. Trong hoàn cảnh của Xvidrigailov có một cái gì ít nhất cũng tao trùm lên thân thể hắn một màu sắc độc đáo, nếu không phải là huyền bí. Còn về phần em gái chàng thì Raxkonikov vẫn một mực tin rằng Xvidrigailov sẽ không chịu buông tha. Nhưng bây giờ mà cứ phải suy đi nghĩ lại mãi về chuyện nầy thì khổ quá, không sao chịu được.

Theo thói quen, chàng đi một mình được vài mươi bước lại chìm đắm vào một cõi mơ màng sâu thăm thẳm.

Bước lên cầu, chàng dừng chân bên lan can và bắt đầu nhìn xuống nước. Trong khi đó có một người đang đứng cạnh chăm chú nhìn chàng: Avdotia Romanovna.

Hai người đã gặp nhau ở đầu cầu, nhưng chàng không nhận ra em, cứ đi thẳng. Dunia chưa bao giờ gặp anh ở giữa đường như thế nầy nên kinh ngạc đến choáng người đi. Nàng dừng lại, phân vân không biết có nên gọi anh hay không. Bỗng nàng trông thấy Xvidrigailov đang từ phía Chợ hàng Rơm hấp tấp đi lại.

Nhưng trong khi đến gần, hắn ta hình như có ý lén lút và đề phòng. Hắn không đi lên cầu, mà lại dừng chân bên vỉa hè cách đấy một quãng, cố hết sức làm sao cho Raxkonikov đừng trông thấy mình. Dunia thì hắn đã trông thấy từ lâu. Hắn bắt đầu ra hiệu cho nàng. Nàng có cảm giác như những dấu hiệu của hắn muốn van xin nàng đừng gọi anh, cứ để mặc chàng, và hãy đến gặp hắn ta, Dunia làm theo. Nàng rón rén đi vòng qua chỗ Raxkonikov đứng và đi về phía Xvidrigailov.

– Ta đi nhanh lên, – Xvidrigailov thì thầm bên tai nàng.

– Tôi không muốn để Rodion Romanovich biết cuộc gặp gỡ giữa chúng ta. Tôi xin báo để cô biết rằng vừa rồi tôi với cậu ấy ngồi với nhau trong một quán rượu gần đây. Cậu ấy đến tìm tôi ở đấy. Tôi phải chật vật lắm mới gỡ ra được.

Không hiểu sao cậu ta biết tôi có gửi thư cho cô, và có ý nghi ngờ thế nào đấy. Chắc không phải cô nói cho cậu ấy biết đấy chứ? Mà nếu không phải cô thì ai?

– Bây giờ đã đi khuất vào góc phố thế nầy, – Dunia ngắt lời hắn, – anh tôi không trông thấy được đâu. Tôi xin nói cho ông biết là tôi sẽ không đi đâu nữa. Có gì ông cứ đứng đây mà nói; những chuyện ấy có thể nói ở giữa phố cũng được.

– Trước hết chuyện ấy không thể nào nói ở giữa phố được; thứ đến là cô cũng phải nghe cả cô Sofia Xemionovna nói chuyện nữa; thứ ba là tôi sẽ cho cô xem một số tài liệu… Ấy thế cuối cùng nếu cô không thuận vào nhà tôi, thì tôi sẽ không xin giãi bày gì nữa và xin cáo lui ngay tức khắc. Đồng thời xin cô đừng quên rằng một điều bí mật rất thú vị của anh cô hiện đang hoàn toàn nằm trong tay tôi.

Dunia dừng lại, phân vân, và đưa mắt nhìn Xvidrigailov xoi mói.

– Cô sợ cái gì nhỉ! – hắn nói, giọng điềm tĩnh, – thành phố khác thôn quê chứ? Mà ngay như ở thôn quê cô cũng làm hại tôi nhiều hơn là tôi làm hại cô, còn như ở đây…

– Cô Sofia Xemionovna đã được biết trước chưa?

– Chưa tôi chưa nói gì với cô ấy hết, thậm chí tôi cùng không chắc cô ta hiện to nhà hay không. Chắc là có thì phải.

Hôm nay cô ta vừa chôn cất xong bà mẹ kế: trong một ngày như thế thì ai lại đi thăm viếng bao giờ. Tôi không muốn nói cho ai biết chuyện đó quá sớm: thậm chí tôi còn có phần hối hận là đã nói cho cô biết. Trong trường hợp nầy một lời nói bất cẩn hết sức nhỏ nhặt cũng có thể thành một lời tô giác. Ấy, tôi ở nhà nầy, ta sắp đến rồi đấy. Kia là người gác cổng nhà chúng tôi; người gác cổng biết, tôi rất rõ; đấy, hắn chào tôi; hắn thấy tôi đi với một người đàn bà, và dĩ nhiên là đã có đủ thì giờ nom rõ mặt cô, và như vậy là có lợi cho cô: nếu cô có ý sợ tôi và nghi ngờ tôi. Tôi ăn nói thô lỗ như vậy xin cô bỏ qua cho. Tôi thuê lại phòng của khác ở đây. Cô Sofia Xemionovna ở sát vách phòng tôi, cũng thuê lại. Cả tầng nầy đều cho thuê. Có gì mà cô sợ sệt như trẻ con thế? Tôi đáng sợ đến thế kia ư?

Mặt Xvidrigailov rúm ró lại thành một nụ cười ra vẻ kẻ cả; nhưng bấy giờ hắn cũng thật khó mà cười được. Trống ngực hắn đánh thình thình, hơi thở cứ nghẹt lại. Hắn cố ý nói thật to để che giấu nỗi xúc động mỗi lúc một tăng; nhưng Dunia không có thì giờ nhận thấy hắn xúc động khác thường như vậy; nàng đang quá bực mình vì câu của hắn vừa nói rằng nàng sợ hắn như đứa trẻ và hắn là một người đáng sợ đối với nàng.

– Tuy tôi cũng biết ông là người… bất lương, nhưng tôi không sợ ông một chút nào đâu. Ông đi trước đi, – nàng nói, bề ngoài có vẻ điềm tĩnh: nhưng mặt nàng cứ tái nhợt đi.

Xvidrigailov đứng chắn trước phòng Sonya.

– Xin phép hỏi cô có nhà không ạ. Không có. Thế thì xúi quá: Nhưng tôi biết là cô ta có thể về sớm. Chắc chắn cô ta chỉ có thể đến nhà bà mệnh phụ nọ để xin cho mấy đứa trẻ mồ côi. Mẹ chúng vừa chết. Tôi cũng có giúp họ lo liệu.

Nếu mười phút nữa mà cô Sofia Xemionovna không về thì nội hôm nay tôi sẽ báo cô ấy đến đằng cô, nếu cô muốn.

A phòng tôi kia rồi. Tôi ở hai phòng nầy. Sau cánh cửa nầy là nhà bà Resslich, người cho tôi thuê lại phòng. Bây giờ mời cô nhìn vào đây, tôi xin chí cho cô xem những tài liệu chính của tôi: từ phòng ngủ của tôi có cánh cửa nầy ăn thông sang hai căn phòng hoàn toàn bỏ trống, chưa có người thuê, hai căn phòng ấy đấy… cô cần nhìn cho kỹ hơn tí nữa…

Xvidrigailov ở hai căn phong có sẵn bàn ghế khá rộng. Dunia đưa mắt ngờ vực nhìn quanh, nhưng không hề thấy có gì khác thường trong cách bày biện cũng như trong cách phân bố các phòng, tuy nếu tinh ý cũng có thể nhận thấy một cái gì, chẳng hạn như căn phòng của Xvidrigailov nằm ở giữa hai phòng không người ở. Muốn vào phòng hắn không thể đi thẳng từ hành lang, mà phải đi qua hai căn phòng của bà chủ hầu như bỏ trống. Từ căn phòng ngủ, Xvidrigailov mở một cánh cửa vốn khoá chặt và chỉ cho Dunia xem một gian khác cũng bó trống, dành để cho thuê. Dunia dừng lại trước ngưỡng cửa không hiểu người ta cho mình xem những thứ đó để làm gì, nhưng Xvidrigailov đã vội vàng giảng giải:

– Đây nầy, cô xem gian phòng lớn thứ hai nầy. Xin cô lưu ý đến cánh cửa nầy. Nó đã được khoá chặt. Cạnh cửa có một chiếc ghế: cả hai phòng thì chỉ cõ mỗi một chiếc ghế nầy. Đó là tôi đưa từ phòng tôi sang để ngồi nghe cho thoải mái. Ngay sau cánh cửa ấy là chiếc bàn của Sofia Xemionovna, hôm ấy cô ta ngồi đấy nói chuyện với Rodion Romanovich, còn tôi thì ngồi đây trên ghế nầy, để nghe trộm, hai tối liền, mỗi tối đen hai tiếng đồng hồ, và dĩ nhiên là cũng có biết được ít nhiều, cô nghĩ sao?

– Ông nghe trộm à?

– Vâng, tôi nghe trộm: bây giờ trở về phòng tôi đi, ở đây cũng chẳng có chỗ nào mà ngồi nữa.

Hắn dẫn Avdotia Romanovna quay trở lại căn phòng thứ nhất của hắn dùng làm phòng khách, và mời nàng ngồi xuống một chiếc ghế tựa. Còn hắn thì ngồi ở đầu bàn phía bên kia, cách nàng ít nhất đến một xa-gien, nhưng hình như trong mắt hắn lại ánh lên cái tia lửa hồi nào đã làm cho Dunia hoảng sợ.

Nàng rùng mình và lại đưa mắt ngờ vực nhìn quanh. Đó là một cử chỉ vô ý thức; hình như nàng không muốn để lộ ý nghĩ ngại. Nhưng cái vị trí cách biết của phòng Xvidrigailov rốt cục đã khiến nàng lo sợ. Nàng toan hỏi xem ít nhất bà chủ trọ của Xvidrigailov có ở nhà không, nhưng rồi lại thôi… vì tự trọng. Hơn nữa, lòng nàng đang khắc khoải vì một nỗi đau khổ khác, còn mạnh hơn nỗi lo sợ cho mình không biết bao nhiêu mà kể. Nàng bứt rứt không sao chịu nổi.

– Bức thư của ông đây, – nàng đặt bức thư lên bàn nói. – Những điều ông viết trong thư không thể nào có được, ông có ám chỉ đến việc anh tôi có phạm một tội ác gì đấy. Ông ám chỉ quá rõ, bây giờ ông đừng hòng cải chính. Thế thì xin ông biết cho rằng tôi đã nghe nói đến cái chuyện nhảm nhí nầy, trước cả ông và không hề tin lấy một chữ. Đó là một mối nghi ngờ bỉ ổi và lố bịch. Tôi biết rõ đàu đuôi chuyện nầy, tôi biết rõ vì đâu người ta bày đặt ra nó và bày đặt ra như thế nào. Ông không thể có lấy một bằng chứng nào hết. Ông có hứa là sẽ chứng minh: thế thì ông nói đi!

Nhưng xin ông biết trước cho rằng tôi không tin ông đâu! Tôi không tin!

Mấy câu vừa rồi Dunia nói vội vã, rất nhanh, và trong giây lát mặt nàng chợt đỏ bừng lên.

– Nếu cô không tin thì lẽ nào cô lại có thể mạo hiểm đến phòng tôi một mình? Thế thì tại sao cô đến? Chỉ vì hiểu kỳ thôi ư?

– Đừng có làm khổ tôi nữa, nói đi, nói đi!

– Quả cô là một người con gái can đảm, cái đó chẳng cần phải nói nữa! Thật tình tôi cứ tưởng cô sẽ yêu cầu ông Razumikhin đưa cô đến đây. Nhưng chẳng thấy ông ta cùng đi với cô hay lẩn quất đâu quanh đây, tôi đã nhìn kỹ rồi đấy. Thật là quả cảm; thế nghĩa là cô muốn cứu Rodion Romanovich. Vả chăng, ở cô thì cái gì cũng thần tiên cả…

Còn như anh cô thì tôi biết nói thế nào đây? Vừa rồi chỉnh mắt cô có trông thấy cậu ấy. Cô thấy cậu ấy thế nào?

– Ông chỉ căn cứ vào cái vẻ bề ngoài ấy thôi sao?

– Không, tôi không căn cứ vào đấy, tôi căn cứ vào những lời lẽ của chính cậu ấy nói ra. Đấy, cậu ta đã đến đây gặp có Sofia Xemionovna hai tối liền. Tôi đã chỉ cho cô biết họ ngồi ở đâu. Cậu ấy đã thú hết với cô ta. Cậu ấy là một kẻ sát nhân. Cậu ấy đã giết mụ già cho vay lãi có giữ cả đồ cầm của cậu ấy; cậu ấy giết cả em gái mụ già, một mụ lái buôn tên là Lizaveta, tình cờ bước vào phòng trong khi cậu ấy giết mụ già. Cả hai đều bị cậu ấy giết bằng một cây rìu mang sẵn trong người. Cậu ấy giết hai chị em để lấy của, vẫn cũng lấy của thật, cậu lấy một ít tiền và mất thứ đồ đạc…

Chính cậu ấy nói cặn kẽ tất cả những chuyện ấy với cô Sofia Xemionovna; mỗi một mình cô ta biết chuyện đấy: nhưng cô ta không hề can dự vào vụ giết người, dù là bằng lời nói hay bằng hành động: trái lại cô ta cũng kinh hoảng đúng như cô bây giờ. Cô cứ yên trí, cô ấy không tố giác cậu ấy đâu.

– Không thể như thế được! – Dunia thều thào, hai môi trắng bệch ra như môi người chết, – Không thể được, không có lý gì, không hề có lấy một tí lý do gì… Ông nói dối! Ông nói dối!

– Cậu ấy giết người để lấy của, lý do chỉ có thế. Cậu ta lấy tiền và lấy đồ đạc. Quả tình, theo như lời cậu ấy thú nhận thì cậu ấy không dùng đến tiền, cũng không dùng đến đồ đạc mà lại đem giấu dưới một tảng đá nào đấy, và hiện nay các thứ vẫn còn ở chỗ cũ. Nhưng sở dĩ như vậy là vì cậu ta không dám dùng đến.

– Nhưng có lẽ nào anh ấy lại có thể lấy trộm của người? Chỉ nghĩ đến chuyện ấy thôi anh ấy cũng không thể nghĩ được! – Dunia kêu lên, đoạn đứng phắt dậy.

– Ông cũng biết anh ấy kia mà. Ông gặp anh ấy rồi chứ? Chả nhẽ anh ấy lại có thể ăn trộm Nàng như van xin Xvidrigailov, nàng đã quên hết nỗi lo sợ ban nãy.

– Cô Avdotia Romanovna ạ, ở đâychàng ngàn triệu kiểu phối hợp và phân hạng. Khi một tên kẻ trộm đi ăn trộm, trong bụng hắn cũng biết mình là một kẻ hèn hạ – nhưng tôi có nghe đến một người quý phái đã đánh cướp một chuyến xe bưu vụ: biết đâu người ất lại chẳng nghĩ rằng mình làm một việc lương thiện! Dĩ nhiên giá nghe một ngoài nói thì tôi cũng chẳng tin gì hơn cô. Nhưng vì chính tai tôi nghe cậu ấy nói ra, nên tôi phải tin. Cậu ấy cũng đã giảng giải cho cô Sofia Xemionovna biết lý do. Lúc đấy cô ta không dám tin ở tai mình, nhưng rốt cục rồi cô ta phải tin ở mắt mình. Phải, chính mắt cô ta đã thấy một cái gì khiến cô phải tin. Vì chính cậu ấy nói cho có ta biết.

– Nhưng… lý do gì thế?

Câu chuyện dài dòng lắm, cô Avdotia Romanovna ạ! Không biết nói thế nào cho cô hiểu bây giờ, ở đấy có một thứ lý thuyết, đại khái cũng như tôi nói là có thủ phạm một tội ác cá biệt, nếu có một mục đích chính tốt. Chỉ có một điều ác duy nhất thôi, mà lại được một trăm điều thiện! Lẽ dĩ nhiên cũng bực mình thật, khi người ta là một thanh niên có tài trí, lại có một lòng tự ái không bờ bến, biết rằng chỉ cần có lấy ba nghìn bạc chẳng hạn, là cả sự nghiệp, cả tương lai, cả cuộc đời mình sẽ khác hẳn, thế mà lại không có được ba nghin bạc ấy! Thêm vào đấy là một tâm trạng bị khích động vì đói, vì ở chật, mặc rách, vì nhận thức rõ rệt cái địa vị xã hội quá đẹp đẽ của mình, lại thêm tình cảnh của mẹ và em nữa. Chủ yếu là vì sĩ diện, vì tự hào và sĩ diện; vả chăng có trời biết được người ta có thể vẫn có những xu hướng tốt mà vẫn… Tôi không buộc tội cậu ấy, xin cô đừng nghĩ như vậy; mà đây cùng chẳng phải việc của tôi. Ở đấy cũng lại có một lý thuyết riêng, cùng khá hay ho, cho rằng loài người chia làm hai hạng. Cô thấy không: hạng vật liệu, và hạng người đặc biệt, nghĩa là những người có một vị trí cao khiến cho họ không cần đếm xỉa đến luật lệ, mà trái lại, còn ban bố luật lệ cho hạng người kia, hạng vật liệu, hạng cặn bã ấy. Cũng hay, cũng là một lý thuyết nghe được; une theorie comme une autre(1) cậu ấy rất mê say Napoleon, nói cho đúng hơn, điều làm cho cậu ấy mê say là có rất nhiều những kẻ thiên tài không thèm đếm xỉa đến cái ác cá biệt, cứ bước qua không hề nghĩ ngợi. Hình như cậu ấy tưởng tượng rằng mình là một thiên tài, – nghĩa là cậu ấy đã có một thời gian tin chắc như thế. Cậu ấy đã đau khổ rất nhiều và hiện nay vẫn đau khố vì nghĩ rằng mình đã biết dựng lên một lý thuyết nhưng bước qua không nghĩ ngợi thì lại không đủ sức bước, thế tức là mình không phải là thiên tài… Ấy, đối với một chàng thanh niên giàu lòng tự ái thì như vậy quả thật cũng nhục nhã, nhất là ở thời đại ta…

– Thế còn lương tâm, lòng hối hận? Thế ông cho rằng anh ấy không có ý thức gì về luân lý hay sao?

– Nhưng anh ấy có phải là hạng người như thế đâu? Ồ cô Avdotia Romanovna ạ, bây giờ thì mọi sự đều hỗn loạn, mà xưa nay cừng chưa bao giờ có trật tự cho lắm cả. Nói chung người Nga là những con người rộng rãi; Avdotia Romanovna ạ, rộng rãi như đất đai của họ vậy, và rất có xu hướng thiên về cái huyễn hoặc, cái hỗn loạn; nhưng rộng rãi mà lại không có thiên tài đặc biệt thì khốn to. Cô còn nhớ không, chúng ta đã từng nói chuyện tay đối với nhau rất nhiều về những chuyện như thế và cũng về đề tài nầy, những buổi tối ngồi trên sân thượng trong vườn sau bữa ăn chiều. Dạo ấy cô vẫn khiển trách tôi về cái tính rộng rãi ấy đấy. Biết đâu, chính trong khi chúng ta nói chuyện, cậu ấy đang nằm ở đâu, miên man với những ý nghĩ riêng của cậu. Trong giới học thức của ta không có những truyền thống thật thiêng liêng, cô Avdotia Romanovna ạ: hoạ chăng thỉnh thoảng mới có ai theo sách vở mà tạo ra cho mình một truyền thống… hay rút một cái gì từ các pho sử biên niên. Nhưng đó phần lớn là những nhà bác học, lại là những kẻ gàn dở đến nỗi người sống trong giới xã giao không thể nào theo họ được. Vả chăng, nói chung các quan niệm của tôi thì cô đều biết; tôi tuyệt nhiên không buộc tội ai hết. Chính bản thân tôi cũng là kẻ tay trắng, và tôi vẫn một mực như thế. Nhưng về vấn đề nầy thì ta đã nói khá nhiều lần. Thậm chí tôi còn có cái diễêm phúc được cô chú ý đến những ý kiến của tôi… Cô xanh lắm, Avdotia Romanovna ạ.

– Tôi có biết cái lý thuyết của anh tôi. Tôi có đọc bài báo của anh ấy đăng trong tạp chí, trong đó có nói đến những người được phép làm tất cả. Ông Razumikhin đưa cho tôi đọc.

– Ông Razumikhin à? Bài báo của anh cô? Trong một tờ tạp chí? Có một bài báo như thế thật ư? Thế mà tôi không biết. Chắc cái nầy mới thật lý thú! Nhưng cô đi đâu đấy Avdotia Romanovna?

– Tôi muốn gặp Sofia Xemionovna – Dunia nói, giọng yếu ớt. – Sang phòng cô ấy đi lối nào? Chắc cô ấy về rồi; bây giờ thế nào tôi cũng phải gặp cô ấy. Để cho cô ấy…

Avdotia Romanovna không nói được hết câu; hơi thở của nàng tắc lại.

– Phải đến khuya cô Sofia Xemionovna mới về. Tôi chắc thế. Đáng lẽ cô ta về rất sớm, nhưng bây giờ mà chưa về, thì sẽ về rất muộn.

– À thế ra mày nói dối! Ta biết… mày nói dối… bao giờ mày cùng nói dối! Ta không tin mày! Không tin! Không tin! – Dunia thét lên trong một cơn điên dại hoàn toàn, không còn chút trí khôn nào nữa.

Nàng gần như bất tỉnh ngã phịch xuống chiếc ghế mà Xvidrigailov đã xích lại cho nàng.

– Avdotia Romanovna, cô làm sao thế, cô tỉnh lại! Nước đây, cô uống lấy một ngụm.

Hắn rảy nước lên mặt nàng. Dunia rùng mình và mở mắt ra.

– Tác dụng mạnh thật – Xvidrigailov cau mày lẩm bẩm một mình. Avdotia Romanovna, cô bình tâm lại! Cô biết cho rằng cậu ấy có những người bạn. Chúng tôi sẽ cứu cậu ấy. Cô có muốn tôi đưa cậu ấy ra nước ngoài không? Tôi có tiền, nội ba ngày tôi sẽ xoay được vé tầu. Còn như cậu ấy có giết người, thì sau nầy cậu ấy còn làm được nhiều việc thiện để chuộc lại. Cô cứ yên tâm, lại còn có thể trở thành một vĩ nhân nữa. Kìa, cô làm sao thế? Cô thấy trong người ra sao?

– Người đâu mà độc ác! Lại còn nhạo báng nữa. Ông để tôi về!

– Cô đi đâu? Kìa, cô đi đâu thế?

– Tôi đi tìm anh ấy! Anh ấy ở đâu? Ông có biết không? Tại sao canh cửa nầy lại khoá? Ông với tôi vào đây bằng cửa nầy mà bây giờ lại khoá chặt. Ông đã đi khoá cửa từ lúc nào thế?

– Chả nhẽ lại cứ mở toang cửa cho các phòng khác nghe những chuyện vừa rồi? Tôi không hề có ý nhạo báng: tôi chỉ thấy chán cái kiểu nói nầy. Ấy, cô định đi đâu thế, hay là cô muốn phản cậu ấy? Cô làm cho cậu ấy phát khùng lên, và cậu ấy sẽ tự đi lộ tung tích mất. Xin cô biết cho rằng người ta đang theo dõi cậu ấy. Họ đã đánh hơi được rồi đấy. Rồi có chỉ làm lộ chuyện ra thôi. Khoan đã, cô ạ: tôi vừa gặp cậu ấy nói chuyện xong; còn có thể cứu thoát được. Cô đợi một tí, cô ngồi xuống đi, ta hãy cùng nghĩ cách. Tôi mời cô đến chính là để nói chuyện riêng với cô về việc ấy và cùng suy nghĩ cho kỹ. Kìa cô ngồi xuống chứ!

– Ông làm cách nào mà cứu anh ấy được? Có thể cứu anh ấy được thật ư?

Dunia ngồi xuống. Xvidrigailov cũng ngồi xuống cạnh nàng.

– Tất cả đều tuỳ ở có đấy, ở mỗi một mình cô! – Hắn mở đầu, mắt sáng long lanh, giọng gần như thì thầm, vẻ lúng túng và thậm chí còn xúc động đến nổi nói nhịu mất mấy chữ.

Dunia hoảng hốt né ra xa, hắn cũng run bắn cả người lên.

– Ồ chỉ một lời của cô thôi, là cậu ấy sẽ thoát! Tôi… tôi sẽ cứu thoát cậu ấy. Tôi có tiền, tôi có bạn. Tôi sẽ lập tức gửi cậu ấy đi, tôi sẽ thân hành đi lấy hộ chiếu, hai tờ hộ chiếu. Một cho cậu ấy, một cho tôi tôi. Tôi có nhiều bạn: họ là những người tháo vát cả… Cô có muốn không? Tôi sẽ lấy thêm cho cô một tờ hộ chiếu nữa… cho cả mẹ cô nữa… cô cần gì Razumikhin? Tôi cũng yêu cô. Tôi yêu vô cùng… Cho tôi hôn gấu áo của cô, cho tôi hôn… cho tôi hôn! Tôi không nghe nổi tiếng áo cô sột soạt. Cô hãy nói: làm việc ấy đi, và tôi sẽ làm. Tôi sẽ làm tất: Việc không thể làm được tôi cũng làm. Cô tin cái gì tôi cũng sẽ tin theo. Việc gì tôi cùng sẽ làm, làm tất! Cô đừng nhìn, đừng nhìn tôi như thế! Cô có biết là cô đang giết chết tôi không…

Thậm chí hắn còn bắt đầu mê sảng. Hắn bỗng biến sắc hắn đi như có một cái gì vừa phang lên đầu hắn. Dunia nháy phắt dậy chạy ra cửa.

– Mở ra! Mở ra. – nàng thét qua tấm cửa, hy vọng có ai ở ngoài nghe thấy và lấy tay lay cánh cửa. – Mở ra cho tôi với, kia! Không có ai ở ngoài ấy sao?

Xvidrigailov đứng dậy và sực tỉnh. Một nụ cười hiểm độc và ngạo nghể hiện dần lên trên đôi môi hãy còn run run của hắn.

– Không có ai ở nhà đâu – hắn khẽ buông từng tiếng một, – Bà chủ nhà đi rồi, có kêu cũng uổng công; chỉ tổ thêm bực mình vô ích.

– Chìa khoá đâu? Mở ngay ra, mở ngay lập tức, đồ hèn mạt!

– Tôi đánh mất chia khoá rồi, không thể tìm được.

– À! Ra mà định cưỡng hiếp! – Dunia thét lên, mặt tái nhợt hắn đi và chạy vào góc nhà, hối hả vớ lấy chiếc bàn con đặt vừa tầm tay để che mình. Nàng không kêu nữa: nhưng mắt nàng nhìn trừng trừng vào kẻ đang uy hiếp mình và chăm chú theo dõi từng cử động của hắn. Xvidrigailov cũng đứng ở trước mặt nàng, ở góc phòng đối diện. Thậm chí hắn còn lấy được tự chủ, ít nhất là bề ngoài. Nhưng mặt hẵn vẫn nhợt nhạt như cũ. Nụ cười ngạo nghề vẫn y nguyên.

– Cô vừa nói “cưỡng hiếp”, cô Avdotia Romanovna ạ Đã là cưỡng hiếp, thì cô cũng thừa hiểu rằng tôi đã có biện pháp đề phòng. Sofia Xemionovna thì đi vắng; từ đây đến phòng Kapernaumov rất xa: cách những năm phòng khoá kín. Sau cùng là tôi ít nhất cũng khoẻ gấp đôi cô, và hơn nữa, tôi chẳng có gì phải sợ, vì dù sau nầy nữa cô cũng không thể khiếu nại gì được: chả nhẽ cô lại muốn hại anh cô? Mà cũng không ai người ta tin cô đâu: ấy, tại sao một người con gái lại một thân một mình đến phòng một người đàn ông độc thân? Thành thử dù cô có hy sinh anh cô đi nữa, thì cũng vẫn không chứng minh được cái gì hết: chứng minh một cuộc cưỡng hiếp khó lắm cô Avdotia Romanovna ạ.

– Quân đốn mạt – Dunia căm phẫn thì thào.

– Cũng được, nhưng xin cô lưu ý cho rằng đấy là tôi mới giả dụ thế thôi. Còn như theo ý riêng tôi, thì cô hoàn toàn đúng: cưỡng hiếp là một việc đốn mạt. Tôi nói thế chỉ là vì muốn cho lương tâm cô khỏi có gì ân hận nếu cô thuận lòng cứu anh cô một cách tự nguyện theo như lời đề nghị của tôi. Như thế nghĩa là cô có thuận chăng cũng chỉ vì hoàn cảnh, hay vì bị cưỡng hiếp cũng được, nếu cứ phải dùng đến mấy chữ ấy mới xong. Cô nghĩ đi; số phận của anh cô, của mẹ cô đang nằm trong tay cô. Còn tôi, tôi sẽ là kẻ nô lệ của cô… suốt đời… tôi sẽ đợi cô trả lời ở đây, ở chỗ nầy…

Xvidrigailov ngồi xuống chiếc đi-văng cách Dunia khoảng tám bước. Nàng không còn chút hồ nghi gì nữa về cái vẻ quyết tâm không gì lay chuyển của hắn. Vả chăng nàng cũng thừa biết hắn là người thế nào… Bỗng nàng rút trong túi ra một khẩu súng tay, lên cò rồi đặt bàn tay đang cầm súng lên bàn. Xvidrigailov nhảy phắt dậy:

– A ha! Ra thế cơ? – Hắn ngạc nhiên kêu lên, nhưng vẫn mỉm cười hiểm độc, – Ấy, cái đó làm cho tình thế thay đổi hắn? Chính cô đã làm cho công việc của tôi dễ dàng đi rất nhiều, cô Avdotia Romanovna? Nhưng cô lấy súng ở đâu ra thế? Có phải ông Razumikhin? Ơ! Súng của tôi rồi! Anh bạn cũ! Thế mà dạo ấy tôi cứ tìm mãi! Những buổi tập bắn mà tôi đã có hân hạnh hướng dẫn cho cô hồi còn ở thôn quê quả không phí hơi.

– Không phải súng của mày, súng của bà Marfa Petrovna mà mày đã giết chết đấy, đồ khốn nạn. Trong nhà bà ấy không có cái gì là của mày hết. Tao lấy khẩu súng nầy ngay từ dạo bắt đầu ngờ mày có thể làm những việc bất lương như thế nào. Hễ mày bước tới một bước thôi, tao thề sẽ bắn chết mày.

Dunia như điên như dại. Nảng cầm súng, sẵn sàng bóp cò.

– Thế còn ông anh thì sao. Là tôi hỏi cho biết, vì tò mò thế thôi, – Xvidrigailov hỏi, vẫn ứng nguyên ở chỗ cũ.

– Nếu muốn thì cứ đi mà tố giác. Đứng im! Không được nhúc nhích! Không tao bắn. Mày đã đầu độc vợ mày, tao biết, chính mày cũng là kẻ sát nhân…

– Thê cô tin chắc tôi đầu độc Marfa Petrovna à?

– Chính mày! Hình mày có nói bóng nói gió với tao như thế. Mày nói đến thuốc độc, tao biết là mày có đi mua… mày đã sắp sẵn chính mà giết chứ không ai vào đấy nữa… đồ khốn nạn.

– Dù có thật thế đi chăng nữa, thì cũng chính vì em… dù sao em cũng là nguyên nhân.

– Mà nói láo! Tao giờ tao cũng vẫn căm thù mày…

– Ê hè! Avdotia Romanovna? Rõ ràng là cô quên: trong khi say sưa tuyên truyền, cô đã cúi sát vào người tôi lịm đi…

Tôi đã đọc thấy trong mắt cô; cô nhớ chứ, tối hôm ấy, dưới ánh trăng, có cả tiếng hoạ mi thánh thót…

– Nói láo! – Cơn phẫn nộ điên cuồng ánh lên trong mắt Dunia – Mày nói láo, đồ vu khống!

– Tôi nói láo? Thôi được, cứ cho là tôi nói láo? Đối với phụ nữ không nên nhắc nhở những chuyện ấy. – Hắn cười nhạt – Ta biết là em sẽ bắn thật, con vật xinh xắn kia. Nào thì bắn đi!

Dunia giơ súng lên, mặt nhợt nhạt như người chết rồi, môi dưới trắng bệch run run, đôi mắt đen mở to ánh lên như lửa nhìn thẳng vào lão. Chí nàng đã quyết nàng ước lượng khoảng cách và chỉ chờ một cử động nhỏ của lão về phía nàng. Chưa bao giờ Xvidrigailov thấy nàng đẹp như thế. Ánh lửa lóe ra từ mắt nàng trong giây phút nàng gí súng lên, như thiêu đốt lòng hắn, và hắn thấy tim thắt lại, đau nhói. Hắn bước lên một bước. Một phát súng nổ. Viên đạn sượt qua tóc hắn, cắm vào bức tường phía sau. Hắn dừng lại cười khẽ:

– Ông đốt đấy! Cô ta nhằm vào đầu. Cái gì thế nầy? Máu! – Hắn rút khăn lau dòng máu nhỏ như sợi chỉ chạy dọc theo thái dương bên phải: chắc hẳn viên đạn đã bắn sượt lớp da đầu. Dunia hạ súng xuống và nhìn Xvidrigailov không hẳn là sợ hãi: mà tuồng như ngơ ngác thì đúng hơn. Dường như nàng cũng không hiểu mình vừa làm gì, và đang có việc gì xảy ra.

– Thôi, thế là bắn trượt mất rồil Bắn nữa đi, tôi đợi – Xvidrigailov nói khẽ, vẫn còn mỉm cười, nhưng là một nụ cười u uất, – Cứ thế nầy thì cô chưa kịp lên cò tôi đã có đủ thì giờ túm lấy cô rồi!

Dunia giật mình, vội vã lên cò vả lại giơ súng lên.

– Ông thả tôi ra! – nàng tuyệt vọng thốt lên, – tôi thề là tôi sẽ bắn lần nữa… Tôi… sẽ bắn trúng…

– Được thôi… cách có ba bước thì gì mà chả trúng. Ấy nhưng nếu không trúng… thì – Mắt hắn long lên sòng sọc, và hắn bước thêm hai bước nữa.

Dunia bóp cò. Súng bị hóc.

– Cô lên đạn không cẩn thận. Không sao! Còn một viên nữa đấy. Cô chữa lại đi, tôi đợi.

Hắn dừng trước mặt nàng cách hai bước, chờ đợi và nhìn nàng với một quyết tâm man dại, đôi mắt long lên, nặng trĩu dục vọng. Dunia hiểu rằng hắn thà chết còn hơn thả nàng ra. “Và… và bây giờ chỉ còn cách có hai bước, tất nhiên sẽ bắn trúng!”

Bỗng nhiên nàng vứt súng.

– Vứt đi rồi! – Xvidrigailov ngạc nhiên thốt lên và thở ra một hơi dài. Lòng hắn như bỗng cất được một gánh nặng, và có lẽ đó không phải chỉ là gánh nặng của nỗi sợ hãi trước cái chết: giờ phút ấy hắn cùng khó lòng có được cái cảm giác sợ hãi ấy. Hắn thấy thoát được một cảm giác khác, cay đắng và u uất hơn, mà chính hắn cũng không thể xác định cho thật rõ được.

Hắn đến bên Dunia và khẽ ôm lấy thân nàng.

Nàng không kháng cự, nhưng run bắn lên như chiếc lá, nàng nhìn hắn với đôi mắt van lơn, hắn toan nói gì, nhưng chỉ thấy môi hắn mấp máy mà không thốt nên lời.

– Buông tôi ra – Dunia khẩn khoản.

Xvidrigailov rùng mình; giọng nói của nàng không hiểu sao đã thay đổi hẳn, không còn giận dữ như trước nữa.

– Thế em không yêu sao? – hắn hỏi khẽ.

Dunia lắc đầu.

– Và em không bao giờ… có thể…? – hắn thì thào, tuyệt vọng.

– Không đời nào! – Dunia thì thào.

Trong một khoảnh khắc có một sự giằng co lặng lẽ nhưng vô cùng dữ dội diễn ra trong tâm hồn Xvidrigailov. Hắn nhìn nàng, cái nhìn không sao diễn tả nổi. Bỗng hắn buông tay, quay lại, hấp tấp bước ra đứng ở cửa sổ.

Một khoảnh khắc trôi qua.

– Chìa khoá đây! – Lão rút cái chìa khóa từ túi bên trái áo bành-tô và để lên chiếc bàn ở sau lưng, không nhìn Xemion Xemionovich cũng không ngoảnh về phía Dunia. – Cô cảm lấy; cô đi nhanh lên!

Lão cứ một mực nhìn mãi ra cửa sổ.

– Nhanh lên. Nhanh lên! – Xvidrigailov nhắc lại, vẫn không cử động, không ngoảnh lại Nhưng qua giọng hắn khi nói hai tiếng nầy cùng thoáng nghĩ một âm thanh gì khủng khiếp.

Dunia chợt hiểu ra, nàng cầm lấy chìa khoá lao ra cửa, mở thật nhanh và đâm bổ ra ngoài. Một phút sau, như một con điên, không còn biết gì nữa, nàng chạy ra bờ sông và rẽ về phía cầu X.

Xvidrigailov đứng cạnh cửa sổ khoảng ba phút nữa; cuối cùng hắn từ từ quay lại, đưa mắt nhìn quanh và chậm rải đưa lòng bàn tay vuốt qua trán. Một nụ cười kỳ dị làm cho mặt hắn rúm ró lại, một nụ cười thảm hại, rầu rĩ, yếu ớt: nụ cười của tuyệt vọng. Máu đã gần khô, dây bẩn lòng bàn tay hắn; hắn hằn học nhìn vết máu, rồi nhúng khăn ướt lau thái dương, hắn chợt trông thấy khẩu súng của Dunia vứt ở cạnh cửa. Lão cầm lên ngắm nghía. Đó là một khẩu súng tay nhỏ cỡ bỏ túi kiêu cũ, bắn được ba phát; trong ổ quay còn có hai viên đạn và một ngòi thuốc. Còn có thể bắn được một phát nữa. Hắn ngẫm nghĩ một lúc đút súng vào túi, cầm lấy mũ và ra ngoài.

Chú thích

(1) Cũng là một lý thuyết như mọi lý thuyết khác (tiếng Pháp)

Trước
image
Chương 34
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!