Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát

Chương 12 – Vài xu với bột ngô
Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

1956

Trong nhiều tuần sau khi ba bỏ đi, Kya vẫn hay nhìn lên khi lũ quạ kêu khàn; có lẽ chúng đã thấy ông lắc lư bước qua rừng rậm. Nghe bất cứ tiếng động lạ nào trong gió, nó cũng nghiêng đầu, lắng nghe xem có ai không. Bất cứ ai. Giờ mà bà cô bắt học sinh trốn học có mò tới để nó được co giò bỏ chạy một chặp cũng tốt.

Chủ yếu, con bé tìm cậu trai câu cá. Năm này qua tháng nọ, vài lần con bé thấy cậu xa xa, nhưng chưa từng nói gì với cậu từ hồi bảy tuổi, tức ba năm trước, khi cậu chỉ đường qua đồng lầy cho nó về nhà. Cậu là người duy nhất trên thế giới này mà con bé biết ngoài Jumpin’ và vài cô bán hàng nữa. Khi lướt qua những lạch nước, ở bất kỳ đâu con bé cũng dõi tìm cậu.

Một buổi sáng, khi đi thuyền vào một cửa sông đầy cỏ nước mặn, Kya thấy thuyền Tate rúc vào đám sậy. Lúc này cậu đội một chiếc nón bóng chày khác và đã cao hơn, nhưng cả khi cách xa hơn bốn lăm thước, con bé vẫn nhận ra những sợi tóc xoăn vàng. Nó để máy chạy nhưng không đi tới nữa, lặng lẽ lái vào đám cỏ cao và đưa mắt nhìn cậu. Mấp máy mối, nó nghĩ tới chuyện cho thuyền tấp lại gần đó, có lẽ hỏi xem cậu có bắt được con cá nào chưa. Đó hình như là điều ba và mọi người trong đồng lầy sẽ hỏi khi họ gặp người khác: “Có con cắn câu chửa? Đớp miếng nào chưa?”

Thế nhưng con bé chỉ nhìn, không nhúc nhích. Nó cảm thấy một lực mạnh kéo nó về phía cậu và một lực mạnh đẩy ra xa, kết quả là nó chết dính tại chỗ. Cuối cùng con bé lái về nhà, trái tim ép lên lồng ngực.

Lần nào thấy cậu con bé cũng thế: Cứ giương mắt nhìn cậu như nhìn lũ diệc vậy.

Kya vẫn nhặt nhạnh lông vũ với vỏ sò, nhưng để bừa chúng trên bậc thềm gạch ván, hãy còn mặn và dính cát. Ngày nào nó cũng rề rà một lúc trong khi dĩa chất đống trong bồn, và tại sao còn phải giặt quần yếm dính bùn nữa? Từ lâu con bé đã chuyển sang mặc mớ quần yếm bỏ đi của mấy người anh chị đã xa. Ao của nó lủng lỗ chỗ. Nó không còn chiếc giày nào.

Một buổi tối, Kya gỡ xuống từ dây treo chiếc váy hoa hai dây màu hồng và xanh lá, chiếc má đã mặc tới nhà thờ. Nhiều năm qua nó vẫn mân mê cái vật xinh đẹp này – bộ váy duy nhất ba không đốt rụi – và chạm lên những bông hoa nhỏ hồng hồng. Có một vết bẩn ở phía trước, một vệt ố nâu đã phai dưới dây vai, có lẽ là máu. Nhưng giờ nó đã mờ, bị chà sạch như nhiều ký ức tồi tệ khác.

Kya tròng chiếc váy qua đầu, kéo xuống trùm lên thân hình gầy gò của nó. Gấu váy thiếu điều quệt xuống ngón chân con bé; vậy thì không được. Nó cới váy ra, treo lên chờ thêm vài năm nữa. Sẽ uổng lắm nếu cắt váy ngắn lại, mặc đi đào vẹm dưới bùn.

Vài ngày sau Kya đưa thuyền tới bãi biển Point, một chiếc tạp dề bằng cát trắng cách chỗ Jumpin’ vài dặm. Thời gian, sóng và gió đã chuốt nó thành một mũi đất kéo dài, ở đây con bé tóm được nhiều vỏ sò hơn các bãi biển còn lại, và còn tìm thấy nhiều loại hiếm. Sau khi buộc thuyền ở mút phía nam, nó tản bộ về phía bắc, tìm kiếm. Đột nhiên những tiếng nói đằng xa – the thé và sôi nổi – dạt tới trong không khí.

Lập tức con bé chạy qua bãi cát vào rùng, nơi một cây sồi đứng sừng sững, bao trùm một vùng rộng hơn hai lăm thước, gối ngập lút trong đám dương xỉ nhiệt đới. Nấp sau thân cây, Kya nhìn một tốp trẻ con dạo chơi trên bờ cát, thỉnh thoảng chạy giỡn vòng vòng trong sóng biển, đá tung bọt. Một thằng bé chạy lên trước; đứa khác ném một trái bóng bầu dục. Trên nền cát trắng, mấy chiếc quần đùi vải madras sáng màu của bọn trẻ trông như bầy chim sặc sỡ và đánh dấu mùa sang. Mùa hè đang bước về phía Kya dọc theo bãi biển.

Khi bọn trẻ lại gần, con bé nép người sát vào cây sồi và hé mắt nhìn quanh. Năm gái và bốn trai, hơi lớn hơn nó một tí, áng chừng mười hai tuổi. Nó nhận ra Chase Andrews đang ném bóng cho mấy thằng bạn thường đi cùng.

Đám con gái – Cao-gầy-tóc-vàng, Tóc-đuôi-ngựa-mặt-tàn-nhang, Tóc-đen-ngắn, Luôn-đeo-ngọc-trai và Tròn-tròn-má-phính – túm tụm phía sau, đi chậm hơn, ríu rít nói và rúc rích cười. Tiếng của chúng thánh thót vẳng tới chỗ Kya như chuông gió. Con bé còn quá nhỏ để chú ý đến bọn con trai; mất nó dán vào tốp con gái. Cùng nhau, chúng ngồi thụp xem một con cua thoăn thoắt bò ngang trên cát. Cười ngặt nghẽo, chúng tựa vai nhau cho đến khi ngã lăn ra đất một chùm.

Kya cắn môi dưới khi dõi theo tất cả. Thắc mắc cảm giác sẽ thế nào khi là một trong số đó. Niềm vui của bọn trẻ tạo ra một bầu không khí dường như thấy rõ trên bầu trời sẫm lại. Má từng nói phụ nữ cần nhau hơn cần bọn đàn ông, nhưng bà chưa bao giờ chỉ nó làm sao để nhập bọn với họ. Nhẹ nhàng, con bé lẩn sâu hơn vào rừng và nhìn ra từ sau đám dương xỉ khổng lồ cho đến khi bọn trẻ thơ thẩn lùi xa trên bãi biển, chỉ còn là những chấm nhỏ xíu xiu trên cát, như cách chúng đã đến.

******

BÌNH MINH ÂM Ỉ CHÁY dưới tầng mây xám khi Kya tấp thuyền vào bến Jumpin’. Ông vừa đi ra từ cửa hiệu nhỏ vừa lắc đầu.

“Ta rất tiếc, cô Kya,” ông nói. “Nhưng họ tới trước cháu rồi. Ta đã có đủ vẹm cho cả tuần, không mua thêm được nữa.”

Con bé tắt máy và chiếc thuyền đụng kịch vào một cột cầu. Đây là tuần thứ hai nó bị đánh bại. Tiền đã cạn và con bé chẳng mua được gì cả. Chỉ còn vài xu với bột ngô.

“Cô Kya, cháu phải tìm vài cách khác để kiếm tiền. Cháu không thể lùa cả đám gấu mèo lên cùng một cái cây được.”(*)

(*)Nguyên văn là git allyo’ coons up one tree. Để bắn gấu mèo, người ta cho chó đuổi và lùa chúng trèo lên một thân cây. Câu này có nghĩa là ta không thế trông chờ vào một chỗ duy nhất, tức Kya không thề chi có một cách kiếm tiền, ờ đây dịch sát đé giử chất dân dã địa phương.

Quay về nhà, con bé ngồi nghĩ ngợi trên bậc thềm gạch ván, và nảy ra ý tưởng khác. Nó ngồi câu liền tù tì tám tiếng, rồi nhúng một mẻ hai mươi con cá trong nước muối qua đêm. Tảng sáng, nó xếp chúng lên kệ trong buồng xông khói cũ của ba – kích thước và hình dạng giống một nhà xí – đốt lửa trong hố, và chọc những que gỗ tươi vào ngọn lửa như ba từng làm. Khói xanh xám bốc lên cuồn cuộn, tuôn ra ống khói và mọi kẽ hở trên tường. Cả cái nhà đang phù phù thở.

Ngày hôm sau con bé lái tới chỗ Jumpin’ và vẫn đứng trong thuyền, giơ lên cái xô của nó. Trong đó là một mớ thảm hại cá tráp và cá chép nhỏ, đã bở ra. “Ông có mua cá xông khói không, Jumpin’? Cháu có ở đây một ít.”

“Chà, ta phải nói, cháu quả đã làm vậy, cô Kya. Nói cháu nghe: ta sẽ lấy chúng kiểu ký gửi. Nếu ta bán được chúng, cháu lấy tiền; nếu ta không bán được; cháu lấy lại chúng y nguyên vậy. Được không hả?”

“Dạ được, cảm ơn ông, Jumpin’.”

******

BUỔI TỐI ĐÓ, Jumpin’ đi bộ xuôi đường cát tới Phố Da màu – một cụm lán cùng chái nhỏ dựa tường, với vài căn nhà thực thụ ngồi chồm hỗm trên đầm lầy và bãi bùn tù đọng. Cái trại cắm lộn xộn này nằm thụt trong rùng, xa biển, không có gió và “nhiều muỗi hơn cả bang Jawja”.

Sau khoảng ba dặm, ông có thể ngửi thấy mùi khói từ lửa nấu bếp dạt qua hàng thông và nghe tiếng nói ran của mấy đứa cháu. Không có con đường nào ở Phố Da màu, chỉ có những lối mòn xuyên rừng rẽ ra nhiều nhánh dẫn tới các hộ gia đình khác nhau. Chỗ của ông là một căn nhà hẳn hoi mà ông và cha mình đã xây bằng gỗ thông, với hàng rào gỗ thô bao quanh sân đất cứng mà Mabel, người vợ to con của Jumpin’, luôn quét sạch bong như sàn nhà. Không con rắn nào có thể mò vào khoảng ba mươi mét tính từ bậc thềm mà không bị cái cuốc của bà phát hiện.

Bà bước ra cửa đón ông với một nụ cười, như mọi khi, và ông đưa bà cái xô cá hun khói của Kya.

“Này là cái gì?” bà hỏi. “Trông như thứ mà cả chó cũng không lôi về nữa.”

“Vẫn là bé gái đó. Cô Kya đem chúng tới. Thỉnh thoảng con bé hông phải là người mang vẹm tới trước, nên con bé chuyển xang xông khói cá. Muốn tôi bán chúng.”

“Chúa ơi, ta phải làm đó cho cô bé thôi. Hông có ai mua đống cá này đâu; tôi có thể nấu chúng trong món hầm. Nhà thờ của chúng ta có thể kiếm ít quần áo và vài thứ đồ dùng khác cho cô bé. Chúng ta sẽ nói dới cô bé là có gia đình đổi váy áo lấy cá chép. Cô bé mặc cỡ gì?”

“Mình hỏi tôi hả? Ốm nhom. Tất cả những dì tôi biết là con bé ốm như một con ve trên cái cột cờ. Tôi ngờ là xáng xớmxẻ tới ngay. Cô nhỏ đang túng lắm.”

******

SAU KHI ĂN BỮA SÁNG gồm cháo ngô với vẹm hâm nóng lại, Kya lái thuyền tới chỗ Jumpin’ để xem có tiền thu được từ cá xông khói không. Suốt bao năm qua chỉ có ông ở đó hoặc vài người khách, nhưng lần này khi chầm chậm đi tới, con bé thấy một phụ nữ da đen to lớn đang quét cầu tàu như quét sàn bếp vậy. Jumpin’ đang ngồi trên ghế, tựa vào tường tính toán trong sổ của ông. Thấy con bé, ông bật dậy, vẫy chào.

“Chào bủi sáng,” con bé nói nhỏ, tấp vào bến hết sức chuyên nghiệp.

“Chào cháu, cô Kya. Có người tới gặp cháu này. Đây là vợ ta, Mabel.” Bà Mabel bước tới đứng cạnh Jumpin’, thế nên khi Kya bước lên cầu tàu, họ đứng khá gần.

Mabel vươn tay ra nắm lấy tay Kya, nhẹ nhàng ấp bàn tay nhỏ trong tay bà và lên tiếng, “Thật tốt khi gặp cháu, cô Kya. Jumpin’ nói với ta cháu là một cô gái giỏi lắm. Một chong những tay bắt vẹm cừ nhất.”

Bất chấp việc phải cuốc vườn, hôm nào cũng nấu ăn hết nửa ngày, lại còn cọ rửa và may vá cho người da trắng, bàn tay Mabel vẫn mềm mại. Kya giữ nguyên những ngón tay mình trong chiếc găng nhung đó nhưng không biết nói gì, nên đành đứng im lặng.

“Cô Kya này, chúng tôi có một gia đình sẽ đổi quần áo và đồ đạc khác lấy cá hun khói của cháu.”

Kya gật đầu. Mỉm cười với bàn chân nó. Rồi hỏi, “Còn xăng cho thuyền cháu thì sao?”

Mabel đưa cặp mắt dò hỏi về phía Jumpin’,

“Vầy đi,” ông nói, “hôm nay ta sẽ đổ cho cháu một ít xăng ta biết cháu đang gần hết. Nhưng lúc nào có thể thì cháu cứ mang vẹm và mấy thứ như vậy tới.”

Mabel nói bằng giọng sang sảng của bà. “Chúa ơi, cháu bé, đừng lo ngại gì về mấy tiểu tiết. Để ta ngắm cháu nào. Ta phải tính cỡ của cháu để báo cho họ.” Bà dẫn con bé vào cửa hàng nhỏ xíu. “Hãy ngồi ngay đây và bảo ta xem cháu cần áo quần gì và đồ gì nữa.”

Sau khi họ trao đổi về danh sách các vật dụng, bà Mabel cho Kya đặt chân lên một túi giấy nâu, vẽ lại hình bàn chân con bé rồi nói, “Được rồi, ngài mai trở lại sẽ có một xấp đồ cho cháu.”

“Cháu biết ơn lắm, bà Mabel,” rồi, giọng hạ thấp, nó bày tỏ, “Có một việc khác nữa. Cháu tìm thấy mấy túi hạt giống cũ này, nhưng cháu không biết gì về làm vườn hết.”

“Chà.” Mabel ngửa người và bật ra tiếng cười từ sâu trong bộ ngực hào phóng của bà. “Làm vườn thì ta biết đấy.” Bà hướng dẫn các bước cực kỳ chi tiết, rồi thò tay vào mấy cái hộp trên kệ và bốc ra vài nắm hạt bí rợ trái dài, cà chua với bí ngỏ. Bà gói mỗi loại vào giấy và vẽ hình loại trái ở mặt ngoài. Kya không biết Mabel làm thế vì bà không viết được hay vì bà biết Kya không đọc được, nhưng như vậy lại tiện cho cả hai người.

Con bé cảm ơn vợ chồng họ khi bước xuống thuyền.

“Ta rất vui được giúp cháu, cô Kya. Mai chở lại lấy đồ của cháu nhé.” Bà Mabel dặn.

Chiều hôm đó, Kya bắt đầu cuốc luống ở chỗ từng là vườn cây của má. Cái cuốc tạo ra tiếng lụp cụp khi di chuyển dọc các luống, xói lên mùi đất ẩm và nhổ bật mấy con giun hồng hồng. Rồi một tiếng kịch khác lạ vang lên, và Kya cúi xuống nhặt ra một chiếc kẹp cũ bằng nhựa và kim loại của má. Con bé nhẹ nhàng chùi nó vào quần yếm cho đến khi đất cát rơi sạch. Như thể được phản chiếu trong món đồ rẻ tiền đó, đôi môi thắm đỏ và cặp mắt thẫm màu của má hiện lên rõ nét hơn bất kỳ lúc nào trong những năm qua. Kya nhìn quanh; chắc chắn lúc này má đang bước trên đường cát, đến giúp nó lật xói khoảnh đất. Cuối cùng cũng trở về nhà. Hiếm hoi lắm không gian mới tĩnh mịch đến vậy; cả lũ quạ cũng im tiếng, và con bé có thể nghe thây hoi thở của chính mình.

Vén mớ tóc, nó cài chiếc kẹp lên phía trên tai trái. Có lẽ má chẳng bao giờ về nhà nữa. Có lẽ vài giấc mơ nên tan biến đi thôi. Con bé nhặt cuốc lên và đập một khối đất sét cứng còng thành nhiều mẩu nhỏ.

******

KHI KYA LÁI THUYỀN tới bến Jumpin’ sáng hôm sau, ông chỉ có một mình. Có lẽ dáng hình to lớn và những đề nghị tử tế của vợ ông là ảo ảnh. Nhưng ngay đó, nằm trên cầu tàu, là hai thùng vật dụng mà Jumpin’ đang chỉ, một nụ cười rộng nở trên mặt ông.

“Chào bủi sáng, cô Kya. Cái này cho cháu.”

Kya nhảy lên cầu tàu và nhìn chăm chăm hai thùng thưa đầy ắp.

“Tới lấy đi, cháu,” Jumpin’ bảo. “Của cháu hếch đó.”

Nhẹ nhàng, con bé lôi ra nào quần yếm, nào quần jean, lại có cả áo kiểu chứ không chỉ áo thun thường. Một đôi giày cột dây màu xanh thủy thủ hiệu Keds và vài đôi saddle hai màu từ Buster Brown, chỗ trắng và nâu được đánh bóng nhiều lần đến sáng loáng. Kya giơ lên một chiếc áo trắng có cổ ren và nơ xa-tanh xanh biển. Miệng nó bất giác hé mở.

Chiếc thùng còn lại có diêm, bột ngô, một hộp bơ, đậu sấy khô và cả lít mỡ heo nhà làm. Đặt trên cùng, gói bằng giấy báo, là củ cải với rau tươi, củ cải tròn Thụy Điển và đậu bắp.

“Jumpin’,” con bé khẽ cất lời, “chỗ này nhiều hơn giá của xô cá kia. Chừng này có thể bằng số cá cả tháng.”

“Chậc, người ta biết làm dì với đống đồ cũ nằm quanh nhà hử? Nếu họ có dư đồ và cháu cần chúng, cháu lại có cá là cái họ cần, vậy thì đồ giao cá nhận thôi. Cháu phải lấy chúng ngay đi, dì ờ đây ta hông có chỗ cho ba thứ tạp nhạp đó.”

Kya biết điều đó đúng. Jumpin’ không có thừa chỗ trống, nên nó sẽ giúp được ông khi lấy đống đồ đó khỏi cầu tàu.

“Vậy cháu sẽ lấy chúng. Nhưng ông gửi lời cảm ơn họ, được không ông? Rồi cháu sẽ xông khói thêm và mang cá đến ngay khi có thể.”

“Được rồi, cô Kya. Vậy ổn rồi. Cháu đem cá tới khi cháu có chúng.”

Kya lái thuyền bình bịch trở ra biển. Khi đã vòng qua bán đảo, khuất tầm mắt Jumpin’, con bé tắt máy cho thuyền trôi, bới cái thùng, và lôi ra chiếc áo cổ ren nọ. Nó tròng áo ra ngay bên ngoài chiếc quần yếm xước xát phải vá đầu gối, và thắt sợi ruy băng xa-tanh thành một cái nơ nhỏ ở cổ. Rồi, một tay trên cần lái một tay trên cái cổ ren, con bé băng băng lướt qua biển và cửa sông để về nhà.

Trước
image
Chương 13
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!