Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát

Chương 2 – Jodie
Trước
image
Chương 3
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

1952

Sau khi má bỏ đi, trong mấy tuần tiếp theo, anh cả và hai cô chị khác của Kya cũng dạt nhà, như thể theo gương má. Mấy đứa con đã gồng mình chịu đựng những cơn giận tím mặt của ba, bắt đầu bằng tiếng thét la rồi bộc phát thành những cú đấm hoặc thụi, cho đến khi lần lượt từng đứa một, chúng biến mất. Dẫu sao chúng cũng sắp lớn hẳn rồi. Sau đó, cũng như đã quên tuổi bọn họ, Kya không còn nhớ nổi tên thật của anh chị nó, chỉ biết họ được gọi là Missy, Murph và Mandy. Trên tấm nệm ngoài hàng hiên, Kya tìm thấy một đống nhỏ vớ cũ mấy chị để lại.

Vào buổi sáng khi Jodie là đứa duy nhất trong đám anh chị còn ở lại, Kya thức dậy trong tiếng lanh canh và bữa sáng nóng hổi xèo xèo. Con bé ào vào bếp, nghĩ rằng má đã về và đang chiên bánh ngô hoặc bánh bột ngô. Nhưng đó là Jodie đang đứng bên bếp củi, khuấy cháo. Con bé mỉm cười để giấu nỗi thất vọng, và thằng anh vỗ nhẹ đầu nó, khẽ khàng suỵt bảo nó im lặng, nếu không đánh thức ba dậy, chúng có thể ăn một mình. Jodie không biết làm bánh mì và ở nhà không có thịt muối, thế nên thằng bé nấu cháo và chiên trứng bằng mỡ heo, rồi chúng ngồi xuống cùng nhau, im lặng trao đổi ánh mắt với nụ cười tủm tỉm.

Chúng rửa chén thật nhanh rồi túa ra cửa tới đồng lầy, thằng anh chạy trước. Nhưng rồi lúc đó ba chúng quát lên và tập tễnh bước về phía hai đứa. Gầy khủng khiếp, thân hình ông dường như chao đảo vì trọng lực. Răng ông vàng khè như răng một con chó già.

Kya ngước nhìn Jodie. “Mình có thể chạy. Trốn trong chỗ đóng rêu.”

“Không sao. Sẽ không sao mà,” thằng anh nói.

SAU ĐÓ, LÚC TRỜI GẦN SỤP TỐI, Jodie tlm thấy Kya trên bãi biển, đang dõi mắt ra khơi. Khi thằng bé bước tới bên cạnh, con bé không nhìn anh mà vẫn hướng mắt vào những con sóng cuộn trào. Vậy mà từ cách Jodie nói, con bé vẫn biết ba đã thụi vào mặt anh nó.

“Anh phải đi, Kya à. Không ở đây thêm được nữa.”

Con bé suýt quay qua anh, nhưng không làm thế. Muốn van anh đừng để nó lại một mình với ba, nhưng lời lẽ ứ nghẹn.

 “Khi đủ lớn em sẽ hiểu,” thằng anh bảo. Kya muốn hét lên rằng có thể nó còn nhỏ, nhưng nó không ngu. Nó biết ba là lý do tất cả bọn họ bỏ đi; điều nó không hiểu là tại sao không ai đem theo nó. Nó cũng từng nghĩ tới chuyện rời khỏi đây nữa, nhưng chẳng có chỗ nào để đi và không có chút tiền xe buýt nào.

“Kya, em nhớ cẩn thận, nghe không. Nếu có người tới, đừng đi vào nhà. Họ có thể tóm em ở đó. Chạy sâu vào đồng lầy, trốn trong bụi rậm. Luôn luôn xóa dấu vết; anh chỉ em rồi. Và em cũng có thể trốn khỏi ba nữa.” Khi con bé vẫn không lên tiếng, Jodie nói lời tạm biệt rồi sải bước qua bãi cát tới bìa rừng. Trước khi thằng anh bước vào rừng cây, con bé rốt cuộc cúng quay lại và nhìn anh đi khuất.

“Con heo nhỏ này ở lại nhà,” nó nói với những con sóng biển.

Vùng ra khỏi phút cứng đờ, con bé chạy lại cái lán. Hét to tên anh trong hành lang, nhưng đồ đạc của Jodie đã biến mất, cái giường đặt trên sàn của thằng nhỏ đã lột sạch.

Kya buông mình ngã thụp vào nệm của anh, ngắm nhìn vệt nắng cuối ngày trượt xuống vách lán. Anh ngày vẫn nấn ná ở lại sau khi mặt trời khuất dạng, một chút sáng đọng trong phòng, thế nên trong khoảnh khắc vụt qua, những đống đồ cũ và mấy cái giường lùm lùm còn khoác lên mình nhiều màu sắc và hình thù hơn cả cây cối bên ngoài nữa.

Cái đói cồn cào – một thứ đến là tầm thường – làm con bé kinh ngạc. Nó bước tới nhà bếp và đứng ở cửa. Cả cuộc đời nó, căn phòng này vẫn ấm áp nhờ hơi bánh mì nướng, đậu lima luộc hoặc cá hầm lục bục sôi. Giờ đây nó lạnh tanh, im ắng và tối ám. “Ai sẽ nấu ăn đây?” con bé hỏi lớn. Vậy cũng như hỏi, Ai sẽ nhảy múa nào?

Con bé thắp một cây nến và chọc chọc mớ tro nóng trong lò, thêm vào chút củi nhóm. Bóp cái đồ thổi lửa cho đến khi lửa cháy, rồi thêm củi nữa. Cái tủ lạnh Frigidaire được dùng làm tủ chén vì không có chút điện nào đến gần lán. Để tránh mốc, cánh cửa được kê cho mở rộng bằng một cái đập ruồi. Ấy vậy mà đường ven xanh rờn của mốc sương vẫn mọc đầy các kẽ.

Lấy đồ ăn còn thừa ra, con bé nói, “Mình sẽ cho cháo ngô vào mỡ heo hâm lại,” và nó làm thế rồi ăn ngay trong nồi, vừa ăn vừa nhìn ra của sổ chờ ba. Nhưng ông không tới.

Khi ánh sáng từ vầng trăng bán nguyệt cuối cùng cũng chạm lên lán, con bé chui vào chỗ ngủ ở hàng hiên – một tấm nệm chỗ gồ chỗ xẹp để dưới sàn, với tấm ga điểm những bông hồng xanh lam nhỏ má kiếm được từ chỗ bán đồ cũ giảm giá – lần đầu tiên trong đời ở một mình vào đêm tối.

Thoạt đầu, cứ vài phút là nó ngồi dậy nhìn qua lưới. Lắng nghe tiếng chân bước trong rừng. Con bé biết rõ hình thù mỗi thân cây; vậy mà một số dường như cứ xẹt qua xẹt lại từ góc này tới góc kia, cùng di chuyển với vầng trăng nọ. Trong một lúc, con bé sợ cứng người đến không nuốt được, nhưng vừa khi đó thì bài ca quen thuộc của lũ ếch cây và châu chấu voi ngân lên, lấp đầy bóng tối. Yên ủi tấm lòng hơn cả bài hát ba chú chuột mù với một con dao. Màn đêm có mùi hương ngọt ngào, có hơi thở đượm vị đất của lũ ếch và kỳ giông đã sống sót qua thêm một ngày nồng nực. Đồng lầy rúc lại gần quanh con bé với màn sương giăng thấp, và nó thiếp đi.

TRONG BA NGÀY LIỀN, ba không về và Kya luộc lá củ cải từ vườn của má làm bữa sáng, trưa và tối. Con bé đi ra chuồng gà tìm trứng nhưng thây trống không. Không một con gà hay cái trứng ở đâu cả.

“Gà qué vô tích sự! Tụi bây là một lũ gà qué vô tích sự!” Con bé đã định chăm sóc chúng từ khi má bỏ đi, nhưng chưa làm được gì nhiều cả. Giờ đám gà đã trốn, một bầy pha tạp lộn xộn kêu cục cục sau mấy lùm cây xa xa. Con bé phải rải ngô nghiền thô, để xem liệu có thể giữ chân chúng lại.

Vào buổi tối ngày thứ tư, ba xuất hiện với một cái chai và nằm dài ra giường của ông.

Đi vào bếp sáng hôm sau, ông quát, “Cả lủ bọn nó đâu hết rồi hả?”

“Con không biết,” con bé đáp, không nhìn ông.

“Mày đúng là cóc biết gì, chẳng bằng một con chó lai xấu nòi. Thứ vô dụng.”

Kya lẳng lặng lẻn ra ngoài qua cửa hiên, nhưng khi lang thang dọc bờ biển tìm vẹm, con bé ngửi thấy mùi khói, nó ngẩng lên và trông thấy một cột khói bốc lên từ phía cái lán. Chạy nhanh hết múc có thể, nó lao qua mấy hàng cây và trông thấy một đống lửa cháy rừng rực trong sân nhà. Ba đang ném hết tranh, váy và sách của má vào ngọn lửa.

“Không!” Kya thét lên. Ba không ngó ngàng tới nó, chỉ vứt tiếp cái radio chạy pin cũ kĩ vào trong lửa. Mặt và tay con bé bỏng rát khi nó cố với tới những bức tranh, nhưng cái nóng đẩy nó lùi lại.

Kya vội vã chạy về lán để chặn ba trở lại lấy thêm thứ khác, nhìn thẳng vào mắt ông. Ba giơ tay chực đánh Kya, nhưng con bé gan li không tránh. Đột nhiên, ông quay lưng và khập khiễng bước về phía thuyền của mình.

Kya ngồi thụp xuống bậc thềm gạch ván, trơ mắt nhìn những bức màu nước vẽ đồng lầy của má âm ỉ cháy thành tro. Con bé ngồi thừ đến khi mặt trời lặn, đến khi tất cả những chiếc nút radio đã rực hóa than hồng và ký ức về điệu jitterbug với má tan chảy vào ngọn lửa.

Mấy ngày tiếp theo, Kya học từ sai lầm của người khác, và có lẽ học từ lũ cá tuế nhiều hơn cả, về cách sống với ba. Chỉ cần tránh thật xa, đừng để ông thấy nó, lủi từ chỗ tối này sang bóng râm nọ. Tỉnh dậy và ra khỏi nhà trước khi ba thức, con bé sống trong rừng và nước, chỉ rón rén vào nhà để ngủ trên tấm nệm ở ngoài hiên, gần với đồng lầy hết mức có thể.

BA ĐẢ CHIẾN ĐẤU VỚI QUÂN ĐỨC trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tại đó xương đùi của ông trúng mảnh bom và vỡ nát, nguồn kiêu hãnh cuối cùng của họ. Tiền trợ cấp thương tật của ông tuần tuần lại đến, nguồn thu nhập duy nhất của cá nhà. Một tuần sau khi Jodie bỏ đi, cái tủ Frigidaire đứng trống trơn và hầu như chẳng còn mẩu củ cải nào. Lúc Kya bước vào bếp sáng chủ nhật hôm đó, ba chỉ vào tờ một đô nhàu nát và dăm đồng lẻ trên bàn.

“Chỗ này sẽ cho mày đồ ăn chong tuần này. Hông có thứ dì miễn phí,” ông nói. “Thứ dì cũng có dá của nó, và để có tiền mày phải giữ cái nhà này, lụm củi đun và dặt đồ.”

Lần đầu tiên trong đời Kya đi bộ một mình tới làng ở Vũng Barkley để mua đồ ăn – con heo nhỏ này đi chợ. Nó lê bước qua chỗ cát sâu hoặc bùn đen suốt bốn dặm đường cho tới khi vịnh nước lấp lánh trước mặt, làng nằm trên bờ vịnh đó.

Đồng lầy vây lấy thị trấn nhỏ, hòa lẫn cái sương mù miằn mặn của nó với sương muối biển khơi, vốn sẽ dâng lên với triều cường phía bên kia phố Main – phố chính. Cùng nhau, đồng lầy và biển chia tách ngôi làng với phần còn lại của thế giới, sợi dây duy nhất kết nối là đại lộ một làn khập khiễng chạy vào thị trấn trên lớp xi măng rạn vỡ và lỗ chỗ ổ gà.

Có hai con phố: Phố Main chạy dọc mé biển với một dãy hàng quán; tiệm tạp hóa Piggly Wiggly một đầu, cửa hàng xe Western Auto một đầu, quán ăn ở giữa. Lẫn trong đó có tiệm năm xu một hào(*) Kress, một cửa hiệu Penney (chỉ có trên catalog), tiệm bánh Parker và hiệu giày Buster Brown. Cạnh bên Piggly là quán bia Dog-Gone, có bán xúc xích, ớt hiểm và tôm rang đựng trong thuyền giấy. Phụ nữ và trẻ con không bước vào quán vì việc đó không được coi là đàng hoàng đứng đắn, nhưng trên tường có trổ một cửa sổ mua mang đi để họ gọi xúc xích và cola Nehi từ ngoài đường. Người da màu chẳng được dùng cả cửa chính và cửa sổ.

(*) Nguyên văn là Five and Dime, một loại cửa hàng chuyên bán các món đố lặt vặt, giá rẻ.

Phố còn lại, Phố Broad, chạy từ chỗ đại lộ cũ thẳng tới biển và vào Phố Main, chấm dứt ngay ở đó. VI vậy ngã ba duy nhất trong làng là Phố Main, Phố Broad và Đại Táy Dương. Các cửa tiệm và cửa hiệu không kề sát nhau như hầu hết mọi làng mà được tách ra bới những khoảng trống nhỏ rọp yến mạch biển hoặc cọ lùn, như thể trong đêm đồng lầy đã nhích lại gần nó. Trong hơn hai trăm năm, thứ gió gắt, mặn đã bào mòn những tòa nhà gỗ tuyết tùng ra màu rỉ sắt, và các khung cửa sổ, hầu hết sơn màu lam hoặc trắng, đã bong tróc và nứt nẻ. Nhìn chung, ngôi làng có vẻ kiệt quệ vì cãi cọ với các yếu tố tự nhiên, và cứ thế mà suy sụp.

Cầu tàu của thị trấn, vắt vẻo những sợi thùng xơ xác và đám bồ nông già, thò ra trên vịnh nhỏ, nơi mặt nước khi tĩnh lặng thường phản chiếu sắc đỏ vàng của các thuyền tôm. Những con đường đất, vói nhiều căn nhà gỗ tuyết tùng xếp hai bên, uốn lượn qua rùng cây, vòng quanh phá nước và chạy dọc bờ biển ớ hai đầu các cửa hàng. Vũng Barkley đúng là một thị trấn ở vùng nước tù đọng, hẻo lánh, nhà của rải rác đây một ít kia một ít giữa những cửa sông và bãi sậy, như cái tổ diệc bạch bị gió thổi tan tác.

Chân trần và mặc quần yếm ngắn cũn, Kya đứng lại ngay chỗ đường mòn đồng lầy gặp đường cái. cắn cắn môi, nó muốn bỏ chạy về nhà. Con bé không nghĩ được mình sẽ nói gì với người lạ; làm sao nó biết xài tiền thế nào để mua đồ. Thê nhưng cơn đói là thứ rất thúc người, vậy nên con bé dấn bước lèn Phố Main và đi tiếp, đầu cúi xuống, hướng tới tiệm Piggly trên cái lề đường vỡ nát thỉnh thoảng hiện ra giữa những cụm cỏ. Khi tới gần tiệm năm xu một hào, con bé nghe náo động sau lưng và vừa kịp nhảy sang bên khi ba thằng con trai lớn hơn vài tuổi vụt qua trên xe đạp. Thằng đi đầu quay lại ngó con bé, phá lên cười vì pha xém đụng, để rồi suýt tông vào một người phụ nữ từ cửa tiệm bước ra.

“CHASE ANDREWS, quay lại đây! Biểu cả ba đứa đó.” Ba thằng nhóc đạp ráng thêm vài thước nữa, nhưng rồi biết khôn mà trở lại chỗ người phụ nữ, chính là cô Pansy Price, người bán vải và mấy món lặt vặt để may vá. Gia đình cô này từng sở hữu trang trại lớn nhất ở mé ngoài đồng lầy, và mặc dù họ bị buộc phải bán hết chỗ đó đã lâu, cô vẫn tiếp tục sắm vai cô chủ đất thượng lưu quý phái. Đó chẳng phải việc dễ dàng khi người ta sống trong căn hộ bé như lỗ mũi nằm trên một quán ăn. Cô Pansy thường đội mũ kiểu dáng như turban lụa, và sáng nay vật đội đầu của cô hồng rực, làm nổi bật màu son đỏ thắm và vệt phấn hồng.

Cô mắng ba thằng nhỏ. “Tôi xè mách cho mẹ của mấy đứa biết chuyện này. Hoặc tốt hơn nữa là ba của mấy đứa. Phóng xe nhanh vậy trên vía hè, chút nữa là cáng tôi rồi còn gì. Cháu có dì để nói không, Chase?”

Thằng này có cái xe trông xin nhất – ghế đồ và tay cầm bằng chrome đang được nâng lên. “Bọn cháu xin lỗi, cồ Pansy, bọn cháu không thấy cô vì con nhỏ đằng kia chắn đường.” Chase, với nước da rám nắng và mái tóc đen, chỉ về phía Kya, con bé đã lùi lại và đứng khuất một nửa trong bụi hương đào.

“Nói làm gì con bé đó. Mấy đứa hông thể đổ tội lên ngưòi khác, kể cả thứ rác rưởi đầm lầy. Nào, bây giờ các cháu phải làm một việc tốt để lấy công chuộc tội. Cô Arial với mớ đồ lỉnh kỉnh kìa, lại giúp mang đồ vào xe tải cho cô ấy đi. Vả bỏ áo dô thùng coi nào.”

“Dạ, thưa cô,” tụi con trai đáp và đạp xe tới chỗ cô Arial, giáo viên lớp hai của ba đứa.

Kya biết bố mẹ của thằng con trai tóc đen là chủ của hàng Western Auto, vậy nên cu cậu mới được cưỡi cái xe mốt nhất. Con bé từng thấy thằng này dỡ mấy thùng các-tông hàng hóa to đùng xuống từ xe tải, nhưng chưa bao giờ nói chuyện với nhóm đó.

Con bé chờ vài phút rồi lại cúi đầu xuống, đi về phía tiệm tạp hóa. Vào trong Piggly Wiggly, Kya săm soi các loại bột ngô và chọn một túi nửa cân bột vàng nghiền thô vì cái nhãn đỏ bên trên – đặc biệt trong tuần. Như má đã dạy.

Nó nhấp nhổm giữa lối đi cho đến khi không còn khách hàng nào trước máy tính tiền nữa, lúc đó nó mới bước lại và đối mặt với người tính tiền, cô Singletary. Cô hỏi, “Mẹ của cháu đâu?” Tóc cô Singletary cắt ngắn, uốn xoăn tít và nhuộm tím như diên vĩ trong ánh mặt trời.

“Đang làm việc nhà, thưa cô.”

“Chà, cháu có tiền trả cho túi bột không nào?”

“Có ạ.” Không biết đếm sao cho đúng giá, con bé để xuống hẳn một đô-la.

Cô Singletary ngờ là đứa nhỏ chẳng biết đồng nào với đồng nào, thế nên khi đặt tiền thối vào lòng bàn tay xòe ra của Kya, cô đếm thật chậm, “Hai mươi lăm, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, tám mươi lăm và ba đồng một xu. Vì túi bột có giá mười hai xu.”

Kya cảm thấy bụng nhộn nhạo. Nó có phải đếm cái gì trả lại không? Con bé nhìn lom lom mấy đồng xu đánh đố trên tay mình.

Cô Singletary dường như dịu dàng hơn. “Được rồi đó. Cháu dọn lại nào.”

Kya vụt chạy khỏi cửa hàng và bước nhanh hết mức về phía con đường đồng lầy. Nhiều lần má đã dặn nó, “Không bao giờ được chạy trong thị trấn, không thì người ta sẽ nghĩ con chôm chỉa gì đó.” Nhưng khi tới chỗ đường cát, Kya liền chạy một mạch nửa dặm. Rồi rảo bước nhanh suốt quãng đường còn lại.

Về nhà, cứ nghĩ minh đã biết nấu bột ngô, con bé trút nó vào nước sôi như má từng làm, nhưng bột vón hết lại thành một cục tròn cháy khét dưới đáy mà sống nhăn ớ giữa. Dai tới nỗi con bé chỉ cắn được vài mẩu, thế nên nó lại sục sạo vườn nhà và tìm được vài lá củ cải giữa bụi cúc hoàng anh. Rồi luộc chúng lên và ăn hết, xì xụp húp cả nước.

Vài ngày sau con bé đã biết sơ sơ cách nấu cháo, mặc dù bất kể nó khuấy cật lực thế nào, bột vẫn hơi vón lại. Tuần kế tiếp nó mua xương sống – có nhãn đỏ – rồi nấu với bột ngô và cải rổ thành một thứ cháo sệt có vị cũng vừa ăn.

Kya đã giặt đồ khối lần với má, nên nó biết cách dùng mấy cục xà phòng và cọ xát quần áo vào tấm chà dưới vòi nước ngoài sân. Mấy cái quần của ba khi ướt nặng trình trịch làm nó không tài nào vắt được bằng bàn tay nhỏ xíu, và con bé cũng chẳng với tới dây treo để máng chúng lên được, nên đành để chúng sũng nước vắt tạm qua đám cọ lùn ớ bìa rừng.

Con bé và ba cứ theo điệu nhẩy hai bước kiểu này, sống tách biệt nhau trong cùng cái lán, nhiều khi mấy ngày liền không đụng mặt nhau. Hầu như chẳng bao giờ nói chuyện. Kya dọn dẹp đống bừa bộn của mình và của ba, như một người phụ nữ nhỏ nghiêm túc. Nó chẳng giỏi bếp núc đủ để nấu các bữa cho ba – dù sao ông cũng chẳng có mặt – nhưng nó xếp giường cho ông, thu dọn, quét tước và rửa chén hết phần lớn thời gian. Chẳng phải vì ai bảo nó làm, mà vì đó là cách duy nhất để giữ cho cái lán tươm tất chờ má trở về.

MÁ LUÔN NÓI vầng trăng mùa thu ló dạng vì sinh nhật Kya. Vậy nên mặc dù nó không nhớ ngày sinh của mình, vào một buổi tối khi trăng nhú lên tròn căng và vàng óng từ phá nước, Kya thầm nói, “Mình đoán là mình đã lên bảy.” Ba chẳng đả động gì tới chuyện đó; chắc chắn là không có bánh sinh nhật. Ông cũng chẳng nói nửa lời về việc cho con bé đi học và nó, vốn không biết được bao nhiêu về trường lớp, lại quá sợ để nhắc ba.

Chắc má sẽ về vì sinh nhật nó chứ, thế nên buổi sáng sau đêm trung thu, con bé mặc vào bộ váy hoa và phóng mắt trông ra đường. Kya dùng hết sức hình dung má bước về phía nhà, vẫn đôi giày cá sấu và chiếc váy thướt tha, những mong làm vậy sẽ biến cảnh đó thành hiện thực. Khi không ai về cả, nó lấy nồi cháo ngô và băng rừng ra bờ biển. Giơ tay lên miệng, con bé ngửa cổ và cất giọng kêu, “Kii-aao, kú-aao, kii-aao.” Những vệt xám bạc hiện ra trên nền trời tù hai đầu bờ biển, tù bên kia làn sóng.

“Chúng tới kìa. Mình không thể đếm tới số lớn như số mòng biển đó,” con bé lẩm bẩm.

Kêu vang và rít lên lanh lảnh, lũ chim liệng vòng và bổ xuống, lượn lờ gần gương mặt Kya, rồi đáp xuống bờ khi nó thảy bột ngô cho chúng. Cuối cùng, chúng im lặng và đứng rải rác rỉa lông, còn con bé ngồi bệt trên cát, chân gập về một phía. Một con mòng biển lớn ngồi xuống bờ cát gần chỗ Kya.

“Hôm nay là sinh nhật tao,” con bé nói với chú chim đó.

Trước
image
Chương 3
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!