Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát

Chương 9 – Jumpin’
Trước
image
Chương 10
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

1953

Ngồi ở mũi thuyền, Kya nhìn những ngón tay là đà của sương vươn tới thuyền của họ. Thoạt đầu, vài mẩu mây rách toạc trôi qua bên trên, rồi sương mù nuốt chửng họ trong mờ mịt xám, và chỉ còn tích, tích, tích tiếng động cơ chạy êm. Vài phút sau, những vết màu bất ngờ hiện ra khi hình dạng dãi dầu mưa gió của trạm xăng trên bến trôi vào tầm mắt, như thể nó đang di chuyển chứ không phải họ. Trước nay Kya chỉ tới đây có một lần.

Chủ trạm, một người đàn ông lớn tuổi da đen, từ trên ghế bật dậy giúp họ – lý do mọi người gọi ông là Jumpin’. Hai bên tóc mai bạc trắng và mái tóc muối tiêu của ông đóng khung một khuôn mặt rộng, hào phóng với cặp mắt cú vọ. Cao ráo gầy gò, dường như ông chẳng bao giờ ngừng nói, cười, hay ngửa đầu ra, môi mím chặt theo kiểu phá lên cười chỉ riêng ông có. Ông không mặc quần yếm như hầu hết cánh thợ ở đây mà mặc áo sơ mi kín cổ màu lam ủi phang, chiếc quần tối màu quá ngắn, và mang ủng lao động. Không thường xuyên, nhưng thi thoảng vào những ngày hè gay gắt nhất, ông cũng đội một chiếc nón rơm cũ tơi tả.

Trạm Xăng và Mồi của ông bấp bênh trên cầu bến lung lay. Một sợi cáp chạy tù cây sồi gần nhất trên bờ, băng qua mười hai mét nước tù, và căng mình ra hết sức để giữ chặt. Ông cố của Jumpin’ đã xây cầu tàu này và cái lán bằng ván gỗ bách tù lâu lắm, cái hồi không còn ai nhớ nổi, đâu trước cả cuộc Nội chiến.

Ba thế hệ nhà họ đã đóng những tấm biển kim loại sáng – Nehi Grape Soda, Royal Crown Cola, Camel Filters, và cả đống biển xe nhiều như đã tích tụ hai mươi năm trên toàn Bắc Carolina – lên khắp cái lán, và sắc màu rực lên của chúng có thể thấy từ xa ngoài biển, xuyên qua tất cả trừ màn sương dày đặc nhất.

“Xin chào, anh Jake. Anh dạo này sao rồi?”

“Chà, tôi thức dậy và thấy mình còn nằm bên trên ba tấc đất,” ba trả lời.

Jumpin’ phá ra cười như thể ông chưa bao giờ nghe câu cũ rích đó. “Anh có con gái nhỏ ở cạnh anh. Vậy là tốt quá rồi.”

Ba gật đầu. Rồi như mới nghĩ ra, ông nói, “Ừ, đây là con gái tôi, cô Kya Clark.”

 “Chà, tôi hết sức hãnh diện được biết cháu, cô Kya.”

Kya nhìn chăm chăm mấy ngón chân nhưng không tìm ra từ nào đáp lại.

Jumpin’ không có vẻ phiền lòng và tiếp tục nói về vụ cá bội thu dạo này. Rồi ông hói ba, “Đổ đầy bình cho cô nàng hả, anh Jake?”

“Ừ, tọng đầy tới nắp luông.”

Hai người đàn ông tán gẫu về thời tiết, chuyện câu cá, rồi trở lại thòi tiết cho đến khi binh đầy.

“Chúc hai người một ngày tốt lành nhé,” ông nói khi nhẹ nhàng tháo dây ra.

Ba cho thuyền chầm chậm trở ra khoảng biển sáng ngời – mặt trời nghiến ngấu màn sương còn nhanh hơn Jumpin’ đổ xăng đầy bình họ. Họ bình bịch vòng qua bán đảo phủ thông dài nhiều dặm để tới Vũng Barkley, rồi ba buộc thuyền vào cây cột có vết hằn sâu của cầu tàu thị trấn. Những người đánh cá bận túi bụi, cột dây, xếp mẻ cá.

“Tao tính là chúng ta có thể kím ít đồ ăn ớ nhà hàng,” ba nói và dẫn con bé đi dọc bến thuyền tới quán ăn Vũng Barkley. Kya chưa bao giờ ăn nhà hàng, chưa bao giờ đặt chân vào đó. Tim con bé đập thình thịch khi nó phủi mấy mảng bùn khô trên cái quần yếm ngắn cũn và vỗ vỗ cho mớ tóc rối xẹp xuống. Khi ba mở cửa, tất cả những người đang ăn đều khựng lại. Vài người đàn ông khẽ gật đầu với ba, phụ nữ thì cau mày và quay đi chỗ khác. Một người khịt mũi, “Hừ, chắc hông đọc được rằng cần mặc áo sơ mi và đi giày.”

Ba ra hiệu cho con bé ngồi xuống một bàn nhỏ nhìn ra bến nước. Kya không đọc được thực đơn, nhưng ba đọc cho nó nghe hầu hết các món và nó gọi gà rán, khoai tây nghiền, nước xốt thịt, đậu trắng cùng bánh mì xốp như nắm bông mới hái trên cành. Ba gọi tôm chiên, cháo phô mai, đậu bắp chiên và cà chua xanh chiên. Cô phục vụ dọn ra cả một dĩa những miếng bơ đặt trên đống nước đá viên và một giỏ đầy bánh ngô với bánh mì nhỏ, lại có trà đá ngọt tha hồ uống. Sau đó họ còn ăn bánh mâm xôi với kem để tráng miệng. No nóc, Kya nghĩ chắc nó ọc ra mất, nhưng cũng đáng mà.

Trong khi ba đứng trước máy tính tiền thanh toán, Kya bước ra lề đường, nơi cái mùi nồng nồng của những tàu cá giăng mắc trên vịnh biển. Con bé cầm một miếng khăn giấy dính dầu gói gà chiên và bánh xốp còn thừa. Túi quần của nó nhét đầy mấy gói bánh quy mặn mà cô phục vụ để ngay ra bàn cho lấy.

“Xin chào.” Kya nghe một giọng nói nhỏ xíu đằng sau và quay lại để thấy một bé gái chừng bốn tuổi có những lọn tóc vàng hoe ngước nhìn mình. Đứa trẻ mặc đầm xanh biển và đang chìa tay ra với Kya. Con bé dán mắt vào bàn tay nhỏ nhắn đó; trông nó mũm mĩm mềm mại làm sao và có lẽ là thứ sạch sẽ nhất Kya từng thấy. Chưa bao giờ chà xà bông kiềm, chắc chắn không có bùn từ con sò con vẹm dưới móng tay. Rồi nó nhìn vào cặp mắt của cô bé kia, phản chiếu trong đó Kya cũng chỉ là một đứa nhỏ.

Con bé chuyển gói khăn sang tay trái và chầm chậm chìa tay phải về phía đứa trẻ.

“Này, tránh xa ra!” Đột nhiên bà Teresa White, vợ của nhà thuyết giáo dòng Giám lý, xông ra tù cửa hiệu giày Buster Brown.

Vũng Barkley dâng mình hết sức nhiệt thành cho tôn giáo. Nhỏ xíu vậy nhưng ngôi làng nuôi được tới bốn nhà thờ, và ấy mới chỉ là nhà thờ cho người da trắng; người da đen có ba cái nữa.

Cố nhiên, các mục sư và nhà thuyết giáo, và tất nhiên là cả vợ họ nữa, có địa vị rất được trọng vọng trong làng, luôn phục sức và cư xử tương xứng với địa vị đó. Teresa White thường vận váy nhạt màu trang nhã và áo trắng, giày cao gót kín mũi với ví họp màu.

Lúc này bà chạy vội về phía con gái và nhấc bổng con lên. Bước ra xa Kya, bà để cô bé xuống lề đường và ngồi thụp xuống bên cạnh.

“Meryl Lynn, con iu, đừng lại gần đứa con gái đó, con nghe mẹ chứ. Con nhỏ đó dơ hầy.”

Kya nhìn người mẹ đưa tay vuốt mái tóc quăn của đứa nhỏ, không bỏ sót việc họ nhìn vào mắt nhau lâu đến thế nào.

Một phụ nữ chạy ra từ tiệm Piggly Wiggly và bước vội tới chỗ họ. “Hai mẹ con không sao chớ, chị Teresa? Chuyện gì xảy ra ở đây vậy? Con nhỏ đó quấy rầy Meryl Lynn à?”

“Tôi đã thấy nó kịp lúc. Cảm ơn, Jenny. Tôi ước gì mấy người bọn họ đừng có mò ra thị trấn này. Nhìn con nhỏ đó kìa. Bẩn thỉu. Dơ dáy hết sức. Đang có dịch cúm dạ dày và tôi biết chắc nó lây từ họ. Năm trước họ cũng mang tới cái ca sởi đó, nguy hiểm cực kỳ.” Teresa quày quả bước đi, nắm chặt đứa nhỏ.

Vừa lúc đó thì ba, tay xách một túi giấy nâu đựng chút bia, gọi giật từ sau con bé, “Mày làm vậy? Nhanh lên, chúng ta phải dọt khỏi đây. Triều đang rút rồi.” Kya quay lại và bước theo ba nó, rồi trong khi họ lái về lán nhà giữa chốn đồng lầy, con bé mường tượng lại những lọn tóc xoăn cùng ánh mắt đứa con và người mẹ.

Ba vẫn thỉnh thoảng biến mất mấy hôm chẳng về nhà, nhưng không còn thường xuyên như trước. Và khi xuất hiện rồi, ông cũng không gục xuống thành một đống mê man mà ăn một bữa cơm và trò chuyện chút chút với con. Một tối họ chơi bài gin rummy, ông cười ha hả khi con bé thắng, và nó che miệng khúc khích như một bé gái bình thường.

******

MỖI LẦN BƯỚC XUỐNG KHỎI HIÊN, Kya lại đưa mắt nhìn suốt lối mòn, nghĩ rằng mặc dù đậu tía rừng đã tàn với mùa xuân còn má đã bỏ đi từ cuối hè năm ngoái, nhưng có lẽ nó sẽ thấy má bước trên cát về nhà. Vẫn với đôi giày cao gót giả da cá sấu kia. Giờ khi con bé và ba đã cùng câu cá và chuyện trò, hẳn họ có thể cố gắng làm một gia đình lần nữa. Ba đã đánh tất cả bọn họ, hầu hết là khi ông say quắc cần câu. Mỗi lần ông sẽ tỉnh táo được vài ngày – họ sẽ cùng nhau ăn canh gà hầm nóng; có lần họ còn cùng thả một con diều trên bãi biển. Rồi lại uống, la hét, đánh đập. Chi tiết vài bận như vậy vẫn rõ mồn một trong trí Kya. Một lần ba đã xô má vô tường nhà bếp, đánh cho tới khi bà gục xuống. Kya, trong khi nức nở van xin ông ngừng lại, đã đụng vào cánh tay ông. Thế là ông túm lấy vai con bé, thét bảo nó tụt quần jean và quần lót ra, rồi ấn nó gập người trên bàn bếp. Bằng một động tác nhuần nhuyễn, quen thuộc, ông rút dây nịt từ quần mình ra quất nó. Dĩ nhiên, con bé nhớ cái đau rát bỏng cắt lên mông, nhưng kỳ lạ là nó nhớ chuyện cái quần jean tụt xuống lùng nhùng quanh cổ chân gầy gò một cách sắc nét hơn thế nữa. Má thì đã sụm xuống trong góc cạnh bếp lò, gào khóc. Kya không biết vì đâu lại có vụ đánh đập này.

Nếu như giờ má trở về, khi ba đang cư xử tử tế, có lẽ họ có thể bắt đầu lại. Kya chưa bao giờ nghĩ ba sẽ là người ở lại và má sẽ là kẻ ra đi. Nhưng nó biết má sẽ không bỏ mình mãi mãi; nếu còn ở đâu đó trên thế giới ngoài kia, bà sẽ trở về. Kya vẫn có thể thấy đôi môi mọng, thắm đỏ của má nhẩm hát theo bài ca phát qua đài, vẫn nghe lời bà văng vẳng quanh đây, “Nào, hãy lắng nghe ông Orson Welles; ông nói chuyện đàng hoàng như một quý ông. Đừng nói hông, nó thậm chí không phải là một từ nữa.”

Má đã vẽ cảnh cửa sông và mặt trời lặn bằng sơn dầu và màu nước, sống động như thể chúng được lột ra từ mảnh đất này. Bà đã mang vài dụng cụ vẽ đến đây và có thể mua mấy thứ ô tiệm năm xu một hào Kress. Thi thoảng má còn để Kya tự vẽ tranh lên những túi giấy nâu cầm về từ tiệm Piggly Wiggly nữa.

******

ĐẦU THÁNG CHÍN CỦA MÙA HÈ CÂU CÁ ĐÓ, vào một buổi chiều nhợt nhạt dưới cái nóng, Kya bước tới chỗ hộp thư cuối lối mòn. Lật qua những tờ quảng cáo hàng tạp hóa, con bé dừng phắt lại khi thấy một phong thư màu xanh lam có nét chữ nắn nót của má. Vài chiếc lá sung dầu đã ngả vàng như khi bà đột ngột đi. Suốt từng ấy thời gian không chút vết tích, giờ lại có lá thư này. Kya nhìn nó chằm chằm, giơ lên ánh sáng, đưa mấy ngón tay lần theo dòng chữ hoàn hảo, nghiêng nghiêng. Tim nó đập mạnh trong lồng ngực.

“Má còn sống, ở một nơi nào đó. Sao má không về nhà?” Con bé nghĩ tới chuyện xé lá thư ra, nhưng từ duy nhất nó chắc chắn đọc được là tên nó, mà cái tên không có trên bì.

Con bé chạy về lán, nhưng ba đã đi đâu đó bằng thuyền. Thế nên nó để lá thư tựa lên lọ muối trên bàn cho ông thấy. Trong khi luộc củ hành với đậu mắt đen, con bé cứ nhìn chừng lá thư kẻo nó biến mất.

Cứ cách vài giây, Kya lại hụp dưới cửa bếp chờ nghe tiếng bình bịch của con thuyền. Rồi đột nhiên ba khập khiễng đi lên bậc cấp. Bao nhiêu can đảm đột nhiên rời bỏ con bé, và nó vụt chạy qua ông, hét to rằng nó đi ra nhà xí; cơm tối sắp xong liền. Rồi nó đứng trong cái buồng bốc mùi, tim thình thịch đua xuống bụng. Giữ thăng bằng trên ghế gỗ, nó nhìn qua khe hở hình bán nguyệt trên cửa, không biết chính xác mình trông đợi gì.

Rồi cửa hiên sập mạnh lại và con bé thấy ba quày quả đi ra phá. Ồng tiến thẳng tới chỗ chiếc thuyền, túi rượu nhỏ trong tay, và nổ máy chạy đi. Con bé chạy trở lại nhà, vào bếp, nhưng lá thư không còn nữa. Nó giật ngăn tủ của ông ra, lục tung tủ quần áo, tìm kiếm. “Thư là của con nữa! Nó là của con cũng như của ba.” Quay vào nhà bếp, con bé nhìn trong thùng rác và tìm thấy tro của lá thư, vẫn còn phần diềm xanh xanh. Với một cái muỗng, nó múc chúng lên để trên bàn, một đống tro tàn màu xanh và đen thẫm. Nó bới thùng rác, nhặt tìm dưới từng mẩu đổ bỏ trong thùng; có lẽ vài từ đã lọt xuống dưới đáy. Nhưng không có gì ngoài những vết tro bám trên vồ củ hành.

Con bé ngồi tại bàn, đậu vẫn réo trong nồi nước, và nhìn trân trân đống tro nhỏ. “Má đã chạm vào đó. Có lẽ ba sẽ cho mình biết má viết gì. Đừng ngu ngốc vậy – chuyện đó cũng dễ xảy ra như tuyết rơi ở đầm lầy.”

Ngay cả dấu bưu điện cũng chẳng còn. Giờ con bé sẽ không bao giờ biết má đi đâu nữa. Nó đổ tro vào một lọ nhỏ và cất trong hộp xì gà cạnh giường.

******

BA KHÔNG VỀ NHÀ tối đó và cả hôm sau, rồi khi cuối cùng ông cũng về, đó lại là gã say xỉn hồi truớc loạng choạng bước qua cửa. Khi con bé gom hết can đám hỏi về lá thư, ông quát, “Cóc phải việc của mày.” Rồi tiếp, “Má mày hông quay dề đâu, quên phắt chuyện đó đi.” Cầm túi rượu, ông lê bước về phía chiếc thuyền.

“Không đúng,” Kya hét về phía bóng lưng ông, nắm tay siết lại bên hông nó. Con bé nhìn ông bỏ đi, rồi gào lên với phá nước trống rỗng, “Hông thậm chí còn không phải là một từ nữa!”

Sau đó con bé tự hỏi phải chăng nó nên tự mở lá thư ra, không đưa cho ba. Như vậy Kya có thể giữ những dòng chữ đó để ngày sau đọc, và ba sẽ sống tốt hơn khi không biết tới chúng.

Ba chẳng lần nào đưa nó đi câu nữa. Những ngày ấm áp kia chí là một mùa lạ ngẫu nhiên được thêm vào và sẽ không trở lại bao giờ. Những đám mây thấp rẽ ra, mặt trời tưới lên thế giới của nó trong phút chốc, rồi khép lại tối tăm và keo kiệt như cũ.

******

KYA KHÔNG NHỚ được cầu nguyện thì phải làm sao. Hình như điều quan trọng là cách ta chắp tay và nhắm chặt mắt thế nào, phải không nhỉ? “Có lẽ nếu mình cầu nguyện, má và anh Jodie sẽ về nhà. Kể cả với tất cả những trận gào thét ầm ĩ đó, cuộc sống kia vẫn tốt hơn thứ cháo vón cục này.”

Con bé hát lộn xộn một mẩu thánh ca – “và Ngài bước cùng tôi khi những đóa hồng còn long lanh sương sớm” – tất cả những gì nó nhớ được từ một nhà thờ nhỏ màu trắng má từng đưa nó tới vài lần. Lần cuối họ đến đó là ngày chủ nhật Phục sinh trước khi má đi khỏi, nhưng tất cả những gì Kya nhớ được về hôm đó là tiếng la hét và máu, ai đó ngã xuống, má với nó bỏ chạy, nên con bé đã buông trôi toàn bộ ký ức nọ.

Kya nhìn qua hàng cây vào mảnh đất trồng ngô và củ cải của má, giờ chỉ còn toàn cỏ dại. Chắc chắn chẳng có đóa hồng nào.

“Quên đi. Sẽ chẳng có Chúa nào bước tới khu vườn này cả.”

Trước
image
Chương 10
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
Tiếp

TRUYỆN ĐỀ CỬ

Loading...
error: Content is protected !!