Chàng hải âu kỳ diệu – tác phẩm kinh điển về bài học theo đuổi ước mơ

Rate this post

Chàng hải âu kỳ diệu – Richard Bach là một tác phẩm kinh điển kể về chàng hải âu lạc loài tên là Jonathan Livingston. Trong khi phần lớn thành viên trong đàn kiếm ăn bằng việc bay theo những thuyền đánh cá, thì Jonathan chỉ chú tâm mỗi một việc là làm sao để có thể bay?

Chàng hải âu kỳ diệu - tác phẩm kinh điển về bài học theo đuổi ước mơ

Chàng hải âu kỳ diệu – tác phẩm kinh điển về bài học theo đuổi ước mơ

Tác giả Richard Bach sinh năm 1936, là cháu trai của nhà soạn nhạc thiên tài Johann Sebastian Bach. Xuất phát từ công việc lái phi cơ và thợ cơ khí máy bay nên cuộc đời ông là một bài ca về nền cảm hứng với bầu trời và những cuộc phiêu lưu vô tận. Đây chính là lí do ông tạo ra chàng hải âu Jonathan Livingston với đam mê bay bất tận. Với hơn 60 triệu cuốn sách bán ra trên toàn thế giới, Richard Bach cùng Saint-Exupéry được xem như người họa lại thế giới trẻ thơ đặc sắc.

Chàng hải âu kỳ diệu - tác phẩm kinh điển về bài học theo đuổi ước mơ

Tác giả Richard Bach sinh năm 1936 được xem như người họa lại thế giới trẻ thơ đặc sắc.

Tác phẩm Chàng hải âu kỳ diệu kể về chàng hải âu tên là Jonathan Livingston với quyết tâm tập bay ở mọi tư thế. Khi thì nhào lộn, khi thì bay chậm có khi lại tăng tốc rồi là là trên mặt nước trong xanh. Đàn hải âu kia lại không thích chàng làm như thế, chúng coi đó là nỗi nhục nhã, cô lập chàng, để chàng tự tại trong sự cô đơn lẻ loi. Đến cả những người thân nhất của chàng cũng lo lắng. Không phải họ lo lắng con trai mình bao giờ mới có thể bay. Cái họ lo lắng là việc chú suốt ngày đơn độc một mình. Nhưng dù trải qua bao sự ghẻ lạnh, bao lần thất bại ấy vậy nhưng Jonathan không bỏ cuộc mà tiếp tục niềm đam mê của mình, và Jonathan đã học được bài học đắt giá: “Thiên Đường không phải là nơi chốn, cũng không phải thời gian. Thiên Đường là trạng thái khi ta đạt được toàn thiện.”

Thông qua tác phẩm mang nhiều đặc trưng ngụ ngôn quen thuộc, Richard Bach đã chọn hải âu như một đại diện cho loài tinh ranh và có cấu trúc xã hội đặc biệt. Đó là biểu tượng của biển cả và thường mang theo dáng vẻ hiền hòa, nhưng liệu chúng có bao giờ chán ghét cuộc sống lặp đi lặp lại và khá thụ động của bản thân mình? Jonathan đã tách mình ra thoát khỏi bầy đàn và sau đó phải đối mặt với một truyền thống bầy đàn cố hữu. Cậu cũng bị đưa ra đến Hội đồng Ô nhục và cuối cùng trở thành một kẻ cô độc đã bị ruồng bỏ. Mặc cho gầy còm “toàn xương với lông”, cậu vẫn luôn vui vì được bay lượn hoàn toàn tự do.

Chàng hải âu kỳ diệu - tác phẩm kinh điển về bài học theo đuổi ước mơ

Trong Chàng hải âu kỳ diệu, nhà văn Richard Bach không hề phóng đại hóa nhân vật này, bởi vì “bản năng” ưa chuộng những điều dễ dàng nên Jonathan đã không ít lần có ý buông xuôi. Nhưng chính khát khao cũng như niềm tin vào bản thân mình đã cứu vớt chàng. Vượt lên trên sự bình thường, mỗi loài sinh vật sẽ vươn đến sự hoàn hảo bằng nhân từ và yêu thương. Do đó nhân vật chàng hải âu Jonathan để lại cho mỗi người đọc bài học tích cực về việc nhìn thấy cái đẹp trong mỗi con người, sự vật, hiện tượng… Bằng giọng văn gần gũi, đẹp đẽ và ấn tượng, tác phẩm đã truyền nhiều cảm hứng cho người đọc về bài học theo đuổi ước mơ, không ngừng học hỏi và chịu trách nhiệm cho các lựa chọn của mình. Vượt lên trên sự bình thường, mỗi loài sinh vật sẽ vươn đến sự hoàn hảo bằng nhân từ và yêu thương.

Loading...
error: Content is protected !!